úc đó triều đình ngự tại Điện Versailles cách Paris ít dặm đường. Ngày 1-5--1789, hơn 1.200 đại biểu tới điện Versailles vào đứng họp trong một phòng lóìi gọi là phòng hội trường để ra mắt nhà vua. Đại biểu quý tộc mặc áo nhung lụa thêu kim tuyến, đại biểu Giám mục và Hồng y mặc áo tím hoặc đỏ, các mục sự mặc áo đen, còn các đại biểu thứ dân cũng mặc áo đen nốt… Buổi họp đầu tiên đã mang lại thất vọng ngơ ngác cho nhiều người. Bài diễn văn của vua Louis XVI chỉ đề cập tới những điểm khái quát, và tuy tỏ ý thương dân yêu nước, vẫn nhắc tới uy quyền do thiên mệnh của nhà vua. Ngoài ra, không có nói gì hết tới những việc cải tổ mong muốn. Sau nhà vua, bộ trưởng tài chánh Necker đọc bản phúc trình rất dài về ngân khố. Toàn con số là con số! Quốc dân Đại biểu đứng nghe từ 8 giờ sáng tới 1 giờ chiều. Bấy giờ, nhiều người mới hiểu rằng mục đich của sự triệu tập Đại hội chỉ là thuế má. Tuy nhiên, trong ngày đầu, cũng chưa có chuyện gì xảy ra… Tới ngày 6-5, sự chia rẽ bắt đầu. Ngày đó, lại phòng nghị trường, chỉ còn thấy có đại biểu thứ dân đến họp. Không thấy quý tộc và tu sĩ, vì các đại biểu này tính chuyện họp riêng. Phần lớn đại biểu thứ dân đều ngơ ngác, không biết xử trí ra sao. Nhưng trong số này, lại có hai đại biểu lạc ngũ: hầu tước Mirabcau và tu sĩ Sieyès. Mirabeau là người đầu tiên đã nhìn thấy những chia rẽ nội bộ của phe tu sĩ và quý tộc. Vóc người cao lớn hùng mạnh, nét mặt xấu xí nhưng đôi mắt sáng quắc, Mirabeau liền đăng đàn khích lệ các đại biểu thứ dân. Rồi Sicyès đã thốt ra một khẩu hiệu quyết định: “Các đại biểu thứ dân có thể thay mặt cho toàn thể quốc dân”. Sau cùng, ông đề nghị: nếu các đại biểu quý tộc và tu sĩ khòng chịu tới họp chung, các đại biểu thứ dân vẫn nhóm họp để quyết định mọi việc, vì có đủ thẩm quyền…
Cuộc giằng co thế lực kéo dài hơn một tháng tròi. Trong khi đó, vua Louis XVI nhiều khi lẩn mặt, hoặc tiếp kiến riêng những đại biểu quý tộc tu sĩ. Tới ngày 13-6, thứ dân vẫn họp một mình, các ghế của tu sĩ và quý tộc vẫn bỏ trống. Bỗng nhiên, ở cửa phòng hội nghị, chợt thấy xuất hiện 3 đại biểu mục sư ăn mặc lếch thếeh. Các đại biểu thứ dân vỗ tay chào đón hai mục sư đã rời hàng ngũ sang với thứ đân. Tới ngày 16-6, Sicyès đề nghị lấy danh nghĩa chính thức là Quốc hội của toàn dân, và tự gán cho Quốc hội một thẩm quyền trọn vẹn.
2) Quốc hội lập hiến Tới ngày 20-6, vua Louis XVI phản ứng bằng cách đóng cửa phòng hội trường không cho họp, Sáng hôm đó, tròi mưa tầm lã, đoàn đại biểu thứ dân đành phải kéo nhau đi ngoài phố đế tìm chỗ họp, lếch thếch như một bọn Do Thái lang thang, theo sau có một số đông dân chúng. Tìm mãi được một căn nhà lớn, thường dùng làm chỗ đánh cầu cho các vị quý tộc. Quốc hội liền vô đó họp. Tới ngày 22-6, nhà vua lại sai người đóng cửa phòng đánh cầu. Đại biểu thứ dân lại lang thang một lần nữa, tới họp tại nhà thờ Saint-Louis. Họp đển buổi trưa. bỗng nhiên cửa nhà thờ mở rộng: 148 đại biểu tu sĩ, dẫn đầu bởi một vị Tổng Giám mục, đã vào nhà thờ họp chung với thứ dân. Quốc hội đã thắng một trận lớn đầu tièn.
Cực chẳng đã, tới ngày 23-6, nhà vua đành phải mở lại cửa phòng hội trường cho các đại biểu tới họp ở điện Versailles. Quý tộc và tu sĩ cũng tới. Vua cũng tới, nhưng lần này với rất nhiều vệ binh. Khi kết thúc hài diễn văn, Louis XVI nói: “Trẫm ra lệnh cho các đại biểu phải phân tán lập tức, để sáng nqày mai tới họp riêng từng tầng lớp một đề bàn công việc”. Sau lệnh đó, kèn trống nổi lên và nhà vua bãi triều. Quý tộc và phần lớn tu sĩ ra theo gót nhà vua. Tiêng có thứ dân và một số tu sĩ vãn đứng lại trong phòng họp. Ông hầu tước phụ trách việc khánh tiết của nhà vua, tới yêu cầu ông Chủ tịch Quốc hội cho giải lán. Mirabeau liền hầm hầm trả lời: “Ông hãy về nói cho những người gửi ông tới đây biết rằng chúng tôi đến đây họp là do ý chí của toàn dân, và chỉ có thể lấy lưỡi lê mới đuổi chứng tôi ra khỏi nơi này mà thôi!”. Tiếp theo. Sieves cũng đăng đàn hô hào: “Thưa quý đại biểu, các ông tới đây hôm nay để tiếp tục việc hôm qua. Xin bắt đầu cuộc thảo luận”. Rồi Quốc hội lập tức quyết nghị rằng những đại biểu có tính cách bất khả xâm phạm. Rồi ngày 24-6, thêm một số đại biểu tu sĩ tới gia nhập. Ngày 25- 6, 47 đại biểu quý tộc cũng gia nhập. Đối với nhà vua, Quốc hội lại thắng một keo lớn thứ hai nữa.
