ước trên cao chảy xuống ì ầm Vượn bồng con lên non hái trái (ca dao) ...ngày... tháng... năm... Gửi anh, Tính từ ngày xách va li lên tàu, đến nay đúng hai tháng. Khoảng thời gian không dài không ngắn, giữa núi rừng trùng điệp này, đủ để tôi mang trái tim ra nghĩ về cách hành xử của mình và không thể không giải bày với anh bằng những suy nghĩ dài lê thê, với lòng mong mỏi anh và những người thân yêu sẽ dần hiểu tôi. Ngay từ lúc chọn nghề, cả ba mẹ, anh chị đều cho tôi là một con điên. Bốn năm dùi mài, thích thú với khoa sư phạm, bất ngờ gặp và quen anh, tôi cứ nghĩ anh là người đồng cảm với tôi, nhưng khi thấy ánh mắt lúc tiễn lên tàu, tôi chợt thấy anh lại ném về phía tôi một cái nhìn đầy nỗi niềm và tuyệt vọng, cùng với sự bịn rịn của người thân trên sân ga. Tôi không ưa cảnh tượng đó, mong cho còi tàu mau rúc lên và lăn bánh thật nhanh để tránh những cảm giác lẫn lộn có thể sẽ khiến tôi bỏ cuộc giữa chừng bỡi những sự vây bủa định kiến khó hiểu. Tàu lăn bánh. Đó là tín hiệu khởi đầu cho “sự lập thân” của mình và là lúc tôi bĩnh tĩnh tự lật ngửa mình ra, moi hết tim gan coi nó méo mó, trầy trật ở chỗ nào? Trước hết là cảm giác xốn xang, nao nao khi phải rời xa nơi tôi sinh ra và lớn lên. Một chút đau nhớn nhác giống như con chó con bị bắt cho người lạ, đột ngột rời xa núm vú quen thuộc trên bụng mẹ, rời xa hơi hớm bầy đàn, rên ủng ẳng thảm thiết! Tôi cũng vậy, có điều tôi không rên lên, nhưng nhất định có chút buồn, nỗi buồn cay xè của kẻ lần đầu xa nhà, xa mọi thứ thân quen. Phút chạnh lòng, tôi giật mình thoáng nghĩ, mình có vẻ như là con điên thật sự, thứ dở hơi thực sự như tất cả mọi người, kể cả anh gán cho. Nếu không, sao tôi lại chọn nghề này, trong khi bạn bè cùng lứa, đứa thì vào y, đứa kiến trúc, kinh tế... những ngành hái ra tiền, lại được hưởng thụ mọi tiện nghi trong thành phố? Còn tôi? Tôi đã liên tục thổi tắt ngọn lửa hy vọng của mọi người, từ cách chọn nghề đến kiểu chọn nơi đến? Rồi tôi lại phản biện những định kiến sắp đặt kia: Tiền bạc, tiện nghi là cái gì? Nó giải quyết được gì? Tôi phân thân ra, vừa tra hỏi vừa loay hoay tìm kiếm cách lý giải. Cùng một lúc, tôi vừa là quan tòa, vừa là bị can đến nỗi đầu óc căng cứng mệt nhoài, theo bánh sắt lăn rập rình trên đường ray, rập rình cơn gà gật gãy khúc, như lúc vô tình nhìn chiếc bánh tráng nướng có cục mắm ruốc đỏ hỏn trên tay người đàn bà ngồi bên cạnh, cứ vơi dần đi... Tôi là kẻ đã lên tàu và đang lao tới, không dừng lại được. Tôi xa dần và nhỏ dần trong mắt mọi người. Xuống sân ga, chẳng ai đón. Tủi thân. Lầm lũi ra bến xe chen chúc trong chiếc xe đò chật cứng, ì ạch non nửa ngày mới tới nơi. Lại tủi thân. Niềm tủi phận cứ thế, cao thêm một chút, dày thêm một ít. Rồi lại tự nhủ: “Thôi, sự đã rồi. Đã lên tàu còn phân vân nỗi gì!”