Phần III

     ượng nói nhỏ em bằng tiếng Pháp:
- Chú có tiền đấy không? Tôi thua hết cả rồi.
- Có, tôi có chín đồng đây.
Rồi nhìn thấy vẻ băn khoăn hiện rành rành trên mặt anh, Đạt bảo:
- Không cần. Bài lá chỉ mấy ván là gỡ được. Nó cho ăn cho ú, mấy chốc. Anh đừng lo.
Vượng thấy em có tiền đã vững dạ:
- Không, lo gì. Chú cầm đánh đi.
Đạt bắt cái, đổi bài lung tung. Trước khi lật quân bài, Đạt cầm nó khẽ khẽ đập vào phần bài nọc:
- Tao đây, chứ không phải ông Vượng đâu đấy nhé.
Mọi người đều cười. Mà người cười một cách khoái trá nhất là Quỳ. Quỳ lại đứng sau lưng Đạt:
- Để tôi xem anh cầm có đỏ hơn tôi không nào.
Đạt, mặt nghiêm trang:
- Chắc chắn là phải đỏ hơn cô.
Rồi vừa lên bài, Đạt vừa bảo anh:
- Bài đen, phải đánh tráo trở đi mới được. Anh thì cao thật, nhưng anh cứ để mặc tôi nhé.
- Được rồi, chú muốn đánh thế nào thì đánh.
- Tôi đánh không theo lề lối đấy.
Bà Cả Lợi vừa đếm bài, vừa bảo Đạt:
- Nhưng không phải thì phải đền.
- Thì hẳn như thế.
Bài lên chỉ có cây bát vạn là đỏ, lại có phu ngũ lục thất bát. Lẻ đôi tam văn và con tứ văn. Cánh trên đánh cửu vạn. Đạt không ăn, thò tay bốc nhất sách. Chàng đánh phăng cây bát vạn đi.
Quỳ đứng đằng sau nói ngay:
- Ồ, anh bướng quá, anh không đánh chờ ư?
- Cô mặc tôi.
- Nó lên mất ù bây giờ.
Đạt gõ vào đôi tam văn:
- Thế nhỡ nó lên cái này thì sao?
Chàng vừa nói dứt lời thì mọc lên tam văn thật.
Đạt quay sang Quỳ:
- À ai cao?
Ván ấy Đạt ù bạch đinh.
- Phải liều mới được chứ. Nhát như cô thì bao giờ ù được ván to như thế này.
Nghe Đạt nói thế, Vượng sợ Quỳ không bằng lòng, liền bảo:
- Chú đỏ thì ù, và như thế là may, chứ không gọi là cao. Phép phải đánh tam văn, chờ nhị ngũ, rồi đến lúc chạm hãy hay.
- Thì tôi biết rồi, nhưng tôi đã bảo anh đen thì đánh phải luồng cơ mà.
Rồi Đạt lật nọc, tìm suốt không có con nhị, ngũ văn nào.
- Ấy đấy, nếu không đánh thế thì lại mất ù. Non gan như cô thì ván này hỏng.
Vượng chỉ lo Quỳ giận, nhưng trái lại. Quỳ đã không giận, nàng lại còn vỗ vai Đạt mà bảo:
- Giỏi đấy! Giỏi đấy!
Sự suồng sã của Quỳ đối với Đạt làm cho Vượng khó chịu. Còn Đạt thì gắt ngay:
- Ồ, người ta mới ù một ván, đã vỗ vai là nghĩa lý gì!
Rồi khi nghe bà Xuân Thái kể chuyện lại vì Quỳ mà Vượng bỏ ù, để cho đến nỗi trắng chân mấy hội. Đạt bảo Quỳ:
- Ồ, ra thế thì đen tự cô. Bây giờ, xin cô cứ im cho tôi đánh.
Vượng lại sợ Quỳ giận:
- Ồ, cô Quỳ cao đáo để.
Đạt tàn nhẫn như... một người không yêu:
- Cao không bằng đỏ. Biết mà, vỗ vai mình một cái là bài mình xấu ngay.
Quỳ không giận, lại cười hỏi Đạt:
- Anh cũng tin dị đoan à? Tôi tưởng một khi anh đã học ở trường thuốc.
Đạt ngắt lời:
- Học trường thuốc là một việc, mà đánh bài là một việc khác. Không biết tôi có tin dị đoan hay không. Nhưng cô cứ thử coi như là tôi có tin, cô đừng nhìn bài tôi nữa xem sao nào.
Vượng sợ Quỳ giận, vội khôi hài:
- Gớm, cái chú này mới khó tính như dì ghẻ thôi. Cô đừng thèm nhìn bài của chú ấy nữa, xem sao nào.
Quỳ chẳng những không đi, còn lấy ngón tay dí vào cổ Đạt:
- Đã thế, tôi cứ đứng đây ám.
Đạt phỗng luôn hai phỗng, được chờ.
- Ám cũng không nổi.
Ván ấy, Đạt lại ù. Rồi ù luôn bốn ván nữa, ván ne;i nhìn đầy đau đớn, rồi cố cười và cố nói một cách thản nhiên:
- Con thì tôi cũng thích, nhưng tôi rất sợ phải chiều đàn bà.
Quỳ ngoẹo cổ:
- Vì thế cho nên không bao giờ đàn bà yêu anh.
Câu ấy liền làm cho Vượng tắt thở.
Hồ vỗ vai bạn:
- Đàn bà chẳng yêu anh ấy thì đã có các em anh ấy yêu anh ấy. Anh ấy cũng chẳng cần.
Đạt nhìn Quỳ bằng một cái nhìn trách móc:
- Phải là người có một tâm hồn thế nào mới biết yêu anh tôi!
Rồi quay sang Hồ nói bằng tiếng Pháp:
- Il est un peu notre mère... [1]
Hồ gật gật đầu:
- Oui, c’est mère “Jacques” d’Alphonse Daudet. Il a sacrifié pour vous tous beaucoup d’aspiration et de plaisir. [2]
Vượng cãi ngay:
- Anh nhầm, chính tôi đã tìm thấy ở các chú ấy bao nhiêu sung sướng. Nếu chúng tôi cứ có thể sống như thế này mãi, thì tôi không cần một thứ gì khác nữa.

 