Trong thời gian đó. dân chúng ngày càng đói kém và tình trạng dần trở thành hỗn loạn. Tại các tỉnh, khi nhận đượe thư từ của các đại biểu, dân chúng cũng bắt đầu xôn xao. Tại Paris, các chứng khoán đều sụt giá. Ngân hàng đóng cửa. Vua Louis XVI cho gọi thêm 20.000 quân về điện Versailles, phần lớn là người ngoại quốc. Quốc hội cũng đâm hoảng sợ. Tin đồn rằng IIoàng đế nước Áo, anh vợ của Louis XVI, sẽ gửi thêm quân tới, và Quốc hội sẽ bị giải tán, còn các đại biểu sẽ bị giết. Cứ tối đến, nhiều đại biểu không dám ngủ nhà. Đứng trước sự đe dọa của sức mạnh, Quốc hội lâm vào một tình thế khó giải. Nhưng dân chúng thành Paris đã nổi dậy giải nguy cho Quốc hội.
Dân chúng Paris vốn đã xôn xao vì đỏi rét và các tin đồn. Quận công d’Orlèans cùng các nhà đại tư bản lụi vung tiền lôi kéo được đoàn vệ quân của thành Paris. Đồng thời, họ cũng tổ chức được những đoàn tự vệ trong 18 khu phố. Paris lúc đó thật hết sức sôi nổi. Dân chúng biểu tình khiêng bức tượng của quận cỏng d’Orlèans. Các rạp hát đều đóng cửa, các biểu ngữ giăng đầy đường, và không nơi công viên nào là khỏng có người diễn thuyết. Trong một cuộc diễn thuyết, Camille Desmoulins đã đột nhiên tung khẩu hiệu: “Dân chúng hãy tự võ trang”. Khẩu hiệu ấy. trong chốc lát đã lan tràn thành phố, những đám đông đã tự động phá cửa những tiệm bán khí giới để eưửp súng, cùng đánh cướp những kho khí giới khác. Tới ngày 14-7-1789, dân chúng Paris đã nổi loạn eướp nhà ngục Bastille.
Thực ra. lúc đánh cướp ngục Bastille, dân chúng Paris không có ý định đạp đố đế chế. vì trong lúc tấn công, họ cỏn hô khẩu hiệu: “Vua vạn tuế!”. Họ cũng không có ý định giải phóng những tù nhân chính trị, vì trong ngục lúc đỏ, phần lớn chỉ lá những con nợ bị tù. Nguyên nhân của cuộc đánh phá chỉ là cốt chiếm kho và khí của nhà ngục. Dân chúng Paris có phái một phái đoàn tới yêu càu viên thống đốc coi ngục phải giao khí giới. Cuộc điều đình kéo đài trong mấy tiếng đồng hồ, và viên thống đốc mời phái đoàn dùng cơm. Trong khi đó, dân chúng võ trang đứng đợi bên ngoài. Thấy bặt tin, dân chúng xao động. có mấy người sốt tiết nhẩy xuống hào. lội qua lên bờ, lấy búa chặt giây xích để hạ cổng nhà ngục. Một vài phát súng nổ lẻ tẻ. Trên chòi cao. viên thống đốc quan sát tình thế. Không biết ông có ra hiệu bắn hay khòng, song những lính giữ ngục đã nổ một loạt súng. Trong đám dân chúng, nhiều người bị thương hoặc chết. Máu xung lên, họ ào ào mở cuộc tấn công. Đoàn Vệ quân thành Paris tới tiếp viện cho dân chúng, đem cả súnh thần công tới. Đạn thần công phá vỡ cổng nhà ngục. Dân chúng ào vào chém giết chặt đầu viên thống đốc bêu lên ngọn giáo cắm cửa ngục. Suốt đêm hôm đó, dân chúng Paris đốt lửa, nhẩy nhót xung quanh những chiến lợi phẩm cùng đầu lâu người. Từ đó, đân chủng Paris đã được tổ chức gần thành một lực lượng thống nhất dưới quyền của Paris Công xã. La Favettc được cử làm chí huy trưởng đoàn Vệ quân cùng những Tự vệ thành Paris.
Sau khi ngục Bastille thất thủ thủ. Nhiều người trong hoàng tộc đã bỏ vua Louis XVI để xuất ngoại. Bị cô lập trong điện Versailles, Louis XVI đành chịu đầu hàng. Ngày 15-7, Vua ra mắt Quốc hội chín thức báo tin rằng sẽ giải tán những quân đội tập trung gần điện Versailles. Ngày 17-7, vua ngự giá tới Paris, đốn nhà Đô Chánh, bắt tay viên Thị trưởng thành Paris, và chấp nhận lá cờ cách mạng gồm ba mầu, xanh đỏ là màu của Paris, còn mầu trắng tượng trưng cho nhà vua.
Noi theo gương Paris các tỉnh cũng võ trang giấy loạn. Dân chúng các tỉnh, nhất là tầng lớp tư sản đô thị, cũng bỏ tiền tổ chức những đoàn tự vệ, chiếm đóng các công sở. Tại các vùng quê, tình trạng hỗn loạn bắt đầu. Nhiều nơi, những toán nông dân nổi lên chia ruộng. Nhiều toán khác đánh cướp những kho lúa hoặc những đoàn xe chở lúa. Cướp bóc nổi lên như ong. Cứ chiều đến, tại các làng, trống mõ đều nổi dậy. Các cầu cống đều đóng cửa, tai nơi cổng làng, đán chúng đặt chướng ngại vật để ngăn nhừa kẻ gian phi.
