Quyển một: Chim ác là ăn cắp
Tháng 6 và tháng 7 năm 1984
Chương 3
Cái mũ của Malta Kano
Màu kem quả, Allen Ginsberg
và các hiệp sĩ Thập tự chinh

    
ôi đang làm bữa trưa thì điện thoại reo. Tôi vừa cắt hai lát bánh mì, phết bơ và mù tạc, kẹp mấy lát cà chua và pho mát vào giữa, đặt cả lên thớt và đang sắp sửa dùng dao cắt làm đôi thì chuông điện thoại vang lên.
Tôi để điện thoại reo ba tiếng rồi mới cắt chiếc sandwich làm đôi. Sau đó tôi đặt hai nửa bánh vào đĩa, lau sạch dao, đặt vào ngăn để dao, rồi rót một cốc cà phê vừa mới đun.
Điện thoại vừa reo. Dễ đến mười lăm lần. Tôi chịu thua, đành ra nghe máy. Tôi chẳng thích trả lời, nhưng nhỡ người gọi là Kumiko thì sao.
- Alô, - ở đầu dây bên kia là giọng một phụ nữ mà tôi chưa hề nghe. Không phải giọng Kumiko, cũng không phải giọng người đàn bà lạ đã gọi tôi hôm nọ khi tôi đang nấu dở món spaghetti. - Chẳng hay có phải tôi đang nói chuyện với ông Toru Okada không ạ? - giọng kia nói, như thể chủ nhân của nó đang đọc thành tiếng một văn bản đã soạn sẵn.
- Đúng rồi, - tôi đáp.
- Ông là chồng của Okada Kumiko phải không ạ?
- Đúng, Okada Kumoko là vợ tôi.
- Và anh trai của bà Okada là Wataya Noburu?
- Lại đúng nữa, - tôi nói, tỏ ra tự chủ đến đáng khâm phục. - Wataya Noburu là anh trai của vợ tôi.
- Thưa ông, tôi tên là Kano.
Tôi đợi cô ta nói tiếp. Việc cô ta bất ngờ nhắc tới anh trai của Kumiko khiến tôi phải cảnh giác. Tôi lấy cái đầu cùn của cây bút chì đặt cạnh điện thoại mà gãi sau cổ. Năm giây hay hơn thế trôi qua, người đàn bà im lặng. Hoàn toàn không có âm thanh gì phát ra từ ống nghe, như thể người đàn bà kia đã lấy khăn tay bịt ống nói để nói chuyện với người bên cạnh.
- Alô, - tôi nói, giờ đã hơi bồn chồn
- Xin ông thứ lỗi, - giọng nói lại bật lên. - Trong trường hợp đó tôi xin phép được gọi lại ông sau.
- Này, đợi đã, - tôi nói. - Đây là...
Ngay khi đó cô ta gác máy. Tôi nhìn cái ống nghe, rồi lại áp vào tai. Chẳng nghi ngờ gì nữa: người đàn bà đã gác máy.
Cảm thấy bất mãn một cách mơ hồ, tôi trở lại bàn bếp uống cà phê, ăn bánh sandwich. Trước khi điện thoại reo tôi đang nghĩ về chuyện gì đó, nhưng giờ thì chịu không nhớ nỗi là chuyện gì. Ban nãy khi cầm dao sắp sửa cắt bánh làm đôi, nhất định là tôi đang nghĩ về một điều gì đó. Một điều rất quan trọng. Một điều mà đã bao lâu nay tôi cố nhớ nhưng hoài công. Nó đã nảy ra trong đầu tôi đúng vào khoảnh khắc tôi sắp cắt bánh làm đôi, nhưng giờ nó đã lại biến mất. Tôi vừa nhai sandwich vừa ra sức khơi lại điều đó, nhưng vô ích. Nó đã quay về vùng âm u trong ký ức tôi, nơi nó vẫn hằng nằm yên cho đến khoảnh khắc đó.

*

Tôi vừa ăn xong và đang rửa bát thì điện thoại lại reo. Lần này tôi nhấc máy ngay.
Một lần nữa tôi lại nghe giọng nữ nói "Alô", nhưng lần này là Kumiko.
- Anh sao rồi?, - nàng hỏi. - Ăn trưa chưa?
- Rồi. Em thì ăn gì?
- Chẳng ăn gì cả, - nàng đáp. - Bận túi bụi. Chắc em sẽ mua sandwich sau vậy. Anh ăn gì?
Tôi mô tả cái sandwich của mình.
- Hiểu rồi, - nàng nói, không một chút ghen tị. - À, tiện thể, có chuyện này suýt nữa em quên bảo anh sáng nay. Hôm nay sẽ có một cô Kano nào đó gọi điện cho anh.
- Cô ta gọi rồi, - tôi nói. - Vừa gọi xong. Cô ta chỉ toàn kể tên nhà mình - tên anh, tên em, tên ông anh trai em. Chẳng nói cô ta muốn gì. Thế là thế nào vậy?
- Cô ta gác máy à?
- Bảo là sẽ gọi lại.
- Nghe này! Khi nào cô ta gọi lại, em muốn anh làm tất cả những gì cô ta bảo. Điều này thật sự quan trọng đấy. Em nghĩ là anh sẽ phải đi gặp cô ta.
- Khi nào? Hôm nay à?
- Thì đã sao? Anh đã có kế hoạch làm gì đó à? Anh sắp phải gặp ai sao?
- Không. Chẳng có kế họach nào hết. - Hôm qua không, hôm nay không, ngày mai không; hoàn toàn không có kế hoạch gì. - Nhưng cái nhà cô Kano này là ai? Cô ta muốn gì ở anh chứ? Anh muốn biết đôi điều trước khi cô ta gọi lại. Nhưng nếu đây là chuyện việc làm của anh mà lại dính dáng tới ông anh của em thì quên đi. Anh không muốn dây và anh ta. Em biết mà.
- Không, ở đây chẳng liên quan gì đến việc làm cả, - nàng nói, thoáng chút bực bội. - Là về con mèo.
- Con mèo?
- Xin lỗi, em phải chạy đi đây. Có người đang đợi em. Lẽ ra em không nên gọi điện cho anh vào giờ này. Em đã nói mà: thậm chí chẳng có lúc nào mà ăn nữa. Khi nào rỗi em sẽ gọi lại ngay cho anh.
- Khoan đã nào, anh biết em rất bận, nhưng em phải giải thích một chút chứ, đừng làm anh rối tung lên chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cả. Mèo là thế nào? Cái cô Kano này là...
- Cô ta bảo anh làm gì thì anh cứ làm, nhé? Hiểu không nào? Chuyện này hệ trọng đấy. Anh cứ ở nhà đợi cô ta gọi. Thôi em đi đây.
Nàng gác máy.

