Chương 3

     ương ơi, lại đây tập băng bó đi!
Tiếng Lan gọi khiến Hương giật mình quay lại. Nàng rảo bước về phía nhóm cứu thương. Lan, Giao, Cúc, và Thi đang loay hoay băng bó.
- Xin lỗi mấy bồ nhé. Mình đi tìm mãi mói mua được hai cuộn băng tốt. Xong lại phải nối băng vào nhau cho dài nữa nên đến hơi chậm.
- Gớm, bồ nấy khách sáo ghê. Có một tý cũng phải xin lỗi. Thôi lại nhắc tụi này cách băng đầu đi.
Hương thoăn thoắt băng khiến các bạn nàng mở to mắt thán phục. Trong chớp mắt, cuộn băng đã gọn ghẽ bao quanh đầu Giao như một chiếc mũ.
- Bồ này băng nghề quá! - Lan buột miệng khen.
Thi láu táu, nháy mắt trêu Hương:
- Có chàng nào dạy thêm tại tư gia không thế?
Hương vội cãi:
- Bậy nào, mình tập băng mấy đứa em ở nhà đấy chứ.
Giao hãnh diện:
- Hôm thi, thế nào chúng mình cũng đứng nhất cho mà coi.
Lan phê bình:
- Phải rồi, Giao rành bấm dộn Khổng Minh nên rõ hết quá khứ vị lai, mấy bồ ạ!
Biết Lan trêu việc mình đang tập bói bài Tây, Giao phì cười, phát vào tay bạn:
- Thôi đi cô, chỉ trêu là giỏi!
Thấm thoát ngày thi cứu thương đã đến. Cả nhóm học lý thuyết chung, dò bài cho nhau nên ai cũng làm bài  được một cách dề dàng. Chiều hôm đó chỉ còn phần thực hành mà thôi. Hương có xe mobylette nên dược các bạn giao cho trách nhiệm mang hai cây gậy làm băng-ca. Thi đem theo chăn trắng, Giao và Cúc phụ trách việc mang băng, còn Lan nhẹ cân nhất lãnh công việc nhẹ nhàng nhất: làm bệnh nhân.
Trước khi thi, Lan nhăn nhó dặn đi dặn lại:
- Mấy bồ làm băng-ca cẩn thận hộ tôi nhé, kẻo đang đi chăn mà tung ra là mấy bồ hạ tôi “đo sàn” thì tội nghiệp tôi.
Giao, Thi và Cúc, Hương rũ ra cười. Thi lại được dịp trêu:
- Bồ khỏi lo, tụi này chưa học đánh boxe bao giờ nhưng sẽ cố knock-out (1) bằng chiếc băng-ca.
Hương vội trấn an Lan:
- Bồ đừng ngại, tôi sẽ kiểm soát băng-ca kỹ trước khi “bệnh nhân” nằm lên. Thi nói đùa đấy mà.
Cuộc thi bắt đầu từ 2 giờ trưa mà mãi 3 giờ 30 nhóm Hương mới được rút đề thi. Vì Giám Khảo chấm thi theo tiêu chuẩn ưu tiên nên vừa được đề thi là cả nhóm xúm vào băng bó thật mau. Sau khi băng đầu cho Lan, băng xương chân, làm écharpe tay, Lan được đặt lên chiếc băng-ca sơ sài làm bằng chiếc chăn trắng và hai cây gậy. Nhưng cửa vào giảng đường ban Giám Khảo vẫn bị cả một đoàn băng-ca dài chắn. Cố gắng mãi, bọn Hương mới nhích gần cửa được một chút. Và bao nhiêu hăng hái lúc đầu tiêu tan, các sinh viên ngồi bệt xuống đất chờ đợi.
Hành lang đông ngưòi hầm hập nóng. Hương khó thở nên bước ra hành lang phía sau hóng mát cho đỡ mệt. Đang khoan khoái hít thở làn gió nhẹ, Hương nghe bước chân người tiến lại. Nàng quay lại, bối rối thấy Giang vừa tan học từ trên lầu ba bước xuống cùng các bạn. Ánh mắt thắm thiết quyến luyến của Giang như quyện lấy hồn Hương. Thấy Hương bơ phờ Giang hơi mỉm cười khuyến khích. Tim Hương rộn ràng, nàng không bỉết có nên cười dáp lễ không. Vừa lúc ấy, tiếng Cúc gọi gỡ rối cho nàng. Hương vội chạy lại phía cửa giảng đường, nơi các bạn đang đợi, vừa kịp lúc nâng băng-ca lên, bước vào phòng thi.
Các giám kliảo quan sát các chỗ băng, gật gù tán thưởng. Nhưng rồi đến màn biểu diễn gay go nhất: hô hấp nhân tạo. Lan phải vờ bất tỉnh cho Thi hô hấp nhân tạo trước bao cặp mắt “khán giả”. Nhưng rồi mọi việc cũng trôi chảy.
Ra khỏi phòng thi, cả bốn cô đều toát mồ nôi vì nực và… hồi hộp. Ai cũng thở phào nhẹ nhõm và bàn tán huyên thuyên. Lan vươn vai, hít một hơi dài:
- Khiếp, mỏi ghê. Chân tay bất dộng mấy tiếng đồng hồ. Nằm trên băng-ca thêm chút nữa chắc mình thành bệnh nhân thật quá!
