Bà ấy là bà cốt, một chuyên gia về lối chữ viết tự động. Dưới đây là những lời bà ấy viết: Tôi có thể nhớ lại một vài điều về cái buổi tối hôm đó với rất nhiều sự chính xác, trong khi những điều khác thì giống như những giấc mộng mơ hồ, đứt đoạn. Tôi tuyệt nhiên không biết lý do nào đã đưa tôi tới Luân Đôn, từ nơi này tôi đã trở về nhà rất muộn. Buổi tối hôm đó đã lẫn lộn với tất cả những lần khác tôi lưu ngụ ở Luân Đôn. Nhưng từ lúc tôi xuống xe ở cái nhà ga nhỏ miền quê, tất cả mọi sự đều rõ ràng một cách kỳ diệu. Tôi có thể sống lại từng lúc một của thời gian này. Tôi nhớ một cách rõ ràng là tôi đã đi dọc theo sân ga và đã nhìn cái đồng hồ được soi sáng của nhà ga: nó chỉ mười một giờ rưỡi. Tôi cũng nhớ là tôi đã tự hỏi liệu tôi có sẽ về nhà trước lúc nửa đêm không. Rồi tôi nhớ tới cái xe đồ sộ với những ngọn đèn pha sáng chói cà sự sáng chói cửa những miềng đồng của nó, đang đợi tôi ở bên ngoài. Đó là cái xe Robur mới 30 mã lực của tôi, vứa mới được giao cho tôi đúng vào ngày hôm đó. Tôi còn nhớ là đã hỏi Perkins người tài xế của tôi, rằng nó chạy ra sao, và đã nghe thấy anh ấy trả lời rằng đó là một cái xe rất tốt. - Tôi sẽ chạy thử nó, tôi đã nói thế trong khi ngồi vào trước tay lái. - Những tốc độ không phải cùng một thứ, anh ấy trả lời tôi. Thưa ông, có lẽ tốt nhất là hãy để cho tôi điều khiển nó … - Không, thật tình tôi muốn chạy thử nó. Và chúng tôi khởi hành để vượt tám cây số ngăn cách chúng tôi với nhà của tôi. Cái xe cũ của tôi có những bánh pi-nhông có khấc trên một thanh sắt. Ngược lại trong cái xe này ta phải kéo cái cần qua một hàng song sắt để thay đổi tốc độ. Việc này không khó khăn lắm, và chả mấy chốc tôi tin rằng mình đã nắm vững được sự vận hành của máy móc. Tất nhiên thật là ngu ngốc khi muốn mình thành thạo với một phương pháp mới trong lúc ban đêm, nhưng người ta thường phạm chúng. Mọi việc đều trôi qua một cách tốt đẹp cho tới chân đèo Claystall. Đó là một trong những cái đèo tệ hại nhất của nước Anh, nó dài hai cây số rưỡi, với một tỷ lệ là 17% ở nhiều nơi và ba khúc ngoặt gấp. Hàng rào sắt của cái hoa viên của tôi nằm ngay ở phía bên kia ngọn đèo này; ngay ở dưới chân đèo, trên con đường lớn đi Luân Đôn. Chúng tôi đã chạy gần tới đỉnh đèo thì những sự bực bội của tôi khởi sự. Tôi đã chạy hết ga, và tôi muốn xuống dốc để thả bật hơi, nhưng bột phận li kết bị kẹt, và tôi đành phải trở lại số ba. Cái xe chạy rất nhanh, tôi tìm cách tác động hai cái thắng, hết cái này tới cái nó, chúng đã phản bội tôi. Khi cái bàn đạp dưới chân tôi vang lên một tiếng khô khan, tôi đã không đến nỗi quá sợ hãi, nhưng khi tôi dùng hết sức lực kéo cái thắng tay, và khi cái cần đã lên mãi trên cao mà thắng vẫn không ăn, thì tôi toát mồ hôi