*

Khi điện thoại reo lúc 2 giờ rưỡi, tôi đang ngủ trên sofa. Thoạt tiên tôi nghĩ là đồng hồ báo thức. Tôi với tay bấm nút tắt, nhưng đồng hồ không có đó. Tôi không nằm trên giường mà trên sofa, và bây giờ không phải buổi sáng mà là xế trưa. Tôi dậy đi ra chỗ điện thoại.
- Alô? - tôi nói.
- Alô, - một giọng nữ nói. Đó là người đã gọi lúc sáng. - Ông Okada Toru phải không ạ?
- Vâng, tôi đây, Okada Toru.
- Thưa ông, tên tôi là Kano, - cô ta nói.
- Cô vừa mới gọi đây phải không?
- Vâng. Tôi e rằng mình đã quá ư thất lễ. Nhưng thưa ông Okada, xin ông cho biết liệu chiều nay ông có rãnh không?
- Chắc là rảnh.
- Nếu vậy, tôi biết thế này quả thật là đường đột, nhưng liệu chúng ta có thể gặp nhau không?
- Khi nào? Hôm nay? Ngay bây giờ sao?
- Vâng.
Tôi nhìn đồng hồ. Thực ra thì chẳng cần nhìn - cách đây nửa phút tôi vừa nhìn đồng hồ xong - mà chỉ để cho chắc. Vẫn đang 2 giờ rưỡi.
- Có lâu không?
- Chắc không lâu lắm đâu. Tuy nhiên tôi có thể lầm. Ngay lúc này tôi không thể nói hoàn toàn chính xác được. Xin ông thứ lỗi cho.
Dù là thế nào đi nữa, tôi cũng không có cách nào khác. Kumiko đã bảo tôi phải làm theo lời người đàn bà này, bởi chuyện rất hệ trọng. Một khi nàng đã nói là hệ trọng thì đúng là hệ trọng, và tốt nhất là tôi nên làm theo.
- Tôi hiểu, - tôi đáp. - Ta nên gặp nhau ở đâu?
- Chẳng hay ông có biết khách sạn Pacific bên cạnh ga Shinagawa không?
- Có.
- Có một tiệm cà phê ở tầng một. Tôi sẽ đợi ông ở đó lúc 4 giờ. Thế có tiện cho ông không ạ?
- Được, - tôi nói.
- Tôi ba mươi mốt tuổi, tôi sẽ đội mũ bằng vải vinyl màu đỏ.
Thật lạ lùng. Có cái gì đó kì quặc trong cách nói năng của người đàn bà này, nó khiến tôi bối rối một lát. Nhưng tôi không thể lý giải có gì khác thường trong lời lẽ của cô ta. Cũng chẳng có luật nào cấm phụ nữ ba mươi mốt tuổi đội nón vinyl màu đỏ cả.
- Tôi hiểu, tôi sẽ nhận ra cô.
- Thưa ông Okada, ông có thể vui lòng cho tôi biết ông có những nét bề ngoài nào nổi bật dễ nhận diện không?
Tôi cố nghĩ xem mình có thể có những "nét bề ngoài nổi bật" nào. Mình có không nhỉ?
- Tôi ba mươi tuổi. Tôi cao 1,72 mét, nặng 63 cân, tóc cắt ngắn, không đeo kính. - Trong khi liệt kê mấy nét trên, tôi nhận ra rằng vị tất đó là những đặc điểm bề ngoài dễ nhận diện. Có thể có tới năm chục người đàn ông như vậy trong quán cà phê ở khách sạn Pacific. Tôi từng tới đó rồi, quán cà phê rộng mênh mông. Phải là nét gì nổi bật hơn thì cô ta mới nhận ra được. Nhưng tôi chẳng nghĩ được gì cả. Nói thế không có nghĩa là tôi chả có nét gì nổi bật. Tôi có một bản Sketchy of Spain của Mils Davis có chữ ký của tác giả. Tôi có nhịp tim rất chậm: bình thường bốn mươi bảy, khi nào lên cơn sốt cũng không quá bảy mươi. Tôi vừa thất nghiệp. Tôi thuộc tên tất thảy các anh em nhà Karamazov. Nhưng chẳng có nét nào trong số đó là nét bên ngoài cả.
- Ông sẽ ăn mặc thế nào? - cô ta hỏi.
- Tôi không biết. Tôi chưa quyết định. Chuyện này đột ngột quá.
- Thế thì xin ông hãy mang cà vạt chấm hạt đỗ, - cô ta nói với vẻ quyết đo&ng ai viết thư hay gọi điện cho tôi. Trong hòm thư tôi chỉ thấy rặt những hoá đơn và thư quảng cáo linh tinh, hầu hết là các catalogue thiết kế và thời trang gửi cho Kumiko, đầy những ảnh màu các kiểu áo váy xuân. Mùa đông năm nay lạnh, nhưng thỉnh thoảng tôi lại quên bật lò sưởi, vì không chắc đấy là lạnh thật hay là lạnh ở bên trong mình. Tôi thường chỉ bật công tắc lò sưởi sau khi đã nhìn nhiệt kế mà tự nhủ "Ờ, lạnh thật", nhưng ngay cả khi đó, cái lạnh mà tôi cảm thấy vẫn không hề giảm bớt.

