Phần II (tt)

    
ũng cùng cái nhà thuê ấy, ở dưới nhà có bà Phán Xoay, chồng làm việc ở phủ Thống Sứ, bà ta cũng quen biết với mợ cả, thỉnh thoảng cũng lên gác trò chuyện với mợ ta.Một hôm bà Phán lên chơi với mợ cả, ngồi nói chuyện được giây phút, khi nghe mợ cả nói Bạc Sở đi chơi bẩy tám hôm chưa về, mà độ này xem ra tính nết hay gắt gỏng lắm, thì bà Phán Xoay ngạc nhiên bảo mợ cả rằng:
“ Thế ra mợ chưa biết gì ư? Tôi nghe nhà tôi nói chuyện cậu ấy sắp lấy một cô vợ tây đấy!” 
Mợ cả nghe bà Phán nói cả kinh. Lấy ai? Cô vợ tây nào? trong bụng mợ cả trước cứ chắc rằng chàng ta là người chung tình thương hoa tiếc ngọc lắm, ai ngờ bây giờ vỡ lở mới biết là đứa bạc nghĩa. Nhưng chót mình đã sa cơ lỡ bước, dại rồi còn biết khôn làm sao đây, bây giờ có hối cũng không kịp nữa. Huống chi mợ cả bây giờ chỉ trông cậy vào có Bạc Sở, lại bỏ nhà ra đi thì đi đâu, lại quay về chồng cũ, thì mặt mũi nào,và biết chồng cũ còn thương mình nữa chăng? Thôi nước đã đổ xuống đất thì hốt lại làm sao cho đầy, âu là cứ nhắm mắt đưa chân, tới đâu hay tới đó. Mấy nhời bà Phán Xoay nói làm cho mợ cả ngày đêm lo nghĩ, mặt mày ủ rũ. Lúc này tinh thần mợ lung mung phảng phất,nằm không yên, lúc nào cũng giật mình máy mắt,hình như cả cái linh hồn đã sắp mộng du ra bãi tha ma mà gặp chồng cũ. Chồng cũ bây giờ đâu. Con chồng cũ bây giờ nhớn bằng nào?
thấy xấu xa và kém khi xưa nhiều lắm. Mợ ngạc nhiên lấy làm lạ:
“ Ta chưa già mà …mới ngoài hai mươi sao đã hết xuân? “
Ôi cái xuân của mợ nay đã hầu như đã già lắm rồi.
Ngọc lành nhiều vết, hoa thơm rã nhị, ong bướm ra vào từ đây còn mấy?...Thôi thì thôi “Nhất phiến u tình nan tận hoại, thời huy thanh lệ phốc chu lan “,mong chi cái phận hồng nhan, duyên kiếp từ nay màng chi tới nữa!”.
Mợ cả càng nghĩ nguồn cơn bao nhiêu, càng than thân trách phận bấy nhiêu.
Một hôm nhân ngày rằm, mợ gửi con bà phán Xoay ẵm, xong đi lên chùa Quan Thánh, xin một quẻ thẻ, lúc về đến nhà thì thấy bà Phán Xoay tất tả đưa thằng bé cho mợ ẵm, rồi bảo mợ rằng:
“ Lúc mợ mới đi được một lát thì tôi thấy cậu ấy về đi lên gác giâu lát rồi đi ngay!”
Mợ cả vội vàng lên gác, đặt con xuống giường,mở cửa để hóng mát, thì nhác thấy một phong bì thơ để trên bàn, nhìn kỹ thì thấy chính là chữ Bạc Sở viết cho mình. Thơ rằng:
“ Mợ cả,
Tôi phải lên Phú Thọ đòi nợ, độ bẩy tám hôm thì tôi về, nếu đến hôm ấy mà không thấy tôi về, thì mợ đi tàu lên đấy, vào hàng cơm cơm gần la-ga (gare) mà tìm tôi.
                                                                   Nay thơ: Bạc Sở.”
