Những mụ già vẫn ngồi lê mách lẻo trên bậc thang, trong bầu không khí lúc này đã đỡ bức. Khi mở cửa vào, tôi nhận ra ngay rằng đã có người vào phòng lục soát; mọi thứ đều được xếp lại một cách quá ngăn nắp hơn là tôi tự sắp xếp. - Hút một điếu nữa chăng? - Phượng hỏi. - Ừ.Tôi tháo ca-vát, bỏ giầy; màn phụ diễn xen giữa vở kịch đã chấm dứt. Đêm lại trở lại gần giống như lúc bắt đầu. Phượng ngồi xổm ở chân giường và thắp đèn lên. Con ta ơi, em gái ta, làn da màu hổ phách. Tiếng mẹ đẻ của nàng rất dịu dàng. - Phượng này, - tôi nói - Phượng lăn viên thuốc trên nõ tẩu. Pyle chết rồi, Phượng ạ. Cô giơ mũi tiêm lên, mắt ngước cao nhìn tôi, mày nhíu lại, y như một đứa bé đang chú ý suy nghĩ về một vấn đề gì. - Anh nói sao? - Pyle bị ám sát chết rồi. Cô hạ mũi tiêm, thẳng lưng lên, ngồi xệp xuống, mắt dán vào tôi. Không có sự lu loa, không có nước mắt, chỉ có một ý nghĩ… ý nghĩ kín đáo và sâu thẳm của một con người đang sắp phải đảo lộn cả dòng đời mình. - Ở lại đây đêm nay thì hơn. Cô gật đầu và lại lấy mũi tiêm nướng thuốc. Đêm hôm đó tôi thức dậy sau một giấc ngủ ngắn và sâu mà thuốc phiện đem lại: mười phút sánh với cả một đêm ngủ và bàn tay tôi đã tìm thấy lại chỗ đặt quen thuộc trên cặp đùi Phượng. Cô ta ngủ và tôi chỉ thoáng nghe được hơi thở của cô. Sau bao nhiêu tháng, tôi lại không cô độc nữa, mặc dù thế, tôi lại sôi lên cơn tức giận, khi nhớ lại Vigo, cái lưỡi trai, Sở Cẩm và những hành lang vắng vẻ và im lặng của Toà lãnh sự và cảm thấy dưới tay mình làn da quen thuộc, tôi suy nghĩ: “Hay chỉ có tôi là người duy nhất thực sự thương yêu Pyle". Cái buổi sáng tôi tới quảng trường trước khách sạn Continental, tôi đã chán ngấy các ông bạn đồng nghiệp trong làng báo chí Mỹ, người lớn mà vẫn con nít, kềnh càng và ồn ào, lúc nào cũng tuôn ra những lời châm biếm chua chát đối với người Pháp, dù sao họ cũng là những người phải đánh nhau trong cuộc chiến tranh này. Từng thời kỳ, khi một cuộc giao chiến chấm dứt, khi mọi việc đã được xếp đặt đâu vào đó, những người chết và bị thương đã được mang khỏi chiến trường, họ được mời ra Hà Nội, phải bay non bốn giờ, nghe một bài diễn thuyết của vị tổng tư lệnh và ngủ một đêm tại một trại báo chí, nơi mà họ cho rằng có người phục vụ rượu cừ nhất toàn Đông Dương; người ta cho họ bay trên nơi vừa diễn ra trận đánh, ở độ cao nghìn mét, ngoài tầm bắn của đại liên; họ lại được đưa trở về một cách an toàn, đỗ xuống khách sạn Continental, ồn ào như một đám học sinh sau một buổi đi ăn bữa cơm ngoài trời. Pyle lặng lẽ, hắn có vẻ khiêm tốn, đôi lúc trong ngày đầu tiên đó, tôi phải cúi xuống mới nghe rõ hắn nói gì. Và hắn nghiêm trang, rất nghiêm trang. Nhiều lần, hắn như tự co lại khi nghe thấy những tiếng ồn ào mà các nhà báo Mỹ gây ra từ tầng gác cao nhất, tầng mà những người dân thường cho rằng không thể đáp lựu đạn tới được. Nhưng hắn không chỉ trích ai. - Anh đã đọc York Hardin chưa? - Hắn hỏi tôi. - Chưa. Chưa, tôi tin rằng tôi chưa đọc. Anh ta viết những gì? Pyle chăm chăm nhìn một cửa hàng bán những đồ uống làm từ sữa bên kia đường phố và nói một cách mơ màng: - Bên kia như có một dòng suối sô-đa ngon lành. Tôi tự nghĩ có một chiều nhớ tổ quốc sâu thẳm nào