Tôi không tin rằng thế gian này lại có thứ thuốc linh nghiệm như thế, nhưng thật uống vào được vài phút, tuy cảm thấy hơi choáng váng nhưng không bao lâu sau thì toàn thân thư thái, tinh thần sảng khoái, bệnh nhức đầu, mệt mọi tiêu tan. Điều này khiến quan niệm của tôi đối với Robert Lý thay đổi không ít. Dù sao hắn đã làm một việc giúp người và có lợi cho mình. Tôi liền xem lại toa thuốc thêm một lần nữa, nó chuyên trị nhức đầu, đau lưng, đau dây thần kinh, tinh thần bải hoải, não yếu, thận suy, cảm cúm.v.v… ngoài ra còn một hàng chữ đen khá lớn: hiệu nghiệm đặc biệt với bệnh phong thấp lâu năm. Hàng chữ này đã khiến cho tôi nhớ đến bà Hoa. Trước đây tôi hứa là sẽ đến thăm bà, nay tiện thể đến thăm bà và tặng bà một hộp thuốc này để bà thử xem sao. Lẽ tất nhiên, tôi không thể bảo bà uống những viên thuốc này một cách cẩu thả mà có lẽ phải thí nghiệm xem thuốc này có thích hợp với bà chăng.Một bà già xa lìa quê hương đất tổ không người thân kẻ thích khao khát một tình bạn chân thành, mặc dù bà tự cho mình là người Trung hoa. Đấy chính là bức bình phong để che dấu sự hưu quạnh của bà. Bà Hoa đang ngồi dưới mái hiên tay nâng niu chiếc máy thu thanh, đang trò chuyện với một viên sĩ quan Hoa kỳ. Viên sĩ quan rất trẻ, mặc sắc phục hải quân. Thấy có khách hắn đứng dậy từ giã. Tôi bước vào vườn hoa: Chào bác! Bà Hoa thấy tôi mừng rỡ lên tiếng chào hỏi, những vết nhăn trên mặt đã giãn ra: Tôi đã thua rồi! – Bà Hoa lẩm bẩm một mình – Con gái tôi bảo nhất định sẽ đến thăm tôi lần nữa, nhưng có điều trễ hơn dự đoán của nó hai hôm. Đã lâu cháu không gặp cô ấy. Không lâu lắm đâu, tôi có tính rồi, vừa đúng một tuần lễ - Bà Hoa đưa cây nạng gõ lên cánh cửa hai cái, quay sang tôi cười bí ẩn – Không may hôm nay nó không ở nhà, nó đi tắm rồi, dạo này nó mê trượt nước lắm đấy! Tôi hiểu vì sao bà lại cười! Hẳn bà cho tôi đang theo đuổi Bạch Lộ. Tôi nghĩ tôi phải giải thích” Tôi có nói là tôi sẽ đến thăm bác cơ mà! Thật thế à? Cậu là người trọng chữ tín, đấy là đức tính tốt của người Trung hoa chúng ta. Qua phòng khách ngồi chơi, tôi vừa pha cà phê đấy! Xem ra bác đã khá hơn trước nhiều. Vâng! Cám ơn cậu! Hôm kia sinh nhật của tôi, có một ông bạn già đến đón tôi đi xem phim, đã gần hai mươi năm tôi không được đi đâu. Đó cũng nhờ cậu đã khuyến khích tôi đấy. Có lẽ bác xem phim Trà Hoa Nữ! Không, đấy là hí kịch Trung hoa, một chuyện tình giữa người và rắn. Người và rắn ư? – Tôi ngẫm nghĩ giây lát, mới nghĩ ra là Bạch Xà Truyền – Bác có hiểu điệu hát hoàng mai không? Không hoàn toàn lắm, nhưng tôi hiểu được ý của nó. Tôi đã biết chuyện này và cũng rơi nước mắt mấy phen! – Bà Hoa nhếch môi, khẽ huýt sáo – Có phải điệu này không? Cậu thích nó không? Không! Tôi cảm thấy kịch địa phương hơi trơ trẽn. Đó mới là nghệ thuật chứ! Bà Hoa không hài lòng về sự phê bình của tôi, bà nói – Nghệ thuật dân gian rất gần gũi với tình cảm của những người dân nghèo nà, ở Thượng hải tôi có nghe qua Côn khúc (°), đó có lẽ là hí kịch cổ điển chính tông của Trung hoa, nhưng tôi nghe chẳng hiểu tý nào cả. Tôi không thích chuyện hoang đường. Đó cũng chẳng có gì lạ, văn học Hy lạp không phải đều là truyện thần thoại cả sao? – Bà Hoa cao hứng phá lên cười – Tôi trưởng thành ở ngoại quốc, ngưởi Tây phương ví rắn như ma quỉ, nhưng