Mợ cả đọc đi đọc lại cái thơ của Bạc Sở, lẩm bẩm một mình:
“ Lạ quá, nếu có đi sao không chờ bảo cho biết, lại viết vắn tắt có thế, thì là làm sao?”. Song mợ cũng nán mà chịu khó chờ đợi,nghi nghi hoặc hoặc, mấy ngày ngồi đứng không yên. Đến ngày thứ tám quả nhiên không thấy Bạc Sở về,qua ngày thứ chín cũng thế. Mợ cả lo sợ, vì nếu Bạc Sở đi mất, thì mợ biết trông cậy vào ai? Liền xuống nhà vay bà Phán 10 £ để làm lộ phí đi lên tỉnh Phú Thọ. Rồi ẵm con thuê xe ra ga Hà Nội,lấy vé xong, lên ngồi toa hạng tư, thì đã thấy hành khách chật ních trong ngoài. Mợ cả vừa lên ngồi được một lát thì tàu chạy, đồng hồ ngoài ga vừa đúng 9 giờ 30 phút. Ngồi dòng dã trên tàu, mãi đến gần một giờ chiều tàu mới đến ga Phú Thọ, bước chân xuống đất bỡ ngỡ, chỉ trông thấy hành khách người tay nải,người gồng gánh, chen chân chật ních, len nhau mà đi vào tỉnh.
Mợ cả hoảng hốt, trông chẳng biết đâu vào đâu,thấy người ta đi vào, thì cũng bắt chước đi vào, mình mẩy bồ hôi nhễ nhại,mặt mũi nhem nhuốc,nước mắt nước mũi đầm đìa, trên da mặt lấm lấm đen những than tầu, còn thằng bé con mợ ẵm trên tay thì đầu đầy cứt trâu, ruồi đậu đầy cả, ánh nắng chiếu vào trông thấy rõ những mụn nhọt, mủ ghê gớm chết. Mợ cả vừa đi đến cửa ga thấy thầy đội xếp đứng đó, liền lên tiếng hỏi:
“ Thưa thầy ở đây có hàng cơm nào gần ga không?”
Người đội xếp nhìn mợ cả, nhăn nhăn nhở nhở nói: “ Có, đi đi!...”
Mợ cả bước chân vào trong thì thấy một đám phu xe đã để xe chực cả ở bờ hè để đón khách về tỉnh. Khi thấy mợ chúng đổ xô lại mời lên xe:
!! “
Mợ cả dùng dằng chưa muốn lên xe vội, người phu xe lại mời:
“ Cô lên xe vào tỉnh!...”
Mợ cả nghe người phu xe mời, bèn mặc cả:” Hai xu vào hàng cơm gần ga!”
chưa xơi cơm sáng, xin mời cô vào xơi chén nước..rồi ăn cơm…!’
Mợ cả nhìn bà cụ, chào xong, rồi hỏi bà:
“Thưa bà, bà có thấy một ông Phán nào mặc quần áo tây, trạc độ 30 vào trọ ở đây không?”
“ Không, không có ai!...”
Mợ cả liền đi sang nhà hàng cơm khác, hỏi đến bốn năm nhà nữa, cũng chẳng thấy đâu, lúc bấy giờ mới chưng hửng người ra. Bạc Sở nhà cửa thế nào? Quê quán ở đâu? Mợ cả từ ngày theo nó cũng không rõ…cho nên bây giờ mới tỉnh ngộ mà hơi chột dạ, bèn kể đầu đuôi cho bà lão hàng cơm ở đấy, thì bà lão nói:
“ Ai biết đâu người vu vơ mà tìm được, các hạng người như thế ở Hà Nội, không phải là ít, cô ạ!”
Ấy mới chết, mợ cả nghe bà cụ nói điếng cả người!...Nhưng biết làm sao? Đành phải chờ đến chuyến tàu 2 giờ lấy vé xong, lên tàu về Hà Nội.