lạnh. Chúng tôi phóng xuống đèo với hết tốc độ. Nhưng ngọn đèn pha chiếu sáng rất tốt. Tôi chạy qua khúc ngoặt thứ nhất một cách không chê trách được. Trong khúc ngoặt thứ hai tôi chạy sát cái hố, nhưng tôi đã lách ra được. Khúc ngoặt thứ hai cách xa khúc ngoặt thứ ba một ngàn năm trăm thước, tính theo đường thẳng; sau khúc ngoặt cuối cùng, tôi chỉ còn phải vượt qua hàng rào sắt của hoa viên nhà tôi. Nếu tôi lái được vào cái bến này thì tất cả mọi việc sẽ tốt đẹp cả, vì có một cái dốc đứng thẳng từ hàng rào sắt tới căn nhà của tôi, chắc chắn là cái xe sẽ tự nó dừng lại. Perkins đã ứng xử một cách tuyệt diệu. Tôi muốn rằng chi tiết này phải được mọi người biết. Anh ấy hoàn toàn bình tĩnh, và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi sự cố. Thoạt tiên tôi đã tính lao xuống bờ dốc, và anh ấy đã đoán được ý định của tôi. - Thưa ông, nếu tôi thì tôi sẽ không làm như thế, anh ấy nói với tôi. Với tốc độ này chúng ta sẽ ngã đổ nhào Anh ấy đã hoàn toàn có lý, anh ấy đã cắt đứt công tắc, chúng tôi đã chạy nhanh bằng những bánh xe được thả lỏng, không có động cơ, nhưng vẫn với một tốc độ khủng khiếp. Anh ấy đặt tay lên tay lái. - Tôi sẽ giữ tay lái, anh ấy đề nghị với tôi, nếu ông muốn nhảy ra. Chúng ta sẽ không còn sống được để ra khỏi khúc ngoặt này. Thưa ông, tốt nhất là ông hãy nhảy ra đi! - Không, tôi trả lời anh ấy. Tôi ở lại. Perkins à, nếu anh muốn, thì hãy nhảy ra đi. - Thưa ông, tôi ở lại với ông. Nếu là chiếc xe cũ thì tôi đã kéo cái cần tốc độ cho xe chạy giật lùi, và tôi đã thấy rõ điều gì sẽ xảy ra. Nhưng với cái xe mới thì thật là vô vọng. Những bánh xe kêu vù vù như một cơn gió lớn. Sườn xe kêu răng rắc và rên rỉ, nhưng các đèn pha vẫn chiếu sáng, và tôi có thể lái một cách chính xác. Tôi còn nhớ là tôi đã tưởng tượng ra cái hình ảnh khủng khiếp là chúng tôi sẽ tông vào người nào tình cờ đi tới từ hướng ngược chiều với chúng tôi. Con đường thì hẹp, người bất hạnh nào muốn gặp chúng tôi sẽ chết một cách khủng khiếp. Chúng tôi chạy vào khúc ngoặt với một bánh xe nằm cách một thước bên trên bờ dốc. Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi sẽ lật nhào, nhưng sau khi bị lắc lư một lúc, chiếc xe đã lấy lại được thăng bằng và lại tiếp tục chạy. Tôi đã vượt qua khúc ngoặt thứ ba, khúc cuối cùng. Bây giờ chỉ còn hàng rào sắt của hao viên. Nó đứng ở trước mắt chúng tôi, nhưng bất hạnh thay, không phải thẳng ngay trước mặt. Nó nằm vào khoảng hai mươi thước về phía bên trái, bên trên con đường. Có thẻ là tôi sẽ thành công, nhưng tôi nghĩ rằng bộ phận tay lái đã bị hư hại trong lúc chúng tôi chạy trên bờ dốc. Tay lái đã không văng lời tôi một cách tốt đẹp. Tôi trông thấy, ở phía bên trái, hàng rào sắt đươc mở ngỏ. Tôi đã nhằm