Sau một thời gian ẩn trốn dưới sông Hoàng Hà tu luyện hơn mấy mươi năm trời, con Giao long tinh mới tự xưng Thiết Bối Cù Vương, ngỡ là tài ba đã lỗi lạc, sức lực hơn người, dè đâu bị Đại Bàng Điểu mổ mù một con mắt, oán hận thấu chín tầng mây không thể nào nguôi được, vì vậy về sau hắn không từ bỏ một thủ đoạn độc ác nào, ấy cũng tại thiên số và một phần do Đại Bàng Điểu gây ra. Trần Đoàn Lão Tổ biết rõ huyền cơ, sợ Đại Bàng đầu thai xuất hiện chốn phàm trần không người bảo hộ, nếu có bề gì sẽ không ai phò trợ cho giang sơn Nhà Tống, vì vậy Trần Đoàn Lão Tổ phải thân hành đến nơi săn sóc đứa hài nhi cùng đặt tên cho hắn vì hắn chính là hiện thân của Đại Bàng Điểu. Sau khi Lão Tổ kiếu từ Nhạc Hoà, vừa bước ra khỏi nhà chợt thấy bên giếng nước có hai cái chum lớn, vốn là của Nhạc Hoà mới mua về tính để nuôi cá chơi, song chưa kịp đổ nước. Lão tổ cầm cây gậy chỏ vào hai chiếc chum, giả vờ bảo: - Hai cái chum này vẽ vời đẹp quá! Vừa nói Lão tổ vừa âm thầm niệm chú hoạ phù vào hai cái chum ấy rồi kiếu từ ra đi. Nhạc Hoà cũng theo chân Lão tổ tiễn đưa ra khỏi cửa. Lão tổ quay lại nói: - Tôi là người đã xuất gia tu hành, không khi nào dám nói dối. Như tôi đi đến chỗ khác gặp vị thí chủ nào hảo tâm thì tôi sẽ ở lại đó thụ hưởng, xin Viên ngoại khỏi phải chờ đợi mất công. Nhạc Hoà nói: - Nếu lão sư tìm được đồng đạo thì trở lại đây ở chơi cùng với tôi vài bữa nhé! - Vâng, xin cảm ơn, nhưng có một điều tôi cần nói cho Viên ngoại rõ, như trong ba hôm nữa mà con ông vô sự thì thôi, bằng có điều chi trắc trở, ông hãy bảo bà bồng đứa bé vào trong cái chum này mới có thể bảo toàn tính mạng được, xin ông hãy nhớ lấy lời tôi. - Vâng, tôi sẽ vâng lời chỉ giáo! Lão tổ từ tạ rồi bước ra khỏi ngõ biến mất dạng. Nhạc Hoà trong lòng vui mừng như hoa nở, đến ngày thứ ba khắp nhà treo đèn kết hoa, bạn hữu khắp nơi đến chúc mừng. Viên ngoại bày tiệc thiết đãi ăn uống vui vẻ. Một số bạn bè ông nói: - Viên ngoại hãy bảo bà nhà bồng cháu nhỏ ra đây cho chúng tôi xem thử. Viên ngoại vào nhà nói cho vợ là An Nhân hay, rồi lấy chiếc dù che cho đứa bé bồng ra cho chúng bạn xem. Mọi người trông thấy đứa bé trán rộng, miệng vuông, mũi ngay mắt sáng, ai nấy đều tấm tắc ngợi khen. Bỗng trong đám bạn bè có một chàng trai chạy đến nắm tay đứa bé bảo: - Thằng bé này dễ thương quá nhỉ! Nói chưa dứt lời, bỗng thấy thằng bé khóc thét lên. Chàng trai vội nói với Nhạc Hoà: - Có lẽ thằng bé đòi bú đấy. Nhạc Hoà vội vã bế đứa bé vào nhà trong ngay. Mọi người nhìn chàng trai tỏ lời trách móc: - Viên ngoại đã nửa đời mới sanh được một mụn con trai coi bằng vàng ngọc, thế mà chú làm cho nó khóc, cả