. ...ngày... tháng... năm... Viết tiếp... Nơi tôi đến, anh không thể nào tưởng tượng nổi. “Thật kinh khủng!”. Đó là cảm giác đầu tiên khi tôi nhìn thấy ngôi làng bé tẹo bị vây phủ giữa đồi núi chập chùng. Tôi đã từng nhìn thấy núi rừng dọc đường lên Đà Lạt. Nhưng núi rừng ở đó thì dễ thương, thơ mộng, còn chỗ này thì quạnh quẽ, đìu hiu: Những con đường đất đỏ dọc ngang, vài quán tạp hóa, những con bò thản nhiên nằm giữa đường. Nhà sàn chen lẫn với nhà mái tôn tường gạch làm tôi ngẩn ngơ: Không gian văn hóa Tây nguyên bị tróc vảy sao? Nhưng tôi lại thích những bụi sắn, giàn bầu và lũ heo kéo lê chiếc bụng sát đất nom như nùi giẻ lau nhà... chen lẫn với cảnh tượng đó là những người đàn bà cong người trên những chiếc gùi nhô lên vài que củi, mụt măng, trái bắp... Tất cả đều lắc lư theo bóng những người đàn ông rựa vác vai, miệng ngậm ống vố thở khói phì phèo, nhẩn nha đi phía trước, khiến tôi liên tưởng đến ống khói con tàu đưa tôi đến tận chốn này; trong khi đám trẻ con thì mình trần, mốc cời, tóc hoe vàng nom rất lạ mắt. Khi thấy tôi, lũ trẻ nhìn ngơ ngác, còn cha mẹ chúng thì mở tròn mắt, tò mò vì sự xuất hiện đột ngột của một cô gái lạ giữa chốn “thâm sơn cùng cốc” này. Tôi hỏi thăm người thanh niên đường tới trường. Anh ta reo lên và nói câu gì đó bằng tiếng dân tộc tôi không hiểu. Sau đó lại khum tay lên miệng hú một tiếng dài làm tôi hết hồn, như thể mình sắp bị đưa lên giàn hỏa vậy. Lát sau, mọi người lục tục kéo ra đường, tiến về phía dãy nhà sàn dài. Người thanh niên đưa tôi nhập vào đám đông. Tới lúc đó, tôi mới kịp quan sát: Anh ta cao lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, mái tóc bềnh bồng như nghệ sĩ trong dàn nhạc Jazz. Tôi lí nhí nói mấy tiếng cảm ơn và đưa tay ra để anh ta dắt, trèo lên nhà sàn nối với khúc cây khất từng nấc, không mấy dễ dàng. Lát sau ba thầy cô giáo xuất hiện. Một vài người còn mang theo nải chuối, thu đủ và vài loại trái rừng màu đỏ chót. Ché rượu có mặt ngay giữa sàn cùng lúc với bếp lửa nổi lên. Cuộc tiếp đón mộc mạc, chân thành làm tôi cảm động thực sự. Họ xoăn xít hỏi han, giải thích, an ủi... khiến tôi đỡ quạnh lòng đôi chút. Ông trưởng buôn, rồi tới lượt ông xã trưởng kéo cần rượu đưa về phía tôi bằng ánh mắt sáng rỡ. Có lẽ, một chút rượu ấy khiến tôi đủ tỉnh táo để xách va li theo các đồng nghiệp về trường. Đi bộ non cây số, cô giáo tên Hài chỉ tay về phía dãy nhà sau ngọn đồi kín lá: “Trường đấy. Thầy cô ở ngay tại trường, trong một phòng học. Rồi em sẽ thấy...”