ừ đây bắt đầu nhật ký của người kể chuyện, bạn thân của thám tử tư André Brunei. Tám giờ đã điểm từ lâu khi Proper thò đầu qua cánh cửa mở hé của phòng khách. - Tôi nhắc các ông là món thăn bò nên được ăn nóng. - Tên phá hoại! André Brunei kêu lên. Tối đó như thường lệ, tôi là khách mời của khách sạn Malesherbes. Nhẽ ra chúng tôi phải ăn tối vào lúc 7h30, nhưng buổi chiều hôm đó Brunei đã mua một số thiết bị nghe nhìn loại mới nhất. Chúng tôi vừa nghe một bản nhạc cung rê thứ của Bach được chơi bởi Mémelin và Enesco và ngồi sâu thoải mái trên đi văng, tựa vào đám gối nhỏ. Bây giờ chúng tôi nghe Brailowsky trình bày khúc biến tấu thứ 5 của Chopin. Vậy nên chúng tôi quên cả giờ ăn. Đã hai lần, Proper, người phục vụ trung thành của thám tử tư đến gõ cửa. Anh ta biết rõ rằng, trong một số hoàn cảnh, ông chủ không muốn bịquấy rầy và hẳn là món thịt nướng đã bị chín quá nên con người trung hậu đó mới quyết định đến quấy rầy chúng tôi. “Tên phá hoại!” Brunei đã kêu lên như vậy. Và anh phục không may vội chuồn mất để tránh cái gối nhỏ mà ông chủ liệng vào mặt anh ta. Tuy vậy sự hứng thú đã bị ngắt quãng. Brunei dừng máy nghe lại, “cái hộp mơ ước” như cách anh ta gọi cái thiết bị tuyệt hảo ấy. - Proper có lý, chúng tôi đợi anh đây, anh bồi bàn. Proper tốt bụng đang trốn trong bếp lại xuất hiện với liễn xúp bốc khói trên tay. Bộ mặt to của anh ta có vẻ cam chịu lắm và điều đó lại làm cho anh bạn tôi vui vẻ. Những tiếng chuông điện thoại đã tránh cho anh hầu tận tuỵ phải nghe những lời nhận xét châm biếm. - Nào! Brunei nói - Lại gì nữa đây? Chắc hẳn số món thịt nướng phải bị cháy hẳn rồi. Nhưng Proper đã đi vào phòng làm việc và quay ra ngay. - Đấy là ông Charasse. Brunei vội đứng lên. - Anh bạn tốt Roland! Tôi tưởng không được nghe tin nhau từ khi cãi cọ ở phiên toà đại hình. Xin lỗi các bạn nhé. Anh ta vội chạy ra khỏi phòng. Những cuộc “cãi cọ” như anh ta vừa nói đến thường hay xảy ra giữa anh ta và ông luật sư nổi tiếng. Chúng luôn là một sự khoái trá đối với những người hiểu biết. Về mặt nghề nghiệp, hai người bạn luôn phải đứng đối mặt với nhau, ông Roland Charasse đứng ở cái bàn trước mặt bị cáo mà ông ta bảo vệ, André Brunei - nhân chứng buộc tội - đưa ra những lý lẽ gây ra sự nghi ngờ đối với bị cáo và chứng minh rằng anh ta có tội. Tôi cũng phải nói thêm là gần như thường xuyên đoàn bồi thẩm làm theo cậc lập luận của cảnh sát. Tôi vừa nói là những cuộc đấu khẩu tay đôi đó tạo nên một nỗi khoái trá đối với những người tham dự nhưng trước hết là đối với hai địch thủ. Mỗi người đều cao giọng ước đoán các phẩm chất của người kia, đem lại cho công lý trí thông minh và lý lẽ của mình. Tình bạn gắn bó Brunei và ông Charasse trước hết dựa trên sự nể phục sâu sắc của cả hai bên nên nó là một tình bạn bền vững. Tôi tưởng cuộc nói chuyện sẽ nhanh chóng trở nên vui vẻ nhưng giọng của Brunei, dù không to lắm, đập vào tai tôi. “Sao cơ? Anh bảo sao?... Mareel và Simone à?... Khốn khổ cho họ!”. Tôi không chờ được nữa, bèn rời phòng ăn và đi sang phòng làm việc. Mặt của Brunei trông lạ hẳn. Bạn tôi nắm chặt ông nghe, áp sát vào tai. Miệng anh ta nhăn nhó, giọng không âm sắc, anh trả lời: - A! Đáng sợ thật... Anh nói hung thủ à?... Nhưng không thể được, Roland, bởi vì... Phải rồi, bạn ạ, tôi đến ngay. Anh đặt ống nghe xuống và không thèm nhìn tôi, lao ra tiền sảnh. Vừa chạy anh vừa với lấy cái mũ. Tôi cũng chạy theo anh ta. Một phút sau, chúng tôi phi vào thành phố. Một chiếc taxi chạy lại. Brunei gọi xe: - Đến phố Greuse... hết tốc độ... có tiền thưởng... * * * - Nào chuyện gì thế? - Vợ chồng em họ của Roland, nhà Vigneray, vừa bị giết.