 
VII
Mãi đến 6 giờ chiều, tàu mới đến Hà Nội. Mợ cả vừa đi vừa về một ngày nên mệt mỏi khó nhức đầu khó chịu, lúc xuống ga liền thuê xe về nhà ngay. Khi vê đến cửa thì thấy bà Phán Xoay hốt hoảng chạy ra cửa:
“ Mợ vừa đi ban sáng thì thấy cậu ấy đến nói với tôi rằng: mợ đã gặp cậu, bây giờ cậu ấy đến dọn dẹp đồ đạc của mợ và giả tiền nhà rồi mợ về ở với cậu”. Ấy mới chết nữa! Chuyến này rầy to! Mợ cả chạy lên gác thì thấy đồ đạc hòm tủ mất hết,chẳng còn một cái gì sốt.
“ Khổ chưa, giời ơi là giời “
Mợ chạy ngược chạy xuôi, hết cào tai gãi má, đến nhăn nhó mặt mày. Bây giờ làm thế nào? Đi đâu? Ở đâu?
Trong bụng mợ lúc này xốn xang nóng nẩy, vừa bồn chồn vừa đau đớn, càng nìn cái gác trống không, lại càng như con dao vô hình đâm vào ruột, mợ bèn lập tâm quyết định đi xe luôn về huyện Thanh Trì, là quê bà Giáo.
Bèn ra cửa gọi xe, mặc cả đâu đấy lên ngồi…xe chạy lạch cạch trên con đường cái, rẽ ra đường Khâm Thiên, rồi đi thẳng đường Ấp về Hà Đông.
Trời mới tối, giăng soi trên giời, cảnh quê hương chỉ thấy bát ngát gò đống ngổn ngang, cùng ruộng lúa xanh rì, xa xa chỉ thấy đen sì một sắc đen đen, trông con đường dài thăm thẳm đăm đắp trước mắt,chốc lại vài cái lá trên cây rơi rụng xuống đường, gió thổi rào một cái…
Cả cái cảnh đêm hôm làm cho mợ cả trong dạ ngổn ngang mà lại thêm lo sợ. Đêm hôm đường xá một mình, biết đâu lại chẳng gặp phải quân gian đổ ra cướp bóc, mỗi lúc qua một cái quán,thấy các tuần canh ra đón xe hỏi đi đâu, là mợ phải hoảng người lên.
Mợ càng sợ, càng giục xe chạy cho nhanh. Xe chạy mãi, chạy mãi, tới nửa đêm mới đến làng. Trời tối đen như mực, trông xa không rõ mặt người, chỉ nghe thấy tiếng chó sủa trong làng, và nhìn thấy mấy túp nhà lá lụp xụp, và mấy rặng tre cao chót vót mọc ở đầu làng.
Lúc này mấy bác tuần phiên canh ngoài điếm còn thức,đương sị sục hút tí tách cái điếu cày, khi chúng thấy mợ vội vàng vác hèo vác giáo chạy ra. Mợ sợ quá kêu:” Cướp, cướp!” thì chúng vừa đến sừng sộ hỏi:” Đi đâu? “
Mợ bèn kể hết đầu đuôi, và hỏi thăm nhà bà Giáo.Trong bọn đó nghe nói đều ngẩn người ra không biết chi cả, sau có một đứa nghĩ mãi rồi đột nhiên hỏi mợ:
“ Bà Giáo nào? hay bà Giáo T. có con gái gả cho con ông phủ nào đó…Nếu phải bá ý thì bây giờ bà đã chết rồi,còn cái nhà ở thì bà cũng bán rồi, bây giờ người khác người ta tậu cái nhà ấy,lấy đất để xây lò mổ trâu bò!”
chờ đến rạng ngày sẽ đi sớm. Mấy người tuân thương tình cũng ưng chịu.Mợ ôm thằng bé con vào lòng rồi nằm bệt xuống đất, cả ngày đi vất vả mệt mỏi,nên vừa đặt lưng đã thiu thiu ngủ quên đi mất, cho mãi đến gà gáy sáng, lúc bấy giờ mới trở dậy lên xe ra Hà Nội, tìm về phố Hàng Bút.
VIII
Cậu cả Liễu Oanh thì con sài mới chết, nên cậu phẫn chí xin nhà nước đi sang bên Pháp rồi!”. Tin buồn đã qua, tin khác lại tiếp đến làm cho mợ cả đầu như búa bổ, ruột tợ dao đâm, bèn cả tiếng khóc ròng:” Giờ làm khổ tôi!...”