Vợ chồng Hồ cố mời cả các em Vượng lên nhà mình ăn cơm, nhưng Đạt với Thịnh cố từ chối, lấy cớ là đã hẹn với bạn. Một khi Thịnh với Đạt đã không đi thì Nhàn không thể nào đi được, vì nàng còn phải ở nhà trông coi sự ăn uống cho các anh.
Ngồi lên chiếc xe êm ái chạy vùn vụt, chàng thấy trong đầu nảy ra một so sánh. Chàng đem so sánh cái địa vị trong xã hội của mình ngày nay với cái địa vị của Hồ. Chàng chỉ so sánh cái địa vị thôi, chứ cuộc đời thì bao giờ chàng cũng tự phụ rằng nó đẹp hơn của Hồ nhiều lắm. Cái địa vị của chàng ngày nay kém lắm, có thể nói rằng phải dè dặt từng đồng xu mới đủ ăn. Mà tang chứng đã rành rành ra đấy, chàng chẳng đã phải nhịn hút thuốc lá là gì. Chàng nhớ lại Hồ xưa kia học sau chàng và kém chàng nhiều. Nếu nhà chàng không xảy ra tai biến, chàng không bị gánh nặng gia đình chồng chất lên vai, thì bây giờ, chàng cũng đã làm nên đến gì rồi, chàng cũng đã lấy vợ giàu và lúc đi đâu, chàng cũng đã có thể dùng một chiếc ô-tô lịch sự và mau chóng như chiếc ô-tô này. Vượng nhớ lại một cách không ngậm ngùi. Kém địa vị ở trong xã hội, nhưng chàng đã được lòng kính trọng và yêu mến của các em đền bù lại. Như thế, chàng cho rằng đã đủ cho đời chàng. Cứ nghĩ rằng vong hồn song thân chàng đã bằng lòng chàng, chàng thấy mình có đủ sức để chịu mọi sự thiệt thòi ở trên đời. Lúc ấy, chàng thấy không đau đớn mấy về chỗ Quỳ không yêu mình, mặc dầu chàng vẫn thấy một thèm muốn bám chặt vào trong thần trí của chàng.
Ngồi trong ô-tô, chàng hình dung ra một cuộc đời khác cuộc đời ngày nay, mà chàng không phải là một tên ký khổ. Chàng lấy một người vợ vừa đẹp, vừa giàu như Quỳ, rồi vợ chồng cùng nhau đi chơi phố bằng một chiếc ô-tô như chiếc ô-tô này. Cuộc đời như thế có lẽ rộn rịp hơn, nhưng cái phần vui sướng thì cũng đến như thế này thôi. Chàng chẳng đã được hưởng ở bên các em chàng một yên vui không bờ bến đó hay sao?
Lòng chàng lúc ấy là một bể nước trong veo với ngọn gió thổi hiu hiu, chàng thấy bằng lòng cuộc đời của mình, bằng lòng sự hy sinh của mình.
Nhưng than ôi! Sắc đẹp là một mãnh lực ghê gớm. Sự gần gũi với Quỳ lại thổi lên trong lòng chàng một trận phong ba.
Ở nhà bà Xuân Thái, người ta tiếp đón chàng như một đứa con yêu quý ở xa về. Hồ cùng chàng ôn lại những ký ức thuở xưa. Mà bà Xuân Thái thì luôn luôn phàn nàn cho chàng cái tai biến nó đã làm cho chàng phải tan vỡ bao nhiêu mộng tưởng. Bà nhắc lại cô hàng Bạc, bà nhắc lại những khi chàng được phần thưởng đầu, đem về nhà cả một xe sách. Rồi bà chép môi:
- Nếu cậu mà cứ học thì không biết bây giờ đến quan gì rồi.
Chàng ôn tồn thưa với bà:
- Tuy thế, nhưng con không tiếc gì cả. Cứ nghĩ một điều các chú ấy sau này sẽ khá giả con sung sướng lắm rồi.
- Nhưng dù sao em làm quan thì cũng vẫn không như mình làm quan. Hồi ấy tôi đã bảo cậu cứ để các cậu ấy ở nhà quê, rồi cậu cứ ở đây đi học cho đến khi đỗ, rồi vào Cao đẳng, cậu không nghe.
Hồ ngắt lời mẹ:
- Với cái tâm tính như anh ấy thì mợ bảo nghe thế nào được? Mà con cho là anh ấy không nghe là phải. Nếu anh ấy nghe thì có lẽ bây giờ anh ấy cũng như con hay hơn con, nhưng như thế, đời còn gì là đẹp đẽ. Con cho anh ấy như thế này là hay hơn. Mình hy sinh để cho các em.
Bà Xuân Thái gắp giò vào bát cho Vượng:
- Nhưng tôi chỉ sợ các ào cũng có cước sắc. Vượng tính nhẩm, đã được hơn tám đồng. Sự vui mừng lộ hẳn ra mặt:
- À, nếu không có chú anh đã mất mộc chục bạc đấy.
Quỳ cũng tươi cười:
- Anh ấy đỏ hơn tôi thật.
Đạt vẫn nghiêm khắc như bà mẹ chồng:
- Cái đó thì đã hẳn.

 

Đạt cầm cho anh ù được bốn đồng nữa thì đứng dậy xin cáo từ. Bà Xuân Thái và Quỳ nhất định giữ lại ăn cơm. Đạt nhất định không nghe, Quỳ phải cầu cứu với Vượng:
- Anh bảo anh ấy ở lại ăn cơm.
Vượng chiều Quỳ:
- Thì chú ở lại cho cô ấy bằng lòng.
Đạt lắc đầu:
- Em còn phải về học.
Quỳ năn nỉ:
- Thì ăn cơm xong rồi, anh về. Học đâu bây giờ. Ngày chủ nhật anh không nghỉ à?
Cái giọng sốt sắng và nhất là cái nhìn đầy âu yếm của Quỳ đối với Đạt làm cho Vượng bỗng thắt ruột lại. Chàng đã hiểu cái lẽ tại làm sao Quỳ bây giờ cứ đến nhà chàng luôn, đến những buổi sáng chàng đã đi làm vắng, mà Đạt thì chưa đi học. Đạt đi, đem sự vui vẻ của nàng đi theo. Từ đấy cho tới lúc ăn cơm, Quỳ cứ ngồi ở trên gác không xuống. Mà đến bữa ăn, mặt nàng cũng cứ vơ vẩn làm sao.
Sự nhận xét ấy càng làm cho Vượng tê tái. Tuy thế, nhưng chàng không thấy thù em, ghét em. Chàng chỉ thấy rằng chàng không thể địch với em được. Đạt trẻ hơn chàng, lại nay mai thi ra làm bác sĩ, tương lai thắm như hoa, như gấm. Còn chàng thì suốt đời chỉ là một anh ký khổ nhà buôn!
Chàng cũng không trách Quỳ, bởi vì Quỳ có quyền chọn một tương lai tốt đẹp. Chàng chỉ ngùi ngùi mà nhận rằng nếu chàng không vì nghĩ đến các em thì nay Quỳ đã là vợ chàng rồi. Vả, nếu chàng không sớm phải lo gánh vác gia đình để nuôi các em, thì có lẽ chàng cũng đã là một ông bác sĩ để cho bao nhiêu thiếu nữ mỹ miều như Quỳ phải thèm muốn rồi!
Những ý nghĩ ấy làm cho chàng thấy rằng những sự hy sinh trước kia đè lên đời chàng một cách nặng nề quá. Nhưng đối với tâm hồn một con người giàu lòng thương em, giàu quan niệm về nghĩa vụ như chàng, những ý nghĩ đen tối ấy không ở được lâu. Chàng đã quen quên mình rồi. Chàng tưởng tượng đến một cuộc hôn nhân của Quỳ đối với Đạt, chàng thấy nó tốt đẹp vô cùng, tốt đẹp hơn là Quỳ lấy chàng.
Chàng không còn nghi ngờ gì nữa.
Quỳ yêu Đạt lắm lắm rồi. Nhưng còn Đạt có yêu Quỳ không, điều đó còn ở trong một dấu hỏi? Mà không yêu làm sao cho được? Một người vui vẻ, đẹp đẽ và nết na như thế! Có lẽ vì Đạt biết rằng chàng yêu Quỳ, nên lãnh đạm với nàng. Rồi chàng nhận thấy rằng trong những cử chỉ ngôn ngữ của Đạt đối với Quỳ, có một vẻ “cố” làm ra ghét bỏ.
Ồ, nếu có phải thế thì chàng phải tìm cách để cho hai bên lấy nhau. Nhà bà Xuân Thái giàu, giàu lắm. Bà có thể giúp Đạt sang Pháp du học, nếu Đạt muốn học thêm. Vượng nhận thấy rằng nếu Quỳ mà lấy Đạt thì đời chàng từ đây là tẻ lạnh. Nhưng trong cái tẻ lạnh ấy, lại xen vào một cảm giác êm ấm, cái cảm giác đã gây được một hạnh phúc hoàn toàn cho Đạt.
Vì có những điều nghĩ ấy, cho nên khi cơm xong, Vượng nhất định đòi về. Việc chàng ở lại đấy không còn cái nghĩa của nó nữa rồi. Mọi người cố ép chàng chơi vài hội nữa, chàng không nghe. Mọi người giữ chàng, duy có Quỳ là không giữ. Quỳ chỉ cố giữ Đạt trong khi mọi người chẳng ai giữ Đạt cả! Bà Xuân Thái và Quỳ cùng tiễn chàng ra tới cửa. Nhưng việc Quỳ tiễn chàng bây giờ so với sự tiễn Đạt lúc nãy chênh nhau biết mấy!
Bà Xuân Thái dặn chàng tuần sau thế nào cũng đến, trong khi Quỳ bảo chàng:
- Anh có đến thì nhớ lôi cả anh Đạt đến, để anh ấy cầm bài cho anh. Anh ấy đỏ lắm đấy.