. Chị Hài bỏ lửng câu nói. Tôi giật mình khi nghe nói thầy cô ở cùng phòng và lầm lũi bước theo mọi người một cách nặng nề, cuốn theo cảnh “thầy cô ở chung phòng” cứ trương phình dần trong đầu! Anh có thể tưởng tượng nổi không? Đến trường, suýt nữa tôi bật thành tiếng. Gọi là trường học, nhưng giống như một trại chăn nuôi bị bỏ hoang. Một dãy nhà lợp tôn, mái ễnh cong; tường thì sứt sẹo đầy những vết tróc lở khiến tôi liên tưởng ngay đến những ngôi trường khang trang ở thành phố, đến những công sở cao ngất ngưởng, lộng lẫy. Tâm trạng nặng nề ấy khiến chị Hài tưởng tôi mệt vì đường xa, xô liếp cửa phòng tập thể nhỏ nhẹ: “Em nằm nghỉ chút rồi ăn cơm”. Tôi đặt chiếc va li xuống nền đất nện láng tưng và bắt đầu quan sát: Nửa bên này dành cho các cô, rộng hơn và được chắn kín bằng tấm cót mò o nẹp dày. Bên kia là phòng ông Thắng, phụ trách trường, có cửa đi riêng. Tấm cót vẫn nguyên vẹn, không hề thấy lỗ thủng, chứng tỏ mọi người đều sống nghiêm túc khiến tôi có thêm chút an tâm. Chiếc bàn học trò duy nhất giữa phòng nữ, hai bên là hai băng ghế gỗ vừa là chỗ soạn bài, tiếp khách, vừa làm nơi ăn uống. Phía trong là tấm vải hoa giăng ngang, có lẽ là chỗ ngủ. Giá sách vở được đặt trên những mảnh gỗ ghép gắn vào tường, phía đối diện 4 ly thủy tinh đứng ôm phích nước màu xanh da trời. Mọi thứ đều lỏng chỏng, lẻ loi, xa lạ khiến tim tôi đập loạn xạ, như thể đang ở trại lao cải! Anh biết không, lúc chị Hài trở lên nhìn thấy vẻ mặt dàu dàu liền ôm choàng vai an ủi: “Rồi em sẽ quen, sẽ vui. Hồi mới lên chị cũng vậy, suýt ngã nhào xuống đất! Vào thay áo quần, rửa mặt, chị dọn cơm đây”. Tôi thẫn thờ vẹt tấm màn chắn ngang căn phòng: Chiếc giường gỗ và chiếc chiếu hoa, bên trên là chiếc gối ôm và tấm mền cùng màu vàng nhạt... Tôi chưng hửng và nghĩ mình sẽ không chịu đựng nổi nếu nằm quá ba đêm, bởi thói quen nằm nệm từ thuở bé. Tôi lúng túng thật sự, loay hoay với những ý nghĩ lộn xộn cùng cảm giác lạnh lẽo bắt đầu sưng tấy lên. Tôi thừ người ra, nước mắt chảy dài... Hồi còn ở nhà, những đêm trời trở lạnh tôi thường chui qua giường chị Nga tìm chút hơi ấm từ người chị choàng lên. Còn nơi này, đêm đầu tiên mới kinh khủng làm sao! Phần xa nhà, phần khí núi lạnh tôi không tài nào ngủ được. Mắt mở thao láo nhìn bóng đêm, tai dỏng lên nghe ngóng mọi tiếng động chung quanh: Tiếng côn trùng rả rích như giàn bát âm đám tang; tiếng chim đêm vang lên đột ngột xé toạt màn đêm; tiếng lộc cộc đâu đó quanh nhà như kẻ trộm tìm cách cạy cửa. Tôi điếng người, cong riết rồi quơ tay ôm chị Ngân như đứa bé chui rúc vào lòng mẹ vì sợ hãi. Lúc ấy, nếu anh một mình ở đây, tôi chắc anh cũng có cảm giác giống tôi: Sợ hãi! Tôi cố gắng chống chọi, tới sáng thì mệt bơ phờ. Tôi phân vân: Mình sai lầm thật sao? ...ngày... tháng... năm... Anh này, Công việc của anh thế nào rồi, hy vọng anh sẽ thành ông chủ nhỏ. Lúc đó không chắc anh sẽ nhận ra tôi, cô