- Tôi thích câu trả lời thứ hai hơn, Girard nói, này nhé, tôi không thể tưởng tượng là hung thủ, sau khi hạ gục ông Vigneray, vợ ông ta và cô hầu, cho thuốc độc vào cà phê của ông Charasse, lại chạy đến Mans để định tiến hành vụ giết người thứ năm. Một cuộc tàn sát như thế, trong những điều kiện như thế là chưa từng có.Brunei vẻ chần chừ, nói tiếp:- Điều quan trọng cần phải biết là giờ nào mà Armand - tôi phải nói thêm ngay là cậu bé trung hậu đó không bị nghi ngờ gì hết - đã pha cà phê cho chủ. Điều đó hạn chế khoảng thời gian mà trong đó hung thủ có thể đi vào phòng làm việc của Roland để cho thuốc độc vào đồ uống.Tôi nói thêm:- Điều cơ bản, theo tôi, là phát hiện ra việc liệu thuốc độc có được đổ vào đồ uống của Roland “trước vụ giết những người em họ của anh ta”, nghĩa là trước 7 giờ mười lăm tối nay không?- Đúng thế, Brunei nói, nhưng tôi e là chẳng có sự phân tích nào lại đem đến cho chúng ta một sự chính xác như vậy.Chợt anh im tiếng và nghiêng về phía anh tài xế.- Rẽ phố thứ hai bên phải rồi phố thứ ba bên trái.Anh quay lại phía chúng tôi:- Chúng ta sẽ đến nơi trong vài phút nữa. Tôi biết đường. Tôi đã đến đây đôi ba lần với Roland.Chúng tôi đi men theo rừng thông rồi đi vào một con đường hẹp, dòng sông uốn lượn như dải ruy băng lấp lánh.- Huisne - Brunei lẩm bẩm, rồi nói thêm ngay - Chúng ta đã đến nơi rồi.Ngôi nhà được bao bọc bởi những bức tường cao và cũ kỹ phủ đầy dây leo, loang lổ vết lá rụng. Trước hàng rào, bên cạnh đường, một cây cầu gỗ bắc qua sông. Cánh đồng trải dài ra hút tầm mắt.- Mẹ kiếp, ông Vigneray thích sự cô đơn, Girard nói.- Phải, ngôi nhà gần nhất cũng cách đây gần năm trăm mét.Brunei mở cửa xe.- Tôi nghĩ là chúng tôi sẽ ở lại đây một lúc, anh nói với tài xế.Người kia khoát tay vẻ thờ ơ và chỉ về phía phong cảnh đẹp như tranh vẽ:- Ông đừng bận tâm vì tôi, tôi sẽ đi một vòng. Tôi mê cảnh nông thôn và không phải lúc nào cũng có dịp được hưởng cảnh này.Brunei kéo mạnh chuông cửa. Chẳng có động tĩnh gì trong nhà.- Thấy chưa? Tuyệt thật, Girard kêu lên, đỉều đó chứng tỏ là Julien tuân theo mọi chỉ dẫn của anh.- Đúng là tuyệt thật, Brunei nói.Tôi cảm thấy giọng nói anh không được chắc chắn lắm.Nói rồi anh bạn tôi rút từ trong túi ra một chiệc chìa khoá vạn năng. Trong một giây anh mở cửa hàng rào. Thanh tra lau cằm.- Hy vọng là anh chàng này không quá sợ hãi mà bắn vào chúng ta.- Đừng lo, căn phòng đó quay ra công viên và tôi nghĩ là cũng chẳng có súng trong nhà. Khi nào chúng ta tới nơi chúng ta sẽ tìm ra cách để thuyết phục Julien.Một con đường nhỏ viền cây du dẫn thẳng đến ngôi nhà. Đó là ngôi nhà hai tầng có thềm cao và thảm cỏ. Sự tĩnh lặng hoàn toàn bao trùm lên cảnh vật. Chỉ duy nhất có tiếng chim hót là làm xáo động sự tĩnh mịch lúc này.Brunei lại sử dụng chìa khoá vạn năng. Chỉ cần một giây là anh mở được cửa nhà, hai cánh cửa có lắp kính phía trên.- Khoá bằng chìa ở khắp mọi nơi, tất nhiên là thế, anh nhận xét. Julien đã không rời phòng làm việc sau khi chúng ta gọi điện.Trước mặt chúng tôi là một tiền sảnh dài và rộng lát đá, bên phải và trái có ba cánh cửa, giữa chúng là những tấm thảm của Wattlau. Ánh sáng rọi vào tiền sảnh qua cửa ra vào nên các góc xa khá tối. Brunei bật công tắc điện.- Phòng làm việc kia, anh nói và chỉ một cánh cửa gỗ nâu, chạm trổ, ở cuối tiền sảnh mà chúng tôi vừa nhìn rõ - Anh cao giọng nói - Chúng tôi đây, Julien, đừng sợ. Tôi là Brunei đây, chính tôi đã gọi điện cho anh hôm qua. Giọng anh vang dội trong nhà nhưng không có tiếng trả lời. Tôi thấy hơi khó ở.- Julien! Đừng sợ... Nếu anh muốn, tôi sẽ đi đến đồn cảnh sát và đưa người lại nếu anh thấy yên tâm hơn.Vừa nói, Brunei vừa tiến lại từ từ. Chợt anh thốt lên:- Ôi, trời ơi!Anh chạy vội về cuối hành lang. Chúng tôi chạy theo anh, phát điên vì hoảng sợ. Bằng ngón tay run run, anh chỉ cho chúng tôi cánh cửa phòng làm việc. Trên gỗ, những vết chém hiện ra rõ mồn một.- Dấu vết này còn mới. Hung thủ đã đến vào ban đêm. Hắn đã cố phá cửa.- Và hắn cũng phải cố sức lắm, Girard nhận xét. Nhìn đây này, đây là độ cao của cái chốt, hắn đã thò một vật qua kẽ nứt để bẩy nó ra. Nhưng cái chốt không bẩy được.- Phải, hung thủ đã phí sức.Brunei nói và đưa tay sờ vào phần gỗ bị chém sâu nhất.Như chợt nghĩ ra điều gì, anh ngửa đầu đưa mắt nhìn trần.- Hiển nhiên rồi, anh kêu lên.Dọc theo bức tường, trên đầu chúng tôi, một sợi dây điện đã bị cắt. Hai đầu dây buông thõng.- Dây điện thoại, tôi thì thầm.- Trời ơi! Hắn đã ngăn chặn Julien kêu cứu.Chúng tôi đồng thanh kêu lên:- Julien! Julien!.Sau cánh cửa vẫn là sự im lặng tuyệt đối.- Tôi thấy chỉ có một cách giải thích, Girard nói. Anh chàng bất hạnh đã quá sợ hãi đến nỗi ngất đi.- Có thể, Brunei trịnh trọng trả lời.- Trừ phi anh ta chết... Girard nói thêm. Vì một cơn đau tim.Brunei nhún vai.- Thôi đi! Một chàng trai như Julien ấy à? Các vị không biết anh ta rồi - anh quay lại phía tôi - Đi xem phía cửa sổ đi, đằng sau nhà ấy. Cái cửa sổ duy nhất có song sắt.Tôi chạy vòng quanh ngôỉ nhà. Cửa sổ của phòng làm việc cách mặt đất độ một mét rưỡi. Nó có ba song sắt to, dày và tôi thấy các cánh cửa chóp đóng chặt. Rõ ràng là kẻ thù không hề động đến phía này. Sau khi đẩy cửa chớp một cách vô ích, tôi quay trở lại với các bạn tôi.Một cánh cửa trong tiền sảnh đang để mở. Đây là cửa nhà bếp. Brunei đã tìm thấy một thanh sắt khá dẹt để luồn vào khe nứt của cánh cửa phòng làm việc. Dùng nó như một cái đòn bẩy, hai người đàn ông dùng hết sức để gạt cái chốt ra. Tôi cũng góp sức vào.- Thế nào? Brunei hỏi, mạch máu trên trán phập phồng.- Chả có gì phía cửa sổ cả, cửa ở đó còn khó hơn ở đây.Chúng tôi ấn đòn bẩy trong vài phút. Có lẽ, dù mạnh đến đâu, một người duy nhất cũng không thể làm được việc này. Cuối cùng thì cái chốt cũng phải nhượng bộ với một tiếng rắc khủng khiếp.Nhưng ngay khi cách cửa nhúc nhích tôi nhớ ra là nó đã bị chặn lại. Julien đã đẩy cái bàn giấy của ông chủ ra để chặn nó.May là trở ngại cuối cùng này cũng dễ vượt qua. Cùng tựa lưng vào cửa, chúng tôi đã đẩy được nó ra. Chúng tôi bước vào.Hai bóng đèn trên trần bật sáng, soi rõ phòng làm việc. Căn phòng gọn gẽ kỳ lạ. Nó được trang bị bởi những chiếc ghế bành sang trọng hiệu Empire, một giá kính bằng gỗ chạm trổ và một tủ kính bầy đồ mỹ nghệ. Những bức tranh khắc cổ, với chủ đề lịch sử, trang trí các bức tường. Một chiếc đi- văng kê ở góc nhà.Và trên cái đi văng ấy có một người đàn ông nằm thẳng cẳng, mặt quay vào tường.- Thế đấy! Tôi đã bảo mà, Girard nói, anh chàng khốn khổ đã ngất đi.Chúng tôi đi vòng qua cái bàn làm việc và đứng sững lại.Giữa tấm thảm là một vũng nước màu đỏ. Còn ba vũng khác nhỏ hơn rải rác giữa vũng to và đi văng. Cuối cùng, trên tấm sa tanh màu xanh là cây phủ đi văng kéo dài một vệt nâu, lan ra cả cái gối dựa rơi trên sàn.Chúng tôi chạy lại chiếc đi văng. Từ vai xuống, chiếc áo vét của người đàn ông đẫm máu. Brunei khó nhọc giơ tay ra và từ từ lật cái xác lại.Julien Blanchot mắt mở trừng trừng, cái nhìn trân trân và mờ đục. Mồm anh ta méo xệch vì đau đớn.- Chết rồi! Girard nói như hụt hơi.- Phải, chết, bị giết, trúng đạn như Marcel Vigneray, như Simone, như Adèle, Brunei nói giọng vô cảm - ngay lập tức, anh bùng lên - Nhưng rất là bất khả thi, bất khả thi! - anh chạy trong phòng, va vào đồ đạc và tường - Không có lối đi bí mật. Thậm chí cũng không có lò sưởi. Còn về các lối khác.Anh mở cửa sổ, lắc điên cuồng các nan chớp rồi với tới các song sắt.