Câu trả lời rõ ràng là: Không, xin giải bày như sau:Châu Mỹ mới được khám phá năm 1492 và nước Mỹ mới được lập quốc năm 1776, nghĩa là hơn 200 năm nay, trong khi Đạo Tin Lành đã có từ 2000 năm trước, như vậy không thể nói Đạo Tin Lành là Đạo Mỹ được.Trên thế giới, có một số dân tộc có tôn giáo riêng như: Ấn Độ có Ấn Độ giáo, Phật giáo, Nhật Bản có Thần giáo Shinto, Do Thái có Do Thái giáo", như vậy Đạo Tin Lành không là đạo riêng của một dân tộc nào. Đạo Tin Lành là Tin Tức Tốt Lành của Đức Chúa Trời dành cho toàn thể nhân loại, không phân biệt màu da chủng tộc, ngôn ngữ, phái tính. Đạo Tin Lành thích hợp với mọi dân tộc ở khắp nơi trên thế giới. Đạo Tin Lành có gốc rễ phát sinh từ nước Do Thái nhưng không phải là đạo của người Do Thái. Phần đông người Mỹ theo đạo Tin Lành, nhưng đạo Tin Lành không phải là đạo Mỹ. Đạo Tin Lành thịnh hành ở Âu Châu, Mỹ Châu, Úc Châu và nhiều nước ở Phi Châu. Gần đây Đạo Tin Lành phát triển mạnh ở Đại Hàn và Nam Mỹ. Theo bản thống kê chính xác, thì hiện nay một phần ba nhân loại trên thế giới đang tôn thờ Chúa Cứu Thế Giê-xu. Khoảng 86% người Mỹ, Gia-nã-đại, Úc đều tin theo Chúa. Kết quả hiển nhiên do đạo Tin Lành đem lại cho các quốc gia, các gia đình và từng đời sống con người đã chứng minh giá trị ưu việt và cụ thể của Đạo Tin Lành.Trên thực tế, không phải ngẩu nhiên mà có sự trùng hợp giữa 50 quốc gia nghèo nhất trên thế giới cũng là những quốc gia có ít người tiếp nhận Tin Lành nhất. Trong các quốc gia này ước tính có khoản 2 hoặc 3 tỷ người chưa tiếp nhận Chúa. Một tác giả đã đi đến kết luận sau đây sau khi quan sát hiện trạng các quốc gia nghèo trên thế giới: "The poor are lost and the lost are poor" (tạm dịch, những người nghèo khổ là những người chưa biết Chúa, và những người chưa biết Chúa là những người nghèo khổ). Mức sống của một quốc gia thường định mức theo tuổi thọ trung bình, tỉ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh và tỉ lệ xóa nạn mù chữ. Hầu hết những quốc gia có mức sống thấp nhất là những quốc gia có ít người thờ Chúa nhất. Trái lại những quốc gia có mức sống cao nhất là những quốc gia có nhiều người thờ Chúa nhất.Thật ra Đạo Tin Lành bắt đầu từ khi Chúa Giê-xu giáng sinh tại thành Bết-lê-hem, nước Do Thái. Trong đêm Đấng Cứu Thế ra đời, một thiên sứ của Đức Chúa Trời đã đến loan báo tin mừng cho nhân loại: "Đừng sợ chi, vì này ta báo cho các ngươi một Tin Lành sẽ là sự vui mừng lớn cho muôn dân..." (Luca 2:9). Chính sự giáng sinh của Chúa Cứu Thế đã chia đôi dòng lịch sử của nhân loại thành ra trước Chúa và sau Chúa. Niên hiệu của cả thế đang dùng được tính từ năm Chúa giáng sinh. Sau khi chịu chết vì tội lỗi nhân loại trên thập tự giá, Chúa Giê-xu đã từ cõi chết sống lại, chiến thắng tử thần. Rồi trước khi về trời Ngài đã truyền lệnh cho các môn đồ, "hãy đi khắp thế gian giảnh Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu Báp-tem sẽ được cứu, còn ai không tin sẽ kết tội" (Mác 16:15,16). Dưới sự tác động của quyền phép Đức Thánh Linh, các môn đồ Chúa đã vâng lệnh Ngài đem Tin Lành truyền bá khắp nơi trên