giáo lạc loài đâu đó giữa chốn đèo heo hút gió này? Nhận thư anh, tôi cứ ngỡ anh sẽ kể chuyện phố phường, cái mà tôi đang thiếu lúc này. Chẳng dè, anh toàn an ủi và trách móc nhẹ nh&agp vỏ lụa, bày bộ ngực nhão, phơi lòng thòng ra bên ngoài để thằng con nhỏ trườn lên, miệng mút chùn chụt núm vú nhăn nheo, một tay giữ chặt núm còn lại như sợ có đứa nào lấy mất, hất cằm lên, cãi: - Già khụ. Bốn năm mươi còn đĩ điếm cái giống gì, đâu như thời còn Tây còn Mỹ? Một bà khác tay đập chành chạch những con bồ hóng bay vo ve trên mắt, cười hềnh hệch: - Nghe nói nay Tây ba lô qua mình nhiều. Bà Hai Cốm: - Ừa, có thể lắm. Chẻo đặt chiếc rổ tre lên đùi, lặt lại những cọng rau xanh, khép nép nghe những lời bình phẩm, không tham gia. Câu chuyện bất ngờ chuyển qua hướng khác. Chị đàn bà có chiếc vú mướp bỏ trần ra ngoài xoắn những hột đào trong chiếc cão bung vành, thành nhiều vòng: - Đời này sướng thiệt đấy. Thằng cha Tám Cận goá vợ nhận cục tiền đền sào ruộng đâu bảy triệu, liền xuống phố tậu ngay chiếc xe máy Tàu chạy mù trời. - Mấy bà không biết gì sao? – Bà Ba Vịt lộn kêu lên - Thằng chả đêm nào cũng mò xuống con mẹ Bỉnh bánh tráng làng dưới. Có bữa ghé lại chỗ tôi mua cả chục. - Vịt lộn để nhử hả? - Tiếng the thé của ai đó như tiếng bà Năm Dây Sên cất lên bỡn cợt, bới móc. Chị vú mướp trề môi: - Nhử gì nữa mà nhử. Để tẩm bổ mấy bà ơi! Thằng chả bảy mươi, con mẽ sáu mươi. Hồi xuân. Sung lắm. - Mày thử rồi sao biết sung? – Bà Vịt lộn thêm. Câu nói vừa rơi vãi ra quanh chỗ bọn họ ngồi, bay lả tả, lập tức những tiếng cười ngặt nghẽo tràn ra kèm theo những tiếng “quỷ, quỷ” đầy lỗ tai. Và phụ hoạ vào những tràng ngặt nghẽo quỷ kia là những âm thanh phát ra từ những chiếc loa thùng quanh xóm, xoắn theo gió bay về. Những âm thanh lạc quạc, ngọng nghịu,.những ca từ kéo dài, thu ngắn từ những chiếc miệng móm người già, chưa tròn chữ của trẻ con phát ra ong ỏng, vương víu lên tận đọt tre cao. - Nhà bà Năm Sình mới tậu dàn raoke hôm qua. Chính mắt tôi thấy. Xịn lắm! - Chỉ là chức trưởng ban con con, sao bằng của ông bí thư huyện? - Chời ơi! của cống nạp, bòn rút mà đi so bì? - Nghe thằng chả mèo mỡ với con Châu bỏ chồng, đi lại với nhiều cán bộ. Lão mua chiếc Pa Xỳ mới cứng tặng con đĩ đó đó? - Hèn chi cứ thấy thằng chả chiều chiều đảo qua truông Dâu rồi mất hút… - Toàn lũ điếm thúi, thúi từ con đĩ tới thằng quan – Giọng nói của ai đó văng ra cùng với bãi đờm nhổ toẹt ra bên hông. Đúng lúc này thì bà Tư Bèo đột ngột xuất hiện trước những cặp mắt ngỡ ngàng, soi mói. Đám đàn bà quê như muốn lột trần con người đàn bà kỳ lạ kia ra. Mọi con mắt đều đổ dồn về phía bà Tư đang vắt chéo chân từng bước ngắn về phía đám người ngồi lê. Chuyện riêng tư của các cán bộ được bọn