- Chẳng thể làm gì ở đây, vấn đề cũng không đặt ra nữa. Chẳng còn cửa ra vào nhưng chúng ta đã biết...Anh gần như quỳ xuống, mặt dí vào cái chốt cửa bị bật ra, còn treo ở đó. Rồi anh nhặt những cái móc sắt dầy rơi trên sàn.Anh đứng lên vẻ hài hước và đẩy cái bàn viết ra, anh mở toang cánh cửa, mặt ngoài của nó được chiếu sáng hoàn toàn.Chúng tôi nhìn thấy rõ ràng hơn những dấu vết của sự toan tính phá cửa. Nhưng dù các vết chém có mạnh đến mấy cũng không làm thủng gỗ được, để chọc một lỗ qua cửa chẳng hạn, hung thủ hẳn phải bắn.Brunei quay về phía chúng tôi, đầu cúi xuống vẻ hoàn toàn nhụt chí.- Sao, anh không thấy gì à? Thanh tra rụt rè hỏi.- Không, Girard, tôi không thấy gì hết. Tôi chỉ biết là: thứ nhất, căn phòng này hoàn toàn đóng kín, nói cách khác là không thể bắn từ ngoài vào trong được và, thứ hai, là dù gắng sức, hung thủ cũng đã không thể vào được căn phòng này.- Nhưng... điên thật, tôi thì thào.- Phải, Brunei nói, thật điên... nhưng đúng thế đấy.Chúng tôi lại gần xác chết. Người giúp việc không may mắn của vợ chồng Vigneray độ năm mươi tuổi. Ông ta cao lớn và có vẻ mạnh mẽ với khuôn mặt rộng, mái tóc hoa râm thưa thớt. Mép cạo râu nhẵn thín, chòm râu má để dài, Julien Blanchot là hình ảnh cổ điển của các anh hầu trong các vở hài kịch.- Tội nghiệp anh ta! Girard nói vẻ sợ hãi hơn là thương cảm. Quay về phía bạn tôi, anh nói thêm - Anh đã nói đúng, Brunei. A! Giá mà chúng ta đi ngay từ tối hôm qua!- Than ôi! Brunei nói, ai có thể biết trước là muộn có vài giờ mà hậu quả đã nghiêm trọng như vậy? Mà những biện pháp phòng vệ của chúng ta chưa được thực hiện tốt hay sao?Anh cay đắng mỉm cười.- Tốt lắm!- Dù sao những biện pháp đó cũng đã gây trở ngại cho hung thủ. Cũng nực cười là hắn đã phải hì hục với cái cửa. Không mở cửa được, hắn đã tìm ra cách khác, nhưng cách nào? Tôi thú nhận là cách ấy tôi không tưởng tượng được ra.- Phải, không tưởng tượng được ra. - Brunei nhắc lại. Vẻ ưu tư, anh nói thêm - Không thể tưởng tượng được ra, đấy chính là đặc điểm của hung thủ. Đặc điểm ấy là tiêu cực vì nếu như một mặt các vụ giết người buộc phải có hung thủ, thì mặt khác những điều kiện ngoại cảnh mà trong đó các vụ giết người diễn ra thì lại triệt tiêu sự tồn tại của hung thủ.“Trong căn hộ ở phố Greuse, hai vụ giết người đã diễn ra mà lại không có hung thủ, bởi vì căn hộ trống không khi mọi người đến mà trên thực tế không thể có chuyện có người từ đó đi ra.“Cuối cùng, tại đây, lại có vụ giết người nữa, một người đàn ông bị giết - và cả lần này nữa, giả thuyết về sự tự sát không đặt ra - mà cũng không có hung thủ vì thực tế thì cũng không thể có chuyện tên mạt kiếp đó gây ra được tội ác ấy.Brunei nhai đi nhai lại cụm từ “thực tế không thể có”. Có thể nói là anh ta thấy khôi hài khi nhắc lại những từ ấy cứ như là thú nhận sự bất lực của mình.- Anh có nghĩ là, tôi nói, người ta có thể tưởng tượng ra một kiểu máy, một loại vũ khí hẹn giờ giấu đâu đó trong căn phòng đó và khi nó,..- Và nó cũng có khả năng nhắm bắn nữa à? - Brunei ngắt lời tôi. Anh không nghĩ đấy là một cách giải thích kiểu tiểu thuyết sao? Hơn nữa, chúng ta nhẽ ra phải phát hiện ra cỗ máy ấy, vậy mà nhìn quanh mà xem, rất ít đồ đạc, không có tủ tường, không có lò sưởi, vậy thì cỗ máy ấy được giấu ở đâu?Anh xem xét kỹ lưỡng phòng làm việc, xê dịch cái ghế phô tơi, dành gần nửa giờ cho giá sách, nhấc sách ra và chuyển đồ mỹ nghệ ra khỏi tủ kính. Cuối cùng anh nghiên cứu tỉ mỉ sàn nhà và tường.- Chả có gì cả, anh nói và lau mồ hôi trán.- Đến lúc phải báo cho đồn cảnh sát rồi. - Girard nói. Anh bạn trung hậu này, trong hoàn cảnh nào cũng không quên những quy định nghề nghiệp.