người Đông phương thì lại tưởng tượng nó đáng yêu, rắn có thể biến thành một cô gái xinh đẹp, duyên dáng, và đa tình. Đấy là một mẫu truyện bất cứ người đàn bà Trung hoa nào cũng biết, cũng như không người Tây phương nào không biết Roméo và Juliette vậy. Có một điểm khác chứ! ở vở kịch Roméo và Juliette thì vì đàn bà, hai người đàn ông quyết đấu với nhau, còn ở đây thì đàn ông và đàn bà quyết đấu với nhau. Tôi không hiểu sao vị hòa thượng vô tình kia lại đi phá hoại mối tình đó; còn tên thư sinh yếu đuối như vậy mà có xà tinh đem lòng yêu thương. Đó là duyên nợ, một thứ nhân quả mà người phương Đông chúng tôi tin tưởng. Theo truyền thuyết thì người thư sinh đó trước kia có cứu một con bạch xà, vì muốn báo ân tình con bạch xà mới hóa thành cô gái xinh đẹp để hầu hạ chàng ta. Nói như vậy thì những người đàn ông bị vợ ngược đãi, có lẽ kiếp trước họ là người Ấn độ chuyên thổi sáo dụ rắn! – Bà Hoa thích thú cười – Thú thật! Dĩ nhiên đó là chuyện thần thoại, một chuyện thần thoại rất dễ thương! Con gái tôi nói cậu là nhà văn, rất tiếc là tôi đọc không hiểu. Cậu có thể phỏng theo truyện này, tưởng tượng ra một con rắn kiếp trước bị một tên đàn ông đập chết, về sau rắn kia biến thành người về báo thù tên đàn ông đã đập nát đầu nó. Cậu không thể rút từ mẩu chuyện rắn trong thánh kinh đâu nhé. Nhiều tiểu thuyết ga khái thác đề tài này – Tôi cũng cười theo – Theo tôn giáo của chúng tôi thì chuyện đó không phải là báo thù mà là báo ứng. Báo ứng! – Bà Hoa trố mắt – Báo ứng khác với báo thù như thế nào? (°) Côn khúc: một điệu nhạc phát nguồn từ Côn sơn. Một sự trừng phạt hoặc một may mắn thích đáng. Thiên chúa giáo cho rằng mọi việc là do đức Chúa Trời phân xử, còn tinh thần tôn giaoscuar Trung hoa là tự mình phân xử, tự mình phải gánh chịu lấy hậu quả do minh gây ra. Nghĩa là trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nếu biết ăn năn tội lỗi thì tội trạng có thể được tha thứ? Trong kinh Phật có nói rằng, buông dao đồ tể có thể thành Phật ngay. Nhưng có một số người tin rawngftooij gì phải đền. Có ai trồng đậu mà có được dưa đâu? Báo ứng như vậy tàn nhẫn quá, cậu không cảm thấy dã man thật sao? Không! Tôn giáo Tây phương dùng xưng tội và sám hối để tiêu trừ tội ác mà họ đã cố tình làm, còn người Trung hoa thì trước tiên là áp chế những động cơ đưa đến tội ác. Tôi yêu Trung hoa, nhưng tôi không thích quan niệm tôn giáo của người Trung hoa! – Sắc mặt bà Hoa nghiêm tran không vui tươi như lúc nãy nữa nhưng bà vẫn gạn hỏi tôi – Cậu thấy quan điểm như vậy là hợp lý à? Tội nhân không có chút hy vọng nào sao? Có khắt khe lắm không? Tu nhân tích đức, không phải là để cho kiếp này mà là cho kiếp sau. Nhưng không thể giải được cái tội có khi vô tình mà cũng có khi hữu ý mà họ đã gây ra. Vị thần mà họ tín ngưỡng là một nhà toán học! – Tôi bật cười nói – Cộng trừ nhân chia của ngài đối với thiện ác còn thuần thục hơn cả kế toán viên. Đó là gông xiềng tinh thần, đến chế linh hồn cũng không thể an nghỉ được. Tàn nhẫn quá, tôi không tán thành. Bác cứ chú trọng đến điều này làm gi. Xem ra bà Hoa có vẻ sợ hãi, tôi vội chuyển hướng câu chuyện về phương diện điện ảnh – Điện ảnh chỉ là một thứ giải trí người ta lợi dụng những mẩu truyện huyền ảo để khán giả quên đi nỗi khổ sở phải đương đầu trong cả một ngày quần quật với miếng ăn. Bác đừng nên quan trọng hóa nó vậy. Bà Hoa im lặng, tôi không hiểu bà đang nghĩ gì, thật lâu, bà bùi ngùi thở dài: Sự tích đó dù sao cũng cảm động. Tôi nghĩ ngay đến đôi chân của tôi. Bác nên đi chữa chạy cho đàng hoàng thì hơn! Bác đang dùng thuốc gì thế? – Tôi nhớ đến lọ Vạn Ứng Đơn trong túi tôi. Nhắc đến bệnh bà lắc đầu: Không ai chữa nổi bệnh phong thấp của tôi cả. Nhiều vị đông y cũng khá lắm, bác có thử qua chưa? Chưa! – Bà Hoa cười chua xót – Cậu nghĩ xem, một người ngâm mình trong nước vào lúc mưa gió lạnh lẽo trong suốt ba giờ đồng hồ, nếu không chết đã là một chuyện lạ rồi. Tôi còn nhớ xưa kia lúc bác sĩ cứu sống tôi, ông ta có bảo tôi phải lưu ý, vì có thể vào tuổi năm mươi bệnh phong thấp này sẽ tái phát. Hiện nay nửa thân mình phía trên của tôi còn cử động được là nhờ ân huệ của Chúa rồi. Bác bị ngã xuống sông à? Không! Tôi định tự tử để chuộc tội! – Bà Hoa tự trách – Tôn giáo của tôi không cho phép tôi tự tử, nhưng lúc đó tinh thân tôi tê liệt đã làm tôi hành động không suy nghĩ gì cả. Tai sao vậy? – Tôi cảm thấy câu hỏi của tôi không lễ phép liền đổi giọng – Xin lỗi bác, lẽ ra tôi không nên tò mò. Tôi cũng không mong người khác thương tôi, hoặc trách cứ tôi. – Bà Hoa hắng giọng rồi nói tiếp – Lúc bấy giờ có nhiều ký giả mong tôi cho họ biết, duyên cớ, nhưng tôi không hé môi. Thậm chí có một tờ báo muốn bỏ tiền ra mua cái bí mật đó nữa, tôi cũng từ chối luôn. Cảnh sát mời tôi đến điều tra, tôi cung làm um sùm rồi không ai hiểu tại sao cả. Giờ đây cậu nhắc đến, tôi không thể không nhớ đến tâm sự đau thương kia. Thôi bác, chuyện đã qua rồi nghĩ lại làm gì. Ôm ấp một bí mật mãi trong lòng cũng khổ. Cũng may mà tôi nay đã già, sống nay chết mai nên cũng chẳng đáng ngại chi cho lắm. À! Cậu rót hộ tôi một ly rượu nhé! Tôi rót một ly whisky đưa cho bà, bà cho một ít vào ly cà phê và nếm thử. Rồi mở sắc tay, lấy hộp phấn ra, nhìn vào chiếc gương trong hộp, khẽ chàm chậm thêm ít phấn mà tôi nhìn thì chẳng thấy có tí phấn sáp nào cả. Tôi xâu xí quá nhỉ! - Bà trể môi ra vẻ thẹn thùng và hơi mai mỉa – Phải không? Tuổi tác đối với người đàn bà còn đáng sợ hơn cả ma quỉ. Không! Mỗi người có một phong độ riêng biệt để đủ được kính nể. Cậu làm đau lòng mụ già này rồi. Lúc tôi còn xuân sắc thì quả thật tôi rất đẹp. Tôi nghe sự ca ngợi nhan sắc đến nhàm chán, nhưng tôi lại thích bọn trẻ nhìn tôi với ánh mắt ghen tị. Tôi tin bác. Tôi còn phải cho cậu biết rằng, con gái đẹp không báo giờ được hạnh phúc cả. Tôi kinh ngạc đăm đắm nhìn bà. Chẳng hạn như trẻ con, chúng thích những đồ chơi xinh đẹp; nhưng khi cãi cọ và ẩu đả nhau, những món đồ vật quí giá mà chúng tranh giành phải vỡ nát. Bác so sánh thật chính xác. Cậu hãy nhìn đôi chân của tôi đây – Bà Hoa mở rộng đôi tay cười nhạt – Cứng rồi, chẳng khác gì một con nhái không nhảy được nữa. Hãy còn những cái người ta không trông thấy, đó là trái tim của tôi, một trái tim nát bét. Tôi ngẩn ngơ nhìn nhưng không biết phải dùng lời gì để an ủi cho phù hợp. Nói ra dài dòng lắm! Hạnh phúc của những thiếu nữ trẻ đẹp đều là một công thức. Hưởng thụ, theo đuổi, một sự theo đuổi điên cuồng, mà cái đáp số sau cùng phải giống nhau cả. Tôi sẽ cho cậu biết một cái đáp số nhé! Tôi rót thêm cà phê cho bà, và một tí rượu vào. Bà lên tiếng cảm ơn, song lại tiếp tục vấn đề đang dang dở: Cậu cần phải phá bỏ cái quan niệm thông thường mới có thể hiểu lời tôi. Đàn bà khi gặp phải tình yêu thì ôm đồm lạ lùng, cùng một lúc có Thể yêu mấy người và cũng có thể lấy một người mà không hề có tình yêu; ngay cả chính bản thân đương sự cũng không thể phân tích nổi, trừ phi đến cuối cuộc đời thì nó mới biết tình yêu là gì. - Quan điểm của bác rất đúng. Nhưng tôi tin rằng, không ai được trải qua một cuộc đời tương tự như vậy. - Tôi là một người giữa hàng vạn người đã có kinh nghiệm đó. Đó là sự trừng phạt của Chúa, tôi chẳng oán hận, hôm nào tôi cũng cầu nguyện, tội của tôi phải gánh nhưng xin đừng giáng tội xuống kẻ khác nữa. - Tôi tin rằng Đức Chúa mà bác tín ngưỡng sẽ phản cảm động cho tấm chân tình của bác. Tôi an ủi bà ta mà lòng tự hối. Bà Hoa mắt rớm lệ, run giọng nói: - Không giấu cậu, thời còn son trẻ tôi đã xem tình yêu như một trò đùa. Tôi đã yêu mấy người đàn ông cùng một lúc và mấy người theo đuổi tôi cùng một lúc. Kết cuộc ai cũng bỏ đi hết, tôi đã làm hại đời họ và cũng đã tự làm hại đời mình. - Đó là nguyên nhân thúc đẩy bác tự tử? - Khi biết được người yêu của mình chính là người mình hận nhất, và đồng thời người mình yêu cũng đang căm hận mình thì làm sao còn có đủ can đảm để kéo dài cuộc sống! Tôi công nhận đàn bà là kẻ yếu đuối, nhưng ai là kẻ mạnh chứ? Napoléon, Hittler, Sở Bá Vương, những người đó sau khi thất bại đã như thế nào? Bà xúc động mạnh và nổi cơn ho khủng khiếp, tay sờ ngực, bà hổn hển nói: - Bệnh phong thấp của tôi lại làm khổ tôi rồi. - Tôi đi mời bác sỹ đến nhé? - Không cần đâu, chỉ một lúc là khỏi ngay. – bà Hoa lắc đầu, đưa tay chỉ chiếc lọ màu lam đặt trên quầy rượu – Cậu rót hộ tôi một ly rượu nữa nhé? Tôi làm theo lời bà, bà run rẩy đón lấy, và kéo hộc tủ lấy ra một chiếc hộp nhỏ, mở hộp ra, đôi mắt trợn tròn, mồ hôi trên trán nhỏ xuống từng giọt. - Chết rồi! Thuốc đã hết sạch rồi! Edlies không thèm quan tâm đến bệnh trạng của tôi. - Để tôi đi mua cho bác hộp thuốc khác nhé. Bác cho tôi biết tên thuốc đi. Bà Hoa co rút lại rên siết: - Không được đâu - Tôi có một lọ thuốc trị đau nhức, bác có muốn thử không? Tôi móc lọ Vạn Ứng Đơn ra. - Không! Không! Thuốc khác không dùng được đâu! – Sắc mặt bà Hoa càng khó coi hơn. Bà mím chặt môi, toàn thân run rẩy như bị sốt rét. - Loại thuốc này tôi đã uống thử rồi, không có phản ứng gì cả - Tôi mở gói giấy, xé bỏ chiếc hộp, rút toa thuốc ra – Có in nhiều thứ tiếng, bác thử đọc xem có dùng được chăng? Bà Hoa đành lấy như một của báu, đem lọ thuốc đổ cả vào ly rượu, đoạn nốc cạn một hơi. - Cảm ơn cậu - Tôi đã có ý định đem biếu bác, nhưng không dám chắc nó hợp với căn bệnh của bác nên chưa đưa sớm ra đó thôi. Bà Hoa tưởng chừng như sắp chết đến nơi mà rồi cơn rên siết đáng sợ ban nãy đã ngưng hẳn. Chỉ trong vòng 5 phút, trên mép môi của bà đã xuất hiện nụ cười hài lòng. Tôi mừng rỡ thực sự. - Thật không ngờ loại thuốc này lại hiệu quả như vậy Chừng hơn 10 phút sau, bà Hoa có thể nói chuyện khe khẽ - Cảm ơn cậu nhé! Tôi đã khá hơn rồi, nhưng vẫn còn mệt, tôi phải nghỉ một chút! Thôi, cậu về nhé! Edlies sẽ không bỏ rơi tôi đâu! Bà vẫy tay chào tôi, đôi mắt từ từ khép lại Chú thích: Côn khúc: Một điệu nhạc phát nguồn từ Côn Sơn