đó đã khiến hắn chọn một điểm để ngắm nghía một cách kỳ lạ như vậy giữa bao nhiêu thứ trong cái quang cảnh nước ngoài lạ lùng này. Nhưng nghĩ lại bản thân khi lần đầu tôi đi dọc phố Catina, tôi chẳng trước hết chú ý tới tủ hàng trưng bày những lọ nước hoa mang nhãn hiệu Guelin là gì và tôi thấy ấm lòng nghĩ rằng từ đây về châu Âu cũng chỉ mất 30 giờ đồng hồ. Hắn ta như luyến tiếc mãi khi thôi không nhìn cửa hàng bán sữa. Hắn nói: - York đã viết một cuốn sách nhan đề Những bước tiến của Trung Hoa đỏ. Đó là một cuốn sách rất sâu sắc. - Tôi chưa đọc. Anh quen với tác giả à? Hắn gật đầu một cách trịnh trọng và lại chìm đắm trong một sự im lặng, lát sau, hắn nói để làm thay đổi cái cảm giác hắn có thể gây cho tôi: - Tôi cũng không quen tác giả nhiều lắm. Thật ra tôi chỉ gặp anh ta có hai lần. Điều hắn làm tôi ưng ở hắn là hắn chỉ dám cho mình quen biết anh chàng … anh chàng gì nhỉ? … À York Hardin, là một sự khoác lác. Sau này tôi mới hiểu, hắn ta vô cùng kính nể những người mà hắn gọi là những nhà văn nghiêm chỉnh. Cái từ này loại trừ những người viết tiểu thuyết, những nhà thơ và những nhà viết kịch, trừ khi họ đi vào đề tài mà hắn gọi là đương đại và ngay cả trong trường hợp này, tốt hơn hết là đi thẳng vào sự kiện, vào những tư liệu nguyên thô như người ta thấy trong tác phẩm của York.- Anh phải biết rằng khi người ta sống lâu năm tại một nước, tôi nói, - thì người ta hết muốn đọc những cuốn sách viết về nước đó.- Lẽ tất nhiên, tôi quan tâm đến việc những người sống tại chỗ có những điều gì muốn nói, - hắn thận trọng trả lời tôi.-Sau đó anh thẩm tra lại qua các tác phẩm của York.- Đúng vậy - Có lẽ hắn ta nhận được ý mỉa mai trong câu hỏi của tôi, vì hắn nói thêm với vẻ lễ độ thường có. Tôi tự coi như được rất ưu đãi nếu anh dành được một chút thời giờ cho tôi biết những điểm chính của tình hình. Anh hiểu đấy: York đã xa nơi đây hơn hai năm rồi. Thái độ sòng phẳng của hắn đối với Hardin làm tôi vui lòng dù Hardin là ai đi nữa. Hắn không giống như những tên bạn cáp chỉ là một nửa Tổ quốc của cô ta.- Sân bay có sắp bị mất không?- Anh là một nhà báo. Anh hiểu hơn tôi rằng không thể chiến thắng được. Anh hiểu rằng con đường đi Hà Nội đêm nào cũng bị cắt và cài mìn. Anh hiểu rằng mỗi năm chúng tôi mất đứt một khóa sĩ quan đào tạo ở Sansia. Đáng lẽ thua từ năm 1950 rồi đấy. Dlat chỉ vớt vát thêm được hai năm, thế thôi. Nhưng chúng tôi là lính nhà nghề, và chúng tôi phải đánh nhau cho tới khi những nhà chính trị bảo chúng tôi ngừng. Lúc đó, chắc hai bên họp lại để định những điều kiện giống hệt như những điều kiện mà chúng tôi đáng lẽ đạt được ngay từ đầu, và điều đó khiến cho những năm chiến đấu này trở thành cực kỳ vô nghĩa. Cái bộ mặt xấu xí của hắn, khi ném bom đã nháy mắt cho tôi, nay mang một vẻ tàn ác của nhà nghề và giống như một mặt nạ mà ngày lễ Noel trẻ con thường đeo chỉ để hở đôi mắt nhìn anh. Anh không thể hiểu nổi sự phi lý đó. Fowler, anh không phải cùng cánh với chúng tôi.- Trong đời cũng có những việc khác khiến cho những năm cố gắng trở thành công toi.Hắn để tay lên đùi tôi, như để bảo vệ cho tôi như hắn là người anh của tôi vậy.- Tối nay rủ cô kia đi, còn hơn là hút thuốc.