Thi nhí nhảnh:
- Bồ phải cám ơn mình đấy nhé. Không có mình cứu vãn tình thế, xung phong làm phương pháp bouche-à-bouche thì còn lâu mới xong. Đãi một chầu đậu đỏ bánh lọt đi Lan.
- Gớm, bồ này kề công hơi nhiều. Lúc bồ kéo hàm dưới tôi ra, chút nữa thì trặc quai hàm. Tôi phải cố gắng lắm mới khỏi hét lên vì đau. Tay bồ ấn tim tôi với cả sức nặng của “tấm thân…bồ tượng” làm tôi suýt ngạt hơi, tắt thở luôn ấy chứ. Hô hấp kiểu mới của Thi chắc làm “bệnh nhân giả” tắt hơi luôn, từ giã cõi đời mà sang thế giới bên kia!
Thi xịu mặt giận dỗi:
- Lan chỉ chê là giỏi. Sao không nhờ Giao hay Cúc hô hấp hộ có phải hay hơn không?
Hương dàn hòa:
- Thôi, xin hai bồ. Chúng mình lo dọn dẹp đồ nghề rồi còn đi giải khát chứ. Trời sắp chuyển mưa rồi kìa.
Cả nhóm nhanh nhẹn thu xếp đồ đạc, ra quán ngoài cổng trường tự thưởng một chầu đậu đỏ bánh lọt.

*

Nhóm Hương đứng trước bảng kết quả thi cứu thương xem điểm. Chà, điểm cao nhất về nhóm Hương, đúng như lời Giao tiên đoán. Giao cười vui vẻ:
- Đó, các bb thấy chưa? Tôi bói không sai mà. Cứ có Thu Hương ở đâu là dẫn đầu tới đó. Tôi cam đoan với các bồ rằng ít nữa thế nào cũng có một bầy admirateurs (2) cho mà coi… Mà không chừng có rồi ấy chứ.
 (2) Người ngưỡng mộ.
Hương đỏ mặt chống chế:
- Bồ này kỳ quá à. Chỉ hay trêu người ta thôi!
- Tôi trêu “người ta” chứ trêu bồ hồi nào đâu mà trách tôi “kỳ quá”? - Giao ranh mãnh đáp.
Hương đành lắc đầu cười trừ. Cô bé Giao này nói gì cũng lèo lái khôn ngoan, không sao bắt lỗi nổi.
Lan nhìn đồng hồ, giục Hương:
- Mình phải học giờ Triết, Hương ơi. Mau lên kẻo hết chỗ mất.
Hương và Lan vội chia tay bạn, rảo bước sang giảng đường 2. Các hàng ghế đầu đã đông nghẹt, cả hai đành phải ngồi xuống giữa lớp. Lan hỏi Hương:
- Bồ có quen ai trong lóp Triết để mượn bài không? Tụi mình học cứu thương, mất 2, 3 bài rồi.
- Không. Thôi bây giờ mình nhìn quanh xem có sinh viên nào mặt quen quen, học nhiều môn chung với mình thì mình mượn tạm vậy, Lan nhé.
Cả hai kín đáo quan sát số nam sinh viên quanh đó. Hương thầm thì:
- Anh ngồi gần cái cột giữa lớp đội mũ lưỡi trai, hình như học cùng cours và nhóm Anh Văn với mình thì phải.
Lan biều đồng tình
- Đúng rồi, mình gặp anh ấy trong lớp giáo sư Thọ, giáo sư Trí và các cours phụ khác nữa.
- Nhưng mình không quen mà mượn vở anh ta, biết anh ta có cho mượn không?
- Bồ mượn đi, Hương. Bồ xã giao khéo mà.
- Thôi, bồ mượn đi. Tự nhiên lại làm quen kỳ lắm.
- Tôi cũng ngại quá, bồ mượn đi.
Cả hai cứ đổ trách nhiệm cho nhau mãi mà không ai chịu nhận cả. Cuối cùng, Lan và Hương thỏa thuận Lan sẽ lãnh phần mượn vở và Hương đem trả.
Lan ra điều kiện:
- Nhưng bồ phải đi cùng với tôi khi mượn vở cơ.
Sau buổi học, Lan và Hương tiến lại phía anh sinh viên. Lan bối rối:
- Xin lỗi anh, có phải anh học Dự bị Anh Vãn không ạ?
- Dạ phải, thanh niên đáp, vẻ ngạc nhiên lộ rõ trên nét mặt.
Lan càng lúng túng. Hương vội đỡ lời:
- Chúng tôi phải học Cứu thương nên thiếu mất vài bài, anh có thể vui lòng cho mượn được không ạ.
Thanh niên sốt sắng:
- Dạ được, hai chị cần những bài gì?
- Chúng tôi cần bài tuần rồi của Giáo sư Cần, Giáo sư Thọ, Giáo sư Trí và Giáo sư Trung ạ.
- Tôi chỉ có bài Giáo sư Cần ở đây thôi, sáng mai giờ Giáo sư Trung tôi sẽ đem các bài kia cho hai chị mượn.
Lan và Hương mừng rỡ, cám ơn rối rít.
Ra khỏi giảng đường, Hương bảo Lan:
- Đấy, bồ mượn dễ dàng vậy mà hồi nãy cứ khiêm nhượng, từ chối hoài à.
- Chứ không phải tại có bồ đứng cạnh tôi nên anh chàng mới cho mượn ngay sao?
- Bậy nào! - Hương đỏ mặt cãi.