*

Tôi viết thư cho Trung uý Mamiya mô tả khái quát những gì đang diễn ra với tôi. Nhận được thư này có lẽ ông ta sẽ bối rối hơn là vui vẻ, song tôi chẳng nghĩ ra được ai khác để viết thư cả. Tôi mào đầu bằng chính lý do đó. Rồi tôi báo cho ông Mamiya biết chuyện Kumiko đã bỏ tôi đúng vào cái ngày ông đến chơi nhà tôi, rằng nàng ngủ với người khác đã hàng mấy tháng trời, rằng tôi đã trải qua ba ngày dưới đáy giếng mà suy tư, rằng hiện nay tôi sống một mình, và rằng món quà ông Honda để lại chỉ là một hộp đựng whisky rỗng.
Một tuần sau Trung uý Mamiya gửi thư phúc đáp cho tôi.
Nói thật, từ khi ta gặp nhau lần trước ông luôn luôn hiện diện một cách lạ lùng trong suy nghĩ của tôi. Tôi rời khỏi nhà ông mà cảm thấy thực ra hai ta cần phải tiếp tục trò chuyện, phải "rút gan rút ruột" cho nhau, có thể nói vậy, và tôi vô cùng ân hận rằng hai ta đã không làm vậy. Thế nhưng, thật không may, tôi có việc đột xuất phải quay về Hiroshima ngay đêm đó. Vì vậy, theo nghĩa nào đó, tôi rất vui khi nhận được thư ông. Tôi tự hỏi phải chăng tất cả là do ông Honda đã có ý định đưa hai ta đến với nhau. Có lẽ ông ấy tin rằng nếu tôi gặp ông và ông gặp tôi thì sẽ rất tốt. Việc trao di vật chỉ là một cái cớ để tôi đến thăm ông. Có thể vì vậy mà món di vật nọ chỉ là một cái hộp rỗng. Bản thân việc tôi đến thăm ông mới là món quà mà ông Honda để lại cho ông.
Tôi sửng sốt khi được biết ông đã chui xuống giếng, bới chính tôi cũng luôn luôn cảm thấy mình bị những cái giếng lôi cuốn mãnh liệt. Một khi đã biết trường hợp cận kề cái chết của tôi, người ta sẽ cho rằng tôi hẳn sẽ không bao giờ muốn thấy một cái giếng nào nữa, nhưng không, hoàn toàn ngược lại: cho tới tận giờ đây, bất cứ khi nào thấy một cái giếng, tôi không thể không dòm xuống. Và nếu hoá ra đó là giếng cạn, tôi cảm thấy nôn nao muốn trèo xuống. Có lẽ vì tôi vẫn nuôi hy vọng gặp một cái gì đó dưới kia, rằng nếu trèo xuống dưới rồi cứ đợi, có thể tôi sẽ gặp một cái gì đó. Chẳng phải vì tôi trông đợi nó sẽ phục hồi cuộc đời cho tôi đâu. Tôi già rồi, không còn ở cái tuổi trông mong những điều như vậy. Cái mà tôi hy vọng tìm thấy được là ý nghĩa của cuộc sống mà tôi đã đánh mất. Cái gì đã tước nó khỏi tôi? Vì sao? Tôi muốn biết lời đáp tuyệt đối chắc chắn cho những câu hỏi đó. Thậm chí tôi có thể nói rằng, nếu như biết được những lời đáp đó, tôi sẽ chẳng kể gì cho dẫu còn đánh mất chính mình một cách sâu xa hơn cả bây giờ. Tôi sẽ vui lòng chấp nhận cái gánh nặng đó dù đời tôi còn lại bao năm đi nữa.
Thực lòng tôi rất lấy làm tiếc khi hay tin bà nhà đã bỏ ông, nhưng về việc này tôi không thể khuyên nhủ gì ông được. Tôi đã sống quá lâu mà không hề biết tới tình yêu thương hay mái ấm gia đình nên không có tư cách gì để nói về những chuyện đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng nếu ông có dù chỉ chút lòng mong muốn đợi thêm ít lâu may ra bà ấy quay về thì hẳn ông cứ đợi như ông đang đợi. Đó là ý kiến của tôi, nếu như ý kiến của tôi có chút giá trị gì. Tôi hiểu lắm, phải sống mãi một mình ở nơi mà có kẻ đã bỏ rơi mình thì khó đến nhường nào, song trên đời này chẳng có gì tàn nhẫn bằng không còn gì để hy vọng nữa.
Nếu có thể, tôi muốn đến Tokyo nay mai để gặp lại ông, nhưng thật không may, tôi đang bị đau một bên chân, phải mất ít lâu mới chữa lành. Xin ông bảo trọng.
Đôi khi tôi trèo qua bức tường sau vườn rồi đi dọc cái ngõ quanh co đến nơi từng toạ lạc căn nhà bỏ trống của gia đình Miyawaki. Mặc áo khoác dài đến giữa đùi, khăn quàng quấn kỹ dưới cằm, tôi giẫm lên lớp lá rụng mùa đông trên con ngõ. Gió mùa đông lạnh buốt giật từng cơn, rít qua những hàng dây điện ở trên đầu. Căn nhà đã bị đập bỏ hoàn toàn, mảnh sân giờ đây bị quấn kín bởi một hàng rào cao bằng ván. Tôi có thể nhìn vào trong qua khe hở giữa những tấm ván, nhưng chẳng có gì để nhìn - không còn nhà, không còn những hòn đá lát lối đi, không giếng, không cây, không ăng-ten, không bức tượng chim; chỉ là một khoảnh đất bằng phẳng, đen đúa trông lạnh lẽo, chằng chịt vết xe ủi đất, dăm ba cụm cỏ dại lơ thơ. Thật khó tin rằng từng có một cái giếng sâu trong khoảnh sân này và tôi đã từng chui xuống đáy giếng đó.
Tôi tựa vào hàng rào, nhìn lên ngôi nhà của Kasahara May, nơi từng có căn phòng của cô, trên tầng hai. Nhưng cô không còn ở đó. Cô sẽ không còn bước ra mà nói: "Chào Chim vặn dây cót".