 

Phải nhận rằng lúc Vượng ở nhà bà Xuân Thái bước ra, chàng buồn lắm. Buồn cái buồn xé ruột của kẻ bị thất vọng trong tình trường. Đầu chàng lúc ấy thật là một chiến trường của những ý nghĩ đen tối và những tư tưởng trái ngược. Chàng cảm thấy một trống rỗng ghê gớm kéo đến chiếm đoạt trái tim.
Từ Hàng Bạc, chàng đi bộ về phía Phạm Phú Thứ. Chàng theo bản năng mà đi, chứ chàng chẳng nhìn thấy gì hết. Chàng về đến nhà thì các em chàng vừa ăn cơm xong, còn đang ngồi uống nước và nói chuyện chung quanh bàn.
Vẻ mặt tái nhợt của chàng làm cho Nhàn giật mình:
- Anh làm sao thế? Thua hay sao?
Chàng chưa kịp trả lời thì Nhàn lại nói luôn:
- Thua thì thôi. Thua thì chúng em ăn ít, tiêu ít, chứ việc gì anh phải lo ngại.
Vượng cố cười:
- Thua được thì anh có lo gì. Nhưng hôm nay anh được, được nhiều. May quá, nếu không có chú Hai lại cầm hộ mấy ván thì có lẽ anh thua thật.
Nhàn, mặt đang băn khoăn, bỗng hớn hở. Nhưng nàng vẫn nhìn anh bằng một con mắt dò hỏi. Nàng lấy linh tính mà cảm ứng, nên nàng hiểu Vượng hơn hai anh:
- Thế anh được bao nhiêu? Tại sao anh về sớm thế? Chị Quỳ và bà Xuân Thái không giữ anh à?
Vượng nói dối:
- Tại trên ấy thôi đánh.
Chàng dốc cả ví tiền ra cho Nhàn đếm:
- Ô, hai mươi nhăm đồng bảy hào. Tiền vốn của anh bao nhiêu?
- Thì có mười đồng em đưa anh.
Nhàn nhìn anh:
- Thế anh không có đồng nào à?
- Không.
Rồi sợ em biết tới chỗ hy sinh của mình, chàng nói thêm:
- Anh có mấy đồng để tiêu vặt thì anh em trên sở họ vay cả. Đấy, thôi cô giữ lấy hai mươi đồng, còn chỗ lẻ thì cho chú Hai ba đồng đó. Đó là cái công của chú.
Đạt cầm lấy ba đồng:
- Thế thì vừa may. Tôi cần hơn chục bạc để mua sách, mà đây tôi mới có chín đồng thôi.
- Ô, thế thì chú cứ để mà tiêu, bảo Nhàn nó đưa tiền cho mua sách, chứ không chú lấy gì mà tiêu.
- Tôi cũng không cần tiêu gì.
- À biết đâu. Chú bây giờ cũng phải để năm ba đồng trong túi, lỡ gặp anh em, cần phải dùng đến chúng. Mình không có thì họ có thể cười mình.
Nhàn đưa cho Đạt mười đồng, Đạt chỉ cầm có ba:
- Thôi, thế này thì tôi cũng có năm đồng để tiêu vặt rồi. Để anh giữ, lỡ chủ nhật anh có phải cần đánh tổ tôm nữa chăng.
Vượng lắc đầu:
- Thôi, từ giờ tôi không đánh nữa.
Rồi sợ các em dò biết sự thật, chàng lại vội nói:
- Đánh mà lo thua thì không thích một tí nào. Cứ không chơi là hơn cả.

 