thẳng vào với tất cả sức lực của các cổ tay của tôi. Perkins và tôi, cả hai chúng tôi đều gần như nằm rạp xuống. Trong một giây đồng hồ tiếp theo đó, đang chạy với tốc độ tám mươi cây số một giờ, bánh xe bên phải của tôi đụng vào cái cột của hàng rào sắt. Tôi nghe thấy sự chấn động. Tôi cảm thấy tôi bị bay tung lên không, rồi thì … Rồi thì … Khi tôi tỉnh lại, tôi thấy mình nằm giữa những bụi cây, dưới bóng những cây sồi ở lối đi, ở mạn nhà của người gác cửa. Một người đàn ông đứng ở gần tôi. Tôi tưởng đó là Perkins, nhưng khi nhìn y một cách chăm chú thì tôi nhận ra là Stanley, một bạn học cũ mà tôi cảm thấy sự quý mến thật sự. Nhân cách của Stansley bao giờ cũng gợi lên trong tôi một cảm tình sôi động, và tôi thấy tự hào khi nghĩ rằng một sự tương ứng đã nảy sinh. Tuy nhiên tôi cũng khá kinh ngạc khi thấy anh ở đó, nhưng tôi giống như một người đang nằm mơ, người choáng váng, đật nát; hoàn toàn sẳn sàng chập nhận không cần bàn cãi mọi sự việc như chúng đã xảy ra. - Tai nạn mới gớm làm sao! Tôi nói. Trời ơi, tai họa mới lớn làm sao! Anh ấy gật đầu đồng ý; trong bóng tối tăm tôi lại nhìn thấy nụ cười khả ái, thông minh của anh ấy. Tôi đã hoàn toàn bất lực không ngọ nguậy được. Thật ra tôi đã không có một chút ý thích nào để thử ngọc nguậy. Trái lại, các giác quan của tôi vẫn tỉnh táo một cách đặc biệt. Tôi nhìn thấy cái xác xe nát vụn của tôi mà những ngọn đèn lồng đang soi sáng, những ngọn đèn lồng luôn luôn động đậy, tôi nhìn thấy một ít nhóm ít người và tôi nghe thấy những tiếng nói nghẹn ngào. Ở đó có người gác cửa và vợ anh ấy, cộng thêm vài người khác. Họ không bận tâm tới tôi, nhưng họ bu túm chung quanh cái xe. Bỗng nhiên tôi nghe thấy một tiếng kêu đau đớn. - Sức nặng nghiền nát anh ấy, hãy nâng nó lên một cách nhẹ nhàng! Một tiếng nói quát lên - Chỉ có chân tôi thôi, một tiếng nói khác rên rĩ mà tôi nhận ra như là tiếng của Perkins. Ông chủ của tôi đâu rồi? - Tôi ở đây này! Tôi trả lời. Nhưng không có ai tỏ vẽ nghe thấy tôi nói. Tất cả mọi người đểu cúi xuống trên một vật gì nằm phía trước cái xe. Stanley đặt một bàn tay lên vai tôi, và sự đụng chạm này là cực kỳ an ủi đối với tôi. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm và sung sướng, bất chấp tất cả mọi sự. - Tất nhiên là anh không đau đớn chứ? Anh ấy hỏi tôi. - Không đau đớn chút nào. - Không bao giờ người ta đau đớn cả Lúc đó bỗng nhiên sự kinh hoàng tràn ngập lòng tôi. Stanley! Stanley! Nhưng kìa, Stanley đã chết vì bệnh thương hàn trong trận chiến tranh của người Boers rồi mà! - Stanley! Tôi gào lên, cổ họng nghẹn lại. Stanley, bạn đã chết rồi mà! Anh ấy nhìn tôi với nụ cười khả ái, thông minh xưa cũ của anh ấy. - Anh cũng vậy, anh ấy trả lời tôi. Kim Lương dịch