Tại sao lại đái dầm?Muốn tìm hiểu nguyên nhân bệnh đái dầm, trước hết cần nhận thức được cơ thể điều tiết việc tiểu tiện bằng cách nào. Khi bàng quang của chúng ta đầy nước tiểu, cảm giác đầy nước tiểu sẽ được truyền đến trung khu thần kinh, rồi truyền đến vỏ đại não. Khi đại não chấp nhận có thể bài tiết nước tiểu (chủ yếu là địa điểm và tính an toàn), mới ra lệnh cho bàng quang thu nhỏ lại và cơ vòng thả lỏng. Khi muốn đi tiểu, đa số mọi người thường ráng nhịn, tìm được toa-let hoặc chỗ nào đó an toàn rồi mới bắt đầu xả nước. Khả năng điều tiết sự co rút của bàng quan tương đối cao vào ban ngày, khi ý thức còn tỉnh táo nhưng giảm vào ban đêm khi ngủ sâu; người ta phải cố gắng hơn nhiều.Trước tiên, cảm giác muốn đi tiểu phải đủ mạnh để đánh thức người ta dậy. Thêm vào đó, bản thân người đó cũng phải ráng nhịn tiểu cho đến khi tìm đến được toa-let, chuẩn bị đầy đủ mọi thứ xong mới xả nước tiểu. Như vậy mới không đái dầm hoặc "tè" ra quần. Vì vậy, khi cảm giác bàng quang căng cứng nước cần được truyền kịp thời đến bán cầu đại não để đánh thức người ta dậy. Nếu truyền đến quá chậm, trung khu phản xạ bài tiết sẽ không thể đợi nổi, đành phải đểcho nước tiểu ào ra và sinh ra hiện tượng đái dầm.Một trường hợp khác, mặc dù đại não đã tiếp nhận kích thích từ bàng quang và truyền lệnh khống chế sự bài tiết xuống nhưng các cơ xung quanh bàng quang và niệu đạo chưa kịp đáp ứng, không thể thực hiện các lệnh của bán cầu đại não một cách triệt để, tình trạng này cũng giống như vòi nước chưa được đóng chặt, nước tiểu vẫn thoát ra và vẫn có hiện tượng đái dầm. Vì vậy, chúng tôi có thể nói một cách đơn giản rằng "Đa số các nguyên nhân dẫn đến đái dầm làdo các cơ và dây thần kinh có liên quan đến việc bài tiết phát triển chậm gây nên". Nhân tố tâm lý (chẳng hạn như áp lực tâm lý khi phải vào học lớp một hoặc vào trung học cơ cở, hoặc trong nhà sắp có thêm em bé, sợ phải chia sẻ tình cảm của cha mẹ dành cho mình...) có dẫn đến đái dầm hay không, các chuyên gia còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng ít ra thì cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến đái dầm.Đái dầm gây ra nhiều phiền toáiChẳng ai muốn nhà mình có trẻ đái dầm, vì đái dầm là một điều bất tiện và là một gánh nặng tâm lý và cả sinh lý cho cả trẻ và cha mẹ chúng. Nhiều người vì có những thành kiến sai lệch, không hiểu biết hoặc hiểu biết chưa đầy đủ mà có những lời nói hoặc cử chỉ không hay, làm tổn hại đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Thông thường khi cha mẹ nổi giận thì trẻ thấy ấm ức trong lòng; càng la mắng trẻ thì trẻ càng bất mãn. Trẻ bị sức ép tâm lý càng lớn thì càng hay đái dầm. Có những bậc phụ huynh thì âu sầu ảo não, tự trách mình sao không sinh được cho con một bàng quang khoẻ mạnh. Có những bậc phụ huynh tức giận vì dạy mãi mà con mình cứ như nước đổ lá khoai, cho rằng con mình chẳng hiểu biết, thậm chí cho rằng chỉ số thông minh của con mình có vấn đề. Tệ hại nhất là, có những bậc phụ huynh cho rằng con mình cố ý gây khó dễ cho mình, cố ý gây phiền phức, vất vả cho mình.Ai cũng thấy rằng, đái dầm không những tốn thêm nhiều thời gian giặt đồ và nhiều chi phí khác như xà phòng, nước... mà còn khiến cha mẹ đêm hôm khuya khoắt phải gọi con dậy, cho con đi tiểu, hoặc phải trở dậy dọn dẹp chăn màn ướt nước tiểu của trẻ. Có bậc phụ huynh ban ngày phải chạy đôn chạy đáo lo bữa ăn cho gia đình, đêm đến cũng không được ngủ yên giấc, khỏi phải nói họ khổ sở đến mứcnào. Có những em cũng trở nên sống tách biệt vì chứng đái dầm của mình, luôn cảm thấy lo lắng, bất ổn, đặc biệt là cảm thấy căng thẳng trước khi đi ngủ, không dám tham gia các hoạt động cắm trại, du lịch qua đêm. Nhưng đái dầm không phải là sai lầm của các bậc cha mẹ, càng không phải là lỗi của những trẻ hay đái dầm. Muốn giải quyết vấn đề này, ngoài việc có hiểu biết đầy đủ nguyên nhân bệnh đái dầm, trao đổi và hợp tác thường xuyên với các bác sĩ ra, cha mẹ còn cần phải nhẫn nại và tin tưởng, luôn luôn động viên trẻ. Chúng ta nhất định phải nhận thức rõ ràng rằng, đái dầm không giống nhưcảm cúm hay tiêu thảy, có thể chữa khỏi trong vòng vài ngày. Đđể điều trị bệnh này, phải mất vài tháng, vài năm, thậm chí nhiều năm.Trên 98% bệnh nhân đái dầm sẽ khỏi trước năm 18 tuổi.Điều chỉnh cuộc sống, khắc phục "sự cố"Có thể điều trị bệnh đái dầm từ các phương diện sau: Trước hết, trẻ đái dầm cần phải học cách làm thế nào điều chỉnh dần lối sống của mình. Sau khi ăn tối, cần hạn chế uống nước hoặc ăn các thức ăn có nhiều nước. Cần tập thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ, hoặc để chuông đồng hồ báo thức để dậy đi tiểu. Nếu có điều kiện, có thể dùng loại đệm lót cảm ứng với nước tiểu... Đánh thức trẻ dậy ngay khi trẻ đái dầm cũng có ích. Nếu đã thử những cách trên đây mà vẫn không có hiệu quả thì cần phải tích cực nhờ bác sĩ giúp đỡ. Bệnh nhân phải uống thuốc, điều trị trong một thời gian dài nhưng; trên 95% người bệnh đạt hiệu quả tốt. Đối với một số ít bệnh nhân không chịu tác dụng của thuốc uống thì có thể dùng loại thuốc hít chứa hoóc môn chống lợi tiểu.Nếu hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh đái dầm, dũng cảm đối mặt với nó, tích cực chữa trị...thì bệnh đái dầm không có gì là đáng sợ cả. Việc cha mẹ thông cảm, động viên, kiên nhẫn cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tâm lý và xây dựng niềm tin cho những trẻ hay đái dầm.