Chúng tôi còn lại có ba người, không còn những khẩu hiệu dán mũ, không còn tiếng còi lúc sáng sớm, không còn những cuộc chuyện trò bên đống lửa khuya bây giờ mọi thứ đã khác xưa nhiều lắm. Con đường mòn xuyên rừng trước đây phải phát thật quang quẻ, mặt đất phải dọn sạch không còn một chút dây dợ thì lúc này với cái ba lô kè kè trên vai, tôi và thằng cấp dưỡng chỉ còn sức khoét một cái lỗ vừa một người chui qua những bức tường rậm rịt song mây và tre gai, đủ cho thằng toán trưởng căng được cái thước đo đường để ghi vào cuốn sổ nhầu nát. của nó. Vào mỗi chiều tắt nắng, khi cả hai đứa không còn cầm nổi con dao, nó mới gấp sổ cuộn thước, ngừng lại tìm một chỗ tương đối bằng phẳng căng được võng để quăng lên ba cái thân thể không còn ra hình người. Không giống ông toán trương ngày trước, thằng học giả không bao giờ cho chúng tôi biết mỗi ngày chúng tôi đã đi thêm được bao nhiêu kilômét và còn chừng bao xa nữa thì đến đỉnh Hua Ca. Sau mỗi bữa cơm tối ăn quấy quá, nó lại tìm một chỗ kín đáo, giở tấm bản đồ, lầm lì suy nghĩ bên ánh đèn dầu vàng vọt. Có lần tôi hỏi nó:Bao lâu nữa thì cái đỉnh Hua Ca của mày nó hiện ra?.Nó cười nhếch mép:Sắp tới rồi.Trên gươngmặt nó bày ra vẻ lo lắng làm tôi phải ngờ vực không khéo thằng này đã dắt chúng tôi đi lạc hướng. Tôi bảo nó:Mày xem lại bản đồ coi, sai góc, đâm sang dãy núi khác thì mày chết.Nó sa sầm mặt:Việc đó không dính gì tới mày. Mày cứ lo phát cây cho nhanh, nghỉ ngơi ít thôi, mùa mưa tới rồi.Như để chứng thực lời nó, có tiếng sấm vẳng tới, mặt trời trốn rất nhanh sau tầng mây đen và một cơn mưa bất ngờ ào ạt đổ xuống. Những cây vầu khổng lồ vật vã trong tiếng gió. rít xoáy, những cành cây chết trên thân cổ thụ bị vặn gãy rơi tan tác trên những sườn đá lởm chởm. Mỗi đứa trong bọn tôi đều ôm chặt lấy một gốc cây khỏi bị gió quăng xuống vực và đành để mặc những cột nước xôi xả đổ lên nguời. Tan cơn mưa, thằng cấp dưỡng bỗng nhảy cẫng lên:Cái túi tiền... Cái túi tiền của tao đâu mất rồi...Nó sờ nắn, lục lọi khắp người, tụt cả quần áo như một thằng vừa chui ra từ tổ kiến lửa. Những tiếng rít điên khùng lắp bắp thoát ra từ cổ họng nó làm đôi bàn tay cứng đơ không sao tháo nối chiếc nắp ba lô, và do vậy tôi phải giúp nó giở tung tóe trên mặt đất ướt đủ mọi thứ lặt vặt nó góp nhóp được để chuẩn bị cho một chuyến về phép xây dựng căn nhà mộng ước.Nhưng... nhưng tao nhớ rõ sáng nay tao vẫn buộc ở bụng kia mà...Nó đập tay một cách tuyệt vọng vào nơi lép kẹp trước đó vài tiếng đồng hồ vẫn còn nằm ép chặt ước mơ một đời cuả nó.vậy làm sao mày lại tìm trong ba lô? Tao chắc là mày đánh rơi trong lúc phát cây trên tuyến rồi.Tôi phải quát lên cho nó bình tĩnh lại, cùng với tôi, cầm lấy con dao đi tìm ngược đoạn đường đã đi từ sáng. Cho dù đã lật tung từng đám rễ cây, lần mò từng hốc đá, cái gói tiền bọc vải trắng theo mô tả của nó vẫn chẳng thấy