nhà không yên, mất cả sự vui vẻ. Nói rồi hỏi thăm bọn gia nhân xem đứa bé đã nín chưa, mới hay đứa bé vẫn khóc hoài không chịu bú, bạn bè buồn bã lục tục kéo nhau ra về. Thấy con khóc hoài không chịu nín, ông Nhạc Hoà buồn rầu than thở. Cuối cùng ông sực nhớ lời của nhà sư căn dặn: trong vòng ba hôm nếu có điều gì bất trắc thì phải bồng đứa bé bảo vào trong cái chum kia thì tự nhiên bình yên vô sự. Ông ta vội bảo vợ bồng đứa bé để vào trong chum ngay, nhưng bà An Nhân phải thay quần đổi áo cho đứa bé và lót nệm vào trong rồi mới yên dạ bồng con vào. Thì lạ thay, khi bà ta bồng đứa bé vào trong chum thì bỗng dưng trời long đất lở, nước lụt ào đến mênh mông như biển cả, người vật khắp thôn đều trôi theo dòng nước lũ. Dòng nước này là do con Thiết Bối Cù Vương mang mối hận thù cùng với Đại Bàng Điểu khi trước. Nay nghe Đại Bàng đầu thai nhà Viên ngoại họ Nhạc nên đem binh tôm tướng cá đến làm gió làm mưa dâng nước giết hại người vật trọn một hôm. Quả là một hành động phạm đến luật thiên đình. Ngọc Hoàng thấy thế vội sai Đồ Long Lực Sĩ đón tại Hoa Long đài chém chết con quái ấy. Nhưng hồn linh của nó vẫn chưa hết giận, bay thẳng vào Đông Độ đầu thai. Đó chính là Tần Cối. Về sau hắn dùng mười hai tấm kim bài, triệu Nhạc Phi về triều rồi hãm hại tại Phong Ba đình để trả mối thù xưa, nhưng việc này sau sẽ nói. Bây giờ xin nhắc lại việc đứa bé Nhạc Phi theo lời dặn của vị lão sư được bồng vào trong cái chum đã hoạ phù, trấn ếm, nên mới khỏi chết, còn ông Nhạc Hoà cũng nắm vành chum nương theo dòng nước. Bà An Nhân bồng con ngồi trong chum nước mắt chảy ròng ròng than thở: - Ôi! Tai hoạ gì mà xảy đến bất ngờ như thế này! Nhạc Hoà cũng cất tiếng than: - Số trời đã định vậy, bà hãy ráng mà gìn giữ lấy con, tôi xin gửi lại cho bà, cố mà nuôi dưỡng nó để sau này còn một chút nối dõi tông đường thì tôi có chết cũng ngậm cười nơi chín suối. Vừa dứt lời trăng trối, Nhạc Hoà vuột tay trôi theo dòng nước còn mẹ con bà An Nhân ngồi trong cái chum, dòng nước cuốn tới làng Kỳ Lân, xứ Hà Bắc, cách kinh thành chừng ba mươi dặm. Nơi đây có một nhà Viên ngoại họ Vương tên Minh, vợ là Hà thị, vợ chồng trạc tuổi ngũ tuần. Ngày kia vào buổi sớm mai, Vương Minh gọi gia đinh vào bảo: - Chúng bay hãy đến kinh thành đón thầy bói về đây cho ta xem một quẻ. Tên gia đinh Vương An thưa: - Con xin vâng lời đi đón thầy bói, nhưngng Hổ mắng tiếp: - Ta đã gửi thư rồi đó, ngươi hãy giết ta đi cho rồi. Dương Hổ sai quân dẫn Ngưu Cao vào giam lại như cũ rồi nói với Nhạc Phi: - Thang tướng quân hãy về nói với Nhạc nguyên soái rằng tuy Ngưu Cao bị ta bắt song chưa giết, nếu nguyên soái của tướng