TỪ U MINH ÐẾN CẦN THƠ
Chương 02

Sau 3 năm học bổng ở trường tỉnh,lớp nhì1,lớp nhì 2 rồi lớp nhất,tôi thi đậu bằng Sơ học (CEPFI).Rất mừng và rất lo.Nhà nghèo,không thể tự túc đi học tiếp theo ở tận Cần Thơ,cách xa Rạch Giá 120 cây số,nơi xa lạ,chẳng bà con quen thuộc.Chuyện nầy do cha mẹ tôi quyết định,hai vị đáng kính ấy tin tưởng rằng tôi là đứa học trò giỏi.Dầu gì đi nữa,tôi cũng phải rời bỏ cái tỉnh lỵ nầy để ra đi,về đâu thì chưa biết.Tỉnh lỵ cô đơn ở ven biển nầy là nơi anh hùng Nguyễn Trung Trực bị đưa ra pháp trường,hằng ngày đi học sớm chiều tôi qua lại 4 lần.Người địa phương cử tên,quen gọi là ông Nguyễn.Trước khi tạm biệt chợ,tôi thấy nôn nao khó tả. Ở đây mấy năm qua cũng buồn mà chỉ nhớ cái vui.Và cái buồn cũng thành cái vui. Ði ngang qua tiệm Nguyễn Ngọc Thái,cứ khen ngợi vì ông chủ nầy nấu loại xà bông thơm,giá rẻ,có chất lượng nhưng không phát triển cơ ngơi được,thất bại rồi tàn lụi về sau vì kém tiếp thị qua các tỉnh lân cận.Lại có một hiệu thuốc Tân dược,(gọi tiệm thuốc Tây)do một dược sĩ người Huế là Nguyễn Khoa Dai làm chủ,cô vợ đầm trông mạnh khỏe và sang trọng.Trong tiệm chưng loại cân hễ có người lên đứng trên bàn thì cây kim chạy,ghi rõ sức nặng.Nhiều lần qua lại,tôi tò mò nhưng không dám vào,e bị rầy rà. Ở sát nội thành là khu vực nghĩa địa,dành cho người Hoa,nhiều kiểu trông rất đẹp mắt,nấm mộ là mô đất,trồng cỏ xinh xắn,dịp Thanh minh,người Hoa đến bày toệc trước mộ.So với vùng U Minh,sinh quán của tôi,quả thật chợ Rạch Giá có nhiều điều lạ.
Lại phải đi thi tuyển để vào trường Trung học công lập duy nhất phía Hậu Giang.Khó thi lắm,các tỉnh miền Tây kể luôn vài tỉnh phía Sa Ðéc,Vĩnh Long cũng kéo đến dự thi,thí sinh non 500 nhưng chỉ chấp nhận học bổng khoảng 10 đứa.Tôi thi đậu hạng 25. Ðáng ghi nhớ là khi đi thi,lại được dịp biết sơ qua tỉnh lỵ Cần Thơ,xem như thủ đô của miền Tây.Phố lầu hai tầng thêm tầng trệt cất san sát...Sông Hậu to rộng mát rượi.Lại có nhà máy điện khá to,cung cấp cho vài tỉnh,thêm nhà máy nước đá,rượu bia  và các tổng đại lý về thuốc lá diêm quẹt.Chi nhánh của Ðông Dương ngân hàng to rộng,với cái mặt tiền đầy vẻ bí hiểm.Thực dân là đây chăng?Lại thấy vài văn phòng luật sư của người Pháp.Lại thấy trụ sở của Ðồn điền Hậu Giang.Vào quán ăn bình dân ở mé sông,cứ mải mê xem cái bồn nhỏ, nuôi con cá tai tượng khá to.Lại còn hiệu sách Vân Nhiều chưng bày báo Tiểu thuyết thứ bảy,Phổ thông bán nguyệt san,thêm sách của Tự Lực Văn Ðoàn.Thêm hiệu sách khá to của Trần Ðắt Nghĩa chuyên sách báo chữ Pháp,bấy giờ chương trình trung học dành cho người Việt vẫn nặng về Pháp ngữ nên đọc được sách giải trí phổ thông,hoặc sách văn học cổ điển trong chương trình giáo khoa.Các bài giảng trong lớp đều dùng tiếng Pháp.Người anh chú bác ruột của tôi đã tận tình giúp đỡ,dẫn dắt tôi đi chơi,lần do địa chỉ những người nấu cơm tháng cho học sinh ngoại trú.Bấy giờ, ở Cần Thơ ngoài trường trung học tư Nam Hưng,vừa mở ra thêm trường Bassac,do ông Phạm Văn Bạch làm hiệu trưởng.Nhiều điểm dành cho học sinh ở tỉnh khác đến ở,nhà trọ mở ra,cạnh tranh nhau về giá cả.Gặp một địa chỉ giá rẻ,thật may mắn cho tôi. Ðó là ông Lư Bảo Mỹ,chuyên nấu bếp cho học sinh nội trú,vì vậy hằng ngày ông được ưu tiên đem thức ăn dư về nhà,nuôi thêm học sinh nghèo.Nhà lợp lá,trong con hẻm lầy lội nhưng đối với tôi là đầy đủ tiện nghi.Thấy tôi ốm yếu,hiền lành, ông nhận nửa giá,so với học sinh lớn sứ vóc.Thế là cha mẹ tôi đành cố gắng vay nợ,sắm cho tôi hai bộ quần áo bà ba vải trắng,tạm gọi là đồng phục,thêm hai đôi guốc bằng cây vông cho nhẹ.Lại mua một cái rương đan bằng mây.