Nhàn líu díu kể cho Vượng nghe cuộc đi xem chớp bóng với Thịnh. Nàng nói chuyện phim. Nàng bình phẩm các nhân vật. Trên mặt nàng, lưu thông một hớn hở của vui sống.
Vượng nhìn bộ mặt tươi cười của em, lòng rạo rực một sướng khoái. Chàng trỏ Thịnh:
- Thế chú ấy không gắt với cô chứ?
- Không, hôm nay, anh ấy chiều em lắm. Xem xong, anh ấy còn đưa em đi xem phòng triển lãm. Nhiều tranh đẹp quá. Anh ấy quen nhiều bạn lắm.
Vượng cười:
- Thế có bạn gái không?
- Có, có hai cô trông đẹp quá.
Từ lúc nãy đến giờ, Vượng chỉ muốn tìm cách nói cho Đạt biết sự nhận xét của mình ở nhà bà Xuân Thái, và để dò la ý tứ em, nhưng chàng chưa biết bắt đầu thế nào. Chàng liền nắm ngay lấy cơ hội ấy.
Chàng cố làm ra hớn hở:
- À, hôm nay... chú Đạt cũng có một cô bạn gái kháu lắm, cảm chú ấy lắm mà chú ấy không biết.
Nhàn hỏi dồn:
- Ai, ai? Anh ấy lúc nào mặt cũng lạnh thế kia thì bạn gái nào còn dám đến gần?
Vượng chưa kịp trả lời thì Đạt đã nhún vai:
- Tôi không chịu được những sự giao du với đàn bà. Họ tính tình nông nổi, và thường làm mình mất nhiều thì giờ lắm. Không phải tôi khinh, nhưng thật tôi không ưa.
- Thế chú sau này không lấy vợ à?
Đạt nhìn anh bằng một cái nhìn đầy kính phục:
- Có lẽ tôi cũng bắt chước anh để được sống cho những tình cảm cao siêu và mạnh mẽ hơn.
- À, một ngày kia biết đâu rồi tôi chả lấy vợ?
Nhàn nắm tay áo Vượng, lay lay:
- Nhưng anh hãy nói cho em biết bạn gái của anh Hai là ai đã?
Đạt khẽ đặt tay vào trán em:
- Đấy, tính tình đàn bà cứ hay tò mò như thế đấy!
Vượng nắm tay em gái:
- À, có thế họ mới là đàn bà. Mà biết đâu chính họ thần tiên ở những chỗ ấy.
Nhàn lắc mình nũng nịu:
- Nhưng ai? Anh nói đi.
- Cô Quỳ.
Mặt Nhàn đang tươi tỉnh bỗng tái lại. Tay nàng bỗng run lên. Nội nhà, chỉ duy có nàng là nhận biết mối tình u ẩn của Vượng đối với Quỳ. Nàng cảm thấy trong khi anh cười nói như thế thì lòng anh chua xót biết ngần nào. Ít lâu nay, Quỳ hỏi nàng về Đạt luôn, nàng vẫn ngờ rằng Quỳ yêu Đạt. Nàng hồi hộp nhìn Đạt, chờ câu trả lời:
Vượng đã hiểu lầm, sự sốt sắng và thân mật ấy. Đó chỉ là do lòng kính trọng, và có lẽ chính vì Quỳ yêu Đạt mà nàng thấy kính trọng Vượng, người đã ban cho Đạt bao nhiêu ân huệ.
Đêm ấy, sau khi xong tổ tôm, Hồ nhất định giữ Vượng ngủ chơi lại đấy.
- Ồ, anh em lâu mới gặp nhau.
- Nhưng tôi chỉ sợ cô chú nó ở nhà nóng ruột.
- Để tôi cho tài xế đi bảo.
Buồng của Hồ sát ngay với buồng của Quỳ. Vượng nằm ngoài này vẫn nghe thấy tiếng hai chị em nói chuyện với nhau và lâu lâu vợ Hồ ở bên trong nói chõ ra, và Hồ ở ngoài cũng nói chõ vào.
Cái cảm tưởng mình nằm cách Quỳ có một bức vách mỏng, luôn luôn đốt nóng giác quan của Vượng, và làm cho chàng không thể chăm chú nghe những câu chuyện của Hồ nói với mình.
Giá lúc ấy mà Hồ im đi đừng nói để cho chàng tha hồ tưởng tượng thì chàng sung sướng hơn.
Chàng vừa đi nằm một lát thì người tài xế về, đem theo một mảnh giấy của Nhàn.
Anh cả yêu quý,
Chúng em ở nhà ngủ ngon cả. Anh Ba đi chơi đến mười giờ thì về. Còn anh Hai thì ở nhà vẽ mũi giày để cho em thêu. Chúng em thức đến mười một giờ chờ anh thì thấy người tài xế đến.
Anh cứ vui vẻ ở chơi trên ấy cho hết ngày mai. Anh đừng có lo gì ở nhà cả. Không xảy ra việc gì đâu. Lạ quá, lúc nào anh cũng cứ coi chúng em như những đứa bé con. Mà có lẽ chính vì thế mà chúng em thấy sung sướng, quên phăng rằng mình là những đứa mồ côi.
Em bé của anh.
NHÀN
Bức thư đầy yêu thương ấy như chậu nước lã dội lên tấm lòng sung sướng của Vượng. Chàng xem thư, rồi ngẩn người ra nghĩ ngợi.
Hồ thấy thế liền hỏi:
- Ai viết gì thế?
Vượng đưa bức thư cho bạn xem. Hồ xem xong, ngậm ngùi bảo bạn:
- Có những người em thế này, anh hy sinh là phải. Nhưng chính cũng vì anh đứng đắn và biết thương họ mà thành ra họ ngoan ngoãn như thế.
- Thì anh bảo tôi là con chim đầu đàn, cái gì chẳng là ở tôi.
Câu ấy tuy là Vượng nói với bạn, nhưng chính là mình nói với mình. Bao nhiêu khoái cảm gây ra bởi yêu đương, vì câu ấy mà giảm vẻ thơ mộng. Nó lại lôi Vượng về với bổn phận. Nó không cho quyền chàng được theo những ước muốn của chàng.
Chàng lại hình dung thấy lúc ba em ôm chàng khóc nức nở cạnh thi hài của cha. Lòng người anh cả lại bừng bừng nổi dậy, xua đuổi những tư tưởng của kẻ tình si. Lúc ấy thì những câu nói của Hồ, Vượng vẳng nghe như một điệu đàn, ăn vào với những điều nghĩ tha thiết của chàng lúc bấy giờ.
- Tôi cho chỉ kẻ nào biết nghe theo tiếng gọi của bổn phận là kẻ ấy đã tìm thấy lẽ sống tốt đẹp nhất ở trên đời. Tôi tuy thế này, nhưng thật tình, tôi ghen tị cái đời anh. Tôi sinh vào một hoàn cảnh sung sướng quá, tôi có một người mẹ đảm quá. Tôi sống ở đời, hái những trái hạnh phúc như một trò chơi. Vì thế mà cái nhân cách làm người của tôi kém anh xa lắm. Tôi không gặp những trường hợp éo le, để thi thố tài mình và để thứ thách lòng mình. Đời tôi về phần đẹp đẽ kém đời anh xa lắm. Tôi thành thật ghen tị với anh. Đời anh có một cái nghĩa ghê gớm. Anh đã có dịp để dùng hết điện ở trong người, chứ tôi thì thật vô vị. Ăn chơi, rồi ngủ, rồi hú hí với vợ con. Nhiều khi tôi thấy đời tôi tẻ lạ lùng.
- Anh tưởng thế, chứ nhiều người...
- Ghen với cái địa vị của tôi chứ gì? Những kẻ ấy đều là xoàng không đáng kể.ác. Vượng biết Thịnh đã làm trái điều gì, đang bị Đạt mắng, nên chàng không lên gác thay quần áo. Chàng đi thẳng ngay xuống bếp. Nhàn đang làm thức ăn, thấy anh, hỏi ngay:
- Thế nào, anh được hay thua?
- Xì xằng, thua hơn đồng.
Trên gác vẫn còn tiếng quát tháo, xen vào cả tiếng khóc.
Vượng nhướng chân mày, đánh một cái dấu hỏi.
- Anh Ba cãi anh Hai nên anh ấy đánh.
- Đánh có đau không?
- Tát hai cái. Rồi anh Hai đuổi anh Ba lên gác. Các anh ấy vừa ở cả đây.
- Đầu đuôi thế nào?
- Em không để ý câu chuyện lúc đầu, nên không rõ hai anh nói với nhau những gì. Em chỉ biết sau khi anh Hai bảo: “Thế thì chú ngu lắm, từ giờ chú đừng nên phê bình những cái gì mà chú không biết rõ”, anh Ba cãi, ấy thế rồi lời qua tiếng lại, anh Hai giận đánh.
Thoáng nghe câu chuyện Vượng đã hiểu ngay, Vượng hiểu cái tính hiếu thắng của Thịnh, cái gì cũng cho là mình biết, không chịu kém ai. Và nhiều khi dốt, lại cứ tưởng mình khôn. Đã có nhiều lần, Thịnh trái lè lè, cứ cãi là mình phải. Vốn tánh tự phụ, Thịnh không chịu thua ai, Vượng là người đại lượng, lại hiểu cái nghệ thuật làm anh. Xét những sự lỗi lầm ấy là do tuổi trẻ sinh ra, rồi thời gian dần dần sẽ làm cho mất đi, nên mỗi lần như thế, Vượng chỉ tủm tỉm cười không nói. Vượng không chiết diện em bao giờ. Đạt thì nóng tính, nói là bốp ngay vào mặt. Có lẽ vì tức, Thịnh mới cãi lại, rồi bị đánh.
Vượng lại chạn, lấy một cái đĩa lại cho em để trứng tráng, rồi hỏi:
- Thế chú Ba có dám chống cự và... gì không?
- Đâu dám. Anh Hai tát là anh ấy im không dám cãi nữa. Giá anh Hai không đuổi anh ấy lên gác thì anh ấy cũng chưa khóc đâu. Anh Hai ở dưới này nghe thấy tiếng khóc, mới lại chạy lên mắng ầm ĩ.
- Thế cô xem lỗi tại ai?
- Em đâu có biết.
Vượng biết Nhàn không dám xét đoán các anh, nên không hỏi nữa. Chàng lên gác thì thấy Thịnh đang ngồi ở bàn khóc, mà Đạt thì mặt hầm hầm đang mắng. Thấy Vượng về, Đạt nói ngay:
- Đây, có anh cả về đây, để anh cả dạy cho mày, chứ để cho mày láo lếu như thế, rồi mày quen đi thì sau này ra đời chỉ hại cho mày. Mày là một thằng ngốc mà không biết rằng mình ngốc.
Vượng treo chiếc mũ lên mắc, rồi bảo Đạt:
- Thì chú ấy không phải, chú cứ dạy chú ấy. Cái kiến thức của tôi thì cũng đến giống cái kiến thức của chú, và cái lòng của chúng ta cũng chỉ là mong muốn cho chú ấy tốt.
Rồi quay sang Thịnh mỉm cười:
- Eh bien, tu pleures comme une femmelette? [3]
Thịnh càng khóc to. Vượng vừa cởi áo, vừa bảo em:
- Trông chú khóc, tôi liền nhớ đến chú Lý những hôm bị thầy đánh.
Gợi cái hình ảnh thiêng liêng ấy, Vượng đã xua đuổi đi tất cả những hậm hực trong lòng Thịnh đối với anh.
Thay quần áo xong, thấy Thịnh còn chưa nín, chàng đổi giọng:
- Mày chưa nín có phải không? Hay là mày còn oán anh?
Xưa nay, Vượng ít dùng cái giọng nghiêm nghị ấy, và chỉ trong những trường hợp quá đáng, chàng mới xưng hô mày tao, nhưng một khi chàng đã như thế thì mỗi một lời nói là một cái lệnh, các em phải răm rắp nghe ngay.
Trong những khi Thịnh đánh Nhàn, hay Đạt đánh Thịnh, không bao giờ chàng hỏi đầu đuôi. Mà nếu có hỏi chỉ hỏi kín một người, để nếu kẻ bề trên mà có trái thì chàng sẽ bảo nhỏ, và dẫn dụ cho biết sự lỗi lầm. Chàng không hỏi đầu đuôi trước mặt là sợ làm như thế thì nó giảm mất cái quyền của kẻ bề trên. Sự hành động ấy dựa vào cái lý rất thiêng liêng: người anh đã thương yêu em, sẵn một lòng tha thiết đối với em, không bao giờ lại bất công. Mỗi khi đã trừng phạt em là vì bổn phận bắt phải như thế, là vì tấm lòng thiết tha mong cho em tốt hơn.
Thịnh lau nước mắt, rồi đứng dậy toan xuống nhà thì Vượng đã nói:
- Ở đấy tao bảo. Chú Hai đi xuống nhà đi.
Đạt đi rồi, Vượng dịu giọng:
- Chú khóc như thế thì người ta có thể ngờ rằng chú oán anh. Và hình như chú Hai chú ấy xử ức chú.
- Anh ấy...
- Tôi không cần phải hỏi đầu đuôi. Chú ấy đã đánh chú tức là chú trái rồi. Trong một gia đình anh em thương nhau như gia đình nhà ta, người anh ruột khi đã phải trừng trị người em là khổ tâm lắm. Xưa kia, tôi thấy nhiều khi thầy đánh chú Lý xong, thầy khóc. Mà chú Lý lại sợ những lúc thầy khóc hơn là thầy đánh. Tôi nói ví dụ, nhưng điều ấy quyết là không có bao giờ, thứ nhất là đối với một người đã biết nghĩ ngợi và đúng tuổi như chú Hai, ví dụ chú Hai có lầm mà đánh chú một cách trái lẽ nữa, thì chú cũng phải nghĩ đến cả ý định của chú Hai, mong cho chú tốt, chứ không phải ỷ làm bề trên mà xử ức chú. Nếu chú ngờ cho anh như thế thì bụng chú hư lắm. Tôi tin rằng một người như chú Hai, nếu có dùng đến cái quyền làm anh chỉ là để làm điều tốt lành cho chú, chứ không phải để ăn hiếp chú. Chú cứ ngẫm nghĩ kỹ lại những việc xảy ra xem tôi nói có đúng không?
Thịnh còn lặng im thì Vượng nói:
- Chú Hai chú ấy thẳng. Người thẳng thì thường nóng. Chú ấy y như tính thầy, thương em không để đâu cho hết. Hôm nào, chú về quê, xem lại chồng thư thầy gửi cho chú Lý thì chú sẽ rõ trong họ nhà ta không có những người anh kém bụng dạ, mà chỉ có những người em hư. Chú còn trẻ, nên chú sôi nổi, điều đó còn có chỗ tha thứ, chứ không tôi thấy cái thái độ của chú như thế, tôi buồn lắm. Thôi đi rửa mặt rồi xuống ăn cơm cho trong nhà vui vẻ.
Hai anh em cùng ra rửa mặt. Vượng chỉ lọ eau de Cologne:
- Tu vois... C’est pour toi qui aimes à faire le beau qu’il acheté ca l’autre jour, ce n’est pas pour lui. Et toi, tu lui gardes rancune... [4]
- Mais non... [5]