dấu vết đâu khi cả tôi lẫn nó đã trở lại tận chỗ ngủ đêm trước. Thằng cấp dưỡng dựa người vào thân cây nó đã mắc võng. mặt tái nhợt:Sáng nay cởi dây võng ở đây tao còn nhớ rất rõ đã buộc cái gói ấy vào bụng. Đúng rồi, cho đến lúc đó nó vẫn còn ở đây.....Nó lại vỗ vào bụng nhưng lần này một nổi hoảng sợ làm bàn tay nó buông thõng ngay xuống, mắt ngơ ngác:Liệu có mất không mày?Tôi phải an ủi nó cả khu rừng này chỉ có ba đứa, không còn ai có thể vào đây mà sợ nhặt mất, chắc chắn cái gói đó nằm lẫn trong đám cành lá nào đó. Hình như nỗi tuyệt vọng đã làm đông cứng đầu óc nó lại không còn nghĩ ngợi gì được nên cứ khăng khăng sáng sớm nay cái gói ấy vẫn còn đang buộc ngang bụng nó. Tôi phải gắt lên:.ừ thì đúng sáng nay nó vẫn còn, nhưng rồi trong lúc mày phát cây dọc tuyến nó rơi mất rồi thì sao? Quay lại lần nữa tìm coi.Tôi lôi nó quay ngược trở lại, bụng thầm khấn nếu đỉnh Hua Ca đã gần đâu đây, xin ông Thần quạ hãy phù hộ độ trì cho hai đứa tôi tìm được gói tiền ấy mất nó, quả là một đòn quá nặng giáng xuống số phận thằng cấp dưỡng. Vừa mới đêm qua thôi, nó còn nói với tôi cái bể nước trong ngôi nhà tương lai của nó chắc phải xây nửa nổi nửa chìm sâu xuống đất ít ra hai thước để hứng đủ nước dùng thoải mái trong mùa khô. Thôi, không khéo là hết, hết cái thềm nhà có bậc tôn cao tránh nước vùng chiêm trũng, hết nỗi so đo cái mái nên nghiêng hay nên bằng, hết cả cái bể nửa chìm nửa nổi tha hồ hứng nước trong mùa mưa... Thằng cấp dưỡng bỗng òa lên khóc như một đứa trẻ ranh khi đã cùng tôi đào bới một cách vô vọng hết con đường đã đi buổi sáng.Thằng học giả vẫn ngồi chờ trước tấm bản đồ và cái địa bàn đặt trên đùi: Không tìm thấy hả?Nó ngước nhìn với đôi mắt cố làm ra vẻ dửng dưng nghiêm nghị làm lóe lên trong tôi một ý nghĩ kinh hoàng. Rất có thể chính nó, chính nó là người đi sau cùng đã nhặt gói tiền thằng cấp dưỡng đánh rơi ấy. Tôi vẫy nó ra chỗ khuất, hỏi sẵng giọng:Mày có nhặt được cái gói thì trả lại cho thằng cấp dưỡng đi!Nó nhìn sững, thẳng vào mắt tôi, cười khảy:Ra mày nghĩ thế phải không?Đúng thế đấy, bây giờ thì việc gì mà mày chẳng dám làm.Nó đẩy bật tôi ra, dằn giọng:Tao không biết. Tao không nhìn thấy cái gói nào cả.Đừng có động vào người tao.Tôi nhìn theo dáng đi của nó, tự hỏi nếu nó nhặt được, nó sẽ giấu vào đâu? Không, không đời nào nó dại cất trong người, nó sẽ lợi dụng lúc cả hai đứa lúi húi phát cây đằng trước, nhét cái gói ấy vào một hốc đá xa đường tuyến thì đúng có trời tìm. Tuy nhiên thằng cấp dưỡng không sao nuốt trôi được viên thuốc đắng ấy, nó cứ ngậm mãi trongmiệng để mà vật vã than van, chửi trời trách đất cho tới lúc mệt quá ngủ thiếp đi trong chiếc võng tôi phải mắc giúp nó. Thằng học giả dường như không chịu nổi những lời nguyền rủa độc địa nhắm vào kẻ đã ăn không, cướp trắng mồ hôi nước mắt người khác, nó mắc màn đi ngủ sớm, thôi không giở