Quần áo được mẹ tôi may tay cho rẻ hơn mướn may bằng máy.Trước khi đi học xa,mỗi năm về được có mấy tháng hè,mẹ tôi buồn buồn nhìn đứa con yêu quí là tôi,căn dặn nhiều lần.Bấy giờ đâu vào khoảng 1937, đại khái tôi còn nhớ như sau:
-Ráng mà học cho vẻ vang dòng họ,mình là dân U Minh,ai cũng chê là dốt nát,quê mùa, áo mốc,chân phèn. Áo đen giặt vài lần thi bay màu,chân đi đất thì phèn đóng đen thui ở móng chân.Người An Nam mình sao lạ quá,bày đặt phân chia...giai cấp(?),cho rằng dân xứ U Minh nầy là hạng “trôi sông lạc chợ”.Quê nội của con, đời ông cố ở cù lao Ông Chưởng,bên Long Xuyên,kêu là xứ Hai Huyện. Ông cố ngoại của con xứ Bò Hút,gần xứ Ô Môn,bên kia bờ sông Lớn.Xứ đó “dinh” lắm,ai dám nói là quê.
-Thêm một điều mẹ muốn nhắc con là hồi mới sanh con,mẹ đau nặng,không sữa cho bú,trong xóm có một người đàn bà Miên,mới chết chồng,có con nỏ đang bú.Người nầy thấy mẹ bịnh,liền nhận lãnh trách nhiệm cho con bú mấy tháng trời.Sau đó,mẹ hết bịnh,bà ta cũng tới thăm và tập cho con ăn cơm.Bà ta đưa cơm vô miệng nhai,sau đó nhả trên tay mà đút cho con.Con ăn coi bộ ngon lắm.Rồi bà ta lấy chồng khác mà vẫn lui tới bồng con đi chơi.Hồi học lớp Năm(lớp một),bà ta đưa con đi học,qua cầu khỉ,hoặc chỗ nào thì bồng qua.Năm đó, ở chùa Khơme xứ Sóc Xoài,chùa linh lắm,bày ra lễ Chô Thơ Mo,trước bệ Phật,tại chánh điện,người ta đào một lỗ khá to,nói là trẻ con muốn điều gì thì cha mẹ nên bỏ xuống lỗ những món có ý nghĩa,như cây kim,sợi chỉ để con gái may vá giỏi,khi lớn lên.Người giàu sang thì bỏ xuống đó vài lượng vàng,vài chiếc cà rá,kiếp sau sẽ giàu hơn kiếp nầy.Bữa đó má bắt chước,nhờ con Cà Xúc,(tên của bà ta)mua cây viết,bình đựng mực,cái tập giấy để cho con tới đó bỏ xuống,trước bàn Phật,lấy phước trong cõi đời nầy.Người ta đi chùa, đông lắm,ai tin trời Phật thì má cũng tin.
Lời dặn sau cùng mà mẹ tôi nhắc đôi ba lần là nên nhường nhịn bất cứ ai.Mình yếu đuối, ốm o thì nên tránh chuyện nổi nóng,chửi thề, đánh đấm. Ði học nơi xứ lạ quê người,rủi xảy ra bề gì,không ai bênh vực.
Xứ Cần Thơ vui lắm,vui gấp mươi lần xứ Rạch Giá. Ðường phố to rộng, đèn điện sáng choang,người ăn uống tấp nập.Có hai hãng xe đò đưa khách đi Sài Gòn do người Việt làm chủ. Ðôi ba ngày một lần,tàu Nam Vang chạy ngang,ghé lại khá lâu,hành khách,hàng hóa lên xuống rộn rịp,thêm người trên bờ xuống tàu rao thức ăn uống...Tàu của công ty người Pháp ờ Sài Gòn,chạy khỏi Nông Pênh,quẹo qua Biển Hồ.Chợ Cần Thơ nằm ở ngã ba sông,con rạch ăn từ sông lớn(Hậu Giang) chảy về phía Tây gọi Rạch Cần Thơ,khá rộng, đưa nước ngọt về phía vịnh Xiêm La,xưa kia ách tắc,chảy vào vùng đầm lầy.Hồi đầu thế kỷ 20,người Pháp cho đào con kinh chiến lược(kinh Xà No) nối ngọn rạch Cần Thơ qua sông Cái Lớn,thông tới biển.Nhờ vậy mà có nguồn nước ngọt rửa sạch phèn vùng đất rộng lớn,trung tâm của vùng là chợ Vị Thanh, điền chủ Pháp và Việt tha hồ giành nhau phần đất hai bên kinh xáng nầy.Có câu hát:
-Cái Răng,Ba Láng,Vàm Xáng,Phong Ðiền,
Anh có thương em thì cho bạc cho tiền.
Ðừng cho lúa gạo,xóm riềng họ hay.
Hay,tức là hay biết,kinh tế thị trường phát triển,có tiền mặt mang theo,nhẹ nhàng,gọn gàng,thì sẽ mua được tất cả.
-Cái Răng,Ba Láng,Vàm Xáng Xà No,
Anh thương em,sắm một chiếc đò.
Ðể anh qua lại mua cò gởi thơ.
-Xứ đâu thị tứ bằng xứ Kinh Cùng,
Tràm xanh cũi lụt,anh hùng thiếu chi?
Ca dao mô tả đi khẩn hoang,nhưng khẩn chưa xong là phần đất ấy thuộc về chủ quyền của người khác.Biết vậy nhưng cứ chịu cực.
-Ra đi gặp vịt cũng lùa,
Gặp duyên cũng kết,gặp chùa cũng tu.