Lan ỡm ờ trêu:
- Biết đâu đấy…
Hôm sau, đúng giờ hẹn, chàng thanh niên-Thu - mang mấy cuốn vở đến cho Lan và Hương mượn. Chàng hỏi Hương:
- Chị có thể cho tôi mượn cours Việt Văn được không?- Mấy buổi đầu năm tôi không đi học nên thiếu mất vài bài. Chị ghi cours nhanh chắc đầy đủ lắm.
- Để mai tôi mang cho anh nhé.
Khi Thu đi khỏi, Hương ngạc nhiên hỏi Lan:
- Sao anh ta lại biết mình ghi cours nhanh nhỉ?
- Bồ nói lạ không, ghi cours nhanh là nghề của Hương, ai mà chẳng biết. Bồ hay ngồi bàn đầu, ai ngồi phía sâu cũng thấy tay tiên thoăn thoắt “Hữu xạ tự nhiên Hương” mà lị.
Biết Lan chơi chữ khi nhấn mạnh chữ “Hương”, Hương phát nhẹ vào tay bạn, trách:
 “Bồ chỉ được tài nịnh là không ai bằng!”
 Sau vụ trao đổi bài vở ấy, Lan và Hương cũng bẵng liên lạc với Thu. Họ chỉ thỉnh thoảng gật đầu chào nhau khi gặp nhau trong giảng đường hoặc thư viện.
Lan và Hương chăm vào thư viện lắm. Có giờ nghỉ là cả hai rủ nhau vào thư viện chép tài liệu tham khảo, học bài, hoặc đọc sách. Thu cũng thường trực có mặt trong thư viện. Hương ngạc nhiên để ý thấy anh chàng chỉ đọc tiều thuyết chứ không tham khảo sách bao giờ, dù giáo sư chỉ định một số sách đọc thêm. Thu ngồi hằng buổi đọc những tiều thuyết Anh Văn dày cộm, lâu lâu lại vươn vai, quay sang nhìn Hương và Lan nghiên cứu tài liệu tham khảo, mỉm cười một mình. Hương tự hỏi không biết Thu học bài lúc nào.
Giang cũng thường vào thư viện đọc sách. Ánh mắt tha thiết của chàng trai thầm lặng này vẫn theo đuồi Hương, nhưng Giang chỉ ngồi xa xa ngắm Hương mà không bao giờ ngỏ lời làm quen. Hương biết Giang thường chăm chú nhìn mình, nhưng nàng không quan tâm mấy. “Chuyện chả có gì quan trọng,” nàng nghĩ: “Học trên hết!”

*

Tiếng dép kéo lệt sệt trên sàn đá hoa vẳng lại từ đầu lan can bên phải. Hương quay lại, thấy Thu đang ra khỏi giảng đường một cách chán nản, với chiếc mũ lưỡi trai bằng nỉ trắng cố hữu trên đầu, chân lệ dép vang động, cả hành lang, Hương thầm nghĩ: “Anh chàng này có vẻ bất đắc chí làm sao ấy. Thật là một nhân vật kỳ lạ của trường Văn Khoa”.
Quả thật Thu là một “kỳ quan” của trường. Trong khi đa số các sinh viên khác phục sức gọn gàng, tươm tất, Thu ăn mặc thật xốc xếch. Chiếc quần nhung sọc bạc phếch đem từ Mỹ về, áo sơ mi carreaux xanh lục hoặc đỏ xẫm, chiếc mũ lưỡi trai, và đôi dép kéo lê lệt sệt trên sàn gạch là bộ vó cố hữu của anh ta. Anh ta không rời chiếc mũ bụi bám đã ngả màu cháo lòng, có khi ngồi nghe Giáo sư giảng trong giảng đường cũng chẳng buồn bỏ mũ ra. Anh ta có vẻ bất cần đời và chống đối xã hội ra mặt. Thu ngồi nghe giảng, với vẻ chán chường trừ những cours Anh văn chuyên biệt nhất là môn Văn học sử Anh, Mỹ. Trong những giờ đó, anh ta rất hoạt động và trả lời nhiều câu hỏi của Giáo sư một cách trôi chảy. Sau này, Hương khám phá ra rằng Thu cũng vừa đi Hòa Kỳ về trong chương trình AFS và học năm đệ nhất lại Hoa Kỳ.
Đa số các bạn cùng về với Thu đều phục sức như… Mỹ, nói chuyện với nhau bằng Anh ngữ và sống cách biệt trong một nhóm nhỏ. Họ có vẻ khó hòa hợp với lối sống ở Việt Nam vì chịu nhiều ảnh hưởng Âu Mỹ. Thu tuy trong nhóm họ nhưng ít lộ vẻ kiêu căng. Anh chàng rất cầu tiến nên không thiển cận. Thu có vẻ thích gợi chuyện với Hương, để tìm hiểu thêm về nàng, nhưng Hương vẫn giữ vẻ xa cách, dù nàng hơi tò mò về nhân vật lạ lùng kia.

*

Văn Khoa, ngày…. tháng 6-1968,
“Mải mê trong việc học mình xao lãng viết nhật ký. Dạo này mình buồn nhiều. Chiến bại chắc chắn về phần mình tuy không bao giờ tuyên chiến. Gia cảnh đã lầm than, lại thêm một nhân vật mới xuất hiện giữa mình và Hương, khiến Hương càng xa tầm tay của mình. Mình khổ sở cùng cực! Hương ơi, Thu là bạn của Giang đấy, nhưng Thu càng ngày càng tiến lại gần Hương, còn Giang càng ngày càng bị đẩy ra xa Hương hơn. Thu và Giang như hai giòng nước chảy ngược chiều. Thu may mắn trôi cùng chiều với Hương nên được gần Hương. Còn Giang, than ôi! Giang lỡ ra đời dưới một ngôi sao xấu nên bất hạnh phải trôi xa Hương mãi mãi. Giang mặc cảm, Hương có biết chăng? Vốn mang mặc cảm nghèo, Giang lại càng thêm mặc cảm về chính khả năng của mình khi thấy Hương xuất sắc trong trường.
