Cả ba nhờ con bạch tượng đưa ra khỏi quảng núi rừng nguy hiểm. Khi vừa đến sơn trại, xảy có hai con voi đen khác ra nghinh tiếp. Chúng kêu rống lên làm Thu Hà và thế nữ hoảng sợ. Hoàng Nhị Cơ thấy thế liền nói: - Hai con voi đen này anh tôi đã bắt được bên Xiêm Quốc đem về nuôi từ khi còn nhỏ. Vì vậy nó khôn ngoan lắm. Mỗi khi tôi hoặc anh tôi về tới đây thì chúng ra mừng. Và mỗi lần tỏ nỗi mừng như thế, chúng kêu to tựa như lúc ở rừng xanh. Nhị Cơ về đến nơi bèn đưa Thu Hà và thế nữ vào một phòng riêng, gọi bọn ở sửa soạn chăn mền rối rít. Thấy thế, Thu Hà vô cùng ngại ngùng. Hoàng Nhị Cơ vẫn vui vẻ khuyên nhủ Thu Hà chớ nên ngại ngùng điều gì cả. Nàng sẽ coi Thu Hà như người thân quyến trong nhà, cùng chung sống để tránh khỏi cảnh bão táp, phong ba cho số kiếp má đào. Về phần Đông Sơ, từ khi thoát khỏi lượn thủy triều, chàng luôn luôn để tâm tìm kiếm người bạn chung tình. Đi khắp đó đây, bỗng một hôm nhân ghé vào lữ quán, Đông Sơ gặp lại hai người ăn vận theo miền rừng núi đang ngồi uống rượu và khề khà bảo chủ quán: - Quán đâu, hôm nay có bao nhiêu rượu đem hết cho ta mua! Chớ nên bán cho ai mà không đủ cho ta dùng hôm nay. Người trẻ hơn hỏi: - Hôm nay làm gì mà anh mua rượu nhiều thế? Người già đáp lại: - Nào phải mua cho tôi đâu. Anh không nghe sao? Hôm nay là ngày lễ cưới của gia chủ, chúng ta còn lạ gì! Người trẻ: - A! A! Đông Sơ nghe nói lễ cưới, tự nhiên chàng không ngăn được sự tò mò lẫn nghi ngờ. Chàng bước đến hỏi thăm người ấy xem lễ cưới của ai. Trong lúc men rượu hừng say, người già không dấu, đáp ngay: - Đám cưới một cô gái ở Bình Định chứ còn đâu? Đông Sơ căn dặn: - Nhưng là tên gì mới được chứ? - Tên thì tôi không được rõ. Song tôi được biết người là một kẻ lạc đường đến đây nhờ gia chủ tôi cứu sống trong lúc lâm nguy. Đông Sơ nghe qua, lòng càng bồi hồi, muốn hỏi thêm cho cặn kẻ nhưng hai tên kia đã đi mất. Đông Sơ không biết làm thế nào, đành gọi chủ quán lại để hỏi thăm đường lên sơn trại. . Chủ quán thấy Đông Sơ là một võ quan trẻ tuổi, ăn nói nhã nhặn và vui vẻ, bèn chỉ đường lên sơn trại và dặn kỹ Đông Sơ đường ấy rất nguy hiểm, khó đến nơi lắm. Đông Sơ không để ý đến câu nói nguy hiểm của chủ quán vì chàng tự tin ở sức mình có thừa. Chàng chỉ cần biết qua đường xá, rồi cùng Đội Nghĩa mạo hiểm ra đi giữa đêm trăng mờ. . Vì tên chủ quán nói qua đoạn đường nguy hiểm, Đông Sơ và Đội Nghĩa luôn luôn cẩn thận, trông trước và trông sau. Nhưng Đội Nghĩa vốn có tánh nhát gan, nên đi được một đỗi đường bỗng kêu lên thất thanh. Đông Sơ ngỡ là gặp bọn cường san lập tức quay lại, chỉ thấy một cành cây quấn vào cổ viên Đội thì bật cười. Khi cả hai đi tới ngọn đồi cao thì thấy lộ ra một ngôi tháp. Ngôi tháp