Ði khẩn hoang là theo nếp sống tùy tiện.Thấy bầy vịt của ai đó lội trên sông,cứ bắt một con mà ăn thịt,nếu chủ hay được thì cứ xin lỗi là yên vui.Gặp ai yêu mình,mình cứ yêu trở lại,muốn kết nghĩa vợ chồng thì tùy hoàn cảnh.Gặp ai rao giảng đạo lý nào thì cũng noi theo,gẫm lại có từ bi bác ái,làm lành lánh dữ là được.
Chợ Cần Thơ quả là thành tựu về kinh tế thị trường,hồi đầu thế kỷ.Lúa gạo,sản phẩm gom về để phân phối cho các vùng lân cận,lên Sài Gòn.Ngã Bảy - Phụng Hiệp là trục giao thông lớn của các tỉnh phía Nam vùng Hậu Giang,nơi đất thịt (hiểu là phù sa tương đối định hình,pha ít nhiều đất sét).Nước ngọt thì do sông rạch cung cấp hoặc nhờ “nước trời”.Khoai lang,lò nấu bếp,củi,bắp, đậu,trái cây chở tới lui trên sông rạch.Tại Ngã Bảy nầy ghe thuyền,tàu thủy ngày đêm rộn rịp.Có bán đủ thức ăn,thức uống cho ghe thuyền,bán không sợ ế,vì giới tiểu thương dám ăn xài,tương lai đang mỡ rộng trước mắt,sung sướng hơn người nông dân dãi nắng dầm mưa,trực tiếp sản xuất.
-Ðạo nào vui cho bằng cái đạo đi buôn,
Xuống biển lên nguồn,gạo chợ nước sông.
Lần hồi,làm quen với sông Cửu Long,tôi thấy nó khác hẳn những con sông nhỏ bé nhưng hung tợn của phía Cà Mau, đổ ra vịnh Xiêm La.Mặt nước như chảy chậm,nhưng kỳ thật chảy mạnh ở dưới đáy sông,những cây sào cắm gần bờ vẫn rung rinh khi nước như đứng lại.Cá ở sông lớn nầy được gọi là “cá trắng”,trong khi cá ở rừng tràm Cà Mau,U Minh gọi là “cá đen”,dựa vào màu sắc bên ngoài.Cá tra,cá vồ,cá bông đều to con và bụng có mỡ,nấu canh chua khá ngon.Lại còn loại cá nóc,nhiều thứ cá nóc,tôi bắt chước các bạn xuống tắm ở sông lớn,tắm nước ngọt mát mẻ không như ở nước mặn nước phèn,nước lợ phía U Minh...Tôi mặc quần cụt,tắm rồi lên bờ chợt đứa bạn phát hiện: “Cá nóc đó,tỉnh táo, đừng sợ”.Trong lúc tôi ngơ ngác, đứa bạn chỉ ngay đầu gối tôi.Máu chảy ròng ròng,xem lại thì quả là một vết thương lạ lùng.Nơi cá cắn,một màu trắng,màu trắng của mỡ,rồi thì lắt sau máu chảy ra,không biết làm thế nào ngăn lại, điều ấy chứng tỏ bộ răng cá nóc quá bén,bị nó khoét mà mình chưa hay biết gì cả.Vết thương ấy ở gần đầu gối,hơn 60 mươi năm sau mà sẹo vẫn còn.Gọi vùng Hậu Giang,nhưng gồm nhiều tiểu hình thế,từng mảng khác nhau.Gần ven sông,ven biển,nhiều gân đất cao ráo,người Hoa kiều từ lâu rồi biết khai thác để trồng nhãn.Dịp tựu trường tha hồ ăn nhãn,bây giờ chỉ có loại nhãn lớn hột.Thơm tho ngọt ngào, đối với người ở U Minh,xứ không bao giờ thấy cây nhãn.Lại còn các loại chim ở đồng lúa vùng nước ngọt,nay hãy còn như ốc cao,vỏ vẻ,chằng nghịt,cuốc.Dân miền quê dùng lưới mà chụp,vặt lông,chiên,gọi món “chim rô ti”.Theo thời trang,giàu nghèo gì đều vừa đi vừa ăn,hãnh diện đến các điểm thụt bi da,vừa xem vừa ăn...Bấy giờ rộ lên phong trào thụt bi da,mỗi hiệu chứa chấp một tay thụt nhà nghề.Họ trình diễn những kiểu đánh đẹp mắt.Loại bi da Pháp,lắm khi họ thụt đụng trái banh thứ nhất,dội qua cạnh thứ nhì,tạt qua cạnh thứ ba,dội lại, đụng vào mé của trái banh còn lại.Tôi hiểu họ quen tay,dùng trực giác mà suy luận.Vài người bạn bảo đó là lượng giác học.Và thụt bi da là môn thể thao,suốt buổi,họ đi quanh bàn hàng đôi ba kilômét,khi thẳng lưng khi khom lưng,xem yểu điệu.
So với thị xã Rạch Giá thì Cần Thơ sang trọng vượt bực.Dâu từ năm 1920 về sau, đã có rạp chiếu bóng,chiếu hàng đêm,phần lớn là phim Pháp,mỗi ngày có chiếc xe ngựa đánh trống rao mời,hai bên hông xe treo bảng quảng cáo với ảnh tài tử,có đứa bé phân phát chương trình,in chữ Pháp,chữ Việt.Bấy giờ nhiều ngườighiền xi nê lo sưu tập các chương trình nầy, đóng từng xấp,lâu ngày thấy đẹp mắt và quí giá.Bấy giờ là phong trào của loại phim lực sĩ Tạc dăn người tình xinh đẹp,cũng ăn mặt hở hang nhưng so với ngày nay thì ít khiêu gợi,tương đối lành mạnh.Nhưng bối cảnh buổi ấy quả là táo bạo,làm cho nhiều khán giả mất ăn,mất ngủ.Lại còn cô đào trẻ Shirley Temple, đâu cỡ 10 tuổi lanh lẹn,vuit tươi. Ðôi ba tháng lại xuất hiện một bộ phim màu,xem như đỉnh cao về kỹ thuật.Bấy giờ không có thuyết minh hoặc phụ đề Việt ngữ gì cả.