“Khung trời Văn Khoa vẫn xanh ngắt, những tàng lá me vẫn xanh non tươi tốt hơn bao giờ, nhưng sao Giang không còn sung sướng khi đắm mình vào cảnh ấy? Hương ơi, biết đến bao giờ Hương hiểu tâm sự Giang?
“Nhiều khi tiếng gọi của con tim lấn át lý trí khiến Giang muốn tìm cách làm quen với Hương rồi sau đó tùy “con tạo xoay vần ra sao”. Giang ao ước được một lần trò chuyện cùng Hương, nhìn thẳng vào mắt Hương bày tỏ mối ân tình này, nghe Hương nói cười ríu rít như chim họa mi, đắm mình vào hạnh phúc bên Hương và quên hết thực tế phũ phàng. Nhưng quen Hương, Giang chỉ mang lại đau khổ cho cả hai chúng ta mà thôi.
Hương gần Giang trong gang tấc, nhưng lại cách xa Giang nghìn trùng. Hoàn cảnh gia đình Giang đã chia cách chúng mình, Hương ơi!
Văn Khoa, ngày… tháng 7 năm1968
“Ngày thi gần kề, mình cố gắng đắm mình trong sách vở cho khỏi nghĩ vẫn vơ. Nhưng hình ảnh duyên dáng của cô bé vẫn ám ảnh mình. Hương ơi, Hương là một nàng tiên dịu hiền, hình ảnh Hương xoa dịu nỗi đau khổ của Giang và giúp Giang đủ nghị lực học thi kỳ này.
“Không biết mình có đậu nổi kỳ nhất không?
Văn Khoa, ngày… tháng 8-1968
“Thế là xong, mình đã thi đủ các môn. Có hy vọng đậu. Nhưng mình lại lo bài làm không hợp ý Giáo sư vì suốt năm không làm bài Việt văn, Sử địa mình chẳng biết ý Giáo sư ra sao. Đi thi là cả một canh bạc dựa trên sự may rủi.
Kết quả sẽ được công bố vào cuối tháng 10. Ôi! Cả một thế kỷ chờ đợi! Mình biết làm gì trong khi chờ đợi? Đành để nỗi nhớ nhung chất ngất dày vò vậy!
Văn Khoa. ngày… tháng 8-1968
“Mình đã tìm được vài chỗ dạy sinh ngữ tư gia với số lương khiêm nhượng. Nhưng đối với mình, đó là cả một dịp may để giúp đỡ ba mẹ. Ba sẽ bớt phải nhận việc về nhà làm thêm sau giờ tan sở, mẹ sẽ bớt phải tảo tần buôn bán.
Tối qua, mẹ nhìn mình âu yếm trách:
- Dạo này con hơi gầy đấy, Giang ạ! Con vừa thi xong, hãy nghỉ đã, vội đi dạy làm gì? Nhà mình đã chết đói đâu mà sợ.
Mình cảm động đáp:
- Thưa mẹ, con vẫn khỏe như thường. Sức trai mà mẹ! Vả lại, ở nhà không làm gì cũng chán, con đi dạy cho vui, mẹ ạ.
Mẹ mắng yêu:
- Con chỉ đi mua việc mà làm cho mệt thân thôi!
Những buổi không dạy học mình vào trường tập lam cầu với một số bạn. Mình tự biện hộ rằng mình chơi lam cầu để phát triển trí dục lẫn thể dục. Những lý do mạnh mẽ nhất thúc đầy mình lui tới Văn Khoa là hy vọng gặp Hương ở dó. Và mình đã toại nguyện với những giây phút “sung sướng xót xa”, vui mừng pha lẫn đắng cay.
Mình thường gặp Hương trong thư viện. Cô bé này chăm chỉ quá, nghĩ hè cũng vào thư viện hàng ngày mượn sách tra cứu, ghi ghi chép chép. Mình tò mò để ý, thấy cô bé đọc những sách thi văn Việt, Pháp, Anh, cặp mắt long lanh tiếp nhận những tư tưởng hay, rồi cặm cụi chép. Hôm thì cô bé mượn các số báo Văn Hóa Nguyệt San ghi chép.
“Ngắm cô bé đọc sách cũng khá vui mắt. Cô bé chăm chú đọc, quên hết ngoại cảnh, đến đoạn văn hay lại gật gù tán thưởng, có khi suýt soa nho nhỏ trong miệng, rồi chép những đoạn văn hay vào những tờ giấy trắng cắt theo một khổ đều đặn.
“Nhìn bàn tay thoăn thoắt của cô bé, mình có ỷ tưởng ngộ nghĩnh là bàn tay nhỏ nhắn đã mọc cánh lướt trên mặt giấy. Cô bé hay ngồi tại một góc phòng, dù thư viện hầu như chỉ có cô bé lui tới. Cô bé chìm trong thế giới riêng của tư tưởng không biết có mình say mê ngắm. Mình vờ mượn báo xem để kín đáo ngắm cô bé. Lạ thật, cô bé không đẹp chỉ dễ thương, nhưng sao vẻ dễ thương ấy có mãnh lực thu hút mình thế nhỉ? Trong khi đó, trước bao hoa khôi trường Văn Khoa mình vẫn dửng dưng. Hình như vẻ ngây thơ, vô tư của cô bé có sức quyến rũ lạ lùng.