- Được rồi! Anh đi taxi đến Mans và đưa người lại, Brunei yêu cầu. Trong lúc đó, chúng tôi sẽ xem xét toàn bộ ngôi nhà. Tôi cũng không hy vọng gì nhiều, nhưng không được bỏ qua một tí gì cả.Thanh tra đi khỏi, chúng tôi bắt tay vào việc. Nhưng dù có cố gắng đến mấy, chúng tôi cũng không phát hiện đựợc gì. Nếu như hung thủ có để lại dấu vết trên sàn tiền sảnh thì bây giờ chúng cũng lẫn lộn với dấu vết của chúng tôi. Còn về dấu vết trên cánh cửa phòng làm việc thì nó chỉ chứng tỏ đấy là một người đàn ông khoẻ mạnh, thế thôi.Rất lâu, Brunei xem xét ổ khoá cửa ra vào rồi ổ khoá cổng hàng rào.- Chỗ này cũng không có gì, anh thì thầm. Tên khốn nạn có chìa khoá nhái hoặc ít nhất là một chìa khoá vạn năng. Mặt khác, trèo qua hàng rào này quá dễ.Một lát sau, thanh tra Girard quay lại với một thiếu uý và một nhóm cảnh sát. Họ đến trước đoàn Vin của tôi, cảnh sát trưởng nói. - Thế cửa ra cầu thang phụ? Brunei lại hỏi. - Chả có gì đáng nói. - Girard kêu lên - vả lại chính anh sẽ thấy nó thôi. - Các anh không tìm thấy vỏ đạn à? - Không. Chắc hung thủ sử dụng một khẩu súng lục có ổ đạn. Các vỏ đạn không chui ra ngoài. Brunei gõ tay lên đầu gối. - Như vậy thì vấn đề không thể giải quyết được. Có thể là dữ liệu không chính xác. Chúng ta còn thiếu vài yếu tố, nhưng là cái nào? - anh bẻ ngón tay và quay về ông Charasse - Sự biến mất của Adèle Blanchot nói lên điều gì? Hẳn anh quen cô gái này? - Tôi đã nghĩ. Nhưng tôi chỉ có thể xác nhận điều tôi đã nói với ông cảnh sát trưởng, một phụ nữ trung hậu, thật thà. Simone rất vừa lòng về cô ta. - Nhưng tôi nghĩ là cái cô Adèle này không có thói quen vắng mặt trong giờ ăn của chủ. Rồi tôi lại thấy Julien, chồng cô ta đang ở Mans. Vậy là chỉ có mình cô ta phục vụ. Tóm lại, hôm này là ngày ông chủ về nhà. Không! Không còn là sự trùng hợp nữa. - Tôi vừa có ý định lục soát phòng cô ta, cảnh sát trưởng xen vào. Tôi mới chỉ xem qua thôi. Nếu anh muốn, chúng ta sẽ cùng lên. - Đi thôi! Brunei nói. Đừng quên là sự biến mất của Adèle là một yếu tố nghiêm trọng đấy, có vẻ như là dấu vết duy nhất mà chúng ta có. Các thanh tra đã rời bỏ cái xác, nó được che bằng một tấm vải. Họ đang làm việc trong phòng ăn, dưới mắt các nhà chức trách. - Đây là chỗ bà Vigneray nằm, cảnh sát trưởng nói với chúng tôi. Trang bị bằng những cái kính lúp khổng lồ, các thanh tra uốn mình trước tủ buýt phê. Brunei đi vào phòng. - Vậy là, bây giờ anh biết cả rồi, viên biện lý nói. Một vụ ít gặp. Một dịp để anh nổi trội lên. Trong giọng nói có một chút châm biếm. - Đây là dịp cho tất cả mọi người, Brunei đáp lại. Chúng tôi đi vào bếp. Bạn tôi xem xét cánh cửa hồi lâu. - Anh nói là, Girard, chả có gì đáng nói... Rồi bọn tội phạm sẽ phát minh ra một dụng cụ có khả năng đóng mở cái chốt như thế này. Chúng tôi đi lên cầu thang hẹp, bậc thấp. Tôi nhìn thấy ở hành lang tầng trên cùng bóng dáng sừng sững của một cảnh sát. Đột nhiên, các thanh tra ra sau cùng chụp ảnh cái cửa bếp. Giọng nói của họ âm vang trên cầu thang, họ có vẻ rất vui. - Anh nói là món khai vị cũng thế thôi! Một người kêu lên. - Rõ là cậu mới vào nghề, một giọng khác nói. Tôi đảm bảo với cậu rằng, phải có nhiều hơn thế thì mới làm tôi động lòng. - Còn tôi, tôi tự hỏi tôi cần gì, một giọng thứ ba cười nói. Nếu như tôi thú nhận là cái ngày của người đàn bà cụt đầu... Chúng tôi lên đến tầng sáu và vội vã đẩy ông Charasse vào hành lang để ông ta không nghe thêm được gì nữa. Cảnh sát trưởng nói với viên cảnh sát. - Không có gì đặc biệt à, Limeux? - Không có gì ạ, thưa ông cảnh sát trưởng. - Anh không nhìn thấy ai à? - Có đấy, hai người hầu. Một đàn ông và một đàn bà. Người đàn ông đi vào phòng này để thay trang phục. Anh ta phục vụ bữa tiệc tối nay ở tầng một. Người đàn bà đã vào đây và vẫn ở đó. Bà ấy