Nhiều thanh niên dạo phố cao hứng;rút trong túi cây kèn thổi,nay gọi là khẩu cầm,thổi giọng cao,giọng thấp lại có đánh nhịp.Câu lạc bộ đi trợt trên kiểu giày có bánh xe (patins)uốn lượn,trai gái dìu tay nhau,khá đẹp.Lại còn nơi biểu diễn thiết hài,kiểu giày ở gót có bộ phận bằng sắt gõ nhịp.Vài ba quán nhậu trổi lên những bản nhạc thời thượng bên Pháp, đại khái “Nếu bạn trở lại” như lời hứa (si tu reviens) hoặc “Bài tặng em Nina”(Chanson pour Nina),hoặc “Tôi có hai mối tình”,thứ nhất là quê xứ của tôi,còn mối tình thứ nhì là thành phố Pari! Nói chung,khu vực nầy tụ tập con ông cháu cha,cụ thể là con cháu của giới điền chủ lớn nhỏ,lúa vẫn bán có giá trên thị trường quốc tế.Một số cô cậu đang đòi đi học ở Sài Gòn,Huế Hà Nội,nếu không có hoàn cảnh sang Pháp.Nhiều cậu ở tỉnh gần,thỉnh thoảng cha anh lái ô tô nhỏ lên thăm,sắm cho giày da,hoặc bộ Âu phục bằng tuýt so,hiểu là tơ đũi,loại tơ kéo từng sợi to.
Hằng đêm vì ở ngoại trú,lại có trí nhớ nên tôi học bài rất nhanh,sau đó,lại dạo chơi xứ người,kiểu dạo chơi không tốn tiền.Thích nhất là đến bến xe đò.Từng đoàn người ngồi tràn lề đường thích thú với việc đàn ca Vọng cổ,phần lớn là dân lao động,thêm số người lanh lẹn là lơ xe đò (phụ xế ),họ đi về tận Sài Gòn,Cà Mau,Sóc Trăng. Ðàn kìm (nguyệt),thêm đàn ghita,loại đan Tây Ban Nha nầy cải tiến chút ít,khoét phím,lên dây lại,dường như “hội nhập” được với hơi hướm,hò,xự,xang,xê,cống,nghe khá du dương;Trong giới mộ điệu,có vài người ăn mặc sang trọng,nghe giới thiệu thì đó là vị Mạnh Thường Quân,sẳn sàng chi ti-én cho anh em phát triển “nhạc tài tử”,thí dụ như mua gà vịt,thêm chút ít rượu.Anh em đàn ca bảo rằng “cái nghề nầy rất ít lợi”,chứng tỏ nhạc tài tử của người Việt dễ lọt vào lòng người hơn là nhạc Tây.Và bảo rằng ngoài việc “chơi cho vui”,ai giỏi nghề thì cả nước ái mộ,kẻ xuất sắc đi theo gánh hát cải lương,quần áo sang trọng, đến đâu cũng có người đón rước,lương bổng cao hơn công chức,lại được phụ nữ...mến chuộng! Kẻ khác cải lại rằng phải có tài và có thời,bằng không thì hát ở nhà lồng chợ,rồi ngủ ở đình làng.Sớm chiều rảnh rang dạo phố.Phải lấy cái biệt danh nghe cho hay...Rồi vài bạn đờn ca đứng lên hát,mặt đỏ ké,phải chăng rượu đem cho con người sức tự tin và tâm trạng lãng mạn?Lại tạm nghỉ để tranh luận về nguồn gốc bản Vọng cổ.Từ Huế là bản Hành Vân nhưng nhưng ông Sáu Lầu ở Bạc Liêu đưạ theo mà đặt bài ca mới,tả nỗi buồn của người đi làm ăn xa xứ.Vài năm trước,bản Vọng cổ được Năm Nghĩa ở Bạc Liêu cải cách,nâng thêm nhịp,từ nhịp tư lên nhịp tám.Thấy còn hạn chế nên Mộng Vân cũng ở Bạc Liêu mở thêm nhịp cho câu hát ngân nga và dài hơn,mội câu 16 nhịp.Gánh hát Cải Lương rước đào kép ca Vọng cổ thì khán giả mới mua vé vào xem, ở Sài Gòn và đâu đâu cũng thế.Phải mùi mẫn hơn,lừng lẫy hơn cho thiên hạ nghe,chớ không còn hát co ro,cúm rúm.