Nhưng mấy ngày nay, một nhân vật lại chen vào giữa mình và cô bé. Thu cũng bắt đầu lui tói thư viện rồi gợi chuyện cùng Hương - Mình chỉ câm lặng đau khổ, ngồi nhìn Hương hồn nhiên tiếp chuyện Thu. Vẻ mặt linh động của Hương khi nàng nói chuyện trông thật đáng mến. Ước gì mình ở địa vị Thu để được đối diện cô bé, nghe cô bé nói, cười!
Giang lụy vì Hương, Hương ơi, Hương có biết?

*

Hè năm Dự bị… Hương hồi hộp chờ đợi kết quả kỳ thi. Tuy làm bài trôi chảy nhưng Hương sợ không hợp ý Giảo sư nên không dám hy vọng. Để tìm quên, Hương năng vào thư viện nghiên cứu văn chương dân tộc và ngoại quốc, vừa để giải trí, vừa dề phòng phải thi lại kỳ II.
Một hôm, đang ngồi tại chiếc bàn quen thuộc trong góc thư viện, nàng giật mình nghe tiếng dép lẹp xẹp. Thu tự nhiên kéo ghế ngồi đối diện Hương.
- “Chào chị” - Thu cười xã giao, ngả đầu chào Hương.
Hương bối rối vì thái độ tự nhiên của Thu. Nàng đáp:
- Chào anh. Anh vào thư viện đọc sách?
- Tôi ghé vào trường xem có kết quả chưa, thấy thư viện mở cửa nên ghé vào chơi chứ không đọc sách. Thấy chị ngồi đây nên lại nói chuyện, chị cho phép chứ?
Hương e thẹn, nhẹ gật đầu:
- Xin anh cứ tự nhiên, tôi đọc sách giải trí chứ không học đâu.
Rồi nàng cố gắng tìm một để tài câu chuyện:
- Anh làm bài thi khá không? Chắc anh hy vọng đậu cao vì anh giỏi Anh ngữ lắm.
Thu cười tươi:
- Tôi làm bài sơ sơ thôi. Bài Sử - Địa thì “sur”, còn bài Việt Văn tạm được. Chị làm bài chắc khá nhỉ?
- Tôi làm bài tạm được, nhưng chẳng biết Giáo sư chấm ra sao. Tôi lo phải thi lại kỳ II quá.
Thu lịch thiệp, sốt sắng giúp đỡ:
- Chị lo lắm à? Tôi quen anh thư ký Đại Học Đường, có thể nhờ xem kết quả trước họ. Số báo danh của chị là bao nhiêu nhỉ?
Hương mừng rỡ, vội đáp:
- 141 ạ.
- Tên chị là Nguyễn thị Thu Hương phải không?
- Dạ phải.
Mừng rỡ ửng hồng đôi má, Hương mỉm cười cám ơn Thu:
- Cám ơn anh trước nhé… Có anh giúp tôi đỡ phải chờ lâu.
Rồi sực nhớ ra, Hương vội hỏi:
- Nhưng làm sao gặp được anh để biết kết quả ạ?
- Chị cho tôi địa chỉ, có kết quả tôi sẽ lạí báo tin cho chị hay ngay.
Hương ngập ngừng… Có nên cho một chàng trai không quen thân biết địa chỉ mình không đây? Nhưng rồi nỗi lo lắng về kết quả thi át cả tính nhút nhát, nàng quyết định;
- Anh tốt quá, cám ơn anh nhiều. Tôi ở số… Trần Quý Cáp gần trường Lê Quý Đôn.
- Tôi biết rõ đường này chị đừng lo.
Hương bất giác nhìn ra nơi phía cửa. Giang vừa hiện ra nơi ngưỡng cửa. Nụ cười đang nờ trên môi Giang bỗng tắt lịm khi Giang thấy cảnh Thu và Hương tâm đầu ý hợp. Ánh mắt tha thiết của Giang bỗng sâu thẳm hơn, xa xôi, buồn não nùng. Nhưng rồi Giang trấn tĩnh lại ngay.
Tiếng Thu chào khiển Hương giật mình:
- Thôi, chào chị tôi về trước nhé. Có tin gì tôi sẽ báo ngay cho chị. Chúc chị đọc sách vui vẻ.
- Vâng. Cám ơn anh, chào anh.
Cúi xuống cuốn sách Triết Đông, Hương vẫn còn nghe tim mình rộn ràng, gò má nàng nóng bừng. Có lẻ vì đây là lần đầu tiên Hương tiếp chuyện với Thu lâu hơn mọi lần nên nàng cảm động. “Anh chàng có nụ cười thật tươi và cặp mắt đẹp, làn mi cong như con gái” Hương khách quan nhận xét. Nhưng ánh mắt sâu buồn của Giang đeo đuổi Hương khiến lòng nàng chùng xuống. Sao “anh chàng thầm lặng” lại vương buồn khi thấy Thu nói chuyện với mình nhỉ? Hương tự hỏi.
*
Hương thấp thỏm chờ đợi mấy ngày nay. Sắp đến ngày công bố kết quả Dự bị rồi, mà Thu vẫn biệt tin. “Có lẽ anh chàng đại ngôn rồi” - nàng thầm nhủ. Thôi đành chờ đi xem bảng vậy.