Kêu được một tiếng thì mặt mày đổi nét, hai mắt lờ đờ, sắp muốn té xuống đất. Lúc này người đàn ông thấy tình hình mợ thảm thiết thế, liền hỏi mợ rằng:
“Thế mợ còn quen biết bà con nào ở đây nữa không?”
“ Có, tôi nhớ có quen một bà dì ở phố Hàng Nón, nhà cũng giầu có “.
“ Vậy sao mợ không lại đấy mà xin ở nhờ?“
Mợ cả nghe người đàn ông ấy nói liền cám ơn, xong từ tạ rồi gọi xe xuống Hàng Nón, hỏi thăm vào nhà bà dì. Lúc này bà dì đang ngồi trong nhà đánh tổ tôm với mấy bà khác, khi nghe thấy người vú vào nói có mợ là cháu bà đến, thì bà nhăn mặt gãi tai, nói với mấy bà kia rằng:
“ Không biết con này nó đến đây làm gì?”
Vừa nói xong thì mợ cả đã ẵm con vào đến nhà trong, bà này trong thấy mợ ta: khăn lấm, tóc rối, áo vá, quần rách..thì coi bộ ghét lắm, bèn cả tiếng mắng mợ mà bảo rằng:
“ Đồ đĩ! Con nhà hư! Mày đi theo giai đến bây giờ mới về,còn trông thây tao làm gì, bước ngay lập tức, đây tao không dung những của như thế!” Mợ cả cứ nép vào một bên vừa khóc lóc vừa kêu van, kêu van hết hơi bà dì cũng chẳng động lòng…Bèn chào bà ra cửa thuê xe đi ra bờ sông. Trèo lên cầu Doumer đứng ngắm dòng nước,thuyền bè san sát đậu trên bờ, đứng trên mà nhìn xuống sông thì bao la rộng rãi, giải nước cuồn cuộn trông ghê cả mình:” Thà chết cho xong! Sống làm gì!!!” Mợ cả vừa ôm con vừa nhìn đáy nước,bao nhiêu nỗi ưu phiền trong bụng mợ lúc này đã hầu như hy vọng cả vào cái chết, cái chết yên lòng. Trong thấy nước sông chảy cuồn cuộn, con thuyền chìm nổi mà mợ muốn như đã sắp gieo mình từ trên cao xuống dưới, phó mặc tấm thân cho chiều nước ngược xuối. Ôi, cái sức mạnh của dòng nước kia khá làm cho ta mát dạ đẹp lòng! Có nhẽ từ nay ai người như ta, cũng nên ra đây mà quy y cửa giời, nhà Phật, monh thoát ly chốn bụi trần,mà cầu đội bát hương! Hỡi ôi! chết, chết mà thoát khỏi cái khổ, cái sầu, cái đau, cái đớn. Chết mà rửa được tiếng xấu, khỏi thẹn với lương tâm! Vậy thì nên chết! Nhưng mợ cả vốn không làm sao mà quyên sinh được vì mợ còn chút con giai, nên muốn cho nó nhớn mà lập tự cho nhà chồng, nay mợ chết bỏ nó, thì ai nuôi cho? Hoặc hai mẹ con cùng đưa nhau xuống sông thì ngày sau bên nhà chồng biết lấy ai phụng thờ, giữ hương đèn cúng lễ ông cha? Con này dẫu không phải là con chồng, là con Bạc Sở, nhưng cũng là mợ đẻ ra, bây giờ bỏ đi thì tội nghiệp biết bao? Chẳng thà để nuôi cho nó lớn khôn rồi cho nó lấy họ nhà chồng cũ thì hay hơn!