ấy xây cất trên một địa thế rất hiểm trở, khó tới gần được. Đông Sơ và Đội Nghĩa phải dùng giây để đu mình vượt qua các vuông hào rộng. Vừa rơi xuống mặt đất, Đông Sơ bỗng gặp hai bóng đen tiến đến. Chàng lẹ làng rút kiếm đề phòng> Khi hai bòng đen tiến sát bên, Đông Sơ bèn hô to: - Hãy dừng bước, nếu tiến tới nữa ta sẽ không dung mạng! Dưới ánh trăng mập mờ, hai bóng kia nhận thấy kẻ cầm gươm là một chàng trai tuấn tú, liền đáp lại: - Chúng tôi là kẻ ở sơn trại, còn người là ai mà đang đêm lại đến đây làm gì? Đông Sơ đáp: - Ta là Đô úy Võ Đông Sơ, muốn đến đây săn bắn. Nghe qua tên Võ Đông Sơ, hai người kia reo mừng: - Thế là gặp ân nhân rồi, may quá, xin người dừng gươm cho chúng tôi kể sự tình. Đông Sơ còn ngơ ngác thì hai người ấy liền mời chàng vào sơn trại. Đông Sơ chưa biết rõ hư thiệt ra sao, nhưng muốn biết rõ chuyện mình muốn tìm, nên bước theo vào. Khi ngồi vào bàn, người trai ấy mới kể lể: - Chúng tôi xin kể lai lịch sự mang ơn cho quan nhơn như thế này. Chúng tôi là kẻ buôn lậu, thường vượt bể bằng thuyền buồm. Chuyến rồi bị bọn cướp Tàu Ô chận đường cướp đoạt, may nhờ thuyền quan nhân tới kịp đánh tan bọn kia. Nhờ thế, chúng tôi mới được thoát khỏi. Nghe thuật qua, Đông Sơ mới nhớ lại việc chinh chiến cũ. Thế rồi, hai người thân mật đàm đạo. Nhờ vậy. Đông Sơ mới dọ được chắc chắn quả Thu Hà ưng thuận hôn lễ cùng Nhứt Lang. Lòng căm tức tràn ngập, Đông Sơ thầm trách Thu Hà bội bạc. Tuy vậy, Đông Sơ cũng chưa nỡ vội lìa sơn trại, ở nán lại ít ngày để xem sự thế ra sao. Đến ngày thứ tư thì Nhứt Lang bảo là Thu Hà đã tự trầm mình nơi biển cả. Nàng để lại một phong thư tuyệt mệnh. Thư ấy kể rõ nỗi tình éo le của nàng khó nỗi bộc bạch cùng ai. Nếu chối từ hôn nhân với Nhứt Lang thì e rằng người cho là kẻ không biết ơn cứu tử, còn thuận tình thì nàng không thể nào bội bạc được lời thề năm xưa. Trước cảnh tình khó xử ấy, thêm hôm nay Đông Sơ lại đến đây, càng làm cho nàng thêm hổ thẹn. Vì thế nàng quyết mượn giòng nước bạc để bộc bạch nỗi lòng. Nhưng lúc nàng vừa toan lao mình xuống giòng nước lủ thì xảy đâu có thuyền Triệu Dõng đậu gần đó. Trông thấy có kẻ toan hủy nợ đời, chàng vội nhảy theo vớt lên. Nhìn ra, chàng biết là Thu Hà, người bạn tình chung của Đông Sơ thì chàng lấy làm lạ hỏi tất cả duyên cớ vì đâu. Nghe xong tự sự, Triệu Dõng liền bảo nàng qua thuyền để đưa ra khỏi địa thế này. Song thuyền của chàng đi được một đỗi đường thì có quân của sơn trại rượt theo. Tên bộ hạ của Nhứt Lang nhảy qua thuyền chàng cản lại. Triệu Dõng buộc lòng phải đánh tên nọ để tháo lui, rồi đưa Thu Hà về nhà người cô tạm trú. Về đó, Thu Hà vẫn không nguôi được nỗi buồn ngổn ngang trong lòng, mặc dù bên cạnh nàng có em gái