I.úc đó. phần lớn quý tộc đã xuất ngoại, chỉ còn lại một số quý tộc ít ruộng đất, hoặc có khuynh hướng cấp tiến. Nhận thấy tình trạng đã tiến tới mực độ bất khả vãn hồi. nên trong đêm 1-8-1789, các quý tộc trong Quốc hội đã đồng thanh tuyên bố huỷ bỏ những ưu quyền của mình. Ọuốc hội đã bỏ thăm chấp nhận sự hủy bỏ các quyền phong kiến. Trong những ngày tiếp theo, Quốc hội mở cuộc thảo luận về hiến pháp. Họ chấp nhận nguyèn tắc chủ quyền của Quốc dân. Đồng thời, noi theo Montesquieu và Rousseau, họ chấp nhận sự phân quyền (lập pháp, hành chánh, tư pháp) cũng như chấp nhận những quyền tự do cơ bản của cá nhân. Tuy nhiên, vua Louis XVI vẫn chần chờ không chịu chuẩan phê những đạo sắc lệnh biểu quyết sau ngày 1-8. Trong khi thảo luận hiến pháp, những chia rẽ chính kiến đã dần dần xuất hiện tại Quốc hội. Một số đại biểi tỏ ý ngại những hành động quá khích do dân chúng mới gây nên, đã trở lại muốn bênh vực cho chế độ cũ. Một thiểu số khác lại chủ trương quá khích hơn, tỷ dụ nlur Danion. Các báo chi Paris nhất là tờ “Bạn Dãn” của Marat, luôn luôn khích động dân chúng và hô hào những biện pháp quá khích. Trong lúc đó. mặc dầu có lời hứa giái tán quàn đội, vua Louis XVI vẫn gọi thêm quân về Versailles. Trong một bữa tiệc khao quân, vua và hoàng hậu đã đích thân tới chào mừng binh sĩ. Và khi nâng cốc, một số quan quân đã giựt lá cờ tam tài vứt xuống đất. Những tin đó khiến dân chúng Paris công phẫn. Tờ “Bạn Dân” thừa dịp đổ thêm dầu vào lửa. Ngày 6-10-1789, tại hội quán Jacobins, Danton lên diễn đàn yêu cầu Paris Công xã ra lệnh cho La Fayette mang đoàn Vệ quân tới điện Versailles đòi nhà vua phải giải tán quân đội. Dân cluìng lại tụ họp biểu tình, phần lớn là đàn bà, đến 7, 8 ngàn người. Một số đàn ông đánh phấn, mặc váy, di theo đám binh lính. Vì được lệnh của Paris Công xã, La Fayette cũng mang đoàn vệ quân đi theo. Khi tròi sập tối, mưa đổ xuống, đám biểu tình tới Versailles. Đứng trước đám dân chúng phẫn nộ, Louis XVI, một lần nữa lại nhượng bộ. Nhà vua bằng lòng chuẩn phê những đạo sắc lệnh do Quốc hội quyết định sau ngày 1-8. Nhưng lần này, đám biểu tình làm dữ hơn, nhất định bắt nhà vua phải rời điện Versailles để trở về Paris. Cực chẳng đã, nhà vua đành đem gia quyến và quần thần lên xe ngựa lũ lượt trở về Paris. Theo sau là đám dân chúng vẫn còn hô khẩu hiệu: “Nhà Vua vạn tuế!”. Ngày 6-10 lại đánh đâu một bưởc thắng lợi thứ hai của dân chúng. Từ đó trở đi, cho đến khi ngai vàng bị sụp đổ, nhà vua cùng triều đình đã phải ngụ lại điện Tuileries ở Paris. Quốc hội cũng trở về Paris, đặt trụ sở tại một căn nhà gần điện Tuilevies. Lâu đài Versailles chỉ còn lá một nơi vắng vẻ, chửa đựng những hình ảnh dĩ vãng mà thôi!
Cuộc can thiệp của dân chúng trong ngày 6-10-1789, mặc dầu có mang lại thắng lợi cho cách mạng, đã gây nên những chia rẽ chính kiến trong Quốc hội. Trước sự bạo động của dân chúng luôn luôn cồ võ bởi một số lãnh tụ quá khích, phần lớn những đại biểu trong Quốc hội đều cảm thấy e ngại. Tuy một mặt, họ vẫn sợ âm mưu của nhà vua, nhưng mặt khác, họ e ngại những hành động quá khích và độc đoán của dân chúng Paris. Áp lực của dân chúng luôn luôn muốn nổi loạn trên hè phố đã khiến cho bầu không khí trong Quốc hội đôi khi trở nên nghẹt thở và thiếu sự tự do để thảo luận. Sau Ngày 6-10, dần dần có một số chừng 120 đại biểu bỏ không tới họp. Ngay đến La Fayette cũng phản đối sự bạo động quá khích. Muốn thâu hồi lại chủ quyền, Quốc hội đã quyết nghị trừng trị những kẻ chủ mưu trong vụ biểu tình ngày 6-10. Một tiểu ban được cử ra đề mở cuộc thẩm vấn, và Marat, chủ bút báo “Bạn Dân”, bị bắt vô khám. Lúc bấy giờ, khuynh hướng ôn hòa đã thắng lợi với đại đa số trong Quốc hội.
Từ đó trở đi, cho đến ngay 11-7-1790, sự chia rẽ chính kiến vần tiếp tục đào sâu những hố cách biệt. Vua Louis XVI vẫn kéo dài cuộc đề kháng âm thầm, các tay lãnh tụ cực đoan như Marat, Robespierre, Danton, Camille Desmoulins vẫn tiếp tục viết báo, hoặc đăng đàn tại hội quán Jacobins dê khích động dân chúng. Nhưng đa số Quốc hội vẫn đứng ở lập trường ôn hòa. Trong khi đó, Quốc hội tiến hành việc dự thảo hiến pháp. Do sự dự thảo hiến pháp, nên Quốc hội đã lấy tên là Quốc hội lập hiến. Khuynh hướng của hiến pháp cũng là khuynh hướng ôn hòa cách mạng. Hiến pháp chấp nhận sự phân quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền lập pháp sẽ được nắm giữ bởi Quốc hội gồm 745 đại biểu, bầu ra trong một nhiệm kỳ 2 năm, có tính cách bất khả xâm phạm, và không ai có quyền giải tán. Quốc hội sẽ làm các luật, nhất là luật về thuế khóa. Quyền hành pháp sẽ được tượng trưng bởi nhà vua với một hội đồng bộ trưởng. Đối với các luật chấp nhận bởi Quốc hội, nhà vua chỉ có quyền phủ quyết. Đoàn ngự lâm quân bị giảm xuống 1.800 nguời. Như thế, Quốc hội mới thực sự tượng trưng cho chủ quyền quốc dân, vì Quốc hội là do dân chúng bầu lên. Nhung vì e ngại khuynh lurớng quá khích của dân chúng, bản hiến pháp đã quy định những hạng người có quyền bầu cử: chỉ có người dân nào hàng năm có nạp thuế tới một tỷ lệ ấn định, người đó mỏi có quyền bầu cử. Do đó. những tầng lớp dân chúng nghèo, bị loại ra khỏi sự sinh hoạt chính trị. Đem so sánh, thể thức bầu cử của bản hiến pháp mới còn kém tính cách bình đẳng của thể thức bầu cử Quốc dân Đại biểu trước kia do Louis XVI ban bố.