Như vậy là giữ nguyên gốc thì...làm ăn không khá,lỗi thời! Tôi mừng thầm,cám ơn cha mẹ đã chịu cực cho tôi đi xa để thấy chuyện đời.Nếu cứ ở U Minh đá cá thia thia, ăn cá lóc nướng thì vui nhưng u mê,sống ngoài thời cuộc.Rốt lại,gần mãn năm học ở trường Bassac,tôi thuộc vào hạng khá,nhờ... nhớ dai,giỏi về Việt văn và Pháp ngữ.Bây giờ,Việt văn không được chú ý,nhưng tôi mải mê vì ông thầy Phan Quốc Quang (biệt hiệu Thượng Tân Thị )quả là giàu tâm huyết.Dạy bực trung học,trong khi các giáo sư mặc Âu phục,mang giày,thắt cà vạt thì ông thủ phận khăn đen áo dài,nói ròng tiếng Việt,không xen tiếng Pháp nào hết (vì ông không rành).Riêng về Hán học,dường như ông chẳng đậu tú tài,cử nhân gì cả.Học trò nhiều đứa đã vắng mặt liên tục,lắm khi ngồi nghe,vụt đứng dậy ra sân mà nô đùa! Người thích văn chương,ngoài đời,mến mộ ông qua 10 bài Khuê phụ thán.Dạo ấy vài người viết bài cho rằng Thượng Tân Thị là kẻ đạo văn,chẳng bao giờ ông đủ tài năng để làm 10 bài ấy.Khuê phụ thán là tâm sự của bà hoàng hậu,vợ vua Thành Thái,qua lời thơ đã than thở “Chồng hỡi chồng,con hỡi con”,chồng và con đều bị đày.Có vài câu tuyệt diệu như:
-Con ơi,ruột mẹ ngướu như tương,
Bảy nổi ba chìm rất thảm thương.
Khô héo lá gan,cây đỉnh Ngự,
Ðầy vơi giọt lệ,nước sông Hương.
Quê người đành gởi thân trăm tuổi,
Cuộc thế mong gì nợ bốn phương...
Thượng Tân Thị đã can đảm ca ngợi hai vị vua nhà Nguyễn.Về sau có người bênh vực Thượng Tân Thị,cho rằng ông không đạo văn của ai hết,bằng cớ là trong bài Thập thủ liên hoàn Khuê phụ thán ấy có vài câu trùng ý,thí dụ như:
-Mộng điệp khéo vì ai lẽo đẽo
Rồi lại cũng ý ấy:
-Chiêm bao lẩn quẩn theo hồn bướm...
Sự việc ấy chứng tỏ tác giả là một thi sĩ đuối hơi,và tầm cỡ của Thương Tân Thị chỉ như vậy thôi.
Thượng Tân Thị không buồn,ung dung dạy chữ Việt.
Chưa hết chuyện mới lạ ở Cần Thơ.
Ven bờ sông,mỗi buổi sáng,vài thanh niên say mê tập thể dục theo phương pháp Tây Âu,họ cử những quả tạ gồm hai cụt sắt nặng như nhau,khoảng 5 kilô...bụng họ thon lại,nổi lên 6 cục thịt,vai thì u lên,ngực to,vừa tập vừa đếm.Họ hít bằng phổi,nhưng thở ra bằng miệng,nghe khá to.Hỏi lại thì đó là tập để trở thành “ắc-lét” (athlète ) tức là lực sĩ.Chuyện lạ, đối với tôi bấy lâu chỉ thấy biểu diễn võ Việt Nam.Hừng sáng,vài thanh niên xuống sông,bơi lội chuyến đi và về suốt 10 kilômét,tận chợ Cái Răng,tư thế nằm thẳng,hai tay quạt đều và chân đạp theo một động tác như máy chạy.Họ bảo đó là kiểu bơi lội quốc tế.Tôi nghĩ rằng cứ mỗi sáng mình ra ven sông,hít không khí trong lành và ngắm xem mấy người vãi chài bắt cá cũng đủ rồi.Một thanh niên đen đúa, ốm tong,cao ráo đã bơi lội,nhưng lội theo kiểu người Việt từ xưa,theo tư thế dân chài Việt Nam,ngực và đầu nổi lên,thân như hơi nghiêng nghiêng,chỉ thấy hai tay quạt nước.Chàng thanh niên nầy mặt quần cụt dài,vải đen,trông thô sơ,không có quần cụt bó sát mộng kiểu Tây.Khi lên bờ chàng ta đến gần tôi mà phân trần:
  -Mình là dân nghèo,cha mẹ chài lưới ở tận Ngã Bảy - Phụng Hiệp,ráng lên đây học,sáng ăn xôi.Chán quá! Nhưng lên Cần Tho nầy cũng có nhiều điều hay.Thích đọc sách báo không?Tôi có quen một người tốt lắm,cho tôi ở trọ gần như miễn phí.Nghèo,anh chủ nầy làm thợ máy ở bắc (phà )Cần thơ,qua bên kia bờ sông Hậu.
  “Phải qua bên kía sông Hậu,rồi qua sông Tiền để lên Sài Gòn”?Nghĩ thầm như vậy,tôi hẹn với anh bạn trong như mộcạc nầy, đến căn nhà ở ngoại ô, đường vào quanh co,lầy lội vì bấy giờ là mùa mưa.Từng xấp báo,cắt ra những bài quan trọng,dán lại,thoạt trông qua,tôi mừng rỡ,vì chỉ cắt ra những bài liên quan đến lịch sử Việt Nam,Nam Bộ và văn học.Nằm trên võng,gần vũng nước,bất chấp bầy muỗi bao quanh,tôi đọc một trích đoạn của Ðạo Nam Kinh.Anh bạn nầy tự giới thiệu là Hai,bảo là cùng học với tôi,khác lớp bên A,bên B.
Ðạo Nam Kinh có lẽ là kinh do vì tiên,vì Phật nào đó hiện về trần gian,qua việc cầu cơ bút ở ngoài Bắc Kỳ từ lâu rồi,khuyên dạy người dân nên giữ lòng yêu nước,so sánh tổ quốc ta như cái đòn gánh,miền Trung là dãy Trường Sơn,hai đầu là hai gánh lúa của đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
  -Ðạo Nam ơi, Ðạo Nam ơi,
  Trăn năm còn lại mấy lời thơ đây
  Ai đưa mình đến chốn nầy?
  Cho đêm mỏi hạc,cho ngày mệt loan.
