adim gõ cửa thùng thùng như đánh trống. Mãi không có người mở, cuối cùng tít sâu trong hành lang có tiếng lệt xệt nhè nhẹ của đôi gót giày bằng phớt, đó là Arkadi Lvorich, ông hàng xóm, - sao mà lề mề thế! - Có chuyện gì mà làm ầm lên thế, Vadim? Cháy nhà à? - Tôi sợ đến nhà hát bị chậm! - Vadim nói bằng giọng vui thích và hổn hển vì vừa chạy về. - Còn bốn mươi phút nữa. Tôi còn phải đến quảng trường Smolenskaya. Bác có tưởng tượng được không? - Hãy đóng cửa cho cẩn thận, - Arkadi vừa đi vào, vừa nói. Nhưng đến bên cửa phòng mình, ông dừng lại hỏi, vẻ quan tâm: - Anh định đến quảng trường Smolenskaya bằng cách nào? Arkadi Lvorich say mê bất kỳ sự hợp lý hoá nào, nhất là trong lĩnh vực giao thông vận tải. Ông luôn luôn có những ý nghĩ độc đáo về vấn đề này và có cả một hệ thống hoàn chỉnh những lối đi nhanh nhất và tiết kiệm nhất đến mọi nơi trong thành phố, một hệ thống mà ông thường tuyên truyền. Biết được sự say mê đó của Arkadi Lvorich, Vadim trả lời nhát gừng dứt khoát, để kết thúc ngay câu chuyện: - Bằng xe điện ngầm. Xe điện ngầm à? - Arkadi Lvorich ngạc nhiên thốt lên. - Anh điên đấy à! Tôi sẽ chỉ cho anh một tuyến đường kỳ diệu: anh đến Kaluskaya bằng gì cũng được, rồi đi qua quảng trường… - Bằng xe điện ngầm, bằng xe điện ngầm!. - Vadim nói và lẩn vào phòng mình. Nhưng Arkadi Lvorich vẫn tiếp tục khuyên nhủ một cách kiên quyết đằng sau cánh cửa: - Vadim! Anh chạy đến Công viên văn hoá - mất hai phút, rồi nhảy lên xe số 10 hoặc xe “B “… - cánh cửa mở ra, và Arkadi Lvorich đeo kính, đội mũ bằng lụa đen trên chiếc đầu cạo nhẵn thín, ngó vào phòng. - Anh nghe đây: đúng mười bảy phút… - Tôi không muốn nghe, tôi đang bị chậm đây! Ông làm ơn nói thật chính xác: mấy giờ rồi? - Anh chỉ là một người Moskva thiếu văn hoá! - Arkadi Lvorich giận dữ thốt lên và đóng sầm cửa lại. Sau đó ông lại ngó vào phòng và vẫn bằng giọng giận dữ như vậy, ông hét lên: - Bảy giờ kém hai mươi!”. Vadim nhìn thấy trên bàn làm việc một mảnh giấy “Mẹ bận họp. Nếu đói qua, con cứ ăn trước, không phải chờ mẹ. Ấm chè nóng ở dưới gối. Mẹ”. Mặc dù từ sáng chưa ăn gì, nhưng bây giờ thậm chí nghĩ đến ăn, anh cũng không muốn. Điều này giống hệt tâm trạng trước lúc vào phòng thi một cách lạ lùng, và điều chủ yếu là anh đã bị chậm! - Mặc áo nào bây giờ: xanh hay kẻ, hay chiếc có cổ cài? - Vadim suy nghĩ căng thẳng, quẳng bộ đồ cạo râu bừa ra bàn. - Mặc chiếc xanh, tất nhiên rồi! cái thêm chiếc cổ vào nữa, những chiếc cúc tay áo này… Ả, vé đâu rồi nhỉ?”. Anh sợ rằng đã đánh mất vé, và lục lại tất cả các túi. Vadim nhìn lại khuôn mặt của mình trong gương khoảng một phút - một khuôn mặt cáu kỉnh với chiếc mũi và đôi má đỏ lên vì lạnh, hai gò má thì tái nhợt. Mái tóc màu hung sẫm bị chiếc mũ làm bù lên trước trán, những đám tóc rậm và cứng đựng đứng lên ở hai bên - thật là hài hước quá chừng! cần phải chải qua cho có nếp, vuốt nước… Anh vừa xoa xà-phòng lên má, thì Sergei đến. - ô ồ! - Diện bộ quần áo đàn ông, nữ thần đi dự hội hoá trang đấy à? Hình như mình đến không đúng lúc. - Sergei nói và dừng lại ngoài ngưỡng cửa. - Không sao, cứ vào đi! Cởi áo ngoài ra - Vadim nói, mắt vẫn không rời khỏi gương - Mình đi xem hát đây. Còn mười phút nữa. Với Lena Medovskaya phải không? - Ừ, ừ. Vadim nói “ừ, ừ” một cách thờ ơ và máy móc, dường như đó là một điều tất nhiên, mặc dù thực ra câu hỏi của Sergei khiến anh hơi ngạc nhiên: “Vì sao mà cậu ta lại biết nhỉ?”