Chiều chiều, Hương mang sách ra hiên nhà đọc. Nàng, nằm trên ghế dài đọc sách chán lại ngắm trời đất, cây cỏ. Từ sân biệt thự, Hương được chiêm ngưỡng một khoảng trời bao la phóng khoáng, xanh ngắt. Những tàng me rợp bóng xanh mát như vẫy tay mời gọi nàng bay bổng lên khung trời ngát xanh kia. Có hôm Hương ngồi hàng giờ ngắm những đàn chim lượn lờ trên không mà không chán mắt. Dần dần, nàng để ý những nhóm chim bay lượn theo từng vòng nhất định. Khi thì hai chú én lượn thành vòng tròn giao nhau, khi thì 3, 4 chú én lần lượt bạy lượn theo những vòng tròn đan vào nhau, thật ngoạn mục. Hương tẩn mẩn đặt tên những điệu múa ấy là “Luân vũ của loài én”. Nàng say mê theo dõi điệu luân vũ độc đáo, tuyệt diệu này và mơ ước mình mọc cánh bay bổng lên chín từng mây hợp bạn cùng đàn én xinh xắn. Vũ trường như thu hẹp vào phạm vi khung trời xanh mát. Hương tạm quên cảnh chiến tranh, vui với tiểu vũ trụ thanh bình của nàng.
Đang mải mê theo dõi một đoạn truyện trinh thám của Agatha Christie Hương bỗng giật mình nghe một hồi chuông dài kêu cửa. Chạy ra mở cửa, nàng ngạc nhiên thấy Thu tươi cười chờ mình trên chiếc Honda đỏ của chàng. Thu oang oang khoe:
- Chị đậu rồi, đậu “Bình” nữa. Thủ khoa đấy nhé!
Hương mở to mắt, nghi ngờ:
- Thiệt không anh? Anh đừng đùa tôi, tội nghiệp mà! Đậu được là may lắm rồi, tôi đâu dám mơ đậu cao… A, mời anh vào nhà chơi đã.
Mời Thu ngồi xong, Hương hỏi kỹ lại:
- Anh làm ơn nói rõ lại kết quả kia cho tôi nghe với.
- Chị đậu Bình, thiếu có nửa điểm thì dược Ưu, uổng quá! Tôi Bình Thứ thôi, thiếu nửa điểm được Bình rồi.
- Anh nói thiệt đó hả anh? Có đúng số 141, Nguyễn Thị Thu Hương không? Hay anh nhầm với ai?
- Đúng mà, tôi có ghi điểm chi tiết nữa này.
Đọc xong, Hương vẫn nghi ngờ mình xem nhầm:
“Không có lý nào” - nàng lẩm bẩm.
Thấy Hương lộ vẻ không tin, Thu bảo:
- Không tin, chiều mai chị đi coi thử xem. 6 giờ có kết quả đó. Tôi cam đoan với chị là nguồn tin này chính xác lắm. Tôi được thấy tận mắt những điểm của chị mà.
- Vậy à? Mai tôi đi coi lại cho chắc, chứ tôi không dám tin lắm. Phải chính mắt đọc tên mình trên bảng tôi mới dám tin… Anh ngồi chơi, tôi đi pha nước mời anh nhé.
Mang ly chanh đá ra, Hương đưa mời Thu. Thu bỏ chiếc mũ đang cầm trong tay xuống chiếc ghế nhỏ cạnh bàn, đưa hai tay ra đỡ ly nước. Không biết vô tình hay cố ý mà Thu nắm trọn hai tay Hương trước khi đỡ ly nước. Hương mắc cỡ muốn… độn thổ, hai má nóng bừng, không biết nói gì cho đỡ bối rối. Thu vẫn giữ vẻ tự nhiên nên Hương dần dần lấy lại bình tĩnh. Thu hỏi:
- Năm tới chị tính ghi chứng chỉ gì?
- Có lẽ tôi ghi Văn Minh Việt Nam và Văn Minh Anh.
- Ấy tôi khuyên chị chớ nên lấy hai chứng chỉ ấy, nặng lắm. Tôi quen nhiều anh chị học giỏi, sắp ra trường. Họ khuyên tôi tối kỵ theo hai chứng chỉ đó ngay năm đầu. Họ bảo học Ngữ học và Văn minh Việt Nam chung nhẹ hơn.
Hương tần ngần suy nghĩ:
- Để tôi nghĩ lại xem nhé. Có thể tôi sẽ theo lời khuyên đó. Nhưng anh có biết môn Ngữ học ra sao không? Tôi chưa biết môn đó bao giờ cả nên lo khó hiểu bài.
- Tôi được chị bạn vừa học Ngữ học năm vừa qua chỉ cho một cuốn sách tóm tắt hay lắm. Chị muốn mượn không? Cuốn ấy tôi mượn thư viện Lincoln và vừa đọc xong. Tôi sẽ chuyển cho chị.
Hương mừng rỡ cám ơn rối rít:
- Nếu được thì còn gì bằng! Anh cảm phiền cho tôi mượn nhé!
Nói thêm vài câu chuyện, Thu ra về sau khi đã hứa hôm sau đi xem kết quả sẽ mang sách cho Hương, Lật đật quá, chàng bỏ quên chiếc mũ trên ghế, Hương không để ý, sau khi tiễn Thu ra cổng trở vào, nàng mới thấy chiếc mũ. Nàng vội chạy ra gọi Thu, nhưng Thu đã biệt dạng. Nàng tự nhủ mai đí xem kết quả sẽ trao lại Thu chiếc mũ.