  Xót thân vơ vẩn canh tàn.
  Máu đông nên chữ,lệ tràn ra thơ.
  Rồi anh bạn giải thích đó là kinh của đạo Minh Sư,do chư tiên truyền xuống trần gian,ngày đêm, đau xót.Hồi mấy năm xưa,chùa Nam Nhã tại Bình Thủy,ngoại ô Cần Thơ, đã xuất bản tập Ðạo Nam Kinh,phổ biến tận các tỉnh,sau đó thực dân ra lịnh tịch thâu.Trong mớ bài báo cắt dán,gặp bài thơ của J.Leiba,chưa ngâm nga lên mà đã thấy thích thú,nhớ ngay,không cần học cũng thuộc.Bài nhan đề Thụy Hoa Lầu:
-Sân quạnh rêu phong sầu liễu úa,
Lầu không người vắng bóng hoa sầu.
Hoa xưa ngủ lệ năm canh nguyệt,
Người trước mơ hồ một nấm khâu.
  -Ngây ngất gió hiu lùa bốn mặt,
  Mịt mờ mây trắng cuốn ngan thâu
  Cỏ non đâu vết giày du tử?
  Ánh lạt Tà dương dãi góc lâu.
  Lời lẽ khách sáo,theo công thức xưa  nhưng nhạc điệu ở đâu đó,từ chân trời xa và từ trong lòng mình ngân lên,hoà điệu.Cái đẹp Á Ðông,của thơ ca đời Ðường.J.Leiba chợt hứng,mô phỏng khéo léo,gợi không khí đẹp,ngàn xưa.Trong phút giây,tôi như quên cả thực tế nghèo túng của mình,của cha mẹ.Nếu không đi Cần Thơ,lòng yêu Tổ quốc của tôi chỉ là mong manh,quanh quẩn mấy gốc tràm với con cá lóc nướng trui và vài câu hát.Phải đi xa. “Thượng phải chí.Hạ phải đáo”.Trong mấy bài báo cắt dán,tôi chú ý bài của Nguyễn Vỹ,lúc còn trẻ đã đến Bến NGự ở Huế để phỏng vấn một chí sĩ bị thực dân lên án tử hình,rồi ân xá,bị quản thúc,nghèo,sống trong chiếc thuyền bé,có mui.Sự gíup đỡ của điạ phương bị giới hạn.Ong đang ăn cơm với mắm ruốc,chuối chát,trong tuổi già. Ðâu phải ai ở xứ Huế cũng thỉnh thoảng được nếm món ăn thanh cảnh.Lúc gẵp nhà văn,cụ Phan Bội Châu ung dung ngâm nga:
 
  -Râu mài trơ trẽn với non sông,
  Thật phải mình chăng,lòng hỡi lòng,
  Bấy giờ, đứa con của cụ đang giã gạo.Cụ Phan còn gợi hòan cảnh giam lỏng của mình qua câu ca dao đã có từ xưa:
 
  -Ăn sung nằm gốc cây sung,
  Lấy anh thì lấy,nằm chung không nằm!
  Quả là một phương châm để sống và tranh đấu trong lòng địch.Bài báo cũ dán trong nhiều tập.Nôn nóng nhất,lúc bấy giờ tôi ao ước được qua phà,bên bờ là tả ngọn sông Hậu,về phía Sài Gòn hằng mơ ước;U Minh là đất mới,theo nghĩa là chưa khai khẩn đúng mức,xóm làng chưa thành hình,nhiều người đến vài năm rồi dời đi xứ khác.Trên nầy,có đình làng,có chùa.Nhà nghèo ở ngoại ô Cần Thơ cũng trồng cây cảnh,tạo hòn non bộ, định hình htôn xóm.
  Nhờ anh bạn giới thiệu sơ qua, ông thợ máy dưới phà Cần Thơ –ông Bảy Ngân đưa tôi xuống,khỏi mua vé,cứ ở dưới phà mà ngắm cảnh,chiều về,hoặc ở tối cũng được,họ chỉ soát vé người xuống phà chớ người đi lên thì tự do. Ðến bờ sông,ngay bến phà,tôi chú ý ngôi miếu nhỏ,thờ THủy Long.Người coi lái phà ngồi trên mui cao,còn ông Bảy thì xuống hầm máy,chật chội,tối om om,bóng đèn đỏ soi mờ mờ cũng một trang thờ nhỏ,ghi chự Thủy Long.Thời đại khoa học mà con người vẫn tin sốn mạng mau rủi,sợ tai nạn? Ông Bảy Ngân giải thích từ hồi nào đã thấy bàn thờ,mình nên để vậy,ai tin thì tin,nhưng riêng ông thì tin.Bảy năm trước,một lần nọ chiếc ghe to chở củi đụng vào phà, đụng bên hông,phà suýt chìm,ban sáng. Ông Bảy lắng tai nghe tiếng kẻng hiệu lệnh do người tài công (hoa tiêu ) trên nóc phà ban xuống. Ðoạn sông Hậu nầy dài hơn 1 kilômét,ra gần giữa sông,phà chạy ngon trớn, êm đềm. Ông Bảy vụt nắm cây cần điều khiển,giảm tốc độ trước khi nghe hiệu lệnh,gần vào bờ.Hai bên là lộ xe,nhà cửa san sát,nhiều quán,tiệm bán trái cây ngon,thêm cơm,cá kho tộ,canh chua; Ðất quá tốt,chuối mọc bên nhà xanh tươi,mấy giàn khổ qua,bầu mướp tươi tốt,nước dưới rạch dâng lên,không cao không thấp,rõ ràng cây cỏ mạnh khỏe,không cần chăm sóc.Trời đổ bóng chiều, ăn khúc bánh mì dồn thịt,uống thêm ly nước hột é khá ngọt,tôi thấy xứ nầy mát mẻ,người dân vui vẻ,ham sống theo một kiểu khắc hơn ở rừng U Minh,quê tồi.Trong quán,có giăng võng,một phụ nữ luống tuổi hát ru, đứa con đang thức,trố mắt:
 
  -Ðèn tạ đăng để trước bàn thờ,
  Vặn lên nó tỏ,
  Vặn xuống nó lờ...