Bởi mợ nghĩ thế nên dùng dằng không muốn tự vẫn nữa, nên chỉ nhìn con, nhìn dòng nước mà khóc mùi, tiếng khóc thê thảm, giữa lúc gió thổi cây rung,cảnh hoàng hôn thảm đạm thê lương, ai nghe mà chẳng động lòng…
Thời may, lúc bấy giờ có một người con gái tuổi độ 20, nhân lúc một mình thơ thẩn trên cầu, nghe tiếng mợ khóc thì lại gần hỏi hết đầu đuôi, rồi bảo mợ rằng:
“ Tôi nghe mợ nói chuyện tôi cũng thương tâm, lòng không nỡ để một người bạn hồng quần, một thuyền một hội với mình sa cơ vào chốn nước biếc rêu xanh.
Như tôi với mợ đây mà gặp nhau, cũng như hai người bạn cùng chung một thuyền bơi trên sóng to sông cả, những lúc hiểm nguy thời phải hết lòng hết sức giúp đỡ lẫn nhau, tuy ở đời thân mình đã sa cơ lỡ bước, mà đường duyên phận ông tơ chưa dứt hẳn thời mợ hẵng tạm nương náu chờ nghe tin tức cậu cả ấy ra làm sao? May ra mà vợ chồng lại đoàn viên một nhà tình vợ nghĩa chồng lại đằm thắm như lúc mới gặp nhau thời đó là nợ ba sinh mình còn được hưởng phúc, mợ sẽ đem cái tài sắc làm bạn với cậu ấy cho hết lòng, thờ chồng nuôi con cho hết đạo, cái danh hiền phụ di truyền hậu thế, thời ai chẳng phải khen?
Chớ bây giờ nước đã đánh phèn, muốn trong cũng lỡ ra rồi, không sao được. Mợ mà tự hủy mình đi thời có ích chi, con thơ để lại cho ai, có phải mang ác vào mình, mà lỗi đạo cùng chồng sau này,vì chồng mợ sang bên Pháp quốc, sống thác chưa tường sao nỡ đành tâm không nghĩ giả nghĩa cho chồng vội đem thân bồ liễu chôn nơi dưới dất, nỡ lòng nào không nghĩ đến lúc vợ chồng mới lấy nhau, đầu gối tay ấp, biết bao tình ân ái, bỏ đi không nghĩ đến sao nên? ”
Mợ cả nghe nói cũng đã hồi tâm, im một lúc rồi hỏi:
“ Cô bảo thế tôi rất cám ơn,nhưng chẳng biết bây giờ tôi đi đâu? Mà cô là ai xin cho tôi biết để mai sau nếu tôi co được vẻ vang thì tôi sẽ đến nhà tạ ơn lòng đã chỉ bảo điều hay!”
Người con gái ấy nói:” Tôi đây tên Huệ Lan, năm nay đã 20 tuổi rồi, bởi lúc bé song thân sớm lên cõi tiên, một thân lưu lạc, họ hàng không có,cho nên phải vào xóm Bình_Khang tập hát đã 3,4 năm nay rồi. Tôi ở đây cũng là sự bất đắc dĩ, một cái khổ, nên cũng không phải là quyết lưu lại mãi chốn này đâu, chẳng qua cô thân nơi đất khách nên phải mượn chốn ca lâu này làm nơi túc xá chờ nghe tin tức xem bên họ còn có ai quen thời đến nương nhờ. Tôi cũng biết chen chân vào với chị em nhà nghề, chi cho khỏi miệng thế mỉa mai là đồ móc túi bơm xu, tự nghĩ cũng lấy làm nhục nhã lắm,như những lúc quan viên đến hát, nào chị em người thì liếc, người thì đưa mắt cười cười nói nói, ôm ôm bế bế, mà nghĩ mình thẹn quá, không sao như họ được. Nếu không thế thì Cửu má lại la giầy mắng mỏ …
“ Chả biết làm sao, chỉ mình biết cho mình mà thôi.Nghĩ đến đường duyên phận lúc nào thì thật là ngao ngán, thật là đời bây giờ duyên hờ hững thì nhiều, ai cũng nói có tình tri kỷ, mà tri kỷ đến lừa lọc nhau là hết, bọn chị em thời lả lơi vờ vĩnh, duyên ông bám duyên bà, đến đồng bạc trắng là xong, còn bọn nam nhi họ, thời phần nhiều không như các cụ nho ngày trước cho hát là cách chơi phong nhã nữa, họ cũng chỉ chơi cho hoa tàn, chơi cho liễu chán hoa chê rồi là thôi”.