Đồng thời với việc dự thảo hiến pháp. Quốc hội vẫn phải tiếp tục giải quyết mọi vấn đề sinh hoạt trong nước. Vấn đề khó khăn trọng đại hơn cả là vấn đề tài chính, vì ngân khố trống rỗng, Mirabeau đã nói giữa Đại hội: “Các ông thảo luận, thảo luận hoài! Nhưng giờ này, sự phá sản đương chờ các ông ngoài cửa”. Cùng kế, Quốc hộỉ đã nghĩ tới tài sản của Giáo hội nước Pháp, một tài sản vĩ đại mà các con chiên sùng đạo, lúc chết đi, đã di chuyển lại cho Giáo hội. Tổng giám mục De Tallevrnnd là người đầu tiên đề nghị với Quốc hội nên tịch thâu tài sản Giáo hội. Lời đề nghị được chuyển thành sắc lệnh. Những tài sản ruộng đất của Giáo hội sẽ được đùng làm bảo đám cho những phiếu công trái phát hành bởi ngân khố Quốc gia. Do sự tịch thâu tài sản, Quốc hội đã xâm phạm luôn tới sự tổ chức Giáo hội. Vì không còn tài sản sinh sống, giám mục và mục sư đành phải phụ thuộc vào nhà nước, và như thế, Giáo hội Pháp đã dần dần phải ly khai với La mà để trở thành một Giáo hội của nhà nước. Những biện pháp này đã gây nhiều khó khăn cho Quốc hội. Vì Giáo hội La mã đã tìm hết cách phản đối. Ngoài ra, vua Louis XVI, vốn rất mộ đạo, cùng không chịu chuẩn phê những sắc lệnh nói trên, hơn nữa, trong các tu sĩ, có nhiều vị không chịu tuyên thệ với Giáo hội mới. Nhiều tu sĩ đã bỏ trốn. Tại những vùng sùng đạo như Bretagne, nhiều tầng lớp lớp dân chúng ngoan đạo trở thành công phẫn, và đó là màn nổi loạn sau này của lớp nông dân và quý tộc Bretagne để phản đối chính quyền cách mạng. Xét kỹ, vùng Bretagne thực là một xứ kỳ lạ: một số người Bretons đã trở thành những lãnh tụ quá khích của cách mạng, còn một số sau này sẽ trở thành những lãnh tụ chống cách mạng!
Tuy nhiên, trong thời gian đó, mặc dầu sự chia rẽ chính kiến ngày càng sâu rộng, ngoài mặt vẫn chưa có sự gì xung đột quyết liệt. Tuy biết rằng tại Quốc hội đương tiến hành soạn thảo hiến pháp, vua Louis XVI vẫn không lên tiếng phản đối. Tới ngày 14-7-1790, tức là ngày kỷ niệm việc chiếm ngục Bastille, buổi lễ đã được cử hành long trọng, trong một bầu không khí có vẻ hòa địu và thông cảm: tới dự lễ, có đủ mặt nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, Quốc hội, các quý tộc và dân chúng, gần 100.000 người tụ tập tại công trường Mars. Từ nhiều ngày trước, dân chúng Paris đã tới xếp đặt và kiến thiết lại công trường. Nhà vua tới cuốc đất, các quý tộc cũng vậy. Các bà nữ quý lộc cùng tới, xắn áo đẩy xe đất cùng với các người dân bà ngoài chợ. Tổng Giám mục De Tallevrand đứng chủ tọa cuộc lễ Misa của ngày kỳ niệm. Vua Louis XVI tuyên thệ trung thành với hiến pháp. Dân chúng hàn hoan mừng rỡ, hò hét chúc mừng nhà vua. Suốt ngày đó và đêm đó, Paris chăng đèn kết hoa và dân chúng nhảy múa tới sáng. Trong ngày 11-7-1790, hình như nhà vua cùng các tầng lớp dân chúng đã vứt bỏ hẳn những hiềm khích cũ, để bước vào một giai đoạn đoàn kết và tương thân tương ái. Nhưng tiếc thay, những biểu lộ tương thân trong ngày đó chỉ là những biểu lộ nhất thời, và cũng là những biểu lộ cuối cùng trước khi núi lửa bùng nổ.