Thu về rồi, cảm giác là lạ khi chàng nám lấy tay Hương vẫn còn vương vắn khiến Hương e thẹn. Nàng lắc đầu xua đuổi ý nghĩ về Thu, chạy lên báo tín thi đậu cho mẹ mừng,

*

Văn Khoa đông nghẹt sinh viên Dự bị. Dự bị Anh đông sinh viên nhất nên kết quả công bố khá muộn. “Sĩ tử” đứng chật các hành lang, bàn tán xôn xao, vẻ lo âu hiện rõ trên nét mặt.
Hương đứng củng Lan, Giao và Thi, nói chuyện huyên thuyên cho đỡ hồi hộp. Hương vẫn còn nghi ngờ Thu xem nhầm tên nàng nên phập phỏng lo sợ.
6 giờ 15 vẫn chưa có kết quả. Vài sinh viên nóng lòng vào văn phòng hỏi. Nhưng, họ tiu nghỉu trở ra, tuyên bố: 6 giờ 30 mới yết!
Hương đang cười cười nói nói bỗng thấy dáng Thu nơi đầu hành lang. Thu đưa tay lên vẫy, cười khuyến khích như muốn nói: “Chị đừng lo, đậu rồi mà!” Cạnh Thu, Giang cũng đang chăm chú nhìn Hương, vẻ mặt tư lự, buồn bã. Ôi! Ánh mắt sâu thẳm kia chứa đựng cả một trời đau khổ! Hương xao xuyến, lòng rộn lên một nỗi thương cảm. Tại sao ánh mắt ấy cứ theo đuổi mình hoài nhỉ?
Nhớ đến chiếc mũ Thu đã quên, Hương vội cáo lỗi cùng các bạn, ra đưa chiếc mũ cho Thu. Ánh mắt trách móc, u buồn của Giang lại xoáy vào hồn nàng… Giang như muốn nói gì cùng Hương qua ánh mắt ấy.
Ban Pháp Văn vừa có kết quả. Các sinh viên đổ xô lại phía bảng thông cáo, Giang cũng len lỏi ra xem bảng. Một lát sau, chàng trở ra, nét mặt tươi cười. Thu hỏi vọng ra:
- Đậu rồi hả Giang? Khỏe nhé!
Giang đùa:
- “Rớt rồi” nhưng nụ cười tươi vẫn nở trên môi.
6 giờ 40… Viên thư ký văn phòng đi ra, tay cầm 3, 4 tờ kết quả. Sinh viên ùa theo.
Hương vốn ghét chen chúc nên đứng xa xa chờ đợi. Để vãn người hãy xem, vội gì Hương bỗng nghe tiếng lao xao:
- Nguyễn Thị Thu Hương - Hạng Bình. Thu Hương là ai?
Hương cố giữ vẻ tự nhiên, Lan bấm Hương:
- Kìa Hương, tên bồ đấy mà. Đậu Bình rồi.
Hương vẫn hoài nghi:
- Để xem tận. mắt mình mới tin.
Số sinh viên vãn dần. Kẻ cười, người nhăn nhó than van sau khi xem bảng. Nhiều cô cậu mắt đỏ hoe, tủi hổ, khiến Hương mủi lòng. Hương lại gần bảng kết quả. Đúng tên nàng, số báo danh và ngày sinh kia, cạnh chữ Bình. Thôi, không còn nghi ngờ gì nữa. Thu đã nói đúng Hương xem cho các bạn, Thi, Giao, Lan đều đậu cả, thế là vui cả làng. Đang mải mê xem, Thu đến sau lưng Hương lúc nào không biết. Chàng cười:
- Đúng chưa? Tôi đâu nói gạt chị bao giờ?
Hương nhoẻn miệng cười cám ơn. Bỗng nàng gặp ánh mắt Giang nhìn mình chăm chăm, buồn tủi. Tim Hương thắt lại. Biết làm sao được bây giờ? Mình đâu cố ý làm khó “anh chàng thầm lặng”!
Thu trao cho Hương cuốn sách Ngữ Học.
-Tôi vừa ghi mượn lại rồi. Đến tuần sau chị cho tôi xin lại để trả thư viện nhé.
- Vâng. Tôi sẽ cố gắng đọc thật mau.
Hương vòng ra hành lang phía trước.
Thu đi song song cạnh nàng. Hương bối rối, sợ Thi tinh nghịch chế giễu nên kiếu từ:
- Thôi, xin phép anh nhé, tôi về trước.
Thu tỏ vẻ quyến luyến, chàng đột ngột hỏi:
- Hồi đó chị học Anh văn ở đâu?
Hương ngừng lại, ngạc nhiên, nhưng cũng đáp:
- Tôi học ở Trung học thôi.
Thu xuýt xoa:
- Vậy mà chị viết văn hay “dễ sợ”.
Hương tròn mắt kinh ngạc:
- Anh đọc văn tôi bao giờ mà khen quá lời như vậy?
Thu cười tạ lỗi:
- Tỏi mạn phép, đọc những trang cuối vở Việt văn của chị.
- A, thảo nào! - Hương đỏ mặt thốt.