- Tại sao anh biết cô ta sẽ đi?- Tôi đã ngủ với cô ta, trung uý Peranh cũng vậy. Năm trăm tờ.- Đắt.- Ba trăm chắc cũng đi thôi, nhưng trong lúc này chẳng buồn mà cả làm gì.Tôi theo lời khuyên của anh ta, nhưng thấy không đạt được sự thành cộng nào. Thân thể con người chỉ có thể làm được một số hành động có hạn, mà thân tôi thì đã bị kỷ niệm làm cho thành nguội lạnh. Cái thân thể mà đôi tay tôi được vuốt ve đêm hôm đó tất nhiên không phải chỉ cắn câu vì cái mồi sắc đẹp. Cô ta dùng cùng một loại nước hoa như Phượng và bỗng nhiên, đúng khi tôi sắp ngập vào người cô thì bóng ma của cái gì đó tôi đã đánh mất tỏ ra mạnh dạn hơn, là tấm thân đang nằm dài ra hiến cho tôi. Tôi rời cô ta, nằm ngửa, rồi dần dần, cơn ham muốn nguội đi.- Xin lỗi nhé - Tôi nói. Và tôi nói tiếp một câu nói dối - Không hiểu sao tôi lại thế.Cô bạn trả lời tôi một cách dễ thương với một sự thiếu thông cảm đầy dịu dàng:- Anh đừng lo. Nhiều khi nó thế. Tại thuốc phiện đấy.- Phải, tại thuốc phiện.Trời ơi, ước gì đó chỉ là do thuốc phiện mà thôi!Cái lần đầu tiên tôi trở về Sài Gòn không có ai ra đón, sao mà lạ. Ở sân bay, sao mà tôi muốn có thể nói cho anh lái xe taxi một cái địa điểm khác hơn là phố Catina. Lòng tôi tự hỏi, liệu nỗi đau có vợi đi không so với lúc ra đi? Và tôi cố thuyết phục tôi rằng lòng đã dịu đi rồi đấy. Khi lên tới tầng gác, tôi thấy cửa phòng mở, và tôi như ngừng thở bởi một niềm hy vọng vọng điên rồ. Tôi chầm chậm bước lại cửa phòng. Chừng nào chưa tới cửa, nỗi hy vọng của tôi còn tồn tại. Tôi nghe tiếng ghế cọt kẹt và bước qua ngưỡng cửa, tôi nom thấy một đôi giày, nhưng không phải của phụ nữ. Tôi bước nhanh vào, và thấy Pyle vụng về nhấc cái thân nặng chịch của hắn ra khỏi chiếc ghế bành mà Phượng quen ngồi.- Chào anh Thomas - Hắn nói.- Chào Pyle. Làm sao mà vào được nhà thế?- Tôi gặp Dominge mang thư tín lại cho anh. Tôi đã nói với anh ta cho tôi vào ngồi chờ anh.- Phượng để quên gì ở đây à?- Ồ không, nhưng Jo nói rằng anh tới Lãnh sự quán. Tôi nghĩ rằng chúng ta có gì thì nói với nhau ở đây tiện hơn.- Nói về vấn đề gì?Hắn phác một cử chỉ lúng túng, như một học sinh phải phát biểu ý kiến trong một buổi lễ chính thức của nhà trường mà không tìm ra được những lời lẽ có vẻ người lớn.- Vừa qua anh đi vắng à?- Vâng. Còn anh?- Ồ, đi nơi này nơi khác một chút.- Anh vẫn nghịch ngợm với chất nổ dẻo?Hắn chỉ đáp lại tôi bằng một nụ cười đau khổ.- Thư từ của anh kia kìa.Thoáng nhìn tôi đã thấy một lá thư gửi từ tòa báo Lon don và những thư khác trông có vẻ là những bieê lai, một bì thư đề tên người gửi là ngân hàng của tôi.- Phượng ra sao?- Tôi hỏi.- Ồ, cô ta vẫn khỏe - Hắn trả lời, môi bỗng khép kín lại như đã lỡ nói quá nhiều.- Mời anh ngồi, anh Pyle. Tôi xin phép nhìn qua thư gửi từ tòa báo đến xem họ nói gì.Tôi mở bì thư. Sao mà cái điều không chờ đợi lại đến vào lúc lỡ thời! Ông Tổng biên tập viết rằng ông đã coi trọng lá thư chót với tôi, và do tình hình rối ren ở Đông Dương sau khi Dlad chết và quân Pháp phải rút khỏi Hòa Bình, ông ta hoàn toàn đồng ý với đề nghị của tôi. Ông ta đã cử một biên tập viên tạm thời phụ trách tin đối ngoại và yêu cầu tôi kéo dài thời gian làm việc ở Đông Dương ít ra một năm. Để kết thúc lá thư, ông ta viết một cách hoàn toàn thiếu sự thông cảm, là "vẫn giữ nguyên chỗ cho anh ở đây". Ông ta cứ tưởng như tôi hám công việc, hám tờ báo lắm.Tôi ngồi xuống trước mặt Pyle và đọc lá thư đến quá muộn. Trong một phút, tôi thấy vô cùng sảng khoái, như khi người ta mới ngủ dậy, chưa kịp nhớ ra điều gì.