quân chịu đầu hàng, tất nhiên sẽ được trọng dụng, bằng muốn giao phong, ta e bị thảm bại mà ăn năn không kịp nữa, vậy nên thương lượng trước là hay hơn. Lúc ấy Hoa Phổ Phương vừa sang tây Động Đình vận lương mới về, vào yết kiến Đại Vương chờ lệnh, Dương Hổ nói: - Nhạc Phi có sai một viên phó tướng tên Thang Hoài đến đây hạ chiến thư, nếu nguyên soái về sớm chút nữa đã gặp y rồi. Hoa Phổ Phương hỏi: - Chẳng hay Thang Hoài nhân phẩm ra thế nào? Dương Hổ tả hết diện mạo hình dạng ra cho Hoa Phổ Phương nghe. Hoa Phổ Phương vỗ đùi đáp: - Nếu quả như vậy thì chắc là Nhạc Phi giả dạng Thang Hoài qua đây thám thính rồi. Dương Hổ nói: - Chính ta cũng nghi như vậy nên cho Ngưu Cao ra tra hỏi, nhưng khi gặp nhau lại thấy Ngưu Cao gọi y là Thang Hoài nên ta không nghi nữa. Hoa Phổ Phương nói: - Chúa công chưa rõ đấy, tôi chắc Nhạc Phi có đem người theo và tìm cách báo cho Ngưu Cao chưa biết chừng. Quả như vậy thì chắc là Nhạc Phi giả dạng Thang Hoài qua đây thám thính rồi. Nay nó chưa đi xa để tôi theo bắt lại. Dương Hổ nói: - Đúng đấy, bất luận thât hay giả, nguyên soái cứ việc bắt lại xem sao. Hoa Phổ Phương lĩnh mệnh xuống thẳng thủy trại lấy một chiếc thuyền lớn ba buồm, hối quân kéo buồm rượt theo. Khi theo gần kịp, Hoa Phổ Phương đứng trước thuyền gọi lớn: - Bớ nhạc Phi, mi chạy đi đâu cho thoát, có ta là Hoa Phổ Phương theo đây. Nhạc nguyên soái quay lại thấy thuyền địch đã đến gần bèn kêu Trương Bảo lấy cung đạn đem ra rồi nhìn sang thuyền địch nói lớn: - Hoa Phổ Phương, mi hãy xem thần đạn của bổn soái đây này. Vừa nói vừa bắn ra một viên đạn nhằm trúng cột buồm đứt tiện ngã gục xuống giữa thuyền khiến con thuyền quay ngang trên dòng sông. Rồi Nhạc Phi sai Vương Hoành lấy hỏo tiêu ra và kêu Hoa Phổ Phương nói: - Mi hãy xem hỏa tiêu của ta đây. Nhạc Phi bắn ra một phát làm cho mấy chiếc buồm cháy rực lên. Nhạc Phi lại gọi: - Hoa Phổ Phương, ngươi hãy xem viên đạn này, ta chỉ muốn bắn cho lọt tròng con mắt bên phải của ngươi thôi. Hoa Phổ Phương thất kinh nhảy trái qua phía sau lái thuyền ẩn nấp, đồng thời hối quân ngả buồm xuống để chữa lửa. Khi chiếc thuyền lớn của Hoa Phổ Phương vừa dập hết lửa thì ba thầy trò Nhạc Phi đã chèo đến bờ hồ trở về dinh một cách an toàn. Chư tướng thấy Nhạc nguyên soái đã về, mừng rỡ xúm lại hỏi thăm. Nhạc Phi đem hết mọi việc thuật lại, chư tướng nói: - Xin Nhạc nguyên soái hãy ra quân cho sớm để cứu Ngưu tiên phong mới được. Nhạc Phi nói: - Ta xem địa thế sơn trại hắn rất kiên cố và là hiểm trở, nếu chúng kiên trì cố thù thì chúng ta cũng khó mà phá gấp được. Còn đang mải bàn luận bỗng có quân vào báo có hai người dân