họ lập tức xếp gọn trong cổ họng. Bà Tư Bèo cất giọng chả chớt: - Chào mấy chị. Mạnh giỏi há? Mà làng mình nay giàu quá héng? Nhà nào cũng xe máy, cũng karaoke. Chẳng bù hồi tui còn ở làng, nghèo mốc đít. - Giàu chi – bà Hai Cốm vẩu mỏ lên – có chút tiền đền bù mới ra thế. Giỏi ca hát ba tháng là đói dảnh bánh. - Đói đâu chưa thấy, nhưng giờ nghe ca hát vang trời là thấy vui rồi – Bà Tư Bèo nói vừa nhún nhẩy, ư ử: Sáu mươi năm cuộc đời…Hai mươi năm đầu vui sướng không bao lâu, hai mươi năm sau ừ ư ư ừ ừ… - Phước đức nhà chị đi làm ăn xa giàu có, chớ ở làng như bọn này có ngày xách bị đi ăn xin. - Sao vậy? – Bà Tư Bèo ngạc nhiên. - Sao nữa? Ruộng đất sạch sẽ. Trên thu hết của dân rồi đưa cho thằng giàu mở nhà máy này, xưởng chế tạo kia. Mà chế tạo con khỉ mốc. Chúng nó sang tay nhau ăn chênh lệch. Làm dân thời chó nào cũng khổ như trâu bò. Máy móc ai người ta dùng đám khu đen này? Quét rác đổ thùng đâu phải dùng đến trăm người? - Vậy sao? – Bà Tư Bèo thốt lên bằng cái giọng vô cảm, rồi nhìn xoắn vào chỗ con Chẻo đang ngồi thu lu, núp sau lưng bà vú mướp - Chẻo à, con dẫn cô vào chào anh Năm đi con. Không đợi Chẻo trả lời, bà xấn lại, xốc cổ tay cô lôi dựng dậy, kéo đi. Rổ rau trên tay Chẻo chao đi mấy vòng, suýt rơi xuống đất. - Chào mấy chị nghen. Ông Năm Thọt trước kia là anh thợ cày giỏi nhất làng. Đêm ra nọc rơm rút rơm cho đôi bò, bị du kích địa phương bắt lên núi, ấn cho cây súng và biến thành anh Việt cộng một cách dễ dàng, trơn tru. Năm Thọt có tên cúng cơm là Tầm, Võ Văn Tầm. Sau trận càn năm 72, ông bị trúng mấy phát đạn vào chân, không chạy được, bị bắt làm tù binh, bị giam ngoài Côn Đảo đâu hai năm rồi trả về địa phương với chân trái lệch đến mươi phân nên dân làng lấy tướng đi đặt chết tên cho ông. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì ông còn may mắn hơn nhiều người khác (nói về số phận). Nhưng đời không phải vậy, không suôn sẻ. Mấy tay ở xã ngắm nghía tướng mạo ông sao đó, bèn đề nghị lên quận bắt ông làm ấp phó. Cái chức ấy chẳng mùi mẽ, quyền lực, cũng không cơm cháo gì trong cái xóm nhỏ chỉ còn lèo tèo vài người già. Thanh niên lớp lên núi, lớp xuống biển rồi gặp nhau ở chỗ nào đó phang vào nhau ầm ầm, cứ như hồi còn để chỏm chia phe đáng giặc giả. Có điều đám giặc giả ngày nào giờ thành thiệt rồi: Một bên cầm súng Nga xô, Tàu; một bên cầm sũng Mỹ nhắm vào nhau mà bắn. Bắn đến lòi ruột, phọt óc, tan nát thịt xương mới thôi, cho dù trước đó chúng đã từng chia nhau trái ổi, cắn chung cục kẹo nổ, rủ nhau đi hái trộm me... Năm Thọt trong số đó. Ông từ chối thế nào cũng không xong, bèn tự nhủ: Ấp phó trong cái làng chỉ còn hàng tre và mấy con chó ốm chạy rông thì tội nợ gì. Cứ từ từ ít tháng rồi tìm cách! Là nghĩ bụng thế thôi, chứ cách gì thì nghĩ mãi mà không tìm ra. Còn chân cao chân thấp chạy lên núi lần nữa, sao leo gộp được? Với lại... Đúng, cứ lì dưới này coi bộ sướng. Đám đông những người như Năm Thọt chỉ có thể nhìn thấy đường gần mà không thể tính nổi đường xa; chân chỉ có thể chạm mặt đất chứ hai tay không thành cánh mà bay lên trời cao, nên chỉ hai tháng sau là các đồng chí cũ tràn về làm chủ. Ông bị liệt vào hàng ngũ địch. Làm tay sai cho địch. Lại vác tay nải, lương khô đi cải tạo. Đủ hạn lại trở về như bao người khác, mặt cắm xuống đồng sình, chổng đít lên trời như kêu oan! Giờ chỉ còn hai cha con trong căn nhà gạch ba gian. Tuy cũ kỹ, rêu mốc nhưng không đến nỗi nào. Không làm cán bộ thì nông dân, mất mát chi, ông nhiều lần tự nhủ như vậy. Khổ tâm là cốt nông dân bị lột trụi như người ta nhổ lông con chim cu hơ lên lửa: lớp da đỏ hỏn phút chốc đen thui, mỡ chảy xèo xèo. Và như bao dân làng khác, bọn ông chỉ có dúm chữ, chẳng nghề ngỗng, biết chuyển đổi làm thứ gì? Ngay cả chuyện ông viết đơn xin chân bảo vệ một nhà máy trong khu công nghiệp, người ta liếc ngang nhìn dọc tấm lý lịch, rồi lịch sự: “Dạ có người rồi, thưa bác!”. Chỗ nào cũng một giọng ấy khiến ông ngán ngẩm quay về, lật tung lớp đất cằn trong mảnh vườn nhỏ, trồng các thứ rau kiếm đồng chợ. Bữa gặp Chín Phước – cựu chủ tịch mặt trận xã, người rất hiểu hoàn cảnh ông – đang thả bò trên gò Dinh, ngoắt ông lại: - Hết biết rồi anh Năm ơi! Cái làng này rồi đến loạn mất. Nhà nào cũng hò hát. Nhà nào cũng xúm nhau mua xe. Nhà mua sau phải mua xe đắt hơn nhà mua trước. Còn bọn thanh niên rượu chè thâu đêm suốt sáng. Ầm ầm như đám giặc, chẳng chịu làm ăn! Năm Thọt cười khẩy: - Đám ve sầu đó hát bã họng, bụng tóp teo sẽ chạy đi kiếm ăn, lo gì? - Không thể được. Không thể nào ăn không ngồi rồi mãi được Anh tính coi: mươi triệu bạc đó có thấm tháp vào đâu. Ăn nhậu ca hát đã đời rồi lăn ra chết chắc? Năm Thọt khoát tay: - Thôi, hết đường rồi anh Chín. Tôi cũng khuyên giải nhưng họ bỏ ngoài tai, kêu tôi là đồ khùng. Thân già bọn mình… - Ông bỏ lửng câu nói. Năm Thọt bật cười khùng khục khi nhớ lại mấy lời qua lại bữa đó với Chín Phước. Thằng cha, đúng chứng nào tật đó. Chuyện làng xóm chả coi như chuyện nhà, bứt rứt không yên. Trước khi đi dự họp tướng mạo hùng hùng hổ hổ; tan buổi mặt mũi ỉu xìu, bước đi không muốn nổi. Bộ mặt Chín Phước lộ rõ vẻ thất vọng não nề. - Năm ơi, anh Năm! Tiếng gọi thẽ thọt làm ông giật nẩy người, rút vội tay ra khỏi háng khi cơn ngứa chưa thiệt đã. Ông bỏ chân xuống khỏi chiếc đẩu nhựa quơ chân tìm đôi dép cùn, vịn tay lên mặt bàn nhóng cổ ra hỏi: - Ai kêu tôi đó? - Em đây. Em Bèo đây anh Năm! - Trời đất, cô đi những đâu mà nay mới mò về làng? Về hồi nào? Vẫn