Ngay khi tuyên thệ, vua Louis XVI trong thâm tâm vẫn coi là một việc miễn cưỡng. Vì trong thâm tâm, ông vua nhu nhược ấy vẫn không thể chấp nhận được điểm này: ông cho rằng quyền nhà vua là do thiên mệnh, không phải là do người uỷ thác! Nên nhà vua vẫn không thể nào chấp nhận được hiến pháp. Trong thời gian im lặng, nhà vua vẫn tìm cách hoặc cầu cứu ngoại bang hoặc mua chuộc những đại biểu có thiện cảm trong Quốc hội. Toàn thể Âu châu lúc đó cũng sôi nổi vì cuộc cách mạng Pháp Các nhà quý tộc Pháp xuất ngoại đã tìm hết cách thúc đẩy các nước Âu châu can thiệp bằng binh lực. Hầu hết các nước Âu châu lúc đó đều còn theo chế độ quân chủ, nên tất nhiên e ngại cách mạng. Lại thêm vấn đề quyền lợi. Tuy nhiên, vào 1790, các nước Âu châu còn ngần ngại chưa dám quyết định, muốn chờ đợi xem xét tình thế. Nước Phổ và Áo còn bận tâm lo lắng việc phàn chia nước Ba Lan, vì sợ nước Nga chiếm phần hơn. Anh chưa muốn can thiệp ra mặt, chỉ muốn giật giây và xúi giục kẻ khác. Vi chưa cầu được ngoại viện, vua Louis XVI đành cố mua chuộc các đại biểu. Trong số những lãnh tụ cách mạng, có La Fayette và Mirabeau đã hơi ngả về nhà vua. La Fayette nghiêng ngả, vì trong thâm tâm, ông chủ trương cách mạng ôn hòa, sợ những biện pháp quá khích. Còn Mirabeau đã nhận của vua Louis XVI 200.000 bảng để trâ nợ, lại mỗi tháng được lãnh 1.000 bảng phụ cấp. Tuy nhiên, mặc dầu nhặn tiền, sự nghiêng ngả của Mirabeau vẫn không phải là do sự mua chuộc. Ông vốn lá một người có thực tài, có dạ cứu nước, nhưng vi quá ăn choi, nợ nần nên nhận liều tiền mà thôi. Thực ra, có lẽ sự nghiêng ngả của ông là do chính kiến. Ông là người ưa chuộng tự do, và theo ý ông, tự do chính trị chỉ có thể thực hiện do một thế thăng bằng trong việc phân quyền. Muốn có tự do chính trị trị, không thể giao toàn thể chủ quyền dù cho một người hay cho một Quốc hội. Cần phải giữ nhà vua lại, để gây thế thăng bằng đối với Quốc hội. Chính Mirabeau đã toan tính một kế hoạch khá chu đáo: lúc đó, ở trong nước, nhà vua cùng còn nhiều thế lực và ảnh hưởng, nên Mirabeau đã khuyèn vua Louis XVI nên tìm một địa phương nào có sự ủng hộ của dân chúng, lẻn trốn tới đó, tập hợp quân đội, gây thế thăng bằng với Quốc hội và dân chúng Paris, rồi mới mở cuộc nói chuyện. Nhưng vua Louis XVI quá do dự đã không nghe theo. Trong khi đó, các lãnh tụ cực đoan vẫn tiếp tục khỉch động quần chúng. Robespierre đòi hỏi việc ban bố phổ thông đầu phiếu. Marat buộc tội tầng lớp tư sản đã lợi dụng công cuộc cách mạng để làm lợi cho riêng mình. Desmoulins cũng chỉ trích thể thức bầu cử của hiến pháp. Do đó, những mầm đầu tiên của sự tranh đấu giai cấp đã bắt đầu phôi thai.
Tình trạng giằng co nói trên kéo dài tới ngày 20-6-1701. Trong thời gian đó, Mirabeau lâm bệnh rồi chết, cỏ lẽ vì trác táng quá độ. Vua Louis XVI đã mất một vị cố vấn có thực tài và ngày càng trở nên trơ trọi. Ngoại viện cũng không thấy tới, vì các vua Âu châu đều đặt nhiều điều kiện nặng nề cho sự can thiệp bằng binh lực… Vì vô kế khả thi, nên đến ngày 20-6-1791, giả trang làm tên đầy tớ, vua Louis XVI đã cùng với gia quyến lên một chiếc xe ngựa lớn, trốn ra khỏi thành Paris. Ý định của nhà vua định đi đâu, để làm gì, cũng không có sử gia nào được biết. Nhưng hoàng hậu mang theo nhiều hòm xiểng, lại có một số người theo hầu. Chiếc xe lớn nên dễ bị để ý. Nên khi tới Varennes, có viên xếp trạm nhận được mặt vua. Y lập tức đi báo với giới hữu trách của chính quyền cách mạng, rồi đánh mõ khua chuông nhà thờ, tụ tập dân chúng, tới vây chiếc xe. Viên biện lý xã Varennes tới hỏi giấy thông hành, nhận được mặt vua, giữ nhà vua cùng gia quyến lại, rồi đưa xe trở về Paris. Suốt dọc đường, dân chúng tụ tập chửi rủa mắng nhiếc. Khi về tới điện Tuileries, lúc La Fayette tới xin lệnh của nhà vua. Louis XVI đã trả lời: '“Theo tôi biết, hình như nước Pháp không còn có vua nữa”.
Từ đó trở đi, Quốc hội nắm giữ trọn vẹn chủ quyền thay thế Louis XVI. Nhà vua vẫn ngồi đó, nhưng không còn ai nhận thấy sự có mặt của vua. Tại Qưốc hội, tả phái lớn tiếng đòi mang vua Louis XVI ra trước toà án xét xử, tạii hội quán Jacobins, các lãnh tụ cực đoan luôn luôn đăng đàn về vụ đó. Nhưng đa số Quốc hội vẫn chần chờ, chưa dám quyết định hẳn. Ngày 17-7-1791, do sự khích động của các lãnh tụ Jacobins, dân chúng Paris biểu tình ở công trường Mars, ký một bán kiến nghị đói xử nhà vua. Quốc hội ra lệnh cho La Fayette phái đến một đội vệ quân tới đẹp biểu tình. Dân chúng ném đá. Một tiếng súng nổ, rồi một loạt súng. Một số người chết và bị thương. Tiếp theo đó, Quốc hội ban hành một đạo sắc lệnh trừng trị các báo chí đã xúi giục dân chúng. Một lần nữa, Murat lại phái đi trốn. Sau ngày 17-7, một số hội viên của hội quán Jacobins cũng bỏ hội để thành lập một hội quán khác (hội quán người Feuillants) vì họ cũng phản đối vụ biểu tình ngày 17-7. Rồi tới ngày 3-9-1791, Quốc hội lại đệ trình bản dự án hiến pháp lên vua Louis XVI, rồi ngày 14-9-1791 1, vua chuẩn y hiến pháp, và một lần nữa, lại tuyên thệ trung thành với hiến pháp. Từ đó trở đii, các phe phái càng chia rẽ hơn trước. Nhưng tới cuối tháng 9-1791, Quốc hội lập hiến đã hoàn thành nhiệm vụ, và phải trao quyền lại cho Quốc hội lập pháp được bầu theo thể thức ấn định bởi hiến pháp.