Hương mắc cỡ quá! Hôm cho Thu mượn vở ghi bài, Hương có đưa thêm cuốn tài liệu tham khảo nàng chép trong sách để trả ơn Thu cho mượn đầy đủ các môn Lan và nàng thiếu. Nhưng nàng quên rằng phía cuối cuốn vờ này nàng có ghi một số tư tưởng của nàng về cuộc đời, nhân tình thế tháí, quan niệm sống, bằng Anh ngữ. “Đó là những tư tưởng thầm kín, sâu xa nhất của nàng, Vậy mà Thu đã đọc được…
Thấy Hương biến sắc, Thu vội xin lỗi:
- Xin lỗí chị, nếu tôi quá tò mò, xin chị bỏ lỗi cho.
- Đâu có… - Hương yếu ớt chống chế. Anh có lỗi gì đâu!
Rồi Hương rảo bước ra bãi gửi xe. Đi qua góc vườn, Hương lại bắt gặp cặp mắt Giang, chăm chú nhìn mình, nửa như chia vui cùng nàng, nửa buồn vô tận. Nàng cúi đầu thở dài…

*

Hương miệt mài nghiên cứu cuốn sách Ngữ học. Tính nàng thích tìm hiểu, khám phá nên nàng rất thích thú khi bước vào môn học mới lạ này. Cuốn sách trình bày thật dễ hiểu, theo kiểu vấn đáp, Hương chép lại được gần một cuốn vở 100 trang.
Gần đến hạn trả sách, Hương cố chép thật mau. Nhưng vẫn không kịp vì Thu lại nhà nàng đòi sách trước thời hạn. Hương ngạc nhiên nhưng cũng trả lại Thu:
- Tôi xem cũng gần xong. Để lúc khác mượn lại cũng được. Cám ơn anh nhiều.
Hương hơi bực bội vì Thu không giữ lời. Nàng thay áo, vào thư viện tìm xem còn bảng khác của cuốn sách chăng.
Vừa lên phòng dành riêng cho sinh viên trên lầu thư viện Abraham Lincoln, Hương ngỡ ngàng thấy Thu ngồi đó tự bao giờ.
Thu mỉm cười thật tươi:
- Tôi mới tìm được mấy cuốn sách khác cũng hay lắm.
Vừa nói, Thu vừa đưa cho Hương xem hai cuốn sách dày. Hương ghi tên sách rồi tìm trên kệ để đọc. Ngồi đọc miệt mài, cũng mỏi, nàng xuống nhà xem báo giải trí thì gặp Thu ngay hành lang. Thu đang nói chuyện với một thiếu nữ phục sức hợp thời trang tóc cắt theo kiểu mới nhất. Hương thoáng nghe Thu căn dặn thiến nữ:
- Cuốn sách này tốt lắm, chị về đọc đi.
Vừa nói, Thu vừa đưa cuốn sách mới đòi của Hương cho thiếu nữ lạ mặt. Hương bực tức.
“À, thì ra thế. Anh chàng này không đúng hẹn, đòi sách sớm để cho cô kia mượn! Nhưng thôi, mình cũng chẳng cần. Đợi cô kia trả thư viện rồi mình mượn lại sau”. Hương tự an ủi, nhưng nỗi bực bội vẫn còn day dứt nàng. Nàng lơ đãng lật những trang báo mà không để ý mình đang đọc gì. “Mình đã lầm! Tưởng Thu đặc biệt tử tế với mình, ai có ngờ anh ta “có mới nới cũ ra”. Anh ta đòi sách mình để chiều lòng người đẹp đây mà.
Trở lên lầu Hương chán ngán tình đời, không thiết đọc sách nữa. Nàng mượn sách mang về nhà nghiên cứu để tránh bộ mặt dễ ghét của Thu.
“Văn Khoa, ngày… tháng 10, 1968
“Dạo này Hương ít đến thư viện Văn Khoa, mình buồn quá, ngóng dáng Hương từng buổi chiều, nhưng thư viện vẫn vắng bóng nàng. Hương ơi, Hương vui nghỉ hè ở nơi nào mà không vào trường nữa?
“Càng cố quên Hương, mình càng nhớ Hương thêm. Kề cũng lạ, mình chỉ biết Hương qua những lần gặp gỡ trong trường, không rõ tính tình nàng ra sao mà vẫn miệt mài theo đuồi giấc mộng vô vọng! Nhưng nói vậy chứ tính Hương giản dị, hiền dịu, ai chẳng biết. Một anh bạn đã vô tư phê bình khi Hương cùng cô bạn thân của nàng đi qua: “Cô bé kia có nụ cười phúc hậu dễ thương quá, Giang ơi!”: Mình nghe cũng mát lòng mát dạ. Có người khen hộ mình rồi.
“Càng ngày Thu càng tỏ vẻ thân mật với Hương hơn. Vào thư viện, thấy Hương là Thu đến ngồi đối diện, nói chuyện huyên thuyên. Biết tính Thu mình buồn cho Hương. Thu đào hoa, tán giỏi, cao lớn, có bộ mã được các cô vây quanh nên “tán” hơi nhiều. Mình không ghen nhưng mình lo cho Hương. Cô bé còn non dại, làm sao hiểu Thu chỉ “tán” chơi mà thôi?
Hương gật gù tán thưởng. Giang xét người đúng quá. Vậy mà sao Giang không lên tiếng cho Hương biết? Khi nàng khám phá ra bộ mặt thật của Thu cũng hơi muộn. Nàng đã bị nhiều phen bực tức rồi!
Chú thích:
1 )Hạ đo ván.
2)  Người ngưỡng mộ