những bước chân vắt chéo, bà Tư bỏ tay mình ra khỏi tay Chẻo, cởi chiếc kính đen ra khỏi sống mũi, dòm Năm Thọt gần đụng mặt. - Mới. Khoẻ chớ anh Năm? - Khoẻ. Còn cô? Chà, thay đổi dữ he. Nhìn bộ dạng này đã biết đổi đời rồi, giàu hung rồi? – Ông nói vừa nhìn bóng con Chẻo mang rổ rau ra giếng nước. - Đổi cái con khỉ. Giỡn hoài. Mần như trâu như bò ấy chớ! - Cô mần cái giống gì mà cực nhọc dữ vậy? - Huầy, có nói anh cũng không hiểu đâu. Về lần này trước thăm anh, sau bàn với anh cho con Chẻo đi với em vào trỏng. Em hướng dẫn nó làm ăn. Nhan sắc như nó biết đâu lại quơ được thằng chồng giàu? - Dòm thân hình cô chắc cũng đang quơ được thằng chồng giàu có? Mà làm thứ gì: may vá, bán xôi, hủ tíu, bò kho, vé số…? Từ ngày làng này hết ruộng, lũ trẻ con cũng bỏ học vô trong đó bán vé số, đông có đến trăm! - Đâu cực nhọc vậy anh. Số là em có quán cà phê: sáng bán tới 9 giờ nghỉ, tối đến 10 giờ đóng cửa. - Cô kêu nó làm những gì? - Dạ, ngồi quày tính tiền cho khách. - Chỉ vậy thôi? - Vậy thôi. - Coi bộ dễ ăn quá héng? - Chẳng dễ gì đâu anh. Hay là anh bán quách căn nhà vào với em? - Giỡn hoài. - Thiệt đó. Năm Thọt ngẩng người, nghĩ bụng: “Con mẹ này định quơ luôn mình chắc. Hồi xưa nó bám theo mình như đỉa bám chân trâu khiến bà vợ cứ ghen lồng lộn lên. Vợ mất nó lại ám như như ma quỉ ám, nay thấy đơn chiếc định giở trò gì nữa đây?”. Háng ông lại nổi ngứa. Lúc đầu chỉ mới lăn tăn. Ông nín thở để kéo cơn ngứa xuống, nhưng càng nín hơi, nó lại càng bùng lên thật dữ dội. Ngứa hung rồi. Ông chỉ muốn thọc ngay tay vào cào xoáy cho đã cơn, ngặt nỗi con Tư ngồi cạnh ông luôn chồm về phía mình mỗi khi nói. Cơn ngứa chạy lên mặt đỏ rần, tê cứng trên các đầu ngón tay, cắn nhéo trên vành tai… Chỗ nào trên thân thể ông cũng nhột nhạt khó chịu. Tư Bèo ngó chăm chăm Năm Thọt. Cô thấy khuôn mặt ông có vẻ khang khác, các mạch máu dãn đỏ vẽ vòng y như những anh thanh niên tuổi mới lớn. Không kềm được lòng, cô trườn bộ ngực đồ sộ lên mặt bàn, cầm tay Năm Thọt: - Anh chẳng mất gì đâu. Tình muộn là đẹp nhất! – Nói và cô nhoẻn nụ cười duyên. Nụ cười đỏ lòm son môi và lửa tình. Năm Thọt trân người gần như cong quíu lại, mắt hoa lên Ông không còn chịu nổi cái cảm giác nhột nhạt kia nữa, không thấy nghe gì nữa, thọc tay vào háng gãi rồn rộn, gãi thật mạnh như những lúc ông ngồi một mình dạng chân gãi ngứa. Những móng tay cào chạy tới đâu cơn ngứa điên cuồng kia bị đẩy lùi tới đó. Ông híp mắt mê mẩn. Giây lát thần kinh như dịu lại để kịp nhìn thấy bộ mặt hốt hoảng nhìn sững ông. - Chuyện gì vậy anh Năm? Rõ ràng trước mặt ông là Tư Bèo, người đàn bà son phấn đã biến mất trong cơn ngứa khắc khoải vừa qua, giờ trồi lên. với cặp mắt đờ đẫn, ngây dại. Ông nghe rất rõ từng hơi thở