 

Khi ăn cơm xong, Vượng rủ Đạt đi chơi. Đạt biết ý anh muốn nói chuyện riêng với mình, nên ra đến đường, Đạt đã tạ lỗi với anh ngay:
- Lúc chiều em nóng quá.
- Thấy nó trái mà lại bướng, ai mà không tức. Thầy xưa kia có khi tát chú Lý đổ cả máu mũi. Chú đánh thế là còn nhẹ đấy. À đầu đuôi thế nào?
- Nó học còn kém, sử Hy Lạp, La Mã và sử Tàu chưa biết một tí gì, triết lý thì mới võ vẽ, ấy thế mà phê bình ai thì cứ như ông tướng. Bảo nó thì nó cứ gân cổ cãi. Nó ngu dốt và tự phụ lắm.
- Thì nó có ngu dốt nó mới thế? Nó mới nhảy vào những địa điểm mà nó không biết.
Rồi vỗ vào em, tủm tỉm cười:
- Nhưng chú nên nhớ không phải cứ đánh nó mà chú chữa được sự ngu dốt của nó. Thầy ấy à, thầy dẫn dụ cho chú Lý từng ly, từng tí, nói hết khan, hết vã, rồi khi nào cùng lắm, thầy mới đánh. Nhưng thầy không đánh xoàng như chú, thầy đã đánh trận nào là nên thân trận ấy. Nó còn trẻ, khách khí nhiều, chỉ có sự dẫn dụ dần dần, mới có thể chữa được tính tự phụ và hiếu thắng của nó. Vả cái tính nó đã bướng như thế, ta phải dùng cái mềm để trị nó. Già néo thì đứt dây, mà lạt mềm thì buộc chặt. Nó đã thế, mà mình cứ xẵng với nó, thì chẳng những không có kết quả gì hay cho nó, mà mình thì thêm bực tức. Với những đứa thông minh, sôi nổi như nó, phải cần kiên nhẫn, kiên nhẫn lắm lắm thì cái chủ tâm của mình mong cho nó hay mới đạt được.
- Anh nói đúng. Tôi nóng quá. Tôi vẫn biết tôi không bao giờ bằng anh mà. Nhưng nhiều khi tức quá... Anh dạy tôi thế, lần sau tôi xin nghe. Sự làm anh thật là một nghệ thuật, phải có nhiều đức tính như anh.
Vượng ngắt lời em:
- Tôi xét mình cũng chẳng có đức tính gì. Sự thông minh hoạt bát thì tôi kém các chú xa, nhưng tôi vì biết mình như thế, nên chịu nghe những lời giáo huấn của thầy. Tôi tiếc rằng hồi ấy các chú còn nhỏ... chứ thật không có một lời nào là lời bỏ đi. Cái nghệ thuật làm anh của thầy thật đã đi đến một chỗ đẹp vô cùng, thân mà không nhờn, nghiêm mà không khắc, thầy làm cho chú Lý muốn ở gần thầy, và ngay chính những lúc thầy mắng như tát nước vào mặt, chú Lý cũng không dám giận. Lòng thương em thật là rõ rệt ở từng lời nói từng cử chỉ. Thầy chỉ thương chú Lý vì lúc nhỏ, nhà sa sút không được đi học đến đầu đến đũa, nên phải phá ngang. Cái nghệ thuật mà chú bảo cần phải có nhiều đức tính mới thâu hái được ấy, không cần nhiều đức tính đâu, chỉ cần một tấm lòng thương em...
Đạt cãi ngay:
- Thế anh ngờ rằng tôi không thương nó ư?
- Chú cũng thương lắm, nhưng chú còn để cho lòng giận làm mù quáng thì lòng thương ấy chưa giàu lắm. Nó chưa đi được đến cái chỗ rộng hiểu, để chú biết những nguyên nhân đã đưa chú Ba đến chỗ lỗi lầm. Chú Ba còn trẻ lắm, đâu đã biết nghĩ như tôi với chú. Thầy vẫn thường bảo: đạo làm anh, đại lượng chưa đủ, rộng lòng tha thứ cũng chưa đủ, phải có một tấm lòng rộng hiểu. Ngần ấy đức tính, cứ dốc một lòng thương em rồi tự khắc có hết. Nhưng thương không phải là cứ để tự do cho nó muốn làm gì thì làm. Lắm lúc, phải cần đến hình phạt, nhưng chỉ khi nào không thể dùng được cách dẫn dụ ngọt ngào. Nó nóng, mình cũng nóng thì còn làm sao phân giải phải trái nữa! Tôi cũng biết sự nóng giận ấy do lòng thương em mà ra, nhưng mình cũng phải biết nén, vì em mình mà phải nén. Chú không biết, có một lần thầy gửi tiền về cho chú Lý chữa nhà bếp, chú ấy chẳng chữa gì cả, chú ấy đem đi chọi gà ráo. Chú có biết thầy làm thế nào không? Khi thầy về chơi, thầy bắt chú ấy gọi người nhà đem cái kiềng lên tận giữa nhà đun nước, khói cứ um lên, rồi thầy cười bảo chú ấy: “Anh cũng phải tập cho quen đi chứ, nay mai bếp nhà chú đổ, chẳng đun ở đây, còn đun ở đâu. Chú phải cảm ơn anh đi”. Chú Lý cứ chết cứng. Nhưng hai tháng sau thì nhà chú ấy có bếp. Thầy đối với chú Ba ban bao nhiêu ân huệ như thế, và chú Ba sợ thầy như thế, nhưng bất cứ thầy làm việc gì, thầy cũng hỏi ý kiến chú ấy. Sự cho anh ra học Hà Nội, sự mua bán ruộng nương, bất cứ cái gì thầy cũng viết thư cho chú ấy và bác cả. Tôi nhớ những ngàdiv>Đạt nhếch mép:
- Tôi đối với cô Quỳ không có ác cảm như chú Ba, nhưng tôi xét cô ấy không thể là bạn của tôi được. Bởi vì tôi không thích những cái nông nổi, hời hợt ở bề ngoài. Mà người đàn bà nào thì cũng đến hời hợt nông nổi cả!
Nhàn hỏi ngay:
- Thế anh cũng coi em như thế à?
- A, cô là em anh thì lại khác.
Vượng cố nén đau đớn:
- Không, anh xem cô Quỳ cũng khá đấy chứ. Cô ấy có lắm tính nết của mẹ xưa kia, thứ nhất là sự dễ dãi và vui vẻ. Anh xem ra thì cô ấy có nhiều cảm tình với chú lắm. Từ lúc chú về rồi thì cô ấy như người mất hồn. Giá chú lấy cô ấy thì cũng là một cuộc nhân duyên tốt đẹp. Anh hỏi một tiếng, là bà Xuân Thái gả ngay. Nhà bà Xuân Thái giàu, sau này bà ấy có thể giúp chú nhiều việc, như bỏ tiền ra cho chú mở phòng khám bệnh chẳng hạn. Chú có bằng lòng không, để anh nói với bà ấy.
Nhàn đưa mắt nhìn Vượng, nhìn Đạt. Cũng như Vượng, nàng chỉ lo Đạt bằng lòng, mặc dầu nàng cảm thấy Vượng muốn cho Đạt bằng lòng lắm.
Đạt nghe anh nói phá lên cười:
- Anh chỉ giỏi dò tâm tính chúng tôi thôi. Có lẽ cái lòng làm anh đã khiến cho anh được sáng suốt trong cái địa hạt ấy, chứ đối với đàn bà thì sự dò xét của anh sai lầm lắm. Cô Quỳ không thể có cảm tình với tôi bởi vì tôi không làm gì để gây cái cảm tình ấy cả.
- Thì biết đâu chỉ vì chú dửng dưng mà cô ấy cảm chú. Đàn bà là bóng, khi mình tránh họ...
- Cho dù có thế đi nữa thì tôi cũng không thể lấy cô ấy được. Lẽ thứ nhất là tôi còn đương đi học, chưa đủ điều kiện để nuôi vợ...
- Ồ, thì đã có anh, chú nói dở...
- Đành rằng cái lòng anh rộng như trời như bể, nhưng gần cô ấy, tôi không thấy có một mỹ cảm gì thì anh bảo sao? Vả thật ra, tôi không chịu được đàn bà, tôi không thể chiều họ. Tôi không thể có được cái tính khoan hồng và đại lượng như anh, mặc dầu tôi đã hết sức cố học theo.