chài đến tìm ra mắt. Nhạc Phi đoán chắc bọn dân chài đến ra mắt tất nhiên phải có duyên cớ chi đây, nên truyền cho vào ngay. Hai người dân chài vào cúi đầu, Nhạc Phi xem thấy cả hai đều mày to mắt lớn, vai rộng mình cao vội hỏi: - Hai người tên họ chi đến đây có việc gì? - Thưa hai anh em tôi tên Cảnh Minh Sơ và Cảnh Minh Đạt nhà cửa ở gần Thái Hồ, làm nghề đánh cá nuôi miệng. Trước đây một năm, có tên Dương Hổ tụ tập bọn lâu la chiếm cứ Động Đình sơn, lại không cho dân chài đánh cá trong hồ ấy. Vì vậy anh em tôi phải đánh lại nó, ngặt vì Dương Hổ võ nghệ cao cường, anh em tôi không hơn nó được mà nó cũng không làm gì nổi bọn tôi. Nó bèn kết làm anh em với chúng tôi và cho một mình anh em tôi được đánh cá trong hồ mà thôi. Đã nhiều phen nó cho người gọi anh em tôi đến đó nhập bọn nhưng chúng tôi lấy cớ có mẹ già từ chối không đi. Nay nhân có nguyên soái cầm quân đi trừ khử Thái Hồ. Chúng tôi muốn tìm đường xuất thân nên đến đây xin theo nguyên soái. Nếu được nguyên soái thu dụng, dù có được làm tiểu tốt cũng vui lòng. Nhạc nguyên soái nói: - Thế thì hai người cũng là trang tuấn kiệt, hiểu biết thời thế đấy. Nguyên soái liền gọi tả hữu dắt hai người ra sau dinh thay đổi y phục. Hai anh em họ Cảnh tạ ơn rồi theo quan ra sau dinh ngay. Thay đổi y phục xong hai người trở vào làm lễ ra mắt, Nhạc nguyên soái bước xuống đỡ dậy nói: - Nay hai người đã lên đây góp sức với triều đình, cùng chung một lý tưởng với ta, khỏi phải làm đại lễ làm gì. Hai ngươi hãy nhìn chư tướng kia, họ đều kết nghĩa anh em với ta cả, vậy hai anh em ngươi cũng phải kết nghĩa với ta mới được. Hai anh em họ Cảnh thấy Nhạc nguyên soái quyền cao chức trọng không dám nhận nên từ chối mãi. Chư tướng thấy vậy nói: - Chúng tôi cũng vậy, xin nhị vị chớ có e ngại. Hai người buộc lòng phải lạy đối với Nhạc Phi kết nghĩa tình huynh đệ, rồi làm lễ ra mắt từng người một. Nhạc nguyên soái truyền dọn tiệc ăn mừng, chư tướng ăn uống vui vầy. Rượu vừa ngà ngà, nguyên soái hỏi Cảnh Minh Sơ: - Nhị vị hiền đệ đã kết bạn với Dương Hổ thì chắc biết rõ cách dùng binh của nó, chẳng hay nó giỏi thế nào mà chiếm cứ được Thái Hồ và làm cách nào chống giữ khiến quan quân triều đình không làm gì nó nổi? Cảnh Minh Sơ đáp: - Nguyên soái chưa rõ đó chứ Dương Hổ đánh bộ giỏi lắm và nhất là đánh thủy thì không ai bì kịp. Tướng thủ hạ của nó có nguyên soái Hoa Phổ Phương, tiên phong Hứa Tân. Hai người này lợi hại lắm còn bao nhiêu cũng tầm thường. Đặc biệt hắn có bốn đạo binh thuyền vô cùng lợi hại nên quan binh không tài nào thắng nổi. Lúc nguyên soái giao phong với hắn phải đề phòng lắm mới được. Nhạc nguyên soái lại