- Tin buồn à? Pyle hỏi.- Không.Tôi nhầm nghĩ đằng nào cũng không thể xoay chuyển được tình hình. Bản án được coi giảm đi một năm nhưng sao chọi lại được một bản chứng nhận kết hôn.- Anh chị kết hôn với nhau chưa? - Tôi hỏi.- Chưa. (Hắn đỏ mặt). Nói thật với anh, tôi mong được nghỉ phép đặc biệt. Như vậy sẽ làm lễ thành hôn ở tại quê nhà, đàng hoàng.- Cưới ở nhà thì đàng hoàng hơn hay sao?- Hơn chứ, tôi nghĩ như vậy… thật khó giải thích cho anh việc này, anh Thomas ạ, anh trơ trẽn quá, nhưng tôi làm như vậy để biểu lộ sự kính trọng. Cả bố mẹ tôi cũng sẽ có mặt, tóm lại Phượng chính thức thành một thành viên của gia đình. Điều đó rất quan trọng do quá khứ.- Quá khứ gì?- Anh ắt hiểu điều tôi muốn nói. Tôi không muốn để nó sống một mình bên đó với một vết nhơ…- À, chắc bởi vì anh để cô ta lại bên đó?- Chắc là như vậy. Bà mẹ tôi là một người đàn bà đáng kính, bà sẽ đưa cô ta đi khắp mọi nơi, giới thiệu cô, sau cùng, anh biết, để cô ta quen dần. Bà sẽ giúp cô chuẩn bị cho tôi một gia đình ấm cúng.Tôi không rõ nên hay không nên thương hại cho Phượng… cô ao ước biết bao được xem những nhà chọc trời, tượng thần tự do, nhưng cô nào có ngờ dến những việc gì đang chờ cô sau đó: giáo sư Pyle và phu nhân, những bữa ăn sáng tại câu lạc bộ các bà… họ có đi tới dạy cô chơi bài Catana không? Tôi hình dung lại chiếc áo dài trắng của cô, tối đầu tiên gặp nhau ở Đại thế giới, lượn vẻ duyên dáng tuyệt vời trên đôi bàn chân thiếu nữ, và tôi lại hình dung ra cô, một tháng trước đây mặc cả mua thịt tại cửa hàng thịt phố Somer. Liệu cô có thích thú với những cửa hàng thực phẩm nhỏ bé, sạch sẽ và bóng lộn bên nước Anh, ở đó các miếng thịt đều được bọc trong giấy kính, có khi với cả một nhành cần tây. Có thể. Tôi chưa rõ. Điều kỳ lạ là tôi nghe thấy bản thân tôi đang nói cho Pyle nghe điều mà Pyle như đã nói với tôi một tháng trước đây:- Hãy cư xử với Phượng một cách dịu dàng. Đừng làm cái gì hấp tấp, thô bạo. Cô ta dễ bị tổn thương và sẽ đau khổ đấy, như anh và tôi vậy.- Nhất định, nhất định rồi, anh Thomas.- Cô ta mỏng mảnh, bé nhỏ, rất khác với những phụ nữ bên chúng ta, nhưng đừng có nên coi cô như là… một đồ trang sức.- Lạ thật, anh Thomas ạ, về chiều hướng đi của sự việc, nó ngược hẳn lại với điều dự kiến của chúng ta. Trước khi đến đây, tôi rất sợ cuộc nói chuyện này. Tôi cứ tưởng anh sẽ nổi nóng.- Tôi đã đủ thời gian để suy nghĩ khi tôi ở miền Bắc. Tôi gặp một người đàn bà… có lẽ đã gặp cái mà anh gặp ở những cô gái làm tiền. Đi được với anh là một điều hay cho cô ta. Còn ở với tôi thì có thể một ngày nào đó, tôi cũng về và để cô ta lại cho một anh chàng như Grand, một người chỉ biết có xác thịt!- Và không có điều gì cản trở tình bằng hữu của chúng ta, phải không Thomas?- Không, tất nhiên. Nhưng có điều là tôi không muốn gặp lại Phượng. Cái gì cô để lại trong phòng này là đủ cho tôi rồi. Có lẽ tôi phải đi kiếm một phòng khác… khi nào có thì giờ.Hắn duỗi chân ra và đứng lên.