của Triệu Dõng là Triệu Nương luôn luôn khuyên giải. Một hôm, nhân ngày rằm tháng tốt, ngày vía của đức Thích Ca Mâu Ni, Triệu Nương (em Triệu Dõng) bèn sắm hoa quả, hương đèn và rủ Thu Hà đi cúng Phật. Thu Hà cũng thấy đó là dịp giải muộn, nên nhận lời. Khi vào đến chùa, khi khẩn nguyện trước bàn Phật, Thu Hà chợt thấy một cái bài vị đề tên mình thì hết sức ngạc nhiên. Nàng liền hỏi sư cụ về việc lạ lùng khó tả này. Nhà sư đáp: - Cách đây ba hôm, có một quan nhơn tên Võ Đông Sơ đến đây xin đặt bài vị đề tên này. Người bảo đó là tên của người vợ vừa tử nạn mà tìm không được xác. Nghe sư cụ thuật qua, nàng bồi hồi cảm động. Nàng chẳng biết giờ đây chàng ở phương nào và có thấu rõ được lòng nàng chăng. Khi hai người ra khỏi chùa, vừa bước lên xe, Thu Hà bỗng trông thấy phía sau có anh mình là Xuân Phương và công tử Trần Xuân rượt theo, liền hối tên đánh xe quất ngựa chạy nhanh. Nhưng đến hôm sau, Xuân Phương lại tìm đến chỗ ở củ Thu Hà và bảo nàng phải về kẻo có sự lôi thôi về thưa kiện. Thu Hà đành phải nghe theo, Triệu Dõng biết rõ cảnh tình của nàng, nên giả ra kẻ cướp chận dọc đường cướp Thu Hà qua xe, rồi cho chạy nhanh về một nơi khác để cho họ không được biết. Phía sau, bỗng có hai người phóng ngựa cố đuổi theo để bắt lại cho kỳ được. Triệu Dõng quất ngựa chạy càng nhanh, khiến cho Triệu Nương lo sợ bảo: - Hãy tạm lẩn vào rừng trốn tránh, họa chăng bọn họ sẽ không biết đâu mà theo. Chứ cho xe chạy như thế này, họ vẫn có cơ theo đuổi mãi. Thu Hà ngăn lại và nói: - Thà cứ chạy như thế này rủi có gặp tai nạn mà chết còn hơn là lẩn trốn để rồi họ cũng còn tìm được nữa thì thêm rắc rối mà thôi. Thu hà vừa dứt lời thì phía trước Triệu Dõng đã la to: - Hãy mau thoát ra khỏi xe! Tiếng chàng chưa dứt thì một tiếng “rắc” vang lên rồi cả thân xe cùng ngựa đổ nhào xuống giòng sông, nghe một tiếng ầm vang động. Tất cả đều không mong gì còn sống sót, may nhờ Triệu Dõng cố hết sức mới vớt lên được cả hai. Khi đem được hai cô gái lên bờ thì phía sau người cỡi ngựa cũng tới. Thì ra người ấy lại chính là Đông Sơ. Đôi tình nhân cũ gặp lại, cà hai đều mầng rở khôn cùng. Tưởng đã rủi, nào ngờ gặp may, Triệu Dõng thấy cảnh sum họp của ân nhân thì có lòng mừng nên rước cả hai về nhà mình an nghỉ. Nhưng về đến nơi, hai người vừa hỏi han tâm tình nhau thì bên ngoài có Xuân Phương và Trần Xuân đến. Triệu Dõng ra trước cửa ngăn bọn họ, không cho vào, Xuân Phương nói: - Nếu nhà ngươi không trả em ta lại, ta sẽ cầu đến pháp luật can thiệp, chừng đó mi đùng có trách ta sao độc ác! Triệu Dõng nghe qua nổi xung thiên, nhảy đến ấu đả với hai người. Nhờ võ nghệ khá cao, không mấy chút, chàng đánh bại Xuân Phương và công tử Trần Xuân. Lúc ấy, Ðông