thế giới, chiến thắng tối tăm, sợ hãi, biến đổi hẳn khuôn mặt văn hóa của thế giới, thay đổi hẳn số phận hẩm hiu của biết bao nhiêu cuộc đời.Năm 1911 Đạo Tin Lành mới được truyền bá đến Việt Nam do các giáo sĩ của Hội Truyền Giáo Phúc Aâm Liên Hiệp ở Bắc Mỹ, kết quả thành lập được Hội Thánh Tin Lành Việt Nam. Vào các thập niên 60 và 70, các Hội Truyền Giáo Tin Lành khác lần lượt đến tại Việt Nam và thành lập các Hội Thánh Báp-tít, Mennonite, Ngũ Tuần…Ngay từ những năm tháng đầu tiên, người Tin Lành ở Việt Nam đã sớm tiến tinh thần tự lập, tự trị và tự truyền bá Tin Lành cho đồng bào Việt Nam.Người đặt câu hỏi trên đây dường như có ý muốn nói rằng Đạo Tin Lành là đạo của người Mỹ, chúng ta là người Việt Nam thì theo đạo người Việt Nam. Thật ra những truyền thống tôn giáo mà nhiều người Việt Nam đi theo cũng không phải phát xuất từ Việt Nam. Nho Giáo, Lão Giáo xuất phát từ Trung Quốc, Phật Giáo xuất phát từ Ấn Độ và được truyền đến nước ta chủ yếu qua ngã Trung Quốc. Thời xưa, vì sự giao thông thế giới bên ngoài còn hạn chế, người Việt Nam chưa có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa Cơ Đốc Giáo, nhưng chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Trung Quốc. Thậm chí chữ viết của người Việt Nam xưa kia cũng viết theo lối Hán Tự; học thì học Tứ Thư, Ngũ Kinh của người Trung Hoa. Vì bị người Trung Hoa đô hộ hàng ngàn năm, nên cả nền văn hóa lẫn truyền thống tôn giáo của người Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng theo người Trung Hoa là chuyện không tráng khỏi. Nhưng người Việt Nam là một dân tộc bất khuất, luôn tiếp nhận cái tốt của các dân tộc khác để biến thành cái hay cái tốt của mình. Vì vậy không một người Việt Nam nào theo Phật Giáo nói rằng tôi theo đạo Aán Độ, cũng không người Việt Nam nào chịu ảnh hưởng của Nho Giáo nói rằng tôi theo đạo Trung Quốc. Vì thế có nhiều người Aâu Mỹ theo Đạo Tin Lành và nổ lực đem Tin Lành truyền bá khắp thế giới, ta cũng không nên nói Đạo Tin Lành là Đạo của Mỹ, không dính dáng đến người Việt Nam. Điều quan trọng là chúng ta hãy tìm hiểu xem Đạo Tin Lành đã tin gì, giảng gì và đã đem lại được ích lợi gì cho nhân loại nói chung và người Việt Nam theo Đạo Tin Lành nói riêng.Người Việt Nam là một dân tộc kính sợ Đức Chúa Trời. Ngày xưa, hằng năm các vua chúa thay mặt toàn dân lập đàn tế Trời (thường gọi là cúng tế Nam Giao) và dân chúng thường lập bàn thờ Thiên ở trước nhà để cầu Trời. Gặp khó khăn người Việt Nam thường kêu: Trời ơi! Nhờ Trời! Cầu Trời sống thì ăn cơm Trời, uống nước Trời, chết thì nói: về chầu Trời hoặc Trời kêu ai nấy dạ. Câu ca dao sau đây là một bằng cớ: "Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm." Đa số người Việt Nam sống bằng nông nghiệp đã biết rõ được cơm no áo ấm là nhờ ơn Trời. Biết có Đức Chúa Trời nhưng không thờ Trời cho đúng cách là đáng tiếc. Biết ơn Trời nhưng không biết làm thể nào cho đẹp lòng Trời là điều đáng thương. Như vậy người Việt Nam nên quay về thờ phượng Đức Chúa Trời theo cách Ngài chỉ dẫn qua Đạo Tin Lành là hợp tình, hợp lẽ và cần thiết lắm thay.