ra tờ bản đồ, cái địa bàn như mọi tối. Chính điều đó làm cái dấu hỏi tôi đánh vào nó càng thêm đậm. Nếu nó không nhặt cái gói ấy, việc gì nó phải bối rối, khó chịu đến thế trước những lời lảm nhảm của thằng mất của? Rất có thể phần sót lại của lương tâm đang dằn vặt nó trong chiếc võng thỉnh thoảng lại đu đưa kia. Đêm đó chỉ có mình tôi ngồi trước đống lửa khuya ngổn ngang đầu óc chuyện thằng cấp dưỡng mất của, thằng học giả đáng ngờ, thằng hộ pháp về que, ông toán trưởng già ốm yếu đang cô độc giữa rừng.Hôm nay đã vừa hết năm ngày chúng tôi bỏ ông lại trong cái lán nhỏ, không biết ông còn đủ sức để lần ra suối nước, thổi nấu mà ăn không? Nhớ lại thái độ hờn dỗi, tuyệt vọng của ông hôm chia tay, tôi bỗng thấy bồn chồn, nhói lên nỗi lo sợ. Dứt khoát hai ngày nữa tôi phải trở lại mặc xác thằng học giả với cái đỉnh Hua Ca mơ hồ của nó. Muốn ra sao thì ra, dứt khoát hai ngày nữa tôi phải về như đã hẹn với ông toán trưởng. Có tiếng thằng cấpáp dưỡng ú ớ gọi tôi nhờ lấy bát nước uống. Nó nhìn tôi bằng ánh mắt mê sảng:Tao định sẽ xây cả mái vòm cho cái bể nước. Mày bảo có nên không? Nên lắm chứ.Còn mái nhà có lẽ nên xây bằng?ừ nên xây bằng. Thôi nằm xuống ngủ đi. Nó ngoan ngoãn nằm xuống để tôi đắp chăn cho nó. Lát sau, từ trong võng của nó lại vẳng ra tiếng khóc tấm tức. Sáng hôm sau, nó dặy từ mờ đất, mặc quần áo gọn ghẽ, tay xách con dao. Tôi vẫn đang nằm trên võng, thò đầu ra hỏi:Mày đi đâu, còn sớm lắm, sao đã đi làm?Nó lẳng lặng bước đi một quãng rồi ngoái lại:Mày báo với thằng học giả tao phải đi tìm gói tiền. Chẳng có làm lụng gì nữa, mặc kệ chúng mày.Tôi biết chẳng thế nào ngăn được, đành dặn nó:Tìm được nhớ cứ đi theo tuyến đến chỗ bọn tao nhé.Nó lặng lẽ khoác ba lô đi ngược đoạn tuyến cả tôi lẫn nó đã lùng sục suốt chiều hôm qua. Lúc trời sáng rõ, thằng học giả vùng dậy hoảng hốt: Thằng cấp dưỡng bỏ đi rồi à? Thôi, thế là nó giết tao ròi. Còn có hai thằng làm sao đi đến được đỉnh Hua Ca?Vứt mẹ nó cái đỉnh Hua Ca của mày đi.Cái gì? Mày nói cái gì?Tao chỉ đi với mày hết hôm nay, hết ngày mai thôi.Đến được hay không tao cũng quay về. Cái đỉnh Hua Ca của mày không khéo chỉ có ở trên giấy.Thằng học giả thở dài sườn sượt:Bây giờ đến lượt cả mày cũng đòi quay lại. Mẹ kiếp, thật chẳng khác gì ngày xưa thủy thủ nổi loạn chống lại ông Côlông trên đường đi tìm châu Mỹ.Mặc, kệ mày, hai ngày nữa tao phải quay lại với ông toán trưởng.Ngày hôm đó dưới cơn mưa nặng hạt chốc chốc lại ào tới, một mình tôi vừa phát cây vừa dọn lối, vừa cầm tiêu, kéo thước cho thằng học giả đo đạc và ghi sổ. Chao ôi, chưa bao giờ cái nhóm làm việc của chúng tôi lại chỉ có hai người như bây giờ. Một mình tôi phải làm việc thay cho cả ba người thật chả khác gì cỗ xe tam mã còn có độc mình tôi làm ngựa. Cái cỗ xe ấy cứ ì ạch, lập cập tiến sâu nào vùng núi hoang vu, mù mịt mây mù và rừng cây ken đặc. Suốt ngày tôi cứ nghiến răng vung dao nhào tới, nhào tới chẳng kể gì đến gai cào, lá cứa, cứ hùng hục làm như một thằng điên không biết mệt làm thằng học giả đôi lúc phải giật giật cái thước, la lên:Nghỉ một lát đi, nghỉ đi, tao mệt quá rồi.Đêm hôm đó chúng tôi nghỉ lại trong lòng một khe cạn.Thế là hây giờ bọn tôi còn lại có hai người. Mặt mũi hom hem, bẩn thỉu, quần áo rách bươ m, tôi chợt phá ra cười khi thấy thằng học giả lại giở ra tờ bản đồ, cuốn sổ, cái địa bàn bên cạnh ngọn đèn dầu:Quăng mẹ ba cái đó đi, leo lên võng mà ngủ cho khỏe...Nó ngước mắt lên gườm gườm nhìn tôi mặt lạnh băng. Tôi nhảy lên võng ngồi, đung đưa đôi chân vẫn đi đôi giày rách:Cái số mày thật đen, leo lên được cái chức toán trưởng đúng vào lúc còn có mỗi thằng tao làm toán viên.Càng ngày tôi càng phục cái đức nhẫn nhục của nó thật là giỏi, mặc cho tôi châm chọc, nó vẫn nói giọng tỉnh bơ:Lạ thật, theo đúng sổ sách và bản đồ thì bây giờ tao với mày phả đang ngồi trên đỉnh Hua Ca rồi đấy...có là thằng ngu mới nhắm mắt tin vào ba cái thứ đó. Mày có biết Hua Ca là cái gì không? Là cái đầu con quạ. Mấy ngày hôm nay tao cứ nhìn mấy đỉnh núi xung quanh, chẳng có cái nào giống đầu con quạ cả. Tao nói thực, mày lạc hướng m ất rồi.Thằng học giả ngớ ra:Ai bảo mày chuyện dó?.Một nàng tiên bảo tao. Nàng còn nói rằng ở cái mỏ quạ có phun ra một dòng nước mà những thằng giả dối, những thằng đeo mặt nạ như mày uống vào sẽ lăn đùng ra phết.Vớ vẩn, chuyện vớ vẩn.Nó sầm mặt. càu nhàu càu gì đó tôi nghe không rõ, rồi lại cúi xuống lần mò trên tờ bản đồ. Thôi mặc xác nó, trêu chọc làm gì cái thằng quỷ ám ấy, tôi nằm ngả người trên võng và nhớ da diết nàng Sao nhỏ nhắn của tôi. Đêm nay trời tối sầm, cả trăng lẫn sao đều biến đâu hết, những cơn n gió mỗi lúc một đưa tới những lớp sương mù dày đặc khiến cảnh vật chỉ còn lờ mờ. Tôi đã ở trên cao quá rồi, chắc chạm từng mây, những đỉnh núi đen xẫm đều đã ở bên dưới kia ca. Đúng như tôi đã nói với thằng học giả, mấy hôm nay tôi cứ nhìn khắp xung quanh chẳng thấy đỉnh núi nào gi giống hình đầu quạ, ngày mai đã là hạn chót tôi phải quay lại rồi, thật khó mà tới được cái đỉnh Hua Ca ấy để lấy chai nước thần cho cô nàng nhỏ nhắn. Cái kỳ công dâng tặng tình yêu tôi dự định sẽ thực hiện bàng được sau lúc chia tay nàng, giờ đây đã trở nên xa xôi và hão huyền. Thực tại khắc nghiệt và rối bời hơn bao lần mộng tưởng. Tôi biết nói thế nào với nàng khi trở lại trong tay không có thứ nước kỳ diệu ấy? Hay cứ lấy bừa một chai nước suối ở bất kỳ đâu và nói nó được lấy từ mỏ con quạ miễn cả tôi và nàng đều uống mà không chết? Hoặc lừa dối để nuôi cho nàng một ảo tưởng đẹp, hoặc cứ thật thà thú nhận sự bất lực của tôi?Chịu, tôi không biết nên thế nào? Khi tai đã nóng bừng vì nghĩ mãi không ra, tôi cảm thấy bàn tay nhỏ nhắn mát rượi của nàng đặt lên trán và đưa tôi vào giấc ngủ đầy mộng mị..