  Xuống sông hỏi cá,lên bờ hỏi chim.
  Trách ai làm cho thố nọ xa tiềm,
 Em xa người nghĩa mà nằm điềm chiêm bao...
 Rất tiếc là không mang giấy bút để ghi lại,câu nầy ở quê tôi làm sao có được.Tôi bèn yêu cầu bà nọ hát trở lại,bà tươi cười:
 -Nhớ làm gì?Cậu nghe vài lần nữa,có người khác hát thì nhớ.Câu hát là để hát chớ không phải để ghi vô cuốn sổ mà học thuộc lòng.Muốn học thì nhờ người nào hát lại.Cậu là học trò?
 -Dạ,phải.Muốn ghi lại để nhớ mà làm bài sau này.
 -Thì nhớ thêm câu nầy,nghe ngộ lắm! Tôi chưa hiểu hết.Nghe đâu của xứ Huế:
  Cầu cao ba mươi sáu nhịp,
  Em theo không kịp
  Nhắn lại cùng chàng.
  Cái nợ tào khang,sao chàng vội dứt?
  Ðê nằm thao thức,tưởng đó với đây.
  Biết khi nao cho phượng gặp bầy
  Cho le gặp nhạn.
  Ruột đau từng đoạn,
  Gan thắt chín tầng.
  Anh với em như chanh với khế,NHư Quế với gừng,
  Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi...
  Bóng chiều đổ xuống,tôi vội kiếu từ.Một quảng đường,một sàng khôn.Dường như dân mình chuộng ca hát,làm thơ hơn chuộng đọc sách,tiểu thuyết. Ðến mé sông,ai nấy xôn xao,chờ lên,xuống.Lục bình trôi phăng phăng từng giề to lớn. Ðến mé bãi,tôi xăn quần cho khỏi ướt,lấy hai bàn tay vốc nước,rửa mặt,lẩm bẩm:Nước Hậu Giang ngọt và mát hơn nước U Minh,nước sôn Cái Lớn.Vốc nước thứ nhì sóng sánh giữa hai bàn tay,tôi thử nhìn,không thấy chút gì dơ dáy,những hạt bụi hạt cát mà mãi về sau nầy các người làm thơ làm văn ở phía Tây Nam gọi là phù sa.Rặng bần theo bờ sông khá dài,vài chiếc xuồng câu buộc dây vào,chờ ăn cơm.Có sóng gió,nhưng lăn tăn,bình thường.Nhìn lên thượng nguồn phía Bác,phía Long Xuyên- Châu Ðốc,tôi bền vận dụng mớ kiến thức sơ đẳng,học ơỏ nhà trường và trong sách báo.Trên kia là Nam Vang,trên nữa,giáp nước Cam Bốt là Lào,Thái Lan,rồi Miến Ðiện,Trung Hoa,nguồn sông ở tận Tây Tạng,cách nơi nầy đâu cũng hơn 4 ngàn kilômét.Tây Tạng được xem là “mái nhà của cả thế gian nầy”.
  Ông Bảy Ngân cười tươi hỏi tôi vui không,thấy cái gì lạ không,tôi lại hỏi:
  -Ông ơi,Tây Tạng là nguồn của sông Hậu Giang nầy,xa lắm, đọc báo tôi thấy kể lại rằng...trên đó nhiều vị Phật sống,huyền bí,bùa phép rất giỏi,nhiều thầy tu đắc đạo,không sống,không chết,tín đồ đặt trong quan tài,thỉnh thoảng dở nắp ra thấy thân xác còn nguyên vẹn,da thịt khô ran,lỗ mũi thì dường như còn thở nhè nhẹ.
  -Ðó là chuyện mình chưa thấy nhưng người ta kể lại thì nó cũng có “cái gì đó”.Xa xôi quá,cao nguyên Tây Tạng dính vào dãy Hy mã Lạp Sơn,cao nhất thế giới.Chuyện hoang đường nhiều lắm nhưng cũng ảnh hưởng đến vùng Hậu Giang nầy.Pháp gọi nước VIệt nam là khu vực Indochine,chịu ảnh hưởng lớn của Trung Hoa và của ấn Ðộ.Mình nên học cho rõ hơn.Mình là người Việt khôn lanh và vui vẻ với mọi thứ văn minh.
  Lên bờ về nhà trọ,lại nhớ đến một ý kiến mà lúc nảy chưa dám bàn bạc vì mình còn nhỏ tuổi?Nam Bộ là đất sôi động,ngoài những loại phong tục của người Hoa,người Khơme còn thêm của người Pháp mà mình phải hứng chịu.Pháp mở trường học lộ xe nhưng ch&ung giết bao nhiêu người lương thiện,người yêu nước.