Sơ ở trong nhà. Nghe tiếng đánh nhau ồn ào, chàng vôi bước ra thì thấy Triệu Dõng một mình đánh với hai người mà vẫn đem phần thắng về mình thì vô cùng ca ngợi. Từ đó, Xuân Phương và Trần Xuân không còn tìm đến nhà Triệu Dõng đòi em nữa. Nhờ vậy mà Ðông Sơ và Thu Hà được tâm ở yên nơi này. Sau bao ngày giông tố phũ phàng, cà hai mới tìm thấy được chút hạnh phúc êm đềm để bỏ qua những ngày nhớ nhung, buồn thảm. Tuy vậy, nghịch cảnh của hai người vẫn chưa cho phép cả hai hoàn toàn thỏa mãn được. Ai nấy cũng đều nơm nớp lo sợ còn có sự rắc rối nữa xảy do Xuân Phương và công tử Trần Xuân gây nên. Cho nên mỗi đêm, Triệu Dõng đều bàn định với Ðông Sơ những kế hoạch để phòng thủ và ngăn ngừa khi có bọn họ đến trả thù. Nhưng từ ấy mãi đến sau, họ không còn léo hánh đến nữa. Bấy giờ, ai nấy mới yên lòng. Ðêm đêm, dưới ánh trăng huyền diệu, gió lung lay cành lá, mây trôi qua mặt chị Hằng như bức lụa mỏng, Thu Hà và Ðông Sơ thường ra ngắm trăng để cùng nhau bày tỏ nỗi lòng. Càng gian khổ bấy nhiêu, mối tình của hai người lại càng thắm thiết bấy nhiêu. Không nở rời nhau một phút, còn ai lạ gì mối tình đầu của tuổi trẻ nó thấm thía là thế nào. Sáng hôm sau, Ðông Sơ vừa thức dậy thì có một người lính mang chỉ của nhà vua đến trao cho chàng. Ðông Sơ đặt bàn hương án để rước đọc. Chiếu chỉ nhà vua triệu chàng ra dẹp giặc nhà Thanh đang lăm le xâm chiếm bờ cõi. Giờ phút chia ly lại điểm. Ðông Sơ thấy lòng buồn rười rượi. Tuy vậy, “thân trai, nợ nước”, chàng không dám lãng xao. Nợ nước cao hơn nợ tình, phận làm trai, chàng phải làm cho tròn. Bởi thế chàng phải từ biệt người yêu để đến kinh thành ra mắt long nhan. Nhà vua giải rõ cho chàng nghe tình thế của nước nhà rồi cấp phát cho lịnh tiển. Ngay ngày hôm ấy, Ðông Sơ lãnh sứ mạng dẫn một đạo quân ra án ngữ Lạng Sơn để ngăn giặc. Từ đây, Ðông Sơ lại mượn đường chinh chiến để khuây khỏa mối tình riêng. Tất cả quân sĩ đều xót thương và cảm mến chàng vô kể. Lúc bấy giờ, Triệu Dõng đã nhập ngũ theo Ðông Sơ và theo hộ vệ chàng không rời một bước. Khi tiến binh cũng như lúc hạ trại, cả hai đều luôn khắn khích nhau như anh em ruột. Một hôm nhân hành quân sát vùng biên cương, Ðông Sơ và Triệu Dõng đi xa địa phận để xem tình hình. Hai người vẫn bình tỉnh đi vào rừng sâu, hoang vắng. Ðến một miếng đất trống trải, bỗng nhiên từ đâu bay đến một mũi tên, cắm phập vào ngực Triệu Dõng. Ðông Sơ hốt hoảng vội chạy bổ đến cứu người bạn chí thân. Mũi tên cắm quá sâu và có tẩm thuốc độc nên Triệu Dõng không chịu nổi. Chỉ mấy phút sau, Triệu Dõng thở hơi cuối cùng. Ðông Sơ đau đớn, tiếc thương người bạn trung thành, vội xốc đỡ lên tay thì bỗng nghe tiếng gió của mũi tên thứ nhì bay đến. Chàng nghiêng đầu