Chương 31

    
iểu đoàn chúng tôi rời rừng khi mùa mưa đến. Gần sáu trăm chiến sĩ và đội viên thanh niên xung phong mình mang đầy súng đạn, gạo muối đã ra khỏi rừng đúng vào lúc rừng sắp đổ mưa già. Anh em chúng tôi chân đi dép cao-su, đầu đội nón tai bèo. Quân phục của chúng tôi là thứ vải hột dền nhuộm màu khói, có nhiều bộ đã sờn cũ và mang nhiều miếng vá. Chen lẫn trong đội hình màu khói ấy là màu áo đen hoặc xanh sẫm của các cô gái thanh niên xung phong. Những giải khăn rằn của các cô quấn cổ bay phần phật.
Tiểu đoàn chúng tôi đi, để lại sau lưng những cánh rừng già ngút ngàn mà mưa không ngớt xối xuống, giăng mù. Có hôm chúng tôi đi suốt trong mưa, người ướt đẫm, nhưng tốc độ hành quân vẫn không chậm lại. Cả một niềm hy vọng lớn đang rạng lên phía trước. Có biết bao nỗi đợi mong, những điều hứa hẹn đang vẫy gọi. Mưa vẫn ngày một lớn hơn, vẫn xối xả rỏ ròng ròng xuống mặt chúng tôi. Nhưng những khuôn mặt đang ướt đẫm nước mưa ấy của anh em chúng tôi vẫn tươi cười, hớn hở. Những đôi mắt có lúc bị nước mưa nhòa ướt, rồi sau đó lại mở to, lóng lánh, sáng trưng.
Chúng tôi đang tiến về miền Đất-đỏ.
Hôm ở rừng học sa bàn đánh vào Đất-đỏ, anh Ba Đấu nói lần này chúng tôi về Đất-đỏ là về quê hương chị Võ Thị Sáu nên chúng tôi phải đánh thắng, phải đưa cho được đồng bào ở đó ra khỏi vòng kềm kẹp của giặc. Ý chí quyết đánh quyết thắng cùng cái niềm tin giải phóng cứ lớn ra, nở nang ra giữa lòng chúng tôi. Hy vọng mỗi lúc một khởi sắc, như chính đất dưới chân chúng tôi thêm một ngày đi tới lại thấy thẫm hồng hơn.
Miền Đất-đỏ kia xích lại gần mãi. Đường đi chuyền dần từ màu cát ngà sang màu nâu nhạt, và đến ngày thứ tư thì đỏ hẳn lên. Đất-đỏ không còn xa chúng tôi nữa. Sắp đến đất đó rồi. Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng, như mồ hôi, như màu cờ hòa chan với máu. Ấy là miền đất rất giàu, mà đời người thì lại rất nghèo, xưa nay máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cây cao-su. Tôi biết đó là một miền đất anh hùng như mọi miền đất khác của tổ quốc tôi. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử, là Võ-Thị-Sáu, người con gái hãy còn sống mãi trong bài hát ngợi ca mở đầu như một kỷ niệm rưng rưng: "Mùa hoa lê-ki-ma nở, quê ta miền Đất-đỏ...". Hôm nay lời ca đó đang mấp máy trên môi chúng tôi, khi chúng tôi đang cầm súng cất bước đi tới nơi đã sinh ra người nữ anh hùng thời kháng Pháp.
... Hôm nay chúng tôi đã thiệt sự đặt chân lên vùng đất đỏ. Đế dép cao-su của anh em tô quện dính thứ đất đỏ như chu sa. Bỗng nhiên hôm nay trời hửng nắng. Chúng tôi vui mừng chạy cẫng lên giữa khung cảnh hực hỡ sắc đỏ của đất, của những chùm chôm chôm, trái dừa lửa, của ráng chiều.
Đêm đến, tiểu đoàn chúng tôi đóng lại trong vườn cao-su cách thị trấn Đất-đỏ bốn cây số. Chúng tôi được lệnh nghỉ quân sáu tiếng đồng hồ, sau đó sẽ tiếp tục hành quân đến chỗ đánh. Và trận đánh, theo dự định sẽ nổ ra vào lúc trời sáng. Tôi leo lên võng, vấn một điếu thuốc to, vừa hút vừa ngẫm ngợi khoái trá về cái giờ khai hỏa rất kiên quyết và táo bạo của tiểu đoàn cho tới phút nầy vẫn được giữ nguyên. Trong khi những viên đạn pháo 105 của địch từ phía Đất-đỏ thụt bay véo qua đầu, tôi ngả lưng phà rít điếu thuốc một cách ngon lành. Thấy Cần cứ trở mình trên võng mắc cạnh võng tôi, tôi nhắc:
- Đi mệt, tranh thủ ngủ đi mầy Cần!
Cần làm thinh không đáp. Tôi biết Cần đang lo lắng. Trong khẩu đội, lần này có Cần là người hồi hộp xúc động hơn cả. Tôi đ điều đó ngay từ khi biết có một cuộc hành quân đánh lên Đất-đỏ. Cần sinh đẻ tại đất nầy, cái đó đã đành. Hơn thế, bà mẹ mù lòa của Cần hiện còn ở đợ giữ con cho người tại nơi nầy. Suốt dọc đường hành quân, tôi biết Cần hết sức băn khoăn lo lắng về mẹ mình. Cần thổ lộ với tôi: "Anh Quyết à, không biết má tôi giờ ra sao, không biết má tôi có còn hay là không?". Tôi đã nói: "Chắc không có sao đâu!". Rồi tôi bảo Cần rằng nếu má Cần còn nguyên ở chỗ cũ thì hay lắm, vì ấp chiến lược đó nằm trong điểm làm ăn của đơn vị. Lần này cả khẩu đội tôi sẽ quyết đưa má Cần ra một xã!!!13397_3.htm!!! Đã xem 34758 lần.


Nguồn: thư viện Ebook
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 20 tháng 11 năm 2011