  Về nhà,lại thao thức khi nhìn tờ lịch thấy năm học gần chấm dứt.Muốn mở rộng kiến thức,phải học thêm theo chương trình giáo khoa.Có vài môn má tôi thấy dị ứng,hấp thụ không dược, đó là hình học,số học,hoá học.Về địa dư (điạ lý ),tạm dùng bản đồ thế giới.Nhưng hóa học thì cần phòng thí nghiệm,kiếng hiển vi...vì nhà trường không có đủ.Phải học,phải thi đậu để lên Sài Gòn tìm việc làm,mở rộng chân trời.Nhà nghèo,học một năm trường tư như thế nầy cũng đuối sức cha mẹ rồi,tiền ở trọ thiếu trước hụt sau,tóc để dài không tiền hớt. Ðôi guốc bằng cây vông đi mãi,mỏng manh tưởng chừng có thể tét làm hai.
  Phải đậu những hàng đầu! Thi tuyển vào trường,khoảng 500 đứa mà đậu hạng thứ 20 mươi thì xem như không hy vọng nào được học bổng.
  Nếu ngoan ngoã học hành thì dễ quá.Nước mất,xã hội quá nhiều bất công.Là người của xứ U Minh,tôi nhớ mãi lời mẹ.Làm sao cho thiên hạ đừng khinh người đi khẩn hoang, ở vùng đất mới.Nhìn lại mấy xã lân cận ở quê,nhà dường như chẳng ai có hoàn cảnh may mắn như tôi.
  Phải thi đậu,hạng cao thì đỡ tốn tiền cha mẹ.Tôi quyết định: “Nên ở Cần Thơ,dường như người nuôi trọ không khó tánh cho lắm.Tôi ăn rất ít. Ðể luyện thi chung với các bạn”.Nhưng bối cảnh xã hội không như hồi năm ngoái. Ðệ nhị thế chiến đã bùng nổ.Báo chí từ Sài Gòn đưa xuống Cần Thơ bán chạy hơn.Giới công chức qui tụ vào buổi chiều ở mấy quán bia đã thưa thớt,trông thấy.Vài người công chức già vẫn uống,mãi đến khuya.Ai nấy loan tin rằng tất cả các loại hàng tiêu dùng đều lên giá,nên mua để tích trử.Nhưng thế chiến dường như chỉ bùng nổ bên Ba lan.Những tên Hítle,Mútxôlini được nhắc nhở trên trang báo với chữ in lớn.Riêng ở nước ta,cụ thể là Sài Gòn,vài tờ báo tiến bộ bị đóng cửa và một số người yêu nước bị bắt, đày ra Côn Ðảo và Bà Rá (đâu ở Tây Ninh).Nhớ chuyện học ôn để dự thi tuyển,tôi chưa được yên tâm.Học tài thi mạng.Thi đậu cao vẫn là hay hơn thi rớt. Ðể được học bổng, để được bám chặt đất Cần Thơ nầy,vùng đất nhạy cảm.Theo chân người bạn học,tôi đi Bình Thủy rồi tò mò qua cù lao Khương BÌnh Tịnh. Ông nầy có hiệu thuốc Tây sang trọng nhất mà khi đi học,tôi chỉ dám nhìn qua.Uống thuốc tây là chuyện quá tốn kém,chẳng lẽ vào cửa hiệu của ông ta,nhìn quanh quẩn các tủ kiếng rồi trở ra.Có cây cân tự động,bước lên bàn là cây kim quây,chỉ rỏ mình nặng mấy kílô,nhưng tôi cứ ngại.Trước cửa hiệu thuốc,nhà nước dựng cây trụ cao,xinh đẹp,nhằm kỷ niệm các chiến sĩ trận vong giặc 1914-1919,chưa đầy 20 năm mà dường như chẳng ai còn nhớ.Những người Việt vô phước bị bắt lính đưa sang trời Âu,mất xác,gia đình chắc cũng còn giữ kỷ niệm mơ hồ.Vài người bạn bảo rằng: “Học thêm nữa, chưa chắc được làm quan to quan nhỏ,hoạ chăng là làm thấy giáo làng,thầy giáo tỉnh.” Ðối với tôi,làm sao giải thích với cha mẹ về tình hình thế giới. Ở Cần Thơ nầy,nạn thất nghiệp lan tràn, đạp xích lô còn khó sống.Phải đi học,có học mới yêu quê hương đúng mức được,về U Minh thì làm sao gặp được bạn tri âm như anh Hai,như ông Bảy Ngân.Và nhiều người khác nữa.
  Anh Hai nói khi cùng đi bách bộ:
 -Tụi thực dân rối rắm tới mức rồi,nhiều người theo cộng sản mà chúng cho rằng không nguy hiểm cho lắm,hoặc chưa nắm được bằng cớ.Từ miền khác bị đưa về đây quản thúc lỏng,kêu là “chỉ địng nơi cư trú”.Phải trình diện hằng tuần hoặc hằng tháng.Còn người nào có tiền án;bị tình nghi ở đây thì đưa qua tỉnh khác.
  Ðến nhà một nhân vật mà tôi nhớ mãi, ở trọ căn nhà lá, đầu to,mắt lộ,tóc hớt ngắn, ăn nói nghiêm nghị nhưng thân mật, đó là ông quản Bồ, ở Ðức Hoà,Tân An.
  Ông quản ung dung nấu loại trà xanh,trong cái siêu sắc thuốc.Rót nước, ông mời,bình đẳng,mặc dầu khác xa tuối đời và tôi là kẻ chưa có trình độ chính trị gì cả. Ông nói về cuộc Ðệ nhị thế chiến mà thực dân Pháp ở chính quốc và ở Việt Nam phải vướng vào.Trục phát-xít Ðức-Ý-Nhật đánh phe Ðồng Minh.Người yêu nước Việt Nam đứng về phe Ðồng Minh vơí Mỹ,Anh,Pháp vì phe nầy đứng về phía dân chủ,không độc tài. Ông khuyên tôi nên đọc qua mấy bài báo cũ,cái gì không rõ cứ hỏi.