3) Quốc hội lập pháp Cuộc bầu cử đã được xúc tiến mau lẹ. Tới ngày 1-10-1791, Quốc hội lập pháp chừng hơn 700 người, đã nhóm phiên họp đầu tiên để thay thế cho Quốc hội lập hiến. Thành phần phần đông đảo hơn cả vẫn là tư sản đô thị, luật sư, thẩm phán, chưởng khế, thương gia, những nhà kinh doanh… Tới khi nhóm họp. Quốc hội lập pháp đã phân thành ba khuynh hướng. Hữu phái được mệnh danh là phái Feuillants, gồm 264 đại biểu, có khuynh hướng tôn trọng hiến pháp, và đồng thời tôn trọng nhà vua. Tả phái gồm đại biểu, phần lớn đều là hội viên của hội quán Jacobins, gồm những người tên tuổi như Vergniaud, Brissot, Danton, Robespierre, Carnol… Trong giai đoạn đầu của Quốc hội lập pháp, một nhóm thiểu số những được mệnh danh là phái Gironde (gồm các lãnh tụ Vergniaud, Brissot) vẫn dẫn đầu tả phái. Nhưng về sau, phái của Danlon, Robespierre ngày càng chủ trương những biện pháp cực đoan hơn. Do đó, đã có sự dị biệt và tương tàn ngay giữa tả phái. Phái của Robespierre, Danton được mệnh danh là phái Montagne, và phái này sẽ tiêu diệt phái Gironde. Đến cuối cùng, phái Robespirre lại tiêu diệt phái Danton để rồi lúc chót, Robespirre cùng đồng phái đứng lên đoạn đầu dài nốt… Nhưng trong giai đoạn đầu của Quốc hội lập pháp, tả phái chưa đến nỗi quá chia rẽ, và vẫn còn tranh đấu chung để chống Hữu phái. Giữa tả phái với Hữu phái, có những đại biểu khác, giữ lập trường trung lập và ôn hòa, thường được mệnh danh là Bình nguyên phái. Phái này lúc ngả sang bên, lúc sang bên Hữu. Số đại biểu của họ khiến Bình nguyèn phái có thể đóng vai trò quan hệ trong cuộc tranh chấp giữa Tả và Hữu… Tuy nhiên, cần nói ngay rằng trong suốt nhiệm kỳ của Quốc hội lập pháp từ tháng 10-1791 đến tháng 1-1792), khuynh hướng tả phái ngày càng bành trướng.
Ngay từ buổi họp đầu, Tat phái đã mở cuộc tấn công: nhà vua không còn được kêu là Hoàng thượng mữa, và khi tới họp với Quốc hội, vua chỉ được ngồi một chiếc ghế bên cạnh chủ tịch mà thôi. Pétion - một lãnh tụ tả phái - được bầu làm thị trưởng thành Paris. Danton được cử làm phó Biện lý Paris, còn La Fayette, vì ôn hoà, bị cất chức chỉ huy trưởng vệ quân. Vấn đề quan hệ lúc đó là vấn đề chiến tranh cùng dẹp loạn trong nước. Do vấn dề này, Tả phái ngày càng thắng lợi để rốt cuộc lật đổ nhà vua. Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI đành cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu châu. Do đó, nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới bièn giới Pháp. Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo hội và nhà vua, cùng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cùng võ trang dấy loạn để bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. Tình trạng nước Pháp lúc đó thực hết sức lung lay. Tại Paris, dân chúng sống trong bầu không khí lo sợ hoảng hốt như một cơn sốt. Quốc hội thảo luận liên miên về vấn đề: chiến hay hòa? Phe chủ chiến vẫn là tả phái, cầm đầu lúc đó bởi nhóm Gironde. Các lãnh tụ như Vergniaud, Brissol luôn luôn đăng đàn đòi khai chiến. Trái lại, Robespierre, mặc dầu cầm đầu Tả phái, chủ trương điều đình hoà hoãn. Vì Robespierre muốn tranh thủ thời gian để chỉnh đốn tình trạng chia rẽ, bè phái trong hàng ngũ cách mạng. Tuy nhiên, lập trường của nhóm Gironde đã thắng, phần do tài hùng biện của Vergniaud, Brissol, phần do những lời tuyên bố vụng về khích bác của vua nước Phổ khiến các đại biểu căm giận. Vả lại, chính Louis XVI và hoàng hậu cũng muốn chiến tranh, và ngầm thúc đẩìy Quốc hội tới chỗ khai chiến. Có một vài biểu thận trong nhấn mạnh rằng trong hiện lình nước Pháp, quân đội bị tan rã, ngàn khố trống rỗng khó lòng đánh giặc. Nhưng phái Gironde đã trả lời: “Chúng ta sẽ có 600.000 quân tình nguyện, và chúng ta sẽ, mang ngọn đuốc tự do đốt cháy những ngai ràng vua chúa Âu châu!”. Rồi tới đêm 20-1-1792, Quốc hội đã gần như đồng thanh tán thành lập trường khai chiến, giữa những tiếng vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng Pháp thậl bi đát. Quân đội chính quy tưởng rằng còn 300.000 người, nhưng kỳ thực chỉ còn 82.000. Trong hàng tướng lãnh chỉ có ba người: Luckner, Rochambeau, La Fayette. Luckner là người Đức nên mới giao tranh, quân đội Pháp đã nhiều phen thất trận. Chưa giáp chiến đã chạy! Khiến cho quận công Brunswick, chỉ huy quân đội Áo, đã mỉa mai báo các tướng tá: "Các ông cứ yên tâm. Đây chỉ lá một cuộc hành quân dạo mát mà thôi".
Những vụ thất trận liên tiếp này gây nên một bầu không khí hoang mang sôi nổi tại Quốc hội. Nhóm Gironde đổ lỗi thất trận cho vua Louis XVI, cho rằng nhả vua đã thông tin cho địch quân. Để cứu vãn tình thế, Quốc hội quyết nghị nhiều biện pháp cứng rắn: các tu sĩ không chịu tuyên thệ sẽ bị lưu đày, đội ngự làm quân của nhà vua bị giải tán và Quốc hội ra lệnh cho các địa phương phải gửi quân tình nguyện tới Paris để phòng thủ kinh thành.
Nhưng Louis XVI không chịu chuẩn phê các sắc lệnh nói trên. Dân chúng Paris lại sôi nổi. Ngày 20-6-1972, 8.0o0 người dân võ trang lại tới vây điện Tuileries, hô khẩu hiệu: “Đả đảo Ông Phủ Quyết”. Dân chúng ùa cả vào phòng vua. Tèn lái lợn Legendre mắng nhà vua: “Này ông, ông chỉ là một đứa gian dối, ông đã gạt dân nhiều rồi, nay lại còn muốn gạt nữa”. Nhưng lần này, có lẽ vì quá căm giận, hoặc tới đường cùng đâm liều, Louis XVI vẫn cương quyết không chịu chuẩn phê các sắc lệnh. Rốt cuộc, Petion, thị trưởng Paris, đã phải tới giải tán đám biểu tình.