*

Vào một buổi chiều tháng Hai lạnh cắt da cắt thịt, tôi ghé vào văn phòng địa ốc gần nhà ga tên là công ty địa ốc Setagaya Dai-ichi mà ông cậu tôi từng nói với tôi. Khi vào trong, người đầu tiên tôi gặp là một nữ tiếp tân đã đứng tuổi. Mấy chiếc bàn làm việc kê thành hàng gần lối vào, nhưng các ghế ngồi đều trống, như thể tất cả nhân viên môi giới đều đi gặp khách hàng. Chính giữa phòng là một cái máy sưởi lớn chạy gas toả ánh đỏ rực. Trên chiếc đi-văng trong gian tiếp khách nhỏ ở mé trong có một ông già bé nhỏ ngồi mê mải đọc báo. Tôi hỏi người tiếp tân xem ông Ichikawa có ở đây không. "Tôi đây", ông lão vừa quay về phía tôi vừa nói. "Tôi có thể giúp gì cho ông đây?".
Tôi tự giới thiệu là cháu của cậu tôi, hiện đang sống ở một trong các căn nhà thuộc sở hữu của ông cậu.
- À, tôi hiểu rồi, - ông già vừa nói vừa đặt tờ báo xuống. - Vậy ông là cháu của ông Tsuruta! - Ông gấp cặp kính đọc sách lại rồi nhìn tôi từ đầu đến chân. Tôi không biết mình gây ra ấn tượng thế nào với ông ta. - Vào đây, vào đây. Ông dùng trà nhé?
Tôi bảo ông xin đừng bận tâm, nhưng ông hoặc không nghe thấy hoặc không thèm đếm xỉa đến lời từ chối của tôi. Ông bảo người tiếp tân pha trà. Chẳng mấy chốc bà ta đã mang trà tới, nhưng khi hai chúng tôi ngồi đối diện nhau uống trà, lò sưởi tắt, căn phòng đâm ra mát lạnh. Trên tường treo một tấm bản đồ chi tiết tất cả các căn nhà trong khu vực, đây đó được đánh dầu bằng bút chì hay bút dạ. Gần tấm bản đồ là tấm lịch của ngân hàng nào đó, có in bức tranh nổi tiếng của Van Gogh vẽ cây cầu.
- Đã khá lâu tôi không gặp cậu của anh. Ông ấy dạo này thế nào? - ông già hỏi sau khi nhấp một ngụm trà.
- Cậu tôi chắc vẫn khoẻ, lúc nào cũng bận rộn. Bản thân tôi cũng chẳng mấy khi gặp cậu, - tôi nói.
- Được thế thì tôi mừng. Từ lần cuối tôi gặp ông ấy đến giờ đã mấy năm rồi nhỉ? Thấy như đã hàng bao nhiêu năm trời không gặp lại nhau. - Ông lấy một điếu thuốc từ trong túi áo khoác, cẩn thận ướm thử rồi quẹt diêm châm thuốc bằng một cử chỉ đầy quyết đoán. - Tôi chính là người đã khuyên cậu anh mua căn nhà đó, sau đó cũng lại là tôi quản lý nó cho ông ấy suốt một thời gian dài. Dù sao, được biết ông ấy vẫn bận rộn thì tôi cũng vui.
Bản thân ông Ichikawa xem ra chẳng lấy gì làm bận rộn. Tôi đoán ông ta hẳn đã về hưu một nửa, chỉ thi thoảng tạt vào cơ quan để trông nom các khách hàng lâu năm thôi.
- Vậy anh có thích căn nhà không? Không có vấn đề gì chứ?
- Không, hoàn toàn không có gì ạ, - tôi đáp.
Ông lão gật đầu.
- Vậy thì tốt. Chỗ đó đẹp lắm. Có thể nhà hơi nhỏ, nhưng sống ở đó rất tốt. Ai sống ở đó thì mọi chuyện đều xuôi chèo mát mái. Anh cũng vậy phải không?
- Tàm tạm ạ, - tôi nói. Ít nhất là mình vẫn còn sống, tôi tự nhủ. - Tuy nhiên, tôi có đôi điều muốn hỏi ông. Cậu tôi nói ông rành khu này hơn bất cứ ai.
Ông già tủm tỉm cười.
- Nếu bảo là rành thì khu này tôi hơi bị rành đấy. Tôi kinh doanh nhà đất ở khu này đã gần bốn mươi năm rồi còn gì.
- Tôi muốn hỏi ông là hỏi về nhà của gia đình Miyawaki, phía sau nhà chúng tôi. Nhà ấy bị san phẳng rồi, như ông biết đấy.
- Phải, tôi biết, - ông lão nói, môi mím lại như thể đang lục qua các ngăn kéo trong trí nhớ. - Nhà ấy người ta bán hồi cuối tháng Tám. Rốt cuộc họ cũng trả được hết nợ, lo liệu xong quyền sở hữu và các vấn đề pháp lý để đưa nhà ra bán. Một nhà đầu cơ mua lại, phá nhà đi để bán đất. Một căn nhà dù tốt đến mấy mà để trống lâu như vậy thì cũng sẽ khó bán. Dĩ nhiên, những người mua căn nhà đó không phải người ở đây. Nếu là dân khu này thì chẳng ai đụng tới chỗ đó. Anh có nghe vài chuyện về căn nhà ấy chưa?
- Có, tôi có nghe cậu tôi kể.
- Thế thì anh hiểu ý tôi nói gmặc cảm có tội tràn ngập trong lòng khiến tôi càng lúc càng khó thở.
Tôi bước ra phòng ngoài, lấy đôi giày màu nâu ra khỏi giá, dùng cái bót đi giày để xỏ chân vào. Bề mặt đôi giày phủ một lớp bụi mỏng.