mệt vì những chuyện xảy ra và chóng mặt. -Thế thôià? - Hết rồi đấy ạ. Chúng tôi lắng nghe, Brunei, Girard và tôi. Trong lúc đó, ông Charasse đi tiếp. Ông ta đi đến cuối hành lang, dừng lại trước cái cửa cuốỉ cùng, xoay khoá trong ổ rồi mở ra. Ngay lập tức, ông ta lùi lại sau như giẫm phải rắn. Một tiếng thét sợ hãi vút lên. - A! Rồi giơ tay về phía trước, ông ta lảo đảo đi vào phòng. Nỗi ngạc nhiên làm chúng tôi tê liệt một giây, rồi chúng tôi lao theo. Brunei đến cửa phòng đầu tiên. Anh giật mình. Quang cảnh trước mắt chúng tôi thật đáng sợ. Trên chiếc giường trong phòng, nơi mà cảnh sát trưởng thấy trống không trước đó một giờ, là thi thể một người đàn bà. Ông Charasse cúi mình trên cái xác. Ông ta quay lại phía chúng tôi, mặt biến dạng nói: - Chết rồi! Đến lượt chúng tôi cúi xuống cái giường. Người phụ nữ bất hạnh khoảng độ 40 tuổi. Nét mặt chị ta bình thản, yên tĩnh. Miệng hé mở để lộ hàm răng không đều nhưng rất trắng. Nếu không có nước da vàng ệch như sáp thì người ta tưởng rằng cô ta ngủ. - Đây là Adèle phải không? Brunei hỏi. - Phải... Adèle đấy - Roland trả lời giọng thê thảm. Bạn tôi chỉ tay vào ngực cái xác. - Các vị nhìn này! Adèle Blanchot mặc một chiếc áo cánh đen và váy ngắn cùng màu. Cô ta đeo một cái tạp dề trắng, viền đăng ten có yếm, ở bên trái cái yếm có một vết màu nâu. Brunei nhanh chóng cởi cái yếm ra, lột bỏ áo để lộ bộ ngực. Trên vú trái có một vết thương nhỏ, tròn, máu đã đông lại. - Bị bắn, thanh tra Girard lẩm bẩm. - Phải... bị bắn và chắc là bằng chính khẩu súng cũng đã bắn Marcel Vigneray và vợ, Brunei nói thêm. Ông Charasse ngã ngồi xuống ghế. Trông ông ta tái nhợt như xác chết. Tôi nghĩ là ông ta sẽ chết ngất. Còn ông cảnh sát trưởng thì đấm tay lên cái bàn nhỏ đầu giường. - Limeux! Ông ta quát lên, Viên cảnh sát xuất hiện trên ngưỡng cửa, ngạc nhiên. - Vâng, thưa ông cảnh sát trưởng? - A! Thế đấy! Limeux, anh đã nói dốỉ chúng tôi, anh đã bỏ chỗ gác. Nói đi! - Tôi không rời khỏi đây, thưa ông cảnh sát trưởng, tôi thề đấy. Anh ta rất thành thực, không nghi ngờ gì nữa. Chúng tôi điên tiết nhìn nhau. - Thôi được! Mọi việc xảy ra theo đúng thứ tự, Brunei nói bằng giọng tức giận. Tên sát nhân đã quyết định phương pháp của hắn - anh đi qua gianphòng, đến bên cửa sổ - Cửa đóng, cũng như cánh cửa đi ra cầu thang phụ. Và tôi cũng không tin là có cách mở đóng then cửa từ bên ngoài. Anh mở tung cửa sổ và cúi mình ra ngoài. Chúng tôi đi đến bên anh. Con phố giờ đây đã hoàn toàn được giải toả. Phía góc phố Henri-Martin, một chiếc ô tô của cảnh sát đang đỗ, trước đầu xe có một nhóm người đang bàn tán sôi nổi. Gặp các cảnh sát đang đi tuần trên vỉa hè, nhóm người giãn ra rồi lại tụ lại ngay. Trước vòm cổng, nửa tá nhà báo đang ghi chép, thỉnh thoảng họ lại lôi trong túi ra một miếng bánh Sanđuých, cắn một miếng, rồi lại cho vào chỗ cũ. Cửa kính của căn phòng được trổ trên mái nhà nghiêng 60°, không thể nhào lộn mà thoát ra được. Mái nhà bằng đá đen nhẵn bóng. - Tôi không nghĩ là hung thủ lại mạo hiểm qua đường này với một cái xác trên lưng, Girard lẩm bẩm. - Với cái xác hay không thì chuyện đó cũng không chấp nhận được, Brunei nói. Hơn nữa, rồi hung thủ và nạn nhân đi đến đâu? Nhìn kìa, có người trên ban công tầng năm, trước mặt, họ hẳn sẽ thấy cảnh đó. - Tôi vẫn sẽ hỏi họ. - Vô ích thôi, cảnh sát trưởng nói. - Ồ! tôi không nghi ngờ gì nữa - Girard nói tiếp - cửa sổ bị đóng khi anh đến vào lúc nãy à? - Phải, đóng, như chúng ta đã thấy! - Nguyên nhân hiểu được rồi - Brunei nóng nảy nói. Đừng mất thời gian với cái cửa sổ này nữa. - Vậy là, còn cái cửa đi - tôi kêu lên. Chẳng còn cách nào khác. Brunei đi quanh phòng, sờ soạng các bức tường. - Chẳng có tủ tường nào cả. Thôi được, thậm chí cứ cho là hung thủ trốn trong phòng này cùng với nạn nhân nhưng điều này cũng không ổn, rồi nó cũng phải biến đi. - Tội nghiệp Adèle! Roland Charasse đau đớn lẩm bẩm, nắm lấy tay cô gái đã chết. Nhưng tại sao? - Tai sao, phải, nhưng làm thế nào nữa? Girard cấm cảu. Brunei đi ra cửa. - Theo tôi, anh lính. Đừng sợ. Anh đứng đâu trên hành lang? - Thưa ông, tôi đi đi, lại lại... đi đên cuối hành lang, nơi chúng ta đứng, đến chân cầu thang, rồi lại quay lại. - Anh không đi đến tận hành lang kia chứ? - Không thưa ông. Tôí thề là tôi chưa bao giờ đi quá cầu thang. - Anh đứng đâu khi anh nhìn thấy hai người hầu mà anh đã nói? - Đứng giữa hanh lang và chúng tôi còn trao đổi vài câu. Chắc ông nghĩ là tôi đãng trí đến độ không nhận ra điều gì. - Hiển nhiên. Anh đã nói là họ đã cùng đi vào phòng, cả hai, ở hành lang bên kia. - Vâng, thưa ông, cô hầu vẫn còn trong phòng cô ấy. Brunei phẩy tay. Sau khi nghĩ vài phút, anh nói: - Tôi chỉ thấy có một giả thiết, mà cũng chưa hay lắm, vì nó chỉ giải thích về sự xuất hiện của cái xác chứ không phải là sự biến mất của hung thủ. Này nhé: Tôi tưởng tượng rằng hung thủ đang ở với cái xác của nạn nhân, trong những căn phòng gần với căn phòng mà chúng ta đang đứng, cảnh sát Planton đi một cách đều đặn, từ cuối hành lang đến cầu thang. Ngay khi anh ta đi qua cái cửa nơi mà hung thủ trốn, nó đi ra, rất nhẹ nhàng, mang cái xác đi vào phòng Adèle, rồi từ đó nó lại quay ra khi mà viên cảnh sát quay lưng lại đi ra xa. - Giả thiết chưa ổn lắm, tôi nhắc lại, bởi vì nó bắt tôi chấp nhận rằng hung thủ vẫn còn ở trong một căn phòng trên hành lang này”. Brunei đọc thấy nỗi nghi ngờ trên mặt chúng tôi. - Ồ! Tôi biết là các anh phản đối tôi. Thế nhưng các anh có cách giải thích nào khác không? - Anh rút trong túi ra một cái chìa khoá vạn năng rồi lại gần buồng số 9 - Điều mà tôi làm không hợp pháp lắm, ông cảnh sát trưởng ạ, nhưng trong tình thế này... Anh ta đi vào phòng và ở lại trong đó mấy phút rồi anh ta lần lượt đi vào tất cả các phòng. - Chả có gì cả, tất nhiên rồi - anh ta quay lại chỗ chúng tôi nói. Tóm lại về mặt lý thuyết, sự giải thích của tôi về việc vận chuyển cái xác ít giá trị hơn là tôi tưởng, bởi vì nó kéo theo sự có mặt của hung thủ ở giữa các bức tường vào lúc này. Bây giờ chúng ta sẽ xem giả thiết này có thực tế không. Anh quay về phía viên cảnh sát: - Anh sẽ bắt đầu lại cuộc dạo chơi của anh và giữ đúng cách đi mà anh đi lúc nãy. Nếu anh nghe thấy tiếng động, dù nhỏ nhất, hãy quay lại. Anh chui vào phòng số 9 và viên cảnh sát đi khỏi. Anh này vừa quay lưng thì cửa phòng mở. Brunei đi ra, đóng cửa thật khẽ, rồi rón rén đi đến phòng Adèle, mở khoá rồi đi vào. Nhưng anh không đủ thời gian để đẩy cửa. Viên cảnh sát đi đến chỗ cầu thang và quay lại. - Đúng lúc, Brunei nói. Anh làm lại thí nghiệm 3 lần. Nhưng sự cần thiết phải thật im lặng đã ngăn Brunei không được vội vàng, anh không thể nhanh hơn viên cảnh sát, nghĩa là chui được vào phòng Adèle trước khi người kia quay lại. - Đủ rồi, anh bạn, Không được! Và còn cái xác nữa chứ. - Nhưng tại sao lại phải giết cô gái bất hạnh này? Cảnh sát trưởng lẩm bẩm. - Ồ! Lần này thì câu hỏi tại sao lại đơn giản, Brunei nói. Hung thủ đã muốn loại bỏ một nhân chứng khó chịu. Rõ ràng là Adèle tội nghiệp có thể cho chúng ta những thông tin quan trọng - anh đập tay vào trán - Nhưng tại sao chúng ta lại không thấy xác chết ở trong căn hộ nhỉ? Đấy là cái mà tôi không thế hiểu. Tên khốn không thể đưa nó từ tầng ba lên đây. Tóm lại, lý do gì làm hắn phải hành động như vậy? Chúng tôi lại nhìn nhau sửng sốt. Đêm xuống. Ngọn đèn ở cầu thang chỉ soi rõ một đầu hành lang. Theo bản năng, tôi