Sau ngày 20-6, nhóm Gironde lại có dịp buộc tội nhà vua. Brissol nói trên diễn đàn: “Tôi nói rằng nếu chúng ta đập chết cái triều đình trú ngụ ở khu vườn bên kia, tức là chúng ta đập chết tất cả ổ bọn phản bội. Vì tríều đình là nơi trung tâm phiến động của các cuộc âm mưu vậy!” Trong khi đó, nhà vua vẫn liều lĩnh chèo chống. Một mặt, Louis XVI mua chuộc đám vệ quân Thuỵ Sĩ, tổ chức việc phòng thủ điện Tuileries. Một mặt khác, vua tung tiền mua các đại biểu. Những người như Danton, Fabre d’Eglantine đều có lãnh tiền của nhà vua trong dịp này. Tuy nhiên, cũng như Mirabeau, Danton tuy lấy tiền vẫn làm theo ý kiến riêng mình. Vì tới đêm 9-8-1792, chính Danton đã tham dự vào vụ khởi loạn lật đổ nhà vua!
Chưa bao giờ, một cuộc khởi loạn lại được chuẩn bị một cách công khai như thế. Dân chúng đều gần như biết trước nhật kỳ khởi loạn. Trong thời gian đó, một số tình nguyện quân của các tỉnh đã tới Paris. Khi đi đường, đám quân lình nguyện Marseillais đã đặt một bản hành khúc lấy tên “La Marseillaise” để cỗ võ dân chúng đầu quân chống xâm lăng. Khi các tình nguyện quân tới Paris, Robespierre yêu cầu họ ký kiến nghị truất phe nhà vua. Tới đêm 9-8, 48 khu phố Paris bầu những đại điện mới tới toà Thị chính thay thế nhân viên của Paris Công xã mà họ cho là thiếu cương quyết. Nhóm Paris Công xã mới dược mệnh danh là Công xã khởi nghĩa. Công xã cùng họp với Danton trong một gian phòng của toà Thị chính để chỉ hny cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, đa số Quốc hội, vá cả đến nhóm Gironde, vẫn ngần ngại chưa muốn quyết liệt. Nên vụ khởi loạn đêm 9-8-1792 chỉ là một công trình bạo động riêng rẽ của Paris Công xã nmốn lật đổ nhà vua, và đặt Quốc hội trước một tình trạng đã rồi!
Đêm khởi loạn đã gây nhiều máu chảy. Vua Louis XVI, tuy biết trước cuộc khởi loạn, nhưng vẫn còn đặt tin tưởng ở toán vệ quân. Song đêm đó, người chỉ huy trưởng vệ quân, Mandat, đã bị Paris Công xã đánh lừa tới nhà Thị chính rồi giết chết. Tới khuya, vua mới hay tin. Rồi cử mỗi giờ lại có một tin dữ. Suốt đêm ấy, trong khi nhà vua đi đi lại lại trong phòng, công xã đã đem quân tình nguyện bao vây xung quanh điện. Rồi toán người biểu tình lại tới vây sát hàng rào. Trời đã hửng sáng, nhà vua bước xuống vườn. Dân chúng hô khẩu hiệu: “Đả đảo Ông Phủ Quyết! Đả đảo con heo bự!”. Vua lại trở lại phòng. Hoàng hậu bưng mặt khỏc. Một viên cận thần khuyên nhà vua nên đem gia quyến tới trú chàn tại trụ sở Quốc hội, vì đó là nơi an toàn hơn cả. Vua nghe lời, quay lại bảo Hoàng hậu: “Chúng mình nên đi thì hơn”. Nhà vua xuống vườn trước, hoàng hậu theo sau, cùng đi với hoàng tử. Hoàng tử vừa chạy vừa đùa nghịch với những chiếc lá thu rụng trong vườn. Vua quay lại nói: “Lá rụng nhiều quá! Năm nay lá rụng sớm”. Trong trường hợp này, phải nhận rằng Louis XVI, mặc dầu là một ông vua nhu nhược, đã tỏ thái độ điềm tĩnh và nghiêm chỉnh. Khi tới Quốc hội, các đại biểu ra đón. Vua nói: “Hôm nay, tôi tới với các ônq, là để tránh cho những người khác khỏi phải chịu một tội sát nhân ghê gớm trong lịch sử”. Chủ tịch Vergniaud, mặc dầu trong những tháng trước vẫn luôn luôn đòi truất phế nhà vua, đã lịch thiệp trả lời: “Hoàng thượng có thể tin tưởng ở sự cương quyết của Quốc hội. Những đại biểu ở đây đã phát thệ bảo vệ quyền lợi của Quốc dân, cũng như bảo vệ những giới hữu quyền đã được hiến pháp công nhận”…
Trong khi đó, súng đã nổ tại điện Tuileries. Hai bên đều có nhiều tử thương. Ngự lâm quân sắp hết đạn, có lẽ vì ngán cảnh chém giết, Louis XVI đã ra lệnh cho quân ngưng bắn. Nên trong ngày 10 -8, chiếc ngai vàng cuối cùng của nước Pháp đã bị lật đổ. Chính quyền thành Paris lọt vào tay Paris Công xã. Do sự thắng lợi của dân chúng Paris, không những vua bị lật đổ, mà Quốc hội cũng mất nhiều uy tín. Từ ngày 10-8, quyền hành chánh được giao cho hội đồng bộ trưởng, và nhà vua cùng gia quyến bị cam giữ tại khám đường Le Temple.