*

Hóa ra tôi không phải tìm người đàn bà nọ mà chính cô ta nhận ra tôi. Bước vào tiệm cà phê, tôi nhìn quanh một lượt tìm chiếc mũ đỏ. Chẳng có người đàn bà nào đội mũ đỏ cả. Đồng hồ của tôi chỉ 4 giờ kém mười. Tôi tìm chỗ ngồi, uống cốc nước người ta mang tới rồi gọi một cốc cà phê. Ngay khi hầu bàn vừa đi khỏi, tôi nghe giọng một phụ nữ vang lên sau lưng: "Chắc hẳn ông là Okada Toru?". Tôi ngạc nhiên ngoái đầu lại. Từ khi tôi nhìn quanh phòng rồi ngồi xuống gọi cà phê đến giờ mới chưa đến ba phút.
Cô ta mặc áo khoác trắng, áo blouse lụa màu vàng, đội mũ bằng vải vinyl màu đỏ. Theo phản xạ, tôi đứng dậy đối diện với cô ta. Hiển nhiên có thể gọi cô ta là "đẹp". Ít nhất là đẹp hơn nhiều so với tôi hình dung khi nghe giọng qua điện thoại. Thân hình cân đối, thon thả, trang điểm chừng mực. Cô ta biết cách ăn mặc. Áo khoác và áo blouse cắt may tuyệt khéo. Trên cổ áo khoác lấp lánh một cái ghim bằng vàng hình lông chim. Nhìn bên ngoài có thể cho cô ta là thư ký của một công ty tầm cỡ nào đó. Duy có chiếc mũ đỏ là không hợp tí nào. Chẳng hiểu tại sao, sau khi bỏ công chăm chút ngần ấy cho quần áo cô ta lại đội lên đầu cái mũ bằng vải vinyl màu đỏ không đâu vào đâu kia. Chắc hẳn cô ta làm thế để người ta dễ nhận ta cô trong những tình huống như thế này. Nếu quả vậy thì ý đó thật không tồi. Giữa đám đông người, cô ta nổi bật lên ngay.
Cô ta ngồi xuống chiếc ghế đối diện tôi, tôi thì ngồi xuống ghế của mình.
- Lạ nhỉ, làm sao cô biết là tôi, - tôi nói. - Tôi không tìm ra cái cà vạt chấm hạt đỗ. Tôi biết chắc nó ở đâu đó thôi, nhưng không cách nào tìm ra. Nên tôi đành phải đeo cà vạt kẻ sọc. Tôi cứ nghĩ mình sẽ phải tìm cô, nhưng làm cách nào cô lại nhận ra tôi thế?
- Dĩ nhiên là tôi biết ông, - cô ta vừa nói vừa đặt chiếc xách tay màu trắng lên bàn. Cô ta giở chiếc mũ màu đỏ ra, đậy kín lên chiếc xách tay. Tôi có cảm tưởng cô ta sắp biểu diễn một trò ảo thuật: khi cô ta nhấc mũ lên, chiếc xách tay đã biến mất.
- Nhưng tôi đeo cà vạt khác mà, - tôi độp lại.
- Cà vạt khác nào nhỉ? - Cô ta liếc nhìn cái cà vạt của tôi với vẻ băn khoăn, như thể muốn nói: Cái gã dở người này đang nói chuyện gì ấy nhỉ? Rồi cô ta gật đầu: - Chuyện ấy không quan trọng, xin ông chớ bận tâm.
Đôi mắt cô ta có cái gì đó thật lạ. Chúng thiếu chiều sâu một cách bí hiểm. Đôi mắy ấy đẹp thì đẹp thật, nhưng dường như chúng chẳng nhìn bất cứ cái gì. Chúng phẳng lì, như thể làm bằng thủy tinh. Song, dĩ nhiên đó không phải là cặp mắt thủy tinh. Chúng chuyển động, chớp chớp mi mắt, như mọi cặp mắt bình thường.
Làm sao cô ta nhận ra tôi trong đám đông ngồi chật cứng quán cà phê này? Thật không hiểu nổi. Hầu như ghế nào cũng có người, trong số đó có nhiều người trạc tuổi tôi. Tôi muốn yêu cầu cô ta giải thích, nhưng kìm mình lại. Tránh khơi lên những chuyện ngoài lề thì tốt hơn.
Cô ta vẫy tay một hầu bàn đi ngang qua, gọi một suất Perrier. Anh ta bảo nhà hàng không có Perrier, nhưng có thể thay bằng nước tonic. Cô ta suy nghĩ một chút rồi đồng ý. Trong khi đợi nhà hàng mang nước tonic ra, cô ta im lặng, tôi cũng vậy.
Đến một lúc, cô ta nhấc cái mũ đỏ lên, mở khuy móc cài chiếc xách tay nằm bên dưới, rút từ trong đó ra một hộp da đen bóng nhỏ hơn chiếc băng cát sét đôi chút. Đó là một chiếc hộp con đựng danh thiếp. Cũng như chiếc xách tay, nó được cài bằng khuy móc - lần đầu tiên tôi thấy một hộp đựng danh thiếp cài khuy móc như vậy. Cô ta rút trong hộp ra một tấm danh thiếp trao cho tôi. Tôi bèn đút tay vào túi ngực tìm danh thiếp của mình thì mới nhận ra rằng trong người chẳng có tấm nào.
Danh thiếp của cô ta làm bằng nhựa mỏng, hình như thoảng mùi trầm hương. Khi đưa nó lại gần mũi, mùi hương đó càng rõ rệt. Không nghi ngờ gì nữa: chính là trầm hương. Danh thiếp mang vỏn vẹn một dòng chữ cái màu đen:

Kano Malta
Malta? Tôi lật xem mặt bên kia. Nhưng ở đó chẳng có gì.
Trong khi tôi ngẫm nghĩ về ý nghĩa của tấm danh thiếp, tay hầu bàn đến đặt trước mặt cô ta một chiếc cốc đầy nước đá rồi rót nước tonic đến lưng chừng cốc. Trên vành cốc có găm một mẩu chanh. Rồi một cô hầu bàn đến, tay bưng khay đựng một ấm cà phê màu bạc. Cô ta đặt một chiếc tách trước mặt tôi rồi rót cà phê vào. Sau đó len lén như kẻ đang dúi những que xăm xúi quẩy vào tay người khác, cô ta để hóa đơn lên bàn rồi bỏ đi.
- Ở đấy chẳng có ghi gì đâu, - Kano Malta bảo tôi.
Tôi vẫn đang nhìn chăm chăm nhìn vào mặt sau của tấm danh thiếp.
- Chỉ có tên tôi mà thôi. Không cần ghi địa chỉ hay số điện thoại. Chẳng ai gọi điện cho tôi cả. Tôi luôn luôn tự gọi cho người khác.
- Tôi hiểu, - tôi nói. Câu trả lời vô nghĩa đó treo lơ lửng trong không trung một hồi như hòn đảo bồng bềnh trên bầu trời trong Gulliver du ký.
Giữ cốc bằng cả hai tay, cô ta uống một ngụm nước qua ống hút. Khuôn mặt thoáng cau lại, cô ta đẩy cốc sang bên, như thể không quan tâm gì đến nó nữa.
- Malta không phải là tên thật của tôi, - Kano Malta nói. - Kano là họ thật, nhưng Malta là biệt danh nghề nghiệp. Theo tên hòn đảo Malta. Ông Okada đã bao giờ đến Malta chưa?
Tôi bảo là chưa. Tôi chưa bao giờ đến Malta, cũng chưa có kế hoạch đến Malta trong tương lai gần. Thậm chí tôi chưa bao giờ nảy ra ý nghĩ đó. Tất cả những gì tôi biết về Malta là bản nhạc jazz kinh khiếp của Herb Albert có tựa đề Cát Malta.
Tôi gật đầu, nhấp một ngụm cà phê.
- Vâng, nước ở Malta mùi vị thật khó chịu, nhưng một nguồn nước ở đó lại có tác dụng kì diệu lên cấu trúc thân thể của chúng ta. Đó là một thứ nước đặc biệt, thậm chí phải nói là huyền bí, chỉ một nơi duy nhất trên đảo mới có mà thôi. Dòng suối đó ở sâu trong núi, phải trèo mấy tiếng đồng hồ từ một ngôi làng dưới chân núi mới lên tới được. Nước ấy không thể vận chuyển đi nơi khác. Nếu mang đi nơi khác, nó sẽ mất hiệu lực ngay. Cách duy nhất để uống nước ấy là phải tự mình đến tận nơi. Người ta thường nhắc đến thứ nước này trong các văn bản từ thời Thập tự chinh. Người ta gọi nó là nước thần. Allen Ginsberg từng đến uống nước đó. Keith Richard cũng vậy. Tôi đã sống ở đó suốt ba năm trong ngôi làng nhỏ dưới chân núi. Tôi trồng rau và học nghề đan. Ngày nào tôi cũng leo lên dòng suối để uống thứ nước đặc biệt ấy. Từ năm 1976 đến năm 1979. Có lần, suốt một tuần, tôi chỉ uống nước đó mà không ăn một tí gì. Suốt một tuần không được cho cái gì khác vào miệng ngoại trừ thứ nước đó. Đó là một sự huấn luyện mà ai cũng phải làm. Theo tôi có thể gọi đó là một kiểu tu hành. Ta làm thế là để thân ta thanh khiết. Đối với tôi, cảm giác đó thật kỳ diệu. Vì vậy khi trở về Nhật, tôi chọn Malta làm biệt danh nghề nghiệp của mình.
- Xin lỗi, cho tôi hỏi nghề của cô là gì?
Cô ta lắc đầu.
- Nói đúng ra đấy không phải là nghề. Tôi làm không lấy tiền. Tôi là chuyên gia tư vấn. Tôi trò chuyện với mọi người về các thành tố của cơ thể. Tôi cũng nghiên cứu về loại nước có tác dụng tốt đối với các thành tố của cơ thể. Kiếm tiền không phải là chuyện khó đối với tôi. Tôi có tất cả các phương tiện mình cần. Cha tôi là bác sỹ, ông có mua cổ phiếu và bất động sản cho thuê nhắm chu cấp cho tôi và em gái tôi. Tôi có một kế toán lo sổ sách thu chi. Thu nhập hàng năm của tôi khá bộn. Tôi cũng viết vài cuốn sách kiếm được ít tiền. Còn việc tư vấn về các thành tố của cơ thể, tôi làm không vì lợi nhuận. Chính vì vậy, danh thiếp của tôi không có địa chỉ lẫn số điện thoại. Tôi luôn chủ động gọi cho người khác.
Tôi gật đầu, nhưng đó chỉ là cử động thuần tuý vật lý của cái đầu: tôi chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì những điều cô ta nói. Tôi có thể hiểu những từ cô ta nói, nhưng ý nghĩa chung của chúng thì không sao nắm bắt được.
Các thành tố của cơ thể?
Allen Ginsberg?
Càng lúc tôi càng bứt rứt khó chịu. Tôi không phải loại người có trực giác thiên phú, nhưng càng ngồi lâu với người đàn bà này, tôi càng như ngửi thấy mùi những điều phiền toái.
- Xin lỗi cô, - tôi nói, - không biết cô có thể giải thích mọi chuyện từ đầu, từng bước một được chăng? Vừa rồi tôi có nói chuyện với vợ tôi, cô ấy bảo tôi gặp cô để bàn chuyện con mèo đi lạc. Thành thật mà nói, tôi không hiểu nãy giờ cô nói những điều kia với tôi để làm gì. Có liên quan gì đến con mèo không?
- Có chứ. Nhưng trước khi đề cập tới việc đó, có một điều tôi muốn báo cho ông biết, thưa ông Okada.
Cô ta mở khóa xách tay, lấy ra một cái phong bì trắng. Trong phong bì có một bức ảnh, cô đưa cho tôi. "Em gái tôi", cô nói. Đó là một bức ảnh màu chụp hai phụ nữ. Một người là Kano Malta, trong một bức ảnh cô cũng đội mũ, một chiếc mng, tôi vẫn muốn mua. Nhưng cho tôi nói rõ điều này: hiện tôi không có đủ tiền để mua chỗ đó dù giá có hạ đến mấy so với giá thị trường đi nữa. Nhưng tôi định sẽ lo chạy tiền, dù phải mất một thời gian. Vì vậy tôi muốn rằng trong thời gian đó vẫn theo dõi được tình hình mảnh đất, giá cả lên xuống thế nào, có người nào muốn mua không. Ông có thể giúp tôi chuyện đó không?
Ông lão nhìn đăm đăm điếu thuốc chưa châm lửa, đắm mình suy nghĩ. Rồi ông khẽ ho để hắng giọng và nói:
- Đừng lo, anh còn thời gian; chỗ ấy không bán nhanh được đâu, đảm bảo với anh thế. Chỉ khi nào họ bán với giá gần như cho không thì may ra mới có nhúc nhích gì, mà chuyện đó thì còn lâu. Thành thử anh cứ thủng thẳng gom góp tiền, cần bao nhiêu thời gian cũng được. Nếu anh thực sự muốn mua.
Tôi cho ông ta số điện thoại. Ông lão ghi vào một cuốn sổ bìa đen ố mồ hôi. Nhét cuốn sổ vào túi áo khoác xong, ông nhìn thẳng vào mắt tôi một lát rồi nhìn vết bầm trên má tôi.