dồn dập của cô ta, hơi thở của người phụ nữ bám đuổi theo ông trên cánh đồng làng mấy mươi năm trước, giờ lại có dịp rượt ông chạy hụt hơi trên chiếc đẩu nhựa. - Không. Cô Tư, đừng làm thế! Nói và ông giật mạnh tay, thiếu chút nữa là mặt hai người dính chặt vào nhau. Ông đứng lên, thở hắt ra. Tư Bèo cũng đứng lên thở sượt như quả bóng xì. Đồng làng hun hút phía sau. Truông tre chổng ngược thành những con đường khói bụi, ồn ào; vò nước móc lủng lẳng chiếc gáo dừa quay tròn cạn đáy bắt đầu lột lớp vỏ xơ cứng biến thành những ly bia, bọt tràn nhớp nháp. Đó là những lớp bọt phun xùi xùi từ chiếc miệng những con cua đồng trước cửa hang, lớp bọt của những con lươn trơn chùi dưới mà sâu. Quán toàn những mùi lạ từ những con người lạ hoắc mang vào. Đó là mùi khói thuốc thiu, bay vất vưởng, mùi bia vãi tung trên nền nhà toè ra ung úng khó chịu. Nó không như mùi phân bò, mùi bùn non, mùi khói đốt đồng và rơm khô lẫn trong mùi cua đồng, cá nướng mà cô từng cất tiếng cười trong vắt… Chẻo bắt đầu lạc vào thế giới khác bằng những thứ mùi lạ ấy, quấn chặt lấy cô. Chẻo ngập lún trong mớ nhớp nháp mỗi lúc như dày, cao thêm làm cho đêm dài và sâu hơn. Đêm sáng trắng và dập dềnh hỗn độn. Đêm vỡ loảng xoảng những mảnh nhỏ găm vào đầu óc, cứa xoáy ruột gan. Đêm nào Chẻo cũng mơ thấy cánh đồng sình, những bước chân vắt chéo và bộ mặt đầy mỡ của bà Tư Bèo. Cánh đồng làng thì tít mù xa, còn bà Tư thì thật gần, sát bên cô, luôn thầm thì, nhỏ to ngọt xớt: “Bắt đầu cuộc đời là những khó chịu nhưng riết rồi quen con ạ!”. “Nhưng hồi ở nhà cô kêu chỉ ở quày thu tiền?”. “Con nhỏ mới lạ, ngồi với người ta có mất mát cái gì đâu nè? lại được boa. Khoảng tiền ấy còn gấp chục lần lương cô phát cho cháu ấy chớ?”. Chẻo hốt hoảng khi thấy bà Tư nhất mực bắt phải lột bộ bà ba để tròng vào chiếc robe màu đen: “Da con trắng, mặc màu đen sang trọng lắm” bằng cái giọng thẽ thọt ru ngủ. Trong bóng tối nhờ nhờ, cô như cái bóng ma. Đôi vai trần, cánh tay trần lạnh ngắt. Từ chân lên đến háng là khối da thịt phơi ra trần truồng. Cô cảm thấy như cả thân thể mình bị lột sạch sẽ những mảnh vải che. Chẻo thu người lại, nhưng càng cố, cơ thể cô càng trương phình lên. Những chỗ kín cần che giấu của phụ nữ bị lật tung, toang hoác. Nước mắt cô chảy ra. Những giọt nước mắt phút chốc thành những con rắn trườn khắp người lạnh ngắt. Bọn con gái tứ xứ và cả cô nữa, tất thảy mười bảy người. Mười bảy con rắn ngơ ngác dưới chiếc đũa điều khiển, rất lạnh lùng của bà Tư. Cả trong giấc mơ lẫn ban ngày mắt mở thao láo Chẻo luôn nhìn thấy cánh đồng sình của cha con cô, của người dân làng Nam Thổ bị đè bẹp bên dưới những khối bê tông đồ sộ của những nhà máy im lìm ngủ bên dãy núi phía tây. Đồng làng hun hút xa.