Chương 3

Cái kiếp con người rõ ràng là kiếp khổ não, còn cái thú giàu sang chưa ắt là thú thanh cao. Vì cớ nào trên mặt đất này người ta lại tranh nhau đeo đuổi mùi phú quý, làm chi để đến nỗi nhơ nhuốc cũng chịu, ác nghiệt cũng làm, cực khổ buồn rầu, đắng cay khóc lóc.
Chịu làm chi vậy? Làm mà chi vậy? Buồn nỗi gì? Khóc cớ chi?
Phù sanh nhất mộng, giàu sang ích gì? Mà nghèo hèn lại hại gì? Vậy chớ mình tự tĩnh tự giáo, lần gỡ mà bỏ cho hết những lục căn, lục trần, đặng tiêu diêu cực lạc, thơ thới xác phàm, há chẳng quý hơn là mê mẩn đắm chìm trong vòng tham danh chuốc lợi, mà phải nhuốc nhơ, phải phiền não, phải khóc than hay sao?
Nực cười cho con người chưa hiểu như vậy, không chăm lo những việc rất đáng lo, cứ ham muốn những điều không nên muốn, rồi phải xung đột nhau, ganh ghét nhau, hiếp đáp nhau, xu phụ nhau, làm cho địa cầu thành địa ngục, vắng vẻ tiếng thương yêu, dồi dào sóng tranh cạnh, rỉ rả giọng than khóc, phảng phất khí thù hiềm.
Vì loài người sanh ra đặng hại nhau, ghét nhau, hiếp nhau, hùa nhau, nên trong một đời người kể xiết bao những nỗi ưu phiền, trong vòng hoàn cảnh chất chứa biết bao điều tồi tệ.
Mà một đời người nghĩ cũng là lâu. Một khoảng 25 năm thắm thoát chẳng mấy lúc, mà cũng đủ gây lắm cuộc dinh hư, tiêu trưởng, bĩ thới, vinh khổ, nhiều kẻ nghèo hèn trở lại giàu sang, nhiều nhà giàu sang hóat ra bần tiện, càng trông thấy càng thêm chán ngán.
Chẳng kể chuyện của ai làm chi cho thêm chộn rộn, để nói tiếp chuyện thằng Cu với con Lựu ra đây nghe chơi.
Cách đây 25 năm trước, thằng Cu là một đứa đày tớ chỉ có cái tình nặng trịu với cái tánh thật thà mà thôi, chớ không có trí, tài, ruộng đất chi hết. Cách 25 năm trước, con Lựu là một đứa gái hư, song biết xét mình mà ăn năm, không thèm phiền trách ai hết. Cu vì tình mà không kể trăng tàn hoa rụng, Lựu vì nghĩa nên ưng chịu gởi phận trao thân, đôid dàng đều đem cái nghèo mà hùn hiệp với nhau, nhưng ngày người ta kêu Cu là ông Hương sư, người ta gọi vợ là bà Hương sư, vợ chồng có vài chục mẫu ruộng, có năm sáu con trâu, có nhà kê táng, có lúa đầy bồ, nhứt là có một đứa con sẽ làm Kinh lý, nên ngoảnh lại con đường đã qua rồi thì có chỗ ngậm ngùi, mà cũng có chỗ thơ thới.
Số là khi Ba Cam viết thơ khuyên anh em đi hết xuống Bạc Liêu mà làm ruộng của ông thầy Kiện, dầu không khứng đi thì vợ chồng Cu cũng phải lên Sài Gòn đặng anh ta bảo bọc, kiếm sở cho mà làm, Cai tuần Bưởi dục dặc không chịu đi duy để cho vợ chồng Cu đi mà thôi.
Cu với Lựu lên tới Sài Gòn, đùm đậu ở nhà Ba Cam ít ngày. Ba Cam nghe Bưởi không chịu đi, nên không nỡ xúi vợ chồng Cu đi Bạc Liêu. Anh ta bèn tính kiếm sở cho Cu làm. Anh ta òn ỉ xin ông Thầy Kiện cho Cu ở canh gác quét rửa nhà giấy. Ông THầy Kiện Tô Lê vì thương Ba Cam nên ông nhận lời xin hứa cho Cu ăn lương mỗI tháng 8 đồng bạc.
Cu sinh trưởng trong chốn thôn quê, hồi nhỏ cỡi trâu hay, đến lớn cầm cày giỏi, từng quen nhổ mạ, gặt lúa, tát nước, đắp bờ, chớ không quen cầm chổi quét nhà, chậm giẻ lau gạch. Mới một bữa đầu, anh ta quét bụi ở trên mấy bàn giấy, anh ta vô ý đụng đồ bình mực, làm cho giấy tờ lấm lem, mấy thầy quở trách om sòm. Qua bữa sau, anh ta lau nhà, thấy có ai tờ giấy bay nằm trên trạch tưởng giấy lộn, nên vò mà bỏ, té ra hai tờ giấy ấy là hai lá đơn của người ta mới nạp cho ông Thầy Kiện; ổng kiếm hết sức mà không được, chừng tra hỏi ra mối thì ổng bứt đầu bứt cổ la hét vang rân.
Ông Thầy Kiện bèn kêu Ba Cam mà nói rằng:
Cu không thể nào giúp việc tại nhà giấy được, nên khuyên hãy kiếm việc khác cho Cu.
Ba Cam muốn cho vợ chồng Cu ở gần đặng hủ hỉ cho vui, mới cậy anh em đem Cu làm trong hãng nước đá. Chẳng hiểu Cu làm thế nào, mà mỗi buổI chiều về nhà coi bộ không mấy vui; làm được một tuần lễ, Cu mới nói với Ba Cam:
- Không được anh Ba. Em muốn nương tựa theo anh, đặng vợ chồng em êm ấm. Mà em coi dèo khó lắm. Từ nhỏ chí lớn em quen nghề làm ruộng, làm như trên này em không làm được. Em ở ngoài đồng giãi nắng dầm mưa thuở nay quen rồi, bây giờ làm trong tù túng chật hẹp bịt hơi gió, em chịu không nổI. Em muốn xin với anh Ba cho em trở về đồng đặng kiếm ruộng mướn mà làm.
Ba Cam nghe nói như vậy thì tức cười và đáp:
- Làm ruộng ở xứ mình là làm mọi chủ điền chớ ham làm chi. Nếu em muốn làm ruộng, thôi thì đi xuống Bạc Liêu mà làm ruộng cho ông Thầy Kiện, lúa đã rẻ, mà ruộng trún bằng hai ruộng dưới mình; may nhờ trời em trúng chừng ít mùa thì em khá ngay. Em muốn đi thì qua nói với ông Thầy Kiện rồi ổng đưa tiền cho em đi.
Cu bàn tính với vợ rồi chịu đi Bạc Liêu. Ông Thầy Kiện cho 20 đồng bạc làm tiền lộ phí và viết một phong thơ mà cầm xuống cho người coi điền của ông. Ba Cam đưa vợ chồng Cu xuống tàu lại dặn rằng:
- Hai em xuống Bạc Liêu ráng lo làm ăn, đừng có trở về Gò Cong. Chừng nào giàu có rồi sẽ về, chớ nghèo về họ khi dễ, không nên về làm chi.
Lựu lau nước mắt đáp:
- Em ra đi đây là vì em muốn tránh xứ Gò Công. Em còn về nữa làm chi mà anh Ba phải dặn.
Vợ chồng Cu xuống làng Vĩnh Mỹ, cất chòi ở yên nơi rồi thì tới mùa gặt. Xứ Bạc Liêu ruộng thì nhiều, mà nhân côgn thì ít, bởi vậy người ta mướn công găt. rồi thì vốn liếng có tới bạc trăm, lại trong nhà có được vài chục giạ lúa. Qua mùa sau anh ta được lãnh một trăm công ruộng của ông Thầy Kiện. Mùa ấy may gặp phong vũ điều hòa, lúa trúng hơn các năm trước hết thảy. Anh ta làm một trăm công mà chừng gặt đạp rồi số lúa đong được tới 1,200 giạ. Vì an ta không có vay bạc vay lul'a chủ điền, lại lúa ruộng đong mỗi công có một giạ, nên trả l!!!2321_2.htm!!! Đã xem 69194 lần.

Đánh máy: GiacNamKha, thanhloan
Nguồn: vietlangdu.com
Được bạn: mickey đưa lên
vào ngày: 12 tháng 3 năm 2004