*

Tháng Hai đã qua, đến giữa tháng ba thì cái lạnh tê tái có phần giảm bớt. Gió ấm thổi từ phương Nam lại. Cây cối đâm chồi, trong vườn xuất hiện những đàn chim mới. Những hôm trời ấm, tôi hay ngồi ngoài hiên ngắm khu vườn. Một chiều nọ tôi nhận được điện thoại của ông Ichikawa. Ông cho biết mảnh đất của nhà Miyawaki vẫn chưa bán được, giá thì đã hạ.
- Tôi đã bảo anh rằng chẳng một sớm một chiều mà được đâu, - ông nói thêm, giọng nhuốm vẻ tự hào. - Đừng lo, từ giờ trở đi sẽ càng ngày càng rẻ hơn thôi. Mà này, công việc của anh thế nào rồi? Tiền gom góp được chứ?

*

Lúc 8 giờ tối hôm đó tôi đang rửa mặt thì nhận ra vết bầm của của mình đang hơi sốt. Đặt ngón tay lên nghe âm ấm, trước đây không vậy. Mầu sắc dường như cũng đậm hơn, gần như tía. Nín thở, tôi nhìn trân trân vào gương một hồi, đủ lâu để bắt đầu thấy gương mặt mình thành cái gì đó chứ không phải mặt mình nữa. Vết bầm bắt đầu bảo tôi điều gì đó: nó cần một cái gì đó ở tôi. Tôi không rời mắt khỏi cái tôi của chính mình trong gương, và cái tôi đó nhìn chằm chằm lại tôi từ phía bên kia gương, không nói một lời.
Ta phải có cái giếng đó. Dẫu có chuyện gì đi nữa, ta phải có cái giếng đó.
Tôi đã kết luận như vậy.
--------------------------------