tránh khỏi. Biết ngay có bọn Thanh mai phục, chàng liền tuốt kiếm ra khỏi vỏ, quyết ra tay rửa hận. Vừa lúc đó, từ trên cành cây, bọn quân Thanh nhảy xuống vây chặt Ðông Sơ vào giữa toan bắt sống. Ðông Sơ không nao núng. Chàng không để cho bọn nghịch rảnh tay trước, liền tiến tới mau lẹ, chém xả hai tên Tàu đi đầu. Bọn chúng không dám hờ ơ, đều dùng binh khí đánh chàng ráo riết. Tiếng binh khí va chạm nhau, khua vang một góc rừng. Lúc đó đoàn binh dưới quyền thống lỉnh của Ðông Sơ, thấy chủ tướng của mình đi lâu mà không về, liền dẫn nhau đi tìm kiếm. Ðến nơi thấy bọn nhà Thanh vây đánh Ðông Sơ, binh sĩ đều ùa tới tử chiến với quân Tàu. Quân Tàu cự không lại, tán loạn hàng ngũ, bỏ chạy rối rít. Sau phút chiến gay go, ác liệt và cũng là lần quân ta chiến thắng quân Tàu một cách oanh liệt, Ðông Sơ điểm lại xác chết quân thù. Thấy thây người chết ngổn ngang, lòng sao khỏi chua xót. Ðông Sơ bước lại bên xác chết của Triệu Dõng ngậm ngùi thương tiếc. Không ngờ lúc ấy, có một tên lính Tàu giả chết, chờ Ðông Sơ không để ý, thình lình thích sau lưng chàng một nhát gươm. Ðông Sơ chỉ kịp la len một tiếng rồi ngã gục trước vũng máu đào. Trước khi tắt thở, Ðông Sơ vận cỏn kêu tên Thu Hà, như để nhắn gửi lời vĩnh biệt với người bạn chung tình. Tên Tàu vừa đâm Ðông Sơ, thấy chàng còn kêu lên, vội vung gươm bồi thêm nhát nữa. Nhưng hắn chưa kịp hạ gươm thì Ðội Nghĩa đã tiến tới, đâm hắn một gươm từ sau ra tới trước ngực. Tên Tàu chết không kịp ngáp. Hôm sau, trước tụng đình có đặt hai chiếc hàng song nhau, có quan của thánh hoàng ngự tọa, phong tước cho hai người chết vì nhiệm vụ nước nhà. Tất cả binh sĩ dưới quyền điều khiển của Ðông Sơ đều ngậm ngùi thương tiếc vị tướng lãnh trẻ tuổi của mình. Trước quan tài, họ im lặng tưởng niệm linh hồn người anh hùng vắn số, Hay tin Ðông Sơ bỏ mình vì nhiệm vụ, Thu Hà đau đớn khôn tả. Nàng đến trước linh sàng người quá cố khóc than kể lể cho cuộc tình duyên tan vỡ. Mối tình tuyệt vọng càng dâng ngập lòng nàng một niềm u uất không thể nào nguôi. Những ngỡ lời thề son sắt sẽ được cùng nhau gắn chặt chữ đồng, cho nên bao quản khó khăn trở ngại, nàng đã có vượt qua để có ngày cùng người yêu xây dựng một cuộc đời êm ấm. Nào ngờ, bao mộng đẹp, mái đầu xanh vương lắm nợ phong trần, chỉ toàn xây trên ảo mộng vì ngày cuối cùng chỉ chịu cuộc vĩnh viễn biệt ly. Thế là nàng không còn mong gì nữa! Hy vọng cuối cùng của nàng là được gặp mặt người yêu ở bên thế giới, để cho trọn lời thề. Sau những giờ khóc than không cạn, Thu Hà quyên sinh bằng một luỡi kiếm sắc bén. Giọt máu trong tim nàng phun ra như ống thụt, và như quấn quít lấy người bạn tình chung nên đẫm lên nắp áo quan chàng những vệt không phai. Hết