dán mắt vào bóng tối. Chúng tôi gồm sáu người, tuy vậy nỗi sợ hãi vẫn làm tôi thấy cổ họng thắt lại. - Đi báo tin thôi, Cảnh sát trưởng nói và quay về phía viên cảnh sát - Chúng tôi quay lại ngay thôi. - Vâng, thưa ông cảnh sát trưỏng. Viên cảnh sát tội nghiệp run run nói. Tôi cá là anh ta muốn đi theo chúng tôi lắm. - Tôi như nhìn thấy vẻ mặt của ông Herberay khi ông ta biết tin, Girard nói và đặt chân lên bậc thang đầu tiên. - Tôi cho là - đột nhiên Brunei kêu lên - nếu Adèle biết được điều gì đó thì hẳn là chồng cô ta cũng biết... - anh nắm lấy tay ông Charasse. - Ôi! Anh không định nói... - Có đấy. Nghĩ đi, Roland, ba vụ giết người trong chưa đầy một tiếng đồng hồ, anh nghĩ là một con quái vật như vậy lại chần chừ một giây khi gây ra tội ác thứ tư à, nếu như hắn cho là Julien có thể gây ra nguy hiểm cho hắn? - Nhưng Julien ở Mans, cách đây 200 cây số cơ mà. - Thì sao? - Tôi muốn nói là anh ta không phải là nhân chứng của thảm kịch. - Rồi sao nữa? Adèle cũng không có trong căn hộ, điều đó cũng không ngăn được việc cô ấy bị giết. Đừng quên là vợ chồng Blanchot là những người hầu lâu năm. Vả lại, biết đâu vụ án ba mạng người này, vụ thảm sát này lại không phải là hồi cuối của một bi kịch cũ? - Tôi là bạn thân nhất của Marcel, Brunei - Charasse lại nói vẻ trách móc. Tin tôi đi, hẳn tôi sẽ là người đầu tiên biết chuyện. - Tôi biết, Roland. Nhưng anh lại nói về sự logic trong một vụ việc chả có gì là logic cả, mà tất cả đều kỳ lạ, điên rồ. Anh nói về lý lẽ trong khi mọi cái đều thách thức lý lẽ. - Anh không hy vọng là Julien Blanchot tiết lộ bí mật cho anh qua điện thoại à? Thanh tra hỏi. - Rõ rồi. Tôi chỉ mong báo được cho anh ta phải cẩn trọng. - Trc;ng cần đến nó, vì thế tôi chỉ uống như một cái máy cuối buổi làm việc.- Chính nhờ ngoại cảnh đó mà anh còn sống - bác sĩ nói - vì cần có thời gian nhiều hơn để thuốc độc ngấm và bạn anh đã can thiệp kịp thời.Roland nhìn Brunei và tôi một cách cảm động và nói tiếp:- Hiệu quả thật nhanh chóng. Nó bắt đầu như một cơn co bóp dạ dày. Đói đây, tôi nghĩ, nhưng chẳng mấy chốc, cơn co bóp trở nên cơn đau bỏng rát không dịu đi. Nỗi đau làm bụng tôi xoắn lại. Chưa bao giờ tôi bị như thế này. Tôi muốn đứng dậy. Tôi thấy chóng mặt... Tôi tỉnh dậy trong căn phòng này nhờ sự chăm sóc của bác sĩ, vị bác sĩ mà tôi yêu mến và muốn được trở thành bạn.- Ước muốn đó sẽ trở thành sự thực nếu chúng ta khôn ngoan không bực tức quá mức, bác sĩ nói và đặt một miếng gạc mới lên trán bệnh nhân.- Thế bây giờ các anh định làm gì? Vụ điều tra đã tiến hành đến đâu rồi? Roland lại hỏi sau một phút im lặng.Brunei bĩu môi.- Mọi người đều đang lúng túng. Sáng mai sẽ nghe lời khai của bà cô của anh. Sau đó chúng tôi sẽ lục soát phòng làm việc của Mareel. Tôi không giấu anh là tôi cũng chẳng hy vọng gì nhiều. Nhưng biết đâu đấy?- A! Chữa cho tôi khỏi nhanh lên, bác sĩ, ông Charasse kêu lên, để tôi cũng có thể chiến đấu được - Ông ta nói thêm với một nụ cười còn buồn hơn cả một tiếng nấc - Lúc này chỉ có các bạn tôi trả thù cho tôi, chính tôi cũng phải trả thù chứ.- Than ôi! Chiến đấu chống lại ai, chống lại cái gì, hả Roland tội nghiệp? Brunei nói.Đến đó, bác sĩ ra hiệu cho chúng tôi là đừng làm mệt bệnh nhân nữa và chúng tôi nên rút lui, sau khi hứa với Roland là sẽ quay lại thăm anh ta mỗi ngày.Chúng tôi đi lên khu phố Montmartre và ăn tối trong một quán ăn ở quảng trường Turgot, nơi chúng tôi thấy thích thú bởi bầu không khí quê mùa của nó. Ngay sau khi ăn xong, chúng tôi chia tay để về nghỉ. Chúng tôi hẹn nhau cùng ăn trưa ngày mai để Brunei có thể cho tôi biết ngay lập tức nội dung cuộc thẩm vấn mà anh được tham dự.Vào khoảng 10 giờ tôi đã ngủ say như chết.