Sau ngày 10-8, thế lực của Paris Công xã bao trùm trên cả Quốc hội. Vì trên thực tế, chỉ có công xã có thể huy động được binh lực và quần chúng Paris mà thôi. Những lãnh tụ cực tả trong Quốc hội như Robespierre, Danton, đã công khai liên minh với Paris Công xã, lấy đó làm hậu thuẫn để chỉ trích và đả phá những phái khác trong Quốc hội. Tuy nhiên, Danton vẫn còn giữ thái độ tương đối hòa hoãn. Riêng có Robespierre luôn luôn lên diễn đàn tại hội quán Jacobins, hô hào dân chúng phải lưu tâm tới sự phản bội có thể có được của những đại biểu do dân đã bầu vào Quốc, hội. Đồng thời, ổng hô hào phải giải tán Quốc hội lập pháp, để bầu một Quốc hội khác theo thể thức phổ thông đầu phiếu… Sau ngày 10-8-1792, hội đồng bộ trưởng cũng được cải tổ lại, và Danton được cử vào giữ chức vụ bộ trưởng Tư pháp. Paris Công xã còn đòi thiết lập một Tòa án đặc biệt để xét xử và treo cồ những kẻ phản động trong ngày 10-8. Trước áp lực của công xã, phái Girondins trong Quốc hội lên tiếng phản đối, cho rằng Paris chỉ là một thành phố trong toàn thể Pháp mà thôi!
Trong thời gian đó, các đạo binh ngoại quốc đã tiến dần tới cửa ngõ Paris. Sau ngày 10-8, La Fayette đã mang một số quân bỏ trốn ra ngoài nước. Ngày 19-8-1792, 50.000 quán Phổ, cộng với 29.000 quân Áo, theo sau bởi 8.000 quý tộc Pháp xuất ngoại, đã vượt biên giới Pháp. Trong khoảng 15 hôm, những đồn như Longwy và Verdun đều thất thủ. Đạo quân Âu châu sửa soạn tiến đánh Paris. Ở trong nước, cũng xảy ra những vụ khởi loạn liên miên. Tại Paris, những tin thất trận khiến Quốc hội cùng Hội đồng bộ trưởng hoang mang lo sợ. Phái Girondins đề nghị bỏ Paris, rời kinh đô về phía tây, để mưu tính việc kháng chiến. Danton là người đầu tiên phán đối việc rời kinh đò, và Paris Công xã ủng hộ ý kiến của Danton, Paris bèn thi hành những biện pháp gắt gao: các khu phố đều bị bao vây, từng toán vệ quân đi xét từng nhà, bắt chừng 3.000 người tình nghi, và tịch thu 2.000 khẩu súng… Địch quân ngày càng tiến gần Paris, chỉ cách 50 dặm. Nhiều tin đồn đại khiến dân chúng hoang mang lo sợ. Nhưng đồng thời với lo sợ, tâm trạng phẫn nộ cũng nổi dậy, phẫn nộ đối với những kẻ bị tình nghi làm tay trong cho địch. Những bài báo của Marat luôn luôn đổ dầu vào phẫn nộ của dân chúng. Marat nêu khẩu hiệu: “Trước khi đánh kẻ địch bên ngoài, phải giết kẻ địch bên trong. Phải lấy máu của chúng đề tế thần Tự do trước khi xuất trận!”. Phần vì sợ hãi, phần căm hờn, nên tới ngày 2-9, dân chúng Paris đã tụ tập từng toán, cầm khí giới đổ xô vào các nhà ngục, giết hết bọn tù nhân tình nghi. Cuộc tàn sát kéo dài trong 1 ngày, kết cuộc có chừng 1.100 người bị giết: nhiều quý tộc, tu sĩ bị giết lẫn lộn với bọn ăn cắp, gái điếm, và trẻ con nữa, Paris Công xã cũng đành làm ngơ, cũng như Hội đồng hộ trưởng và Quốc hội. Tuy nhiên, vụ tàn sát tháng 9 đã gây nhiều giao động trong Quốc hội. Phái Robespierre buộc tội phái Girondins ăn tiền của địch quân và âm mưu khôi phục đế chế. Phái Girondins cũng buộc tội phái Robespierre đã khởi xướng cho vụ tàn sát tại quốc nội… rồi ngày 20-9-1792, vì nhận thấy sự chia rẽ nội bỏ quá xâu xa và tình trạng quá tuyệt vọng, Quốc hội lập pháp đành tuyên bố tự giải tán để nhường chỗ cho một Quốc hội khác, sau này được lấy tên là Quốc ước hội nghị (1).
Nhưng vận mệnh nước Pháp và của cuộc cách mạng Pháp cùng còn may mắn chưa đến nỗi tuyệt lộ: cũng vào ngày 20-9 ấy, quân đội Pháp, dưới quyền chỉ huy của tướng Dumouriez và Kellermann, đã thắng một trận đầu tiên tại vùng Valmy. Lúc đó, quân Phổ đã tiến sâu vào nội địa Pháp. Nhưng vì trời mưa, đường ngập, thiếu tiếp tế, quân Phổ bị đau ốm rất nhiều. Khi nghe tin giặc đến, dân chúng đều bỏ trốn mang theo lương thực, chí còn trơ lại mấy vườn nho xanh. Những nhóm du kích tự động cũng nổi dậy nhiều nơi, truy kích các toán địch quân lẻ tẻ. Vi trời mưa to, nên các súng cỡ lớn rất khó chuyển vận. Thêm nữa, quân Áo vẫn chần chờ ở gần biên giới, không chịu tiến, có ý chờ đợi tin lức chiến tranh… Dumouriez đã liều thi hành một chiến lược giải nguy. Đáng lẽ giàn quân để bảo vệ phía Paris, thì trái lại, ông lại mang quân luồn ra sau lưng giặc, chặn dường rút lui của địch. Quân Phổ sợ mất đường tiếp tế, đành quay lại giao chiến với đạo quân Dumouriez. Cũng tưởng rằng như những lần trước, quân đội Pháp sẽ chạy. Nhưng trái lại, lần này đạo quân Dumourie đã bám riết nơi trận địa Valmy và nghênh chiến. Trận đánh chỉ là một trận nhỏ, có chừng mấy trăm người chết. Đó cũng không hẳn là một chiến thắng của quân đội Pháp. Nhưng Valmy là trận đầu tiên trong đó, quân cách mạng Pháp giữ được tinh thần giao chiến. Nên trận Valmy đa chấm dứt được thời kỳ thất trận liên tiếp trước kia, và ảnh hưởng lớn vào tình thế nước Pháp. Sau Valmv, Dumouriez lại mở đường để cho quàn Phiổ rút ra phía biên giới. Về phía Phổ, vì không có ý quyết đánh, nên khi gặp sự khó khăn đầu tiên, vua Phổ đã ra lệnh rút quân.