Nhàn biết rằng Đạt đã quả quyết, mà thật ra Đạt không có chút mỹ cảm gì đối với Quỳ thật, nàng liền xen vào bằng một cái cười ý nhị, rồi nhìn Vượng:
- Các anh đàn ông, xét đàn bà chúng tôi sai cả, xét chị Quỳ cũng sai lắm.
Rồi nàng nói dối:
- Chị ấy không có cảm tình gì đối với anh Hai đâu. Chị ấy thường vẫn bảo với tôi: Anh Hai lầm lầm lì lì như một con gấu, ai lấy anh ấy, chắc phải khổ lắm.
Đạt gật gật đầu:
- Đúng! Khổ cả cho người ta và khổ cả cho tôi.
Thịnh thì hỏi giật giọng:
- Thế cô ấy bình phẩm tôi thế nào?
- Anh ấy à? Thì anh bình phẩm chị ấy thế nào, chị ấy cũng bình phẩm anh thế ấy. Nội nhà này, chị ấy chỉ mến có độc anh cả thôi.
Vượng thấy trái tim mình đập mạnh, tất cả máu nóng đều xô đến thái dương. Một cái gì âm ấm như hạnh phúc bỗng kéo đến với cơ thể.
Nhàn lại tiếp:
- Chị ấy hỏi em nhiều về anh cả. Và những chủ nhật anh cả không lên chơi, chị ấy cứ trách đấy. Chị ấy thường bảo: Ai lấy được anh cả, chắc là sướng lắm.
Câu ấy là để đưa đến một kết luận nó làm cho Vượng lảo đảo:
- Có lẽ chị đã yêu anh cả, mà anh cả không biết đấy.
Vượng lòng đã sướng đê mê, nhưng cũng phản đối chiếu lệ:
- Có đâu thế. Anh già cằn mà cô ấy thì trẻ măng. Như thế thì chẳng hóa ra cô ấy dở hơi hay sao?
Đạt cau mày:
- Tại sao anh cứ có cái cảm tưởng là anh già trong khi anh mới có hai mươi tám? Tôi tưởng nếu cô Quỳ mà lấy được anh thì là một cái phúc to cho cả cô ấy, lẫn cho nhà cô ấy. Anh xứng đáng lấy bất cứ một người con gái nào, dù người con gái ấy đẹp như tiên hay giàu như vua sắt ở bên Mỹ. Những đức tính của anh thì cả vàng ở trên trái đất này cũng không mua được. Mà lòng anh thì không thể đem ví với một thứ gì. Em Nhàn nó nói đúng đấy. Anh lấy cô ấy đi. Chúng tôi đều bằng lòng thờ cô ấy làm chị. Và chúng tôi rất sung sướng có một người chị như thế. Tôi tin rằng bà Xuân Thái đã biết rõ anh, bà không cầu mong gì hơn là có được một người con rể đức hạnh như anh.
Tuy lòng rạo rực những khoái cảm, nhưng sự rạo rực ấy không làm mờ trí xét đoán của Vượng. Vẻ mặt buồn như rũ của Quỳ khi Đạt về rồi còn rành rành ở trong trí nhớ của chàng. Chàng nói một cách chua chát:
- Nhưng đức hạnh ở đnoidung1('tuaid=15907&chuongid=5')">Phần V
  • Phần VI
  • Phần VII
  • Phần VIII
  • Phần IX
  • Phần IX
  • Phần Kết
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!15907_4.htm!!!ời có đủ cho một người con gái đâu? Phải cho họ nhiều thứ khác. Mà những thứ khác ấy, tôi không có. Với lại, một khi các chú chưa thành đạt, em Nhàn chưa đi lấy chồng thì dù thế nào, tôi cũng không lấy vợ. Bà Xuân Thái trước kia cũng có giục tôi đôi ba lần, nhưng tôi đều từ chối. Anh em mình cứ ở với nhau như thế này chẳng sung sướng lắm rồi hay sao, cần gì phải đi tìm hạnh phúc ở tận đâu.
    Nhàn với Thịnh lặng im. Vả chính hai người ích kỷ - thứ ích kỷ đáng tha thứ của tuổi trẻ nó gây ra bởi tấm lòng yêu anh - đều không muốn cho Vượng lấy vợ mặc dầu là lấy Quỳ, người mà cả hai đều có thể tin ở sự đối đãi tử tế với mình. Nhưng Đạt năm ấy đã hai mươi lăm, đã biết nghĩ xa xôi. Chàng gọi luôn Quỳ bằng chị:
    - Thì anh cứ lấy chị ấy, có gì là thay đổi ở trong nhà này, hay chỉ thêm vui ra thôi! Mà thế thì anh cũng đỡ lo, vì bà Xuân Thái chắc chắn là có thể giúp chúng ta được nhiều việc. Thôi anh lấy đi, để chúng tôi được thêm một người chị.
    - Không, chờ ba năm nữa, chờ khi nào chú đỗ bác sĩ lúc ấy sẽ hay. Để cho các chú... phải... vì một người khác là điều tôi không muốn.
    - Nhưng trong ba năm nữa, cô ấy có người khác hỏi thì sao?
    - Thì cô ấy đi lấy người ta.
    - Nhưng lúc ấy thì anh đã ngoài ba mươi.
    - Tôi mới có ba mươi mốt. A! Ba mươi mốt còn trẻ chán. Người Tây họ bốn mươi mới lấy vợ thì sao? Các chú cứ cố học đi, không nghĩ đến chuyện ấy nữa. Tôi cứ tưởng tượng chú Hai đỗ bác sĩ, chú Ba đỗ cử nhân luật, rồi chúng ta kéo nhau về làng thì... bác cả với chú Lý phải múa hét lên.
    Viễn tưởng ấy xóa mờ trong một khắc cái hình ảnh hạnh phúc một khi chàng lấy được Quỳ. Chàng sẽ nhắm mắt để nhớ lại những ký ức:
    - Tôi nhớ khi còn thầy, sau khi đã gỡ cho chú Lý những vụ kiện rắc rối, và sau khi đã mắng chú một cách tàn tệ, thầy thường bảo. “Trừ khi nào chú có cháu làm quan, chú mới có thể hống hách như thế được”.
    Rồi thấy bộ mặt tiu nghỉu của chú, thầy trỏ tôi, rồi dỗ chú: “Thôi, thằng cả cố học đi làm quan để cho chú mày bặng nhặng”. Thầy cười, chú ấy cũng cười. Tôi không làm được, thì bây giờ đến các chú. Tôi chắc dù mỗi người đàn bà hiền đến đâu, một khi... tôi đã lấy họ, trong nhà cũng không được yên vui như thế này. Thôi, tôi cố chờ ba năm nữa mấy chốc. Thầy mới mất, thế mà thoáng cái đã tám năm rồi. Mẹ mất năm nay là mười một năm.
    - Nhưng...
    - Chả có nhưng gì cả. Bây giờ cho dù tôi có lấy vợ thì lòng tôi cũng thắc mắc làm sao. Như thế thì không khi nào tôi hưởng được một hạnh phúc hoàn toàn cả. Tôi rất lo có những sự xích mích xảy ra giữa...
    Đạt ngắt lời:
    - Nhưng một khi chúng em cứ kính cẩn với chị ấy như đối với anh thì làm gì có chuyện xích mích nữa?
    - Nhưng nhỡ vợ tôi nó tác quái thì sao? Đến lòng mình, còn có khi không thể chắc được nữa là lòng người.
    Nhàn và Thịnh đồng thanh:
    - Thì chúng em nhịn.
    - Tuy vì nể tôi, có chú nhịn. Nhưng đã đến thế thì cô chú không vui rồi. Tưởng tượng cô chú không vui... Thôi xếp cái chuyện ấy lại. Bây giờ sẵn tiền được đây, chúng ta kéo nhau lên bờ hồ ăn kem.
    Nhàn và Thịnh vỗ tay đồng tình. Vượng nhìn bộ mặt hớn hở của hai em:
    - Thế này có vui không nào, tội gì mà lại đâm lo.