. - Ừ, hừ, với Lena Medovskaya, - anh nhắc lại cũng với vẻ đãng trí giả vờ đó. - Còn cậu, làm cách nào mà cậu đoán được? - Hôm qua lúc ở trường không nhớ Lena có nói với ai đó rằng cậu tặng cô ta chiếc vé một cách rất hào hiệp. Mình ngẫu nhiên nghe thấy. - Lại hào hiệp kia à? - Đúng thế, nhưng đáng buồn là mình đã quên bẵng điều đó, và đến cậu có chút việc. Bực thật! - Việc gì vậy? Có lâu không? - Mười phút, tất nhiên, là không xong rồi. Thôi được… - Sergei thở dài và bắt đầu cởi áo bành tô ra. Sau đó anh ta ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh Vadim và rút trong túi ra một bản viết nháp gì đó khá đày và bọc kín. - Đây là bản đề cương của Nina Fonika về những truyện vừa của Panova. Mình được chỉ định làm người phản biện, và cần phải phát biểu ở Hội khoa học sinh viên trong tuần sau. Mà bản đề cương thì chán ơi là chán! Mình sẽ xạc cho một trận. - Chán à? Thật lạ lùng. Bởi vì Nina là một cô gái nghiêm túc “đang thông minh lên”, như Ivan Antonovich thường nói… Nghiêm với chả túc. Cậu biết không, cô ta lấy bản báo cáo mà chúng ta đã trình bày ở buổi sinh hoạt chuyên đề về Văn học Xô-viết, chỉ hơi mở rộng một chút và nộp lên coi như một công trình khoa học. Thế thì nghiêm túc ở chổ nào? Toàn ý và lời chung chung, chẳng có ý nào riêng của mình cả… Mà Hội khoa học sinh viên dù sao cũng là một hội khoa học, dù nó là của sinh viên, nó vẫn là khoa học! Dù nói gì thì nói, toàn bộ tư tưởng của Hội khoa học sinh viên cũng bị bôi nhọ vì những công trình kiểu đó. Nếu thế thì Hội này có gì khác những cuộc hội thảo và những cuộc họp chuyên đề bất tận của chúng ta nào? Chẳng có gì khác cả! Cậu không đồng ý à? - Đúng… tất nhiên rồi, - Vadim trả lời. Anh nghe Sergei nói không thật tập trung, bởi vì anh vừa chảy máu ở má và đang cổ gắng bằng mọi cách làm cầm máu và làm cho vết đứt khó nhận thấy. - Mình muốn đọc cho cậu nghe một đoạn nào đó trong công trình “khoa học” này và cùng nhau trao đổi ý kiến. Hay là thôi, cậu sẽ được nghe hết ở Hội… Mình sẽ phát biểu thật mạnh, Và nói chung, tất cả những điều đó gây cho mình những suy nghĩ rất xấu. - Về cái gì, về sự tồn tại hữu hạn của toàn bộ cơ thể sống, phải không? - Còn tệ hơn thế, - Sergei nghiêm nghị lắc đầu. - Mình cũng bị treo vào cổ một bản đề cương, nhưng mình vẫn chưa bắt đầu. Chẳng có mong muốn gì cả. Cũng chẳng có gì kích thích hết. - Điều đó thì tệ hơn thật. - Đừng đùa, Vadim. Mình đang bắt đấu nghi ngờ - có nên tiếp tục kéo căng mãi sợi dây cao su này không? Cậu có tin rằng. Hội của chúng ta thực sự là một hội khoa học không? - Chúng ta cần phải làm cho nó được như thế, - Vadim nói. - Tất cả đều phụ thuộc vào chúng mình cả. Sergei cười châm biếm. - Cậu trả lời như ở cuộc họp báo ấy. Theo mình. Hội khoa học cần phải, trong chừng mực nào đó, làm giàu cho khoa học, mà điều đó thì hiện nay chúng ta chưa đủ sức. Chúng ta mới kể cho nhau nghe những tin khoa học mà mọi người đã biết từ lâu. Một số thì kể khá hơn, số khác thì kém hơn, thế thôi, chỉ là “Cung thiều niên” thì đúng hơn. - Và cậu, chắc là định… - Vadim nói, tay vơ khăn mặt và xà-phòng, rồi bước nhanh về phía phòng tắm, - xin ra khỏi Hội? Khi anh từ phòng tắm quay lại, người đỏ bóng lên, tóc rối bù, Sergei trả lời: Bây giờ thì mình chưa định xin ra, nhưng mình thấy rằng bằng cách nào đó cần phải cải tạo lại toàn bộ mọi hoạt động. Còn bản đề cương, nếu mình viết, mình sẽ cố gắng viết khác đi. Nó sẽ hoàn toàn không như thế này. Và cần phải có thời gian. Ồ! Chúa phù hộ cho cậu. Sergei, chính xác là mấy giờ rồi? - Bảy giờ kém bảy phút… Không, cậu hãy trả lời mình: mình có đúng không? - Nói chung thì đúng. Công việc nói chung là không xuất sắc lắm, - Vadim vội vã nói. - Ôi, mình bị muộn mất! Cô ta sẽ phải đi một mình… - Có lẽ, vấn đề là ở chỗ, - Sergei nói, - có nhiều người thừa đã ghi tên xin vào Hội chăng? Chỉ cần giữ lại những người mong muốn và có thể làm việc nghiêm túc, còn tất cả những kẻ bất tài, vô tích sự thì hãy loại ra không thương tiếc. Tất nhiên bọn họ sẽ kêu gào và làm ầm lên, nhưng điều đó là cần thiết cho lợi ích của công việc. Tóm lại, không phải bất cứ ai cũng đều có năng lực làm công tác khoa học. - Đúng, đúng… Quăng hộ mình chiếc kravat với. Ở dưới quyến tự điển đó! Sergei đưa cho anh chiếc kravat và vẫn vung tay tuyệt vọng. - Không, cậu bây giờ mất trí rồi. Không thể nói chuyện với cậu được nữa. - Không phải thế! Mình vẫn rất chú ý nghe đấy chứ, - Vadim phản đối. - Và, chẳng hạn, mình không đồng ý: làm sao mà bây giờ !!!13535_4.htm!!!
Đã xem 38462 lần.
http://eTruyen.com