1
Tsubo: đơn vị đo diện tích đất, ruộng... của Nhật, tương đương với khoảng 33 mét vuông - ND

Truyện Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 ũ đan màu vàng. Một lần nữa cái mũ rõ ràng không hợp với quần áo cô ta mặc. Cô em gái mặc bộ đồ màu lam nhạt, đội một chiếc mũ cùng tông, loại mũ thịnh hành vào thập niên 1960. Tôi nhớ đâu như tông màu này được gọi là tông "màu kem quả". Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: hai chị em đều thích đội mũ. Kiểu tóc của cô em chính là kiểu của Jacqueline Kenedy hồi còn là phu nhân tổng thống, keo xịt tóc bóng nhẫy. Cô ta trang điểm hơi quá tay, tuy nhiên vẫn có thể gọi là đẹp. Cô ta trạc hai mươi lăm tuổi. Tôi đưa trả bức ảnh cho Kano Malta, cô cất ảnh vào phong bì, đút phong bì vào xách, cài khóa móc lại.
- Em gái tôi nhỏ hơn tôi năm tuổi. Nó bị Wataya Noburu phá trinh. Cưỡng hiếp tàn bạo.
Ôi chao! Tôi muốn đứng phắt dậy mà bỏ đi, không nói không rằng, ngay lập tức. Nhưng không thể làm thế được. Tôi rút khăn mùi soa khỏi túi áo com-lê, lau miệng rồi lại đút vào. Rồi tôi hắng giọng.
- Thật kinh khủng, - tôi thốt lên. - Tôi không hề biết chuyện đó. Nếu em gái cô đã bị cưỡng hiếp, tôi xin có lời thông cảm chân thành. Tuy nhiên, tôi phải nói rằng anh vợ tôi và tôi không có liên quan gì với nhau. Cho nên, nếu vì chuyện đó mà cô muốn...
- Không phải thế, ông Okada ạ, - cô ta tuyên bố với vẻ quả quyết. - Tôi hoàn toàn không bắt ông chịu trách nhiệm đâu. Nếu có một người phải chịu trách nhiệm cho chuyện đã xảy ra thì kẻ đó trước hết phải là tôi. Bởi tôi đã thiếu quan tâm. Bởi tôi đã không bảo vệ được nó mặc dù lẽ ra tôi phải bảo vệ. Thật không may, có một số sự kiện đã khiến tôi không làm được việc đó. Trên đời vẫn có những chuyện như thế, ông Okada ạ. Ông biết đó, chúng ta sống trong một thế giới đầy bạo lực và hỗn loạn. Và trong thế giới này, có những nơi còn bạo lực hơn, còn hỗn loạn hơn thế. Ông Okada có hiểu ý tôi không? Điều gì xảy ra thì đã xảy ra rồi. Em gái tôi sẽ hồi phục khỏi sự tổn thương này, khỏi vết nhơ này. Nó phải hồi phục được. Tạ ơn trời, cũng không đến nỗi nguy hiểm đến tính mạng. Như tôi đã nói với em tôi, lẽ ra còn có thể xảy ra những chuyện còn tồi tệ hơn thế nhiều. Điều tôi quan tâm nhất bây giờ là các thành tố của cơ thể nó.
- Thành tố của cơ thể, - tôi lặp lại. Cái "thành tố của cơ thể" này hẳn là cái chủ đề trước sau như một của cô ta.
- Tôi không thể giải thích chi tiết cho ông rõ những tình huống này có liên quan với nhau ra sao. Chuyện rất dài và phức tạp, và mặc dù khi nói thế này tôi không có ý coi nhẹ ông, nhưng quả thật là ở giai đoạn này ông sẽ không có khả năng hiểu thấu ý nghĩa đích thực của câu chuyện đó. Dĩ nhiên, ông hoàn toàn không chịu trách nhiệm gì về chuyện đã xảy ra. Tôi chỉ muốn ông biết rằng các thành tố của cơ thể em gái tôi đã bị ông Wataya làm ô uế, dù chỉ tạm thời. Ông và cô ấy sẽ có liên hệ với nhau bằng cách này hay cách khác trong tương lai. Như tôi đã nói, cô ấy là trợ lý của tôi. Vì vậy, tôi nghĩ có lẽ tốt nhất là cho ông biết chuyện gì đã xảy ra giữa cô ấy với ông Wataya. Và tôi muốn ông biết rằng những chuyện như thế có thể xảy ra trên đời này.
Một thoáng im lặng. Kano Malta nhìn tôi như muốn nói: Hãy nghĩ kỹ về những gì tôi vừa nói với ông. Và tôi suy nghĩ. Về việc Wataya Noburu đã cưỡng hiếp em gái của Kano Malta. Về mối liên hệ giữa việc đó với các thành tố của cơ thể. Và về mối liên hệ giữa những điều đó với việc con mèo của chúng tôi biến mất.
- Có phải là cô muốn nói, - tôi rụt rè lên tiếng, - rằng cô và em gái cô đều không có ý định làm đơn tố cáo công khai về việc đó... hoặc báo cảnh sát?
- Không, dĩ nhiên chúng tôi không làm thế, - Kano Malta nói, vẻ vô cảm. - Nói đúng ra chúng tôi không buộc ai chịu trách nhiệm về chuyện đó. Chúng tôi chỉ muốn hiểu tận ngọn ngành những nguyên nhân nào khiến một chuyện như vậy xảy ra. Chừng nào chúng tôi chưa giải quyết được vấn đề đó thì có thể sẽ còn xảy ra những điều đáng sợ hơn thế nữa.
Tôi nhẹ người phần nào khi nghe nói vậy. Tôi hoàn toàn không chút động lòng nếu Wataya Noburu bị buộc tội cưỡng dâm và phải đi tù. Hắn ta mà đến nước ấy thì cũng đáng lắm. Nhưng anh trai của Kumiko là kẻ có tiếng tăm. Hắn ta mà bị bắt và phải ra tòa thì chắc chắn báo chí sẽ làm rùm beng lên, và đó sẽ là một cú sốc ghê gớm đối với Kumiko. Tôi không muốn điều đó xảy ra, dù chỉ để tâm trí mình được thanh thản.
- Ông cứ yên tâm, hôm nay tôi xin được gặp ông chỉ là về chuyện con mèo đi lạc thôi, - Kano Malta nói. - Ông Wataya đề nghị tôi cho lời k1('tuaid=13469&chuongid=28">Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 52 Chương 53 Chương 54 Chương 55 Chương 56 Chương 57 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68
--!!tach_noi_dung!!--

Trần Tiễn Cao Đăng dịch
Nguồn: e thuvien - Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 10 tháng 12 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---