     

    Tuy rằng người ta thương em, nhưng người ta cũng không thể quên ngay được mối tình hun đúc đã trong bao nhiêu này. Thường thường, Vượng nghĩ đến Quỳ, nhưng nghĩ đến bao nhiêu, chàng thấy buồn bấy nhiêu, vì chàng biết Quỳ đã không yêu mình, mà chỉ yêu Đạt. Tuy rằng Đạt không yêu nàng, nhưng dù sao, chàng cũng không thể lấy Quỳ được nữa, lấy thế nào được người đã đem lòng yêu em mình.
    Đó là cái ý nghĩ của chàng những khi nghĩ kỹ về tương lai, và trong khi chàng không gặp mặt Quỳ. Chàng thấy một cuộc nhân duyên như thế không đem lại cho người ta những kết quả đẹp đẽ. Trong ấy, xen vào một lòng ghen, nó sẽ đầu độc những ngày thân mật. Rồi thì luôn luôn hình ảnh của Đạt sẽ len vào giữa hai người. Chàng sẽ nghĩ đến Đạt để mà đau đớn, nàng sẽ nghĩ đến Đạt để mà bực tức.
    Từ ngày Vượng biết Quỳ không yêu mình, chàng tự nhủ phải tìm hết cách để mà quên và chữa khỏi bệnh tương tư kia đi.
    Sự phấn đấu ấy làm cho chàng thờ thẫn và võ vàng. Chàng kém ăn và kém ngủ. Nhàn thấy thế tưởng chàng ốm, cứ giục uống thuốc. Chàng lắc đầu, cười bảo em:
    - Anh có làm sao đâu? Cô tưởng tượng thế! Cô muốn cho anh ốm à?
    Nhàn băn khoăn:
    - Anh không ốm sao người lại thế?
    Chàng nhìn vào gương thấy mặt mình hốc hác đi thật.
    Đã bao đêm nay, chàng đi nằm với những ý nghĩ đen tối, và luôn luôn cái hình ảnh mỹ miều của Quỳ lởn vởn vào trong giấc mơ của chàng. Chàng cố xua đuổi nó đi mà nó không đi cho. Có lắm khi đang nửa đêm, chàng vùng dậy, đầu nóng như lửa đốt.
    Biết mình không thể ngủ được nữa, chàng bật đèn điện. Ánh đèn làm cho chàng tỉnh táo, chàng lại tự cười mình ngu dại. Một khi chàng đã phải trông coi các em, không thể lấy được Quỳ ngay, thì thế nào từ đấy đến ba năm nữa, chẳng có người hỏi Quỳ. Dù chàng muốn hay không thì Quỳ cũng là vợ của người khác, hà cớ mình phải làm tội mình như thế.
    Chàng vừa nằm mơ thấy mình cưới Quỳ. Rồi khi quan khách về rồi, chàng vào buồng tân nhân thì gặp Đạt ở đấy đang trò chuyện với cô Quỳ. Nổi nóng, chàng cầm một con dao xông đến chém hai người. Chàng chém, chém nhiều nhát lắm. Đến khi Đạt ngã gục xuống thì chàng bừng tỉnh mộng.
    Đạt lúc ấy còn đang học ở trên gác, thấy đèn sáng bèn chạy xuống. Vượng đang ngồi bó gối trên sập, nghe có tiếng chân người ở thang gác vội vã đứng dậy, vờ cầm một quyển sách để đọc.
    Đạt đi xuống với một nét mặt lo sợ:
    - Anh làm sao đấy? Tôi nghe như có tiếng anh kêu.
    Vượng đặt sách:
    - Có lẽ hôm nay tôi ăn no quá, nên cứ trằn trọc mãi không ngủ được.
    - Có đâu, buổi chiều anh ăn có ba bát.
    Rồi Đạt sờ trán Vượng để xem nhiệt độ, nắm cổ tay Vượng để xem mạch.
    - Dạo này, anh kém sút lắm. Nếu chưa đau thì cũng sắp đau về một bệnh gì. Để mai tôi bảo một người bạn tôi ở năm thứ tư lại khám bệnh cho anh, anh ta tuy chưa đỗ, nhưng khá lắm.
    Vượng mỉm cười:
    - Chú cũng lại tưởng tượng giống cô Nhàn. Tôi xét tôi chẳng có bệnh tật gì cả. Trong người tôi, máy vẫn chạy tốt như thường.
    Đạt nhìn anh bằng một con mắt trách móc:
    - Thế thì anh có điều lo nghĩ buồn bực gì? Tại làm sao anh muốn rằng chúng tôi lo nghĩ điều gì thì phải nói thật hết với anh, mà anh lo nghĩ điều gì, anh lại không nói với chúng tôi.
    Lời nói thành thật của em, một suýt nữa làm cho Vượng thú nhận hết. Nhưng may, chàng vụt nhận thấy rằng điều đó sẽ làm rối loạn sự yên vui của gia đình chứ chẳng được ích gì.
    Chàng cố làm ra vẻ ngạc nhiên:
    - Ô, tại sao chú lại có tư tưởng ấy? Chú bảo như tôi thì còn có cái gì lo buồn nữa? Cái lo buồn của đời tôi, nếu có, thì là tự gia đình mà sinh ra. Nay gia đình đương êm ấm như thế này, thì tôi còn có điều gì phiền muộn? Thôi chú lên gác học đi. Mà thôi cũng nên đi ngủ, học vừa chứ.
    Đạt lên gác với một mối ngờ. Cái mối ngờ ấy, Vượng đọc thấy ở trong con mắt em. Chàng giận mình đã làm cho em phải lo nghĩ vì mình.
    Cái duyên cớ những giấc ngủ trằn trọc của Vượng là do tinh thần cũng có, mà là do xác thịt cũng có. Ta lại phải nhận rằng cái nọ ảnh hưởng bởi cái kia.
    Cái mầm lo thiếu thốn trong gia đình vẫn là một động lực nó buộc Vượng phải sống xa sự chơi bời; cái tư tưởng mình là một người anh cả phải làm gương cho các em, buộc chàng phải tránh những cuộc hành lạc. Hai điều đó, trong bao lâu, đã giúp Vượng tránh được những đêm trằn trọc do xác thịt gây nên. Nhưng từ ngày Vượng bắt đầu then, nghĩa là bắt đầu yêu hơn trước, từ ngày chàng chuyển tình yêu từ địa hạt lý tưởng ra địa hạt thực tế, thì xác thịt do sự tiếp dẫn của tinh thần bỗng vùng dậy. Rồi từ đấy, sự cần dùng vật chất và mối tình thất vọng thi nhau hành hạ Vượng.
    Với mối tình thất vọng, Vượng còn có thể đem nghị lực ra để chống đỡ, viện những lý lẽ ra để lừa dối mình, chứ với sự thúc bách của giác quan chàng thấy mình bất lực. Vì thế, chàng thường phải sống những đêm đầy ác mộng. Trong những ác mộng ấy, luôn luôn có cái khuôn mặt kiều diễm, cái thân hình mềm mại của Quỳ làm cho chàng tưởng đến bao nhiêu lạc thú mà chàng không thể bao giờ tới được.
    Nhiều khi chàng nghĩ đến Huệ, đến cái đêm ân ái với Huệ, nghĩa là chàng nghĩ đến sự đi hát, nhưng nhìn lên ngân sách của gia đình chỉ vừa xoắn, chàng lại không dám.
    Chàng lo thiếu tiền tiêu trong nhà cũng có, chàng lo các em biết cũng có, chàng lo bị bệnh tật cũng có. Luôn luôn, bổn phận và địa vị người anh không cho phép chàng làm những điều có thể di hại đến gia đình.
    Muốn giải quyết vấn đề ấy, chỉ có cách lấy vợ, mà chàng thì không thể lấy.

    Truyện Người Anh Cả ---~~~cungtacgia~~~---

    9 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: casau
    Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 15 tháng 3 năm 2016

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--