hỏi: - Binh thuyền của hắn thế nào gọi là lợi hại? Cảnh Minh Sơ đáp: - Đạo thứ nhất của hắn gồm năm mươi chiếc gọi là “Hỏa luân thuyền”. Thuyền nào cũng có trang bị súng ống, cung ná khi giáp trận bắn vãi ra một lượt khó mà ngăn đỡ. Đạo thứ hai gọi là “ Nổ lầu thuyền” cũng gồm có năm mươi chiếc, trước mũi sau lái đều có bánh xe nước, bốn phía có rào che chắn. Trên cao nó nổ lầu, quân ở đây chuyên bắn cung rất tài tình, phía trước có đoàn quân tay phải cầm trường đao, tay trái cầm thuẫn bằng da trâu. Mỗi khi gặp thuyền địch chúng đạp bánh xe, thuyền chạy như bay đến giáp chiến nên quan quân triều đình thường bị thảm bại. Nhạc nguyên soái lại hỏi: - Còn đạo thứ ba thì sao? - Đạo thứ ba cũng gồm năm mươi chiếc gọi là “Thủy quỷ thuyền”. Quân thủy quỷ ấy toàn là người trên hải đảo Chương Tuyến Châu được Dương Hổ đem về dùng. Bọn này có thể nấp dưới nước suốt bảy ngày đêm, bắt cá ăn sống. Đợi khi giao chiến chúng lặn qua thuyền địch đục thuyền cho chìm, chính đạo quân này lợi hại hơn hết. Nếu trừ được thì đạo thứ tư do Dương Hổ thống lãnh không đáng lo. Nhạc nguyên soái nói: - Nếu chẳng có nhị vị hiền đệ thì làm sao bổn soái biết được việc ấy mà đề phòng, thật là phúc lớn cho thiên tử lắm. Tiệc rượu vui vẻ, chuyện vãn với nhau mãi đến khuya mới tan. Nhạc nguyên soái truyền dọn chỗ cho anh em họ Cảnh nghỉ ngơi rồi một mình ra sau ngồi lo kế. Sáng hôm sau nguyên soái vừa ra sau dinh, anh em họ Cảnh vội ra nghênh tiếp, mời ngồi rồi hỏi: - Nguyên soái đến với anh em tôi sớm như vậy chẳng hay có việc chi cần kíp không? Nhạc nguyên soái trầm giọng tỏ vẻ quan trọng: - Ta có một việc cơ mật muốn nhờ hai hiền đệ chẳng biết có vui lòng không? Anh em họ Cảnh đồng thanh đáp: - Chúng đệ mang ơn nguyên soái rất dày, nếu nguyên soái có điều chi sai khiến, dầu cho phải vào chỗ nước sôi lửa bỏng cũng không dám từ nan. Nhạc nguyên soái kề tai nói nhỏ với hai người: - “Chư đệ phải đến thân thiện và xin theo Dương Hổ. Để Dương Hổ không nghi ngờ hãy nói với chúng là thấy quân Nhạc Phi đến vây đánh Động Đình hồ, anh em đệ xin đến phò tá Dương Hổ. Đợi khi nào hắn ra binh đánh với ta, chư đệ xin hắn ở lại giữ trại. Khi Dương Hổ ra binh rồi, chư đệ lập tức thả Ngưu Cao ra để hắn giúp một tay. Lại phải bắt cho hết gia quyến của Dương Hổ song chớ nên giết. Bạc vàng gấm nhiễu cũng phải thâu dọn rồi mới châm lửa đốt hết sơn trại của hắn đi. Anh em họ Cảnh lĩnh mệnh thay đổi y phục dân chài như cũ, từ biệt nguyên soái bước xuống thuyền nhỏ nhắm Động Đình sơn chèo tới. Bên tai hai người còn văng vẳng lời Nhạc nguyên soái: “ Nếu làm được như ta nói thì công trạng của chư đệ rất lớn”
o0o