“ Thật trong các hạng tu mi nam tử ít khi gặp được người văn chương tao nhã, biết câu chuyện bạc mệnh của chị em mình…Thôi thời đã liều ba bẩy cũng liều, mợ cũng là người ngày nay nhỡ bước, thời hãy ở tạm cùng tôi nương náu ít lâu, chờ xem sau này sẽ liệu, chớ mợ còn đi đâu được nữa bây giờ? Nếu mợ bằng lòng thế, thì đứa con mợ để tôi gửi người bà con đem về nhà quê nuôi hộ, mỗi năm cho người ta ít quà bánh nhì nhằng gọi là công dưỡng dục…Mợ có nhan sắc, lại có chữ nghĩa, vào đây chả sợ không bằng ai?”
Mợ cả nghe nói mặt mày ngơ ngẩn, bụng bảo dạ: “ Bây giờ đến nỗi phải đi hát nuôi thân thời nhục lắm, tiếng thơm của bố biết lấy đâu để đắp điếm cho tròn như ngày xưa, nhưng đã đến nguồn cơn này thì đi đâu cho được, phải đành ở tạm đây ít lâu xem sao đã… Thôi cho hồng nhan bạc phận, cũng đành nhắm mắt đưa chân, mà xem con tạo xoay vần ra sao? “
Mợ nghĩ thế nên bảo cô Huệ lan: “ Thôi được, cô bảo thế tôi cũng xin vâng, vậy trăm sự nhờ cô chỉ vẽ, thân tôi đã đến nước này, cũng đành ngậm đắng nuốt cay với giời! “
Huệ Lan bèn đưa mợ ra mắt Cửu Má…
Mụ này nguyên trước cũng là cô đầu ở tỉnh N. Cách giao thiệp, ngón lẳng lơ làm cho nhiều tay công tử mất cửa mất nhà, bây giờ giở về già rồi lại lấy một ông Chánh Tổng. Mụ nhờ trước có đi hát, quen biết nhiều các chị em,cho nên mới lấy ít tiền của Ông Chánh mà mở nhà hát riêng ở Hà Nội. Các chi em ở với mụ cũng được tất cả bốn người, đến mợ cả nữa là năm… Mụ nghe Huệ Lan nói chuyện mợ cả, lại thấy hình dung mợ có vẻ phong lưu nhan sắc thì mụ có ý mừng…Bèn lập tức xuất tiền ra may cho mợ một cái áo xuyến Sài Gòn trơn, một đôi giầy mới để chào mời tiếp đãi các quan viên. Cửu má bèn đổi tên cho mợ gọi là Chúc Lan.
Từ đó mợ ở yên đấy,ăn mặc không phải lo, nhưng lắm phen nghĩ cũng cực thân, là vì giao tiếp chào mời khách, mợ không quen cùng không chịu được cách lả lơi ong bướm của họ.Cửu Má thường kiếm lời khuyên nhủ mợ, nhưng mợ không nghe, một niềm khép kín buồng loan,mặc cho ong bướm đi về một ai, không màng chi tới.Cửu Má thấy vậy, lấy làm giận lắm, bèn cả tiếng la rầy, nhiều khi mụ nổi tam bành lên, nói mợ cả nhiều câu cay đắng, mợ cả phải bấm bụng chịu không hề hở răng than vãn với ai.
Tuy vậy mà cửa hang Cửu Má khách Tràng Khanh thường đua nhau lũ lượt vào ra, vì vốn biết nhan sắc mợ, lại thấy con nhà thi thơ, văn chương có, nên bọn họ lấy làm mến lắm,tuy mắt xanh nhiều tay chưa lọt, mà những bực hào phú phong nhã thường hát có chầu chi vài chục là thường, không kể có những chầu hát có quan chi tời 4,5 chục…
Thương ôi mảnh sắt vào lò
Bấy lâu nay biết giày vò đến đâu?