Khi Lâm, Lý hai người nghe lời Trần Phụng Hiếu khuyên giải bỏ việc oán thù, thì mới biết xưa nay bất kỳ là người lành người dữ thảy đều trọng nguời hiếu tử, dẫu cho trời đất quỉ thần, cùng vua quan dân giả, cũng đều kính trọng người có hiếu, cho nên ở đời phải trọng hai chữ trung hiếu thì hay hơn muôn việc. Nói về Thiên tử với Nhựt Thanh khi đi đến Tô châu, tới một cái chợ kia rất nên đông đảo, vui vẻ dị thường.Nguyên vì chợ ấy gần biển, mười phần hưng vượng, những thuyền buôn tới lui như kiến, đâu đâu cũng tụ lại chợ ấy mà buôn bán, trên bờ xe ngựa rần rần, phố xá hơn mấy ngàn căn, toà ngang dảy dọc. Thiên tử với Nhựt Thanh dắt nhau vào tiệm kêu chũ tiệm sắm sửa đồ ăn thật ngon. Chủ tiệm vâng lời, chẳng bao lâu bưng lên một mâm đồ ngon thịt tốt bĩ bàn, dọn sắp ra nơi ghế. Hai cha con ngồi lại ăn uống với nhau. Thiên tử vùng nghĩ thầm rằng: - Từ trẫm ra khởi Kinh sư đi dạo chơi khắp xứ, gặp gian thì giết, thấy bạo thì trừ, cách chức những tham quan ô lại chẳng biết là bao nhiêu ; thiệt là ăn lộc thì nhiều, mà hết lòng vì nước thì ít, nhưng thế tình làm vậy, trẫm cũng không biết làm sao. Vừa ăn vừa nghĩ, khi ăn uống rồi, liền kéo gối mà nằm, ngó ra ngoài song, thấy trăng tỏ rạng, bèn xúc cảnh ngâm một bài thơ rằng: Hao nguyệt đương không bửu cảnh huyền, San hà diêu ãnh thập phân tuyền, Quỳnh lâu ngọc võ thanh quan mãn ; Vỉnh giám ngân bàng sảng khí toàn, Xư nữ song hiên ngâm bạch tuyết, Gia gia viện võ lộng châu huyền, Kim tiêu tịch tịnh lai tư địa, Du ngoạn thời phùng hứng tự nhiêu. Ngâm vừa dứt tiếng, lại nghe xa xa có tiếng đọc sách, Thiên tử bèn lóng tai nghe, thì mới biết là đọc sách Ly Tao kinh. Qua bửa sau, Thiên tử dắt Nhựt Thanh tìm đến chổ ấy ngồi tại chổ Hương đình lẳng lặng mà nghe đọc. Tại đó lại có một tên ăn trộm, sức mạnh vô cùng, dẫu cho cột lớn thế nào va bẻ cũng gảy, cho nên trong làng đều kêu va là Thiết Hớn ; nhơn dọ đặng xứ ấy có một người bạch diện thơ sanh, ở nhà có một mình đọc sách, bèn tính trong bụng rằng: - Để đêm nay ta lén vào đó giết cho sạch lũ, nhắm không có ai giúp nó mà sợ. Nghĩ như vậy, liền lén đến đó ngó quanh ngó quất đũ bốn phía, rồi bỏ ra về, chờ đến canh khuya sẽ hành sự. Chẳng dè Nhựt Thanh ngó thấy người ấy đầu rắn mắt chuột, đứng ngó dao dác, thì nghi chắc là ăn trộm bèn nói với Thiên tử. Thiên tử dặn dò Nhựt thanh núp ở tại đó coi nó làm thế nào, còn mình thì trở về tiệm mà nghỉ. Nguyên tại nhà ấy kêu là Thâm Hiếu đường, chủ nhà là họ Kim, giàu có tại xứ ấy. Những em út cùng gia dịch trong nhà hơn mấy mươi người, ngày ấy nhơn có việc nên đi khỏi hết, duy có một mình Kim Tam Lang ở nhà với một đứa thơ đồng tên là Lộc Nhi mà thôi. Ngụyên Kim Tam Lang nầy tánh khác hơn người, thường hay siêng năng trau giồi kinh sử, quyết làm cho có danh gì thì mới vừa lòng xứng ý, ngày ngày thường đóng cửa tuyệt khách, lại có gan dạn dỉ hơn người, tà ma yêu mị thảy đều chẳng sợ, nhiều khi ăn trộm đến nhà, đều bị va đánh đuổi, lại còn có khi đánh lộn với quỉ ; có một đêm kia có con lệ quỉ vô nhà, khi mới vào thì đầu lớn hơn đấu, đôi mắt tợ đồng linh lục lạc than, lưỡi như lưỡi rắn, le ra ló vô, cao chẳng đầy ba thước, hình tướng dữ dằn, hể ngó thấy mà không chết giấc cũng phải đau ; duy có một mình Kim Tam Lang chẳng sợ, lại lấy một cái giỏ bằng tre, phất giấy bao hết, vẽ đủ ngũ qua rồi đội trùm lên đầu, đứng ngó con quỉ, con quỉ vùng biến ra mình cao hơn một trượng hai, đứng đụng nóc nhà. Kim Tam Lang lại lấy tre tháp lên cao cho bằng con quỉ. Con quỉ không làm chi đặng nên phải đi. ( Ấy chẳng phải là con quỉ thấy dạn gan mà sợ, sợ là sợ người trung hậu, hiếu nghĩa mà thôi ).Đêm ấy tên Thiết Hớn ăn cơm no rồi liền giắt đao vào mình, lén đến nhà Kim Tam Lang, núp nơi chổ vắng mà chờ đến khuya đặng có ra tay, chẳng dè Nhựt Thanh núp nơi chổ tối nhìn thấy rõ ràng ; còn Thiết Hớn cứ việc rình mò.Qua đến canh ba trăng tỏ ; ngặt vì Kim Tam Lang thường đêm đọc sách không biết mệt, có khi đọc đến canh năm mà chưa chịu ngủ. Đêm ấy Kim Tam Lang đọc sách đã khuya, vừa mới vô mùng mà nằm. Thiết Hớn không nghe đọc nữa, thì chắc là Tam Lang đã ngủ bèn nhãy phóc lên nóc nhà, giở ngói trèo xuống. Kim Tam Lang thấy đã rõ ràng, mà giả rằng chẳng hay, lại làm bộ ngủ ngáy khò khò. Thiết Hớn lại giả tiếng chuột kêu.Tam Lang cũng làm bộ không hay.Thiết Hớn bèn mò lại, đang lum khum cạy rương, bị Tam Lang cầm một sợi dây gai, ở sau lưng, nhãy tới thình lình, chụp bắt trói lại, bỏ ngồi dưới đất, rồi kêu tên thư đồng thức dậy đốt đèn lên, dọn rượu thịt ra ăn uống và hỏi tên Thiết hớn rằng: - Nay ngưới đã bị bắt rồi, có điều chi muốn nói thì hãy nói đi.Thiết Hớn nói: - Nay tôi là bị trói, dẫu dè sức mạnh thế nào cũng không làm chi đặng, duy cầu dung thứ, thì tôi cảm đưc chàng quên.Kim Tam Lang nói: - Nếu ngươi khứng cