Phần I
Chương 2
CHIẾC NHẪN SAPHIR
I

    
ha bị giữ lại ở ty Công An Gia Lâm đã được ba ngày. Hai ngày đầu – hai ngày này mát trời – Miên cùng bà Tư từ Hà Nội sang xin vào thăm nhưng người ta không cho, viện cớ việc xét hỏi chưa xong. Ngày thứ ba Hiển và Miên đều đã xin được thẻ căn cước, buổi chiều hai anh định cùng đi thăm Kha, bà Tư can:
Cậu Hiển chớ nên sang Gia Lâm. cậu vào chỗ đó gặp Kha làm gì? Cậu là thanh niên, cậu vừa ở ngoài ấy vào, cậu mới được cấp thẻ căn cước ngày hôm nay, mà cậu lại sang thăm cái người bị tinh nghi về cùng một chuyến với cậu, nhỡ người ta ngứa mắt giữ luôn câu lại để tra xét thì sao, cậu cứ mặc tôi và cô Miên là được rồi.
Hiển thấy lời bà Tư nói có lý. Đúng vào lúc bà Tư đương sửa soạn đi, thì có người tới hớt hải mách mối hàng. Miên nói luôn với bà:
Thôi tôi đi một mình cũng được, tôi có thẻ căn cước rồi mà, bà cứ đi cho xong việc buôn bán kẻo lỡ dịp may.
Và Miên đi một mình. Nàng vẫn đi bằng xe đạp, chiếc xe đầm kiểu Peugeot mà cô con gái ông chủ nhà có nhã ý để nàng sử dụng suốt ngày như xe riêng của nàng.
Hôm nay trời nắng. Nắng đầu tháng bảy mà chói chang bốn ngả. Khi xe qua cầu Long Biên còn có hơi mát của nước và gió lộng, khi xe bắt đầu bon xuống dốc đầu cầu, hơi nóng từ mặt đường bốc lên ngột ngạt. mặt đường nhựa chảy ra nát nhẽo, bên trên phủ lượt bụi trắng xóa, khi bánh xe lăn qua, khoảng nhựa mềm quánh khẽ lún xuống để lật ra màu đen lấp lánh như than đá. Quãng đường nào hết nhựa, bụi đá nơi đó bạc phếch luôn luôn bị tốc lực của đủ loại xe hơi lớn nhỏ làm cho bốc tung lên, rồi tóa ra, phú lên những lùm cây khô cằn hai bên lề đường; khoáng này gợi xa xôi đến hình ảnh khắc khổ của sa mạc với ánh nắng chói rực mà sức nóng làm cho đá nát vàng phai. Nhìn cả một giải đường xa phía trước chỉ thấy rực hơi, nhiều chỗ lấp loáng như gương. Xuống hết dốc, Miên đạp xe từ từ vào phố Gia Lâm.
Hai dãy nhà thấp hai bên đường phố hôm nay cũng có bộ mặt khác dưới nắng: những tường vôi loang lổ càng làm tăng vẻ ngột ngạt của oi bức, những mái rêu xám đen càng tăng vẻ tạm bợ của cuộc sống chưa có lối thoát. Cảm giác chua chát, buồn bã đó mãi đến hôm nay mới len vào tâm tưởng Miên, có lẽ vì hôm nay nàng mới chú ý đến ngoại cảnh một chút. Hôm đầu về đến đây thì Kha bị giữ lại, lòng Miên rối như mớ bòng bong. Rồi về tới Hà Nội, tìm đến nhà ông bà chủ nhà cũ ở phố Chợ Hôm, rồi gặp lại ông bà Tư ngay bên hàng xóm, hai anh em (Hiển, Miên ) phần lo cho Kha phần lo cho mình, có lúc nào Miên kịp chú ý đến ngoại cảnh, hay nói đúng hơn, ngoại cảnh chỉ là tiếng xe cộ ồn ào, những bóng người nhộn nhịp, thế thôi. Trong khoảng ồn ào nhộn nhịp một cách xa vắng ấy, là niềm lo âu của Miên về Kha, lo âu đến se sắt cõi lòng. Sáng ngày thứ ba, nhờ bà Tư giới thiệu với ông em rể làm ở phòng dịch Nha Công An Bắc Việt. Hiển, Miên được người bảo đảm chắc chắn để lấy thẻ căn cước, mối lo vợi đi đôi chút. Và hôm nay, lần thứ ba sang Gia Lâm, Miên mới có dịp ngửng đầu nhìn thẳng vào ngoại cảnh chan hòa ánh nắng.
Chẳng hiểu lần vào thăm Kha, có được phép? Hay cũng như hai lần trước bị họ từ chối, viện cớ việc xét hỏi chưa xong.
Miên tới Ty Công An Gia Lâm đúng lúc nơi đây vừa mở cửa làm việc buổi chiều, nghĩa là khoảng hai giờ rưỡi.
Vẫn như hai lần trước, Miên đến thẳng bàn giấy của một nhân viên trẻ tuổi nhất, khi đó y còn đứng và đương dùng chiếc mùi xoa phẩy bụi bên ghế rồi trên bàn giấy. Người y tầm thước, mặt lưỡi cầy, mái tóc chải mượt, mượt đến như dính liền với da đầu. Bao giờ y cũng mặc chemisette trắng, quần hàng tussor màu vàng ngà ngà. Đôi giày trắng để da y đi đóng theo kiểu mới nhất của các “công tử” đương thời, nghĩa là phần mũi ngoài cùng dẹp và cong lên tưởng như giầy đã bị đè lâu dưới một cái giương nặng, vừa được chủ rút ra. Thấy Miên tới, y cúi đầu chào, miệng nở nụ cười xã giao, đôi môi mỏng căng bóng để lộ hai hàm răng có những kẽ đen vì hút thuốc lá. Nụ cười đó lẽ ra phải Sở Khanh lắm, nhưng trái lại đượm vẻ chân thật, có lẽ vì ý nhận thấy khuôn mặt Miên lúc nào cũng dịu dàng chân thật như vậy.
Thưa ông hôm nay tôi đã đưọc phép gặp anh tôi chưa ạ?
Ngay từ hôm đầu, Miên đã có cách hỏi như vậy, khiến viên công an đó tưởng nàng là em họ Kha.
Thưa cô được đấy ạ - y đáp trong khi đôi mắt Miên sáng lên.
Nhân viên công an tiếp:
Xin cô ngồi chờ một phút, người tùy phái tới, tôi sẽ bảo xuống mời ông anh của cô lên.
Chừng ba phút sau, người tùy phái lên, dẫn ba người bị giam vì tình nghi. Ba ngưòi đó tới ba bàn khác, ngồi đối diện với nhân viên công an của từng bàn để trả lời những câu chất vấn trước khi viết tờ cung. Câu hỏi khẽ xen với câu hỏi sẵng, bỗng một tiếng nạt nộ ở bàn bên làm Miên chột dạ:
Ông đừng để tôi phải dùng đến biện pháp cứng rắn. Lời ông khai láo hết!
Vừa lúc đó, người tùy phái đã trở lại, dẫn theo Kha cùng vào.
Nhân viên công an giơ tay mời Kha ngồi đối diện với Miên mà nói chuyện, rồi y tiếp tục cúi xuống làm bộ chăm chú xét hồ sơ, kỳ thực đôi mắt y đưa đẩy và tai phải của y luôn luôn nghiêng hướng về câu chuyện để theo dõi.
Em và anh Hiển – Miên nói với Kha - hiện về ở số 78 phố Chợ Hôm với ông chủ nhà cũ, nơi ngày xưa chúng em trọ học.
Kha cười, gật đầu làm bộ cũng biết chỗ đó và đáp:
Thế thì tốt lắm, nhưng cần nhất Hiển và cô phải có việc làm để bảo đảm đời sống. Tôi chắc Hiển có thể dạy học, cô có thể xin vào làm tại nhà thương Phủ Doãn chẳng hạn.
Miên khẽ gật đầu:
Vâng em cũng nghĩ thế. Anh Hiển chắc đi dạy học, em mà được vào làm nhà thương Phủ Doãn thì còn gì bằng.
Miên dựa vào câu nói của Kha mà trả lời như vậy, giọng nàng lơ đãng vì còn mãi ngắm khuôn mặt Kha (khi đó Kha hơi cúi xuống nhìn chân nàng) khuôn mặt xạm nắng gió những ngày qua, râu cằm và râu mép mọc đã khá dài, đôi mắt tuy nhìn xuống mà vẫn đượm sức mạnh man rợ. Khi Kha ngẩng lên Miên hơi lái tia nhìn chệch đi một chút.
Tôi đã viết xong tờ khai – Kha nói - để ông Phó Trưởng Ty xét, chắc chỉ nay mai được về. Tôi sẽ về ngay số 78 phố Chợ Hôm.
Miên cười, nụ cười đầy tin tưởng và đáp:
Vâng em chắc là thế.
Và cũng từ lúc đó Kha mới hay hai hôm trước đây Miên đều có tới đây mà không được phép gặp chàng. Bỗng sực nhớ ra điều gì, Miên ngồi thẳng người thò vội tay vào túi áo cánh bên trong, rút ra tập giấy bạc, khi xoè ra gồm có năm tờ hai chục. Nàng nói với Kha, giọng thốt nhiên ân cần :
Anh cầm lấy kẻo nhỡ cần tiêu việc gì.
Thấy Kha có thái độ ngần ngại, Miên giục, giọng cương quyết.
Anh cầm lấy !
Kha giơ tay đỡ lấy tập giấy bạc, im lặng nhìn Miên như muốn hỏi tiền ở đâu ra. Hiểu ý Miên tiếp :
Em vừa bán chiếc nhẫn saphir sáng nay. Bán được ba trăm.
Nàng cười, nụ cười vô cùng thơ ngây và uốn cong ngón út tay trái của nàng lên. Phải rồi chiếc nhẫn saphir mà Kha nhận thấy lần đầu ở trên đỉnh núi lạng Hạc Thủy khi chàng nói với Miên về màu tím phớt hoa lau, chiếc  nhẫn đó nay không còn nữa.
Tiếng Miên nói :
Nhẫn đó em mua vào tết năm em mười bốn tuổi, dạo đó em đeo nó ngón tay này (Miên cong ngón tay giữa lại) nhưng rồi mỗi tuổi một lớn, các ngón tay cũng lớn theo (Miên cười, viên công an trẻ tuổi cũng cười theo vì lời nói thơ ngây của nàng), năm mười bảy tuổi em phải đổi nó sang ngón này (Miên lại cong ngón tay út lên)
Kha cười nhìn thẳng vào đôi mắt Miên, Miên vội quay đi (có lẽ chẳng bao giờ nàng kham được sức mạnh man rợ của đôi mắt ấy).
Tiếng Kha :
Và từ ngày đó, cô không phải đổi sang ngón nào khác nữa vì không còn gón nào bé hơn, và cô cũng hết lớn rồi.
Kha cười khẽ hòa với tiếng cười khẽ của Miên. Lúc đó Miên mới dám nhìn thảng vào đôi mắt của chàng trai khá kỳ dị đó.
Lòng Kha tràn ngập một nỗi vui bâng khuâng vì chàng thấy mình vừa khám phá được tiếng nói bí mật của chiếc nhẫn saphir vắng mặt. Thấy rằng không nên kéo dài câu chuyện Kha đứng dậy điềm nhiên bảo Miên :
Thôi cô cứ yên lòng về nhé. Cô làm ơn báo ngay cho chú ruột tôi là ông Hạo biết tôi đã về. Cô biết làng Định Quyết chứ, cách nhà thương Bạch Mai không bao xa, cô đi xe điện đến cộc đường, làng ở bên trái. (Chàng giơ năm tờ giấy bạc lên). Cám ơn cô về cái này.
Viên công an trẻnhiều thắc-mắc thời đại và là người có... (Khiết lắc đầu cười) xin lỗi anh, tôi định nói “và là người có tâm huyết” nhưng sợ xúc phạm đến anh bởi mọi danh từ cao đẹp của chúng ta ngày nay đều bị ô uế cả  mất rồi, anh cho phép tôi tạm nói là anh không vô tình với thời cuộc. Tôi còn được biết thêm hậu phương anh có phụ trách về văn nghệ, chúng ta nên họp tác anh ạ, hẳn anh cũng đồng ý với tôi là nếu chỉ một mình đơn thương độc mã, chắc-chắn chúng ta không ai có thể làm nên trò-trống gì...
Nước da Khiết trắng, khi chàng nói máu dồn lên mặt làm cho đỏ hồng, đôi mắt chàng lấp-lánh sau cặp kính trắng gọng vàng. Khiết hơi thấp nên chàng luôn luôn dướn người lên cố cho cao ngang tầm mắt Kha như để cho lời nói chí tình của mình dễ đi thẳng vào tâm hồn Kha. Vừa rồi - Khiết tiếp - Luận có giới thiệu tuần báo Văn- Hoá là tờ báo trí thức và ưu thời mẫn thế nhất Hà-Nội ngày nay, mong lắm thay, vì thưa các anh tờ báo đó chỉ mới được giấy phép thôi, có chăng nửa tháng nữa mới ra chào đời.
- Ủa báo của anh chưa ra? - Kha ngạc nhiên hỏi.
- Vâng chính thế. Tôi vào nghề luật sư tập sự được hơn một năm nay, nghề đó chỉ để nuôi sống, tôi còn phải hoạt động nữa chứ và... và lần này tôi đã nghĩ chín, nhát định hoạt động văn hoá. Nhân dịp tôi vừa lên cãi một vụ ở Vĩnh-Yên, gặp Luận, chú em họ, Luận khoe với tôi mười hai bài thơ của anh, đọc xong tôi có ý kiến liền, nếu anh ưng chúng ta sẽ “đào viên kết nghĩa” vào dịp này.
Kha giơ tay làm một cử chỉ gồm cả Hãng, Hiển và chàng rồi đáp lời Khiết cũng bằng giọng chân tình:
- Thưa anh, chúng tôi phải lấy làm xấu hổ mà thú thực với anh rằng kể từ ngày chúng tôi ở “ngoài kia” vào đâỵ, chúng tôi chưa có can đảm nhìn thẳng vào thực tại. Nhưng xét cho cùng, dù muốn hay không rồi thực tại nó cũng chọc vào mắt mình cho kỳ mình phải tỏ thái độ. Cũng xin thú thực, ở “ngoài kia” tôi có đôi lần phụ trách văn nghệ, nhưng, xin anh lưu ý, có chỉ là những nội san xoàng thôi. Ngày nay được anh mời cộng tác tôi tự thấy lúng-túng, lúng-túng thật chứ không phải nói khách sáo, trước sự thành-thực giản-dị của anh, tôi sẽ không xứng đáng với anh chút nào nếu tôi khách sáo, lúng-túng vì cảm thấy minh đương bơi giữa sự đau khổ rộng lớn như đại dương của dân tộc, biết viết gì bây giờ, thưa anh? Bất lực! Bất lực! Chép nguyên sự thực thì phải một pho sách hàng vạn trang, nhưng nghệ thuật đâu phải là chep nguyên sự thực?
Miên đã khuân máy chiếc ghế của nhà ra sân. Hiển muợn thêm mấy chiếc nữa bên nhà ông Cai, mọi người đã ngồi xuống, trừ Kha và Khiết còn tiếp tục câu chuyện.
Khiết gật đầu:
- Tôi rất đồng ý với anh ở điểm “biết nói gì về nỗi đau khổ rộng lớn như đại dương của dân tộc bây giờ”, tôi chỉ biết là từ sau khi gặp Luận để gián tiếp biết về anh, không hiểu tại sao tôi muốn đặt một lòng tin vô bờ vào anh, không phải là tin ở tài năng văn nghệ - con đường nghệ thuật vô cùng biết thế nào mà đặt mốc tài năng, thưa anh - nhưng là tin ở sự thanh khiết tâm hồn thể hiện qua lời thơ của anh. Thời buổi này sau khi đã kinh qua bao hiện thân của lọc-lừa phản trắc, mỗi khi tìm được thấy người để tin, quý hoá lắm anh ạ.
Kha mỉm cười, nụ cười hơi héo-hắt, chàng thoạt không biết nói gì để đáp lời Khiết. Từ chối lời khen ư? E rằng khách sáo. Yên lặng nhận lời khen ư? Kể cũng không sao, nhưng kể cũng đáng buồn cho tình trạng đầy lọc lừa phản-bội của đất nước.
May sao Miên vừa bưng nước ra, Kha mời Khiết ngồi xuống, mọi người cùng khoan thai nhắp chén trà, bắt đầu vào câu chuyện chung. Hiển nói:
- Chúng ta ngồi nói chuyện ở sân thế này cho mát, hôm nay tiện thể giữ anh Luận và anh Khiết ở lại cùng ăn cơm với chúng tôi, chả chiều thứ bảy cô em tôi có làm được mấy món đặc biệt. Cũng là bữa tiệc nhỏ để chào mừng tuần báo Văn-Hoá sắp ra đời.
Khiết cười ha hả nói: “Được lắm! được lắm!” cùng lẫn với lời Luận “D’accord! D’accord!”
Và Luận thở phào:
- Thế là tôi làm tròn phận sự của một tên... chỉ điểm văn nghệ!
Mọi người cùng cất tiếng cười vui-vẻ.

II
Khi mọi người đã vào cả trong nhà ngồi quây quần quanh bàn ăn, Khiết nói:
- Tôi đã thất bại trên con đường chính trị các anh ạ, vì hoàn cảnh cũng có, vì không hoàn toàn hợp với sở nguyện cũng có.
- Anh nói không hoàn toàn hợp với sở nguyện là sao? - Hiển hỏi.
Tôi muốn nói mình luôn luôn có khuynh hướng dùng vương đạo, mà gặp toàn bá đạo.
Cẩu đạo thì đúng hơn - Luận nói và mọi người cười ồ.
Khiết tiếp:
- Nhưng đã chót vào con đường chính-trị biết những ngộ ngách của nó, âu cũng thành nghiệp chướng của mình, khó bỏ lắm các anh ạ, nhất là khi minh muốn truyền bá vương đạo chống bá đạo. Tôi với cô nàng Chính-Trị bây giờ như anh chồng trẻ lấy cô gái già hơn minh nhưng có sức mê hoặc, cô ta nắm vững nghệ thuật chiều chồng lại biết hờn giỗi đúng mức nữa khiến mình đành chịu bỏ tay trong cái vẻ đắm say của mê hồn trận đó.
Kha cười:
- Nghe anh nói tôi cũng mê chính-trị luôn.
Sau khi đã thất bại - Khiết tiếp - trở về đây vào nghề luật sư tập sự, đêm nằm vắt tay lên trán suy nghĩ... suy nghĩ lung lắm hơn một năm giời, tôi thấy rằng mình còn một con đường để dung hoà với chính mình, đó là con đường văn hóa, chỉ có con đường này giúp ta vươn lên cao hơn mọi khuynh hướng chính trị làm một cuộc tổng hợp, chỉ có con đường này giúp ta vươn tới trước mà thỏa sức vùng-vẫy bơi lội trong lý tưởng của mình. Chọn cái thế giới thuần tinh thần này thoạt tôi tự hỏi có phải mình đã đào ngũ với chính mình. Không, tôi không hề phụ cái “nghiệp dĩ’ của tôi, trái lại trong khi thấy rằng vương đạo còn thiếu thiên thời, địa lợi, nhân hoà thì vào lĩnh vực văn hoá tôi vẫn đợi thời mà là hoạt động, nói một cách khác, đợi thời một cách tích cực, đợi thời mà tạo thời.
Hãng gật đầu:
- Anh nói đúng!
Thức ăn đã được Miên mang lên dần, bày đủ, mọi người giúp nhau cho đá vào ly, mở biạ, rót bia, nâng ly, đụng ly chúc tụng... Phút ồn-ào đầu bữa ăn đã ngơn- ngớt, Khiết lại dẫn đầu câu chuyện, suốt bữa ăn:
- Thực ra, thưa các anh, đây không phải là lần đầu tiên tôi làm báo, khoảng 1936 tôi đã là chủ nhiệm tờ báo Pháp ngữ: LA VOIX DES JEUNES. Dạo đó tôi vừa học xong Luật, nhưng không học thi tri huyện, mà ra dạy học, mặc dầu bị thầy tôi chửi thậm tệ - (Khiết là con một ông tuần phủ). Tôi dạy ở trường tư thục lớn kia, giáo sư gồm toàn những “cây” cách mạng sau này. Tôi còn nhớ giá giờ ngày đó: 1e année chín hào, 2e année một đồng mốt, 3e année một đồng ba, 4e année một đồng rưỡi. Tôi có mấy anh bạn đồng chí trước cùng ở Học-Sinh-Đoàn trong Việt-Nam Quốc-Dân Đảng, rồi vào năm 1931 lại cùng tham gia Mặt Trận Phản Đế mà cáp lãnh đạo tối cao là một số chính khách ngày nay còn sống như U-Nu của Miến-Điện, Soekarno của Nam-Dương... Chúng tôi hùn tiền lương dạy học lại, làm báo. Báo Pháp ngữ ngày đó không phải kiểm duyệt, không phải xin phép, chỉ cần báo trước hai mươi bốn tiếng đồng hồ và khi in xong thì nạp bản: hai tờ ở Biện-Lý-Cuộc, hai tờ ở toà Đốc-Lý...
Kha hỏi:
- Sao thực dân Pháp đặc ân cho báo Pháp ngữ hậu-hĩ thế anh?
- Bởi vì tụi chúng biết báo Pháp ngữ chì bọn trí thức đọc, mà bọn này thì đã được thực dân cho hưởng nhiều đặc quyền rồi, tinh thần cách mạng còn mấy? Tờ LA VOIX DES JEUNES (bốn trương) in mỗi tuần ba ngàn tờ hết bốn mươi đồng. Theo dõi hai số đậu, mật thám Pháp biết bọn tôi nhật định chống đối chúng, chúng lại biết chúng tôi rất nghèo nên làm ngơ cho ra đến số 3 rồi dự định tịch thu vào số 4, tịch thu vào lúc đó mới thật ác vì chúng tôi sẽ bị các đại lý thực hiện câu “dậu đổ bìm leo” mà quỵt hết tiền. Tin đó tôi được người bạn làm trong toà Thống-Sứ báo ngầm cho biết trước. Thường thì LA VOIX DES JEUNES phát hành vào chiều thứ hai, kỳ đó chúng tôi làm việc suốt buổi chiều thứ bảy, bài viết chửi thực dân thật kịch liệt, máy in chạy suốt đêm, sáng chủ nhật xong, chúng tôi gói cả báo cũ còn lại với báo mới gửi bằng xe hàng đến đại lý các tinh. Sáng thứ hai, mười tên mật thám - mười ta, hai Tây - ạp lại toà báo với hai chiếc cam-nhông.
Khiết cất tiếng cười, đôi mắt chàng long-lanh sau cặp kính trắng gọng vàng, cả khuôn mặt ngời sáng một vẻ ranh-mãnh đáng yêu. Chàng thuật tiếp:
- Tên mật thám Tây chào tôi rất lễ phép, thứ lễ phép của mèo tin rằng đã cầm lỏng chuột trong tay, rồi xuất trình giấy cho phép tịch thu báo: “Thưa ông chúng tôi được lệnh đến tịch thu báo của ông”. Tôi cũng cười rất xã giao và rát lễ phép đáp: “Thưa ông, tiếc là ông đến hơi muộn, chúng tôi đã cho phát hành”. Qua đi một giây chưng-hửng, tên đó giữa lại được sắc diện điềm nhiên ngay: “Nếu vậy xin ông cho chúng tôi tịch thu số còn lại.” Tôi chỉ lên bàn giấy: “Thưa ông còn lại đúng hai tờ đây, xin ông cho tôi giữ lại một tờ làm kỷ niệm!”
“Chúng tôi được lệnh tịch thu tất cả những báo cũ.”
&lày Kha bị giữ ở đó, trong phòng có chừng hai chục người bị giam, phần nhiều là dân tổng lý các léng lân cận bị tình nghi, người trẻ nhất chừng ba mươi tuổi, người già nhất chỉ tới năm mươi là cùng. Bàn tán chuyện vui, họ nói cười oang oang y như họp việc làng tại một gian đình. Giữa phòng là bàn chắn hoặc tổ tôm với năm người chính và thường kém theo năm chân chầu rìa (họ được quyền đánh tổ tôm như vậy, cỗ bài do người nhà gửi vào). Những người khác thì hoặc nằm khểnh xem sách, hoặc nằm quay mặt vào tường ngủ cho lại mắt vì đêm qua đã thức khuya chơi bài. (Như Kha đã chứng kiến, họ thường chơi bài đến mười một giờ khuya). Chiếu bạc chỉ tạm ngưng vào bữa ăn buổi trưa và buổi chiều.
Nói về ăn uống nhà thầu nơi đây khá có lương tâm, cơm gạo trắng bong, món canh thường là canh bí nấu với sườn, món gắp thường là thịt kho dừa. kể so với nếp sống khắc khổ ngoài hậu phương thì cơm trại giam như thế không thể đòi hỏi hơn và - điều này mới đáng quý – nó chứng tỏ cái tinh thần nhân đạo phơi phới của miền quốc gia. Sau bữa ăn mọi người được ra giếng gần đấy vục nước rửa mặt mũi chân tay. Ngay sau nhà giam là cái đầm lớn chậc ních sen Nhật bản. Giếng ở ngay sát đầm nên nước vục lên cũng tanh tanh như có mùi rễ sen.
Tới chiều hôm thứ bas au khi được gặp Miên, lòng Kha tràn trề hy vọng và bâng khuâng, tràn trề hy vọng từ sau cuộc hội kiến ông phó Trưởng ty một thanh niên có tâm huyết, bâng khuâng vì sự kiện Miên bán chiếc nhẫn saphir. Kha không sao quên được nụ cười thơ ngây và cảm động của Miên khi kể qua chuyện chiếc nhẫn saphir vừa bán.
Kể từ buổi đầu tiên gặp Miên ngoài hậu phương, rồi sang vùng tề Vĩnh yên cho đến lúc Kha giữ ở Gia Lâm đã hai ngày qua rồi, rất nhiều khi Kha nói chuyện với Hiển, đôi khi nói chuyện với Miên. Kha cũng biết là Miên xinh, Miên thùy mị nhưng nàng thùy mị quá, hiền hậu quá, không một khoé mắt, không một nụ cười có tính cách khêu gợi chút ít, vì vậy đã là bạn thân của Hiển, Kha tự động có khuynh hướng coi Miên như em. Nhưng lần này vẫn ở con người xinh xắn và thùy mị ấy, có một sự kiện vượt mức bên trong : chiếc nhẫn saphir không còn trên ngón út của nàng : chiếc nhẫn saphir không còn, nhưng màu đỏ lấp lánh thấu đến khu tâm tình u ẩn. Kha cảm động thấm thía ở cử chỉ thầm lặng ấy. Chàng đợi chiều nay hoặc mai được tự do về Hà Nội … Chàng sẽ có cử chỉ gì, có lời nói nào với Miên ? Chính chàng cũng chưa rõ, nhưng chắc phải đằm thắm hơn thái độ coi Miên như em. Nhưng Kha đã không may, số chàng còn nặng nợ, đúng lúc ông Phó Trưởng Ty đọc xong tờ khai, sắp tính chuyện ký giấy trả tự do cho chàng thì ông Trưởng Ty đi kinh lý về. Ông Trưởng Ty là một công chức già trên ông Phó Trưởng Ty một thế hệ, ông rất sợ trách nhiệm. Việc Kha bị giữ lại vì trong người có ảnh chụp, lại có tài liệu viết liên quan đến " ngoài kia" ông cho là TY không đủ thẩm quyền định đoạt. Ngay buổi chiều hôm đó Kha được mời lên xe jeep đưa về khám lớn nha nha Công An Bắc Việt gần toà án Hà Nội. Nhân viên Nha ký nhận Kha vào cuốn sổ công văn của nhân viên Ty mang theo. Kha cảm thấy mình cũng không hơn gì một tập công văn, một món hàng vô tri giác. Quả vậy, vào đến khám lớn, giá trị con người xuống dưới số không. Chàng phải in tay, chàng phải ngồi nghiêng cho nhân viên Nha lấy những đạc điểm của khuôn mặt, rồi người ta đưa chàng vào văn phòng nhà giam, nơi đây người nói như sai khiến và câu sai khiến nào cũng có tiếng chửi đệm. Chàng phải để lại văn phòng giây lưng, ví tiền(bên trong có năm tờ giấy hai mươi đồng của Miên). Sau cùng người ta dẫn chàng vào sà lim số 9, hẹp chừng một thước, sâu ba thước và đã có ba người bị nhốt trước trong đó.
Người thứ nhất chừng trên bốn mươi tuổi quê ở Bắc Giang chuyên nghề trồng rau. Suốt gày ông nói một cách hào hứng về phương pháp trồng rau như thế nào cho có kết quả tối đa. Đôi khi tạm ngừng chuyện trồng rau, ông chợt nhớ đến thân phận hiện tại của ông và ông thở dài nói khẽ :  "Thật là oan tôi" giọng não nuột khác hẳn giọng hào hứng vừa qua khiến chính Kha ngồi nghe mà cũng tưởng như là tiếng của hai người khác nhau. Tất cả anh em đều thông cảm là ông oan thật.
Người thứ hai khoảng bốn mươi trở lại, sức dài vai rộng. Ông làm ở sỡ Lục Lộ và bị tình nghi ăn tiền. Có lẽ chính cái vóc ngưòi tráng kiện đó đã hại ông, nó chính là lời thách đố ngấm ngầm với tên tây lai hỏi cung và bị tra điện lần thứ hai về trước được mấy phút. Nửa đêm về sáng ông bị đau quặn bụng. Trong bóng tối chỉ nghe giọng nói không cũng biết là ông đương nhăn nhó. Ông xin lỗi anh em vì phải xử dụng một trong ba cái gáo dừa đi cầu vào đó (cái gáo dừa này dùng để dùng để đựng thức ăn trong bữa cơm).
Người thứ ba là một thanh niên khá vạm vỡ dưới ba mươi tuổi. Khuôn mặt tròn, nước da trắng xanh gần như bủng, răng trước cửa thuộc loại bàn cuốc. Cả hàm răng màu trắng nhờ nhờ nhệch vì trước là răng đen sau dùng át xít đánh lại. Anh đeo trước ngực tấm plaque hình chữ nhật, cả khuôn mặt anh, nhất là khi anh cười, đượm vẻ đần độn mất cá tính, nhưng khi anh ngâm thơ giọng anh trong và cao vút. Lúc đó anh như thoát xác, đôi mắt anh chợt long lanh trong bóng tối, khuôn mắt trắng bệnh của anh, có ánh hồng của máu dồn lên, bỗng đẹp như khuôn mặt hoàng tử trong cổ tích khi gặp được cô bé chăn chiên ưng ý. Anh lại ca vọng cổ Saigon, bắt đầu là những câu nói lối nhịp điệu khúc mắc như nhịp bước của con hươu non trong rừng tìm mẹ ; khi hết chỗ nói lối anh xuống giọng để vào nhịp, giọng anh mịn như triền sông lao mình vừa đủ dốc không gợn một chút sóng.
Thế là Kha mến anh chàng và từ đấy không một phút nào Kha thấy chàng đần độn đáng ghét nữa. Thường khi chàng ngừng ca, có tiếng vỗ tay ở sả lim bên cạnh sà lim số 8, hoặc đôi khi có tiếng bên đó - tiếng con gái – nói giọng qua tường dầy :
Hát nữa đi !
Đến bữa, cửa các sà lim mở dể nhận các thức ăn. Kha mới biết sà lim số 8 có nhốt hai người đàn bà, một đứng tuổi và một dưới hai mươi, dáng mảnh mai, chắc là một nữ sinh ? Giọng giục " Hát nữa đi " chính là giọng của cô.
Khoảng thời gian cho những người sà lim láng giềng trao đổi chút ít câu chuyện thật ngắn ngủi, chỉ chừng năm phút kể từ lúc mở cửa sà lim lại đóng để mọi người bị giam ăn bên trong. Năm phút đó sao mà quý giá, đủ để cô nữ sinh nhìn vào đôi mắt anh bạn ca vọng cổ khen một câu ngắn gọn nhưng không kém phần tình tứ ;" Hay lắm anh ! " Có hôm nhận được quà lê, táo của gia đình bên ngoài gửi vào - chỉ những người lấy cung xong mới được nhận – cô nữ sinh gửi sang biếu bên sà lim số 9 một trái lê và một trái táo. Ai cũng nhận đó là lộc của anh bạn ca vọng cổ. Được chứng kiến năm phút hối hả giao ngát tâm tình đó, Kha liên tưởng đến Miên, đếu uy lực của chiếc nhẫn saphir nhỏ xinh và kín đáo nay không còn, nhưng ánh sáng của nó lại đi vào một hiện hữu khác, hiện hữu tâm linh.
Hôm nào cũng khoảng bốn giờ rưỡi sáng, tất cả cửa sà lim đuợc mở và dưới ánh đèn vàng kệch như mệt mỏi vì thức khuya, mọi người ồ ạt ùa ra làm mấy việc cần thiết : đi cầu, rửa mặt, đánh răng hoặc tắm … Mười lăm phút sau đã ai phải về sa lim nấy.
Mỗi buổi sáng cô nữ sinh được tha, cô gửi lời chào tất cả an hem sà lim số 9 và nhắc khéo với " ai " địa chỉ của cô. Tính ra cô đã bị giam sáu tháng. Rồi anh bạn ca vọng cổ cũng được quyền chuyển lên nhà A, điều mà ai ở sà lim cũng thèm muốn vì những người thuộc nam giới mà được chuyển lên nhà giam công cộng A hoặc B, ấy là điềm sắp đến ngày tha về. Kha được biết anh này cũng bị giam mất đến bảy tháng rồi. Thế nào khi được ra, anh chàng chẳng tìm đến nhà nàng ! Bóng tối và tường dầy của sà lim không ngăn nổi tiếng gọi của trái tim. Năm phút cửa mở nhận cơm tù để nhận đồ trao tặng, đồ trao tặng tuy nhỏ mọn nhưng lại vô cùng lớn lao vì giá trị tượng trưng của nó, nơi đây trai gái trao tặng nhau như vậy là trao tặng cả tâm hồn.
Kha rùng mình nghĩ đến ngày mai của chàng. Theo như lời anh em cùng sà lim nói thì mặc dầu chàng đã được hỏi cung xong bên Gia Lâm, về đây ngưòi ta vẫn hỏi lại. «Người ta» đây là tên tây lai chuyên môn vừa uống bia vừa hỏi cung, mặt đỏ như Quan Công, mắt long sòng sọc, thường xuyên giận dữ vô cớ. và chàng có thể bị giữ trong này sáu bảy tháng nữa là thường !
Thốt nhiên Kha nhớ đến lần chạy giặc gian lao ngày nào trên cánh đồng ngập nước làng H. thuộc huyện Thạch Thất gần chân núi Ba Vì.
Trước ngày tác chiến, bà Giáo đã ra tận villa đường Bờ Sông nơi Kha ở, khuyên mẹ cứ yên chí ở trong quê. Quân Pháp chỉ khiêu khích thôi, chứ chiến tranh đã chắc đâu bùng nổ.
Bà Giáo về. hai hôm sau – 19-12 – 1946 - chiến tranh bùng nổ. Bà ở trong quê nóng lòng sốt ruột đợi. Qua đi một tháng bộ đội Pháp từ Hà Nội đánh tỏa ra các miền quê lân cận. bà Giáo căn dặn khắp người làng để nhỡ ai sau này có gặp Kha thì báo cho Kha biết bà tản cư lên Tuyên Giang ở một trong những nhà người quen cũ. Khi qua huyện Thạch Thất (Sơn Tây) bà giáo gặp một bà bạn buôn cũ lúc đó tản cư ở làng H. gần chân núi Ba Vì. Với con mắt quan sát lão luyện của nhà buôn, hai bà đồng ý là chính khoảng tiếp giáp giữa hai vùng bị tạm chiếm và kháng chiến này mới là đất buôn bán. Tuy nhiên bà giáo vẫn lên Tuyên để dặn dò mấy bà quen trên đó là Kha có tới thì bào bà hiện tản cư ở làng H. thuộc huyện Thạch Thất gần chân núi Ba Vì. Bà đinh ninh dặn mọi người như vậy chẳng khác gì xếp đặt một việc mà bà biết trước sẽ xảy ra đúng như dự đoán. Bà có sầu khổ vì xa con độc nhất nhưng bà không thấy máy mắt, nóng ruột, trái lại khi lắng tâm nghe ngóng bà vẫn cảm thấy yên tĩnh thoải mái, linh tính làm mẹ nhủ với bà rằng chắc chắn là Kha không việc gì.
Rời khỏi Trung Đoàn Thủ Đô, tiện đường Kha tới đồn điền Lợi Ký mong gặp Vân thì người yêu đã lấy chồng ! Bù lại, nơi đây Kha gặp được người bạn mới – Tân. Đôi bạn Tân Kha rời đồn điền Lợi Ký rủ nyhàu tới làng Đại Đống (cách Phú Thọ chừng hai cây số) để cùng ghi tên học Thuốc, nhưng nửa đường Tân hay tin mẹ ốm phải về Bắc Ninh tức khắc. Kha đổi ý định khô,ng đến ghi tên học Thuốc ở Phú Thọ, mà sang sông về Vĩnh Yên ghi tên học Luật để được gần nơi mẹ tản cư. Chàng đã ghi tên học Luật rồi tìm đến Thạch Thất gặp mẹ. vào buổi chiều chàng vừa bước chân tới làng H. cả vùng này còn bình yên. Hai mẹ con gặp nhau cùng khóc. Đã hơn một tháng qua bà Giáo không tự ý buôn bán được gì, chỉ hùn vốn với người chủ nhà để chia lãi nhỏ. Bệnh tức ngực cũ của bà - hậu quả bao năm ngược xuôi lao tâm lao lực trước đay trở lại trầm trọng, nhiều lần bà thấy nghẹt thở như có cối đá đè ngang ngực, sở dĩ bà gắng gượng ở lại làng H. chỉ để trông ngóng tin tức Kha. Với bà sự Kha đột nhiên ‘‘lù lù về’’ không hề là một xuất hiện bất ngờ, linh tính làm mẹ đã báo cho bà hay trước là tất nhiên sẽ vậy. Gặp Kha rồi, đinh ninh dặn dò đủ điều rồi, bà giáo tmình phải về thành gấp để trị bệnh. Bà thấy tha thiết sống, cần phải sống cho đến ngày kháng chiến thành công, bà sẽ trở ra hậu phương chăm nom Kha cho đến ngày Kha có vợ có con. Trường kỳ kháng chiến thì đứa con độc nhất của bà cũng phải thành lập gia đình có vợ có con để nối dõi tông đường chứ. Kể ra mới gặp con được có một ngày mà đã vội chia tay, ít quá thật đấy, nhưng quá quyến luyến ở thêm ngày nào bệnh tình nặng thêm ngày ấy, có khi thành vĩnh biệt !
Kha tiễn mẹ theo đoàn người đi buôn về vùng tề chiều hôm trước, chàng còn ở các vị trí của chúng tự bao giờ, ào ạt tấn công từ mấy ngã, một cuộc hành quân càn quét, chắc thế. Kha theo đám dân chúng gồng gánh, cõng địu, bồng bế ra lánh giặc ở một bãi tha ma giữa đồng, bên cạnh một đầm sen rộng và dài mang hình ảnh một con sông, chàng mừng thầm mẹ về thành vừa kịp lúc. Mấy lần Dakota liệng thấp quan sát thấy toàn là dân chúng nên không oanh tạc. Bộ binh địch tự ba bề đương tiến lại, buổi chiều nhoà nhòa đã nghe thấy tiếng đạn liên thanh ở làng bên kia đầm sen. Kha thấy phải rời gấp vùng này, một thanh niên trẻ măng như chàng sa vào tay địch trong một cuộc hành quân tảo thanh như thế dễ gì mà thoát chết. Chàng lội bì bõm miết mải đến ba tiếng đồng hồ liên trên cánh đồng mênh mông, lúa đã cao ngang thắt lưng. Ba bề tiếng đại bác gầm, tiếng liên thanh rít, Kha giữ vững hứng sao Bắc Đẩu mà tiến ra ngoài vòng tử địa. Ánh sáng sao Bắc Đẩu lúc đó thể hiện niềm vui lâng lâng trong lòng chàng mừng mẹ đã thoát nạn !
Ngày nay trong sà lim số 9 không nhìn thấy sao Bắc Đẩu !
Nhưng còn chiếc nhẫn saphir ! Còn chiếc nhẫn saphir !
Bá giáo về thành được sáu tháng, bệnh tình có thuyên giảm. bà còn sống ở quê Định Quyết ngót hai năm nữa bệnh tức ngực mới đột nhiên tái phát, lần này là lần cuối.
Trường Luật Kha theo đã giải tán, một phần sinh viên được biên chế về các cơ quan thích hợp, một phần lớn tình nguyện theo học trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Kha thoạt xin sang làm việc ở bộ Tư Pháp. Nơi đây, vì biết chàng có khiếu văn nghệ, ngoài công việc thường ngày người ta còn ủy cho chàng trông nom tờ nội san. Một năm qua đi, chán công việc văn phòng, Kha theo gót các bạn cũ xin theo học trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn khóa Bảy. Chàng hay tin mẹ mất cũng vào dịp này. Mối duyên văn nghệ còn đeo đẳng kha khi toàn thể học viên khóa Bảy đã tề tựu ơ » Phụng Minh Thôn (Côn Minh), ngoài giờ tập luyện quân sự Kha còn được hiệu bộ ủy cho trông nom tờ nội san của trường.
Một lần nữa Kha vươn vai, ngẩng nhìn trần sà lim số 9. Chàng mặc cho ý nghĩ miên man về hình ảnh chiếc nhẫn saphir muốn lẫn vào với ánh sao Bắc Đẩu.
Ôi chiếc nhẫn saphir, ánh sáng như thổn thức trên vòm xanh cao thăm thẳm thanh bình. Ánh saphir như đương rọi qua mây mờ của thời gian, sương mù của đau khổ thành một vệt sáng hy vọng mong manh nhưng chẳng bao giờ tắt.