- Tôi rất hài lòng, anh Thomas ạ. Không thể nào nói anh hiểu tôi đã hài lòng đến mức nào. Điều này tôi đã nói với anh rồi đấy, tức là tôi rất ân hận rằng không sự không may lại đến với chính anh.- Nhưng tôi lại hài lòng vì điều này đã đến với anh, Pyle.Cuộc gặp gỡ đã không theo cái hướng mà tôi đã tính trước: Tuy sự giận dữ có lúc làm tôi đã có những dự kiến nông cạn, nhưng nay chương trình hành động thực sự của tôi đã hình thành. Mặc dầu bị bực vì sự ngây thơ của Pyle, tôi thấy từ nơi sâu kín trong lòng tôi có một quan tòa đã lên tiếng bênh vực cho hắn khi so sánh sự trơ trẽn của tôi với tính lý tưởng hóa, nhưng ý kiến không thể đứng vững của hắn rút ra từ tác phẩm của York Hardin. Tôi có thể có lý khi xét về các hoạt động thực tiễn, nhưng hắn lại có lý vì hắn còn trẻ và trẻ thì hay lầm, và phải chăng hắn là người chồng tốt hơn đối với một phụ nữ trẻ tuổi?Chúng tôi bắt tay nhau một cách chiếu lệ, nhưng không hiểu có niềm lo ngại nào đó xui tôi đi theo hắn tới tận cầu thang và gọi hắn lại. Có lẽ bên cạnh vị quan tòa lại có cả một nhà tiên tri trong nơi thầm kín của chúng ta, nơi sinh ra những quyết định thật sự.- Pyle này, đừng có quá tin ở York Hardin.- York ấy à?Từ tầng gác dưới, hắn dừng chân và ngẩng đầu lên sửng sốt nhìn tôi.- Chúng tôi là những nước thực dân già cỗi, nhưng chúng tôi đã có thì giờ học được một vài sự thật. Chúng tôi đã học được rằng đừng có đánh bạc ăn quê diêm. Cái lực lượng thứ ba đó, nó chỉ có trong sách thôi. Tướng Thế chẳng qua chỉ là một tên tướng cướp trong tay có vài ngàn người, hắn không tiêu biểu cho một nền tảng quốc gia dân chủ nào đâu.Người ta tưởng Pyle là một người đang nhìn qua khe cửa bên trên một hộp thư, nhìn thấy một kẻ định đột nhập liền sập cửa lại, quyết không cho cái con người khó chơi đó vào nhà. Tôi không nhìn thấy tròng mắt anh ta.- Tôi không hiểu anh định nói gì, anh Thomas.- Những quả bom xe đạp. Chỉ là một trò chơi, tuy một người đã mất một chân… Nhưng Pyle này, đừng có dựa vào những người như tướng Thế. Họ không cứu phương Đông này thoát khỏi chủ nghĩa cộng sản đâu. Chúng tôi biết tỏng họ rồi, họ và đồng bọn nữa.- Chúng tôi là những ai?- Là những người thực dân kiểu cũ.- Tôi cứ tưởng anh không ở về phía nào.- Tôi không đứng về phía nào, Pyle ạ. Nhưng nếu có ai trong sở của anh nhất định cứ dùng chất nổ chơi, thì cứ để cho Jo chơi. Anh về nước với Phượng đi. Quên hẳn cái lực lượng thứ ba đi.- Xin anh tin rằng tôi rất coi trọng lời khuyên của anh, anh Thomas - Hắn nói một cách trịnh trọng - Chắc chúng ta sẽ sớm gặp lại nhau.- Chắc vậy.Tuần lễ này tiếp tuần lễ khác trôi qua, nhưng không rõ sao tôi chưa tìm được một căn nhà ở khác. Không phải vì thiếu thì giờ. Một lần nữa, cơn khủng hoảng hàng năm của cuộc chiến đã qua: Ở miền Bắc mưa phùn ẩm ướt và ngột ngạt đã về, quân Pháp đã rút khỏi Hòa Bình, Bắc Bộ đã qua mùa hành quân vì thóc gạo, và Lào cũng qua mùa hành quân vì thuốc phiện. Mình Dominge có thể dễ dàng đảm nhiệm đưa tin về các sự kiện ở miền Nam. Tôi tự bắt tôi phải đi xem căn hộ tại một ngôi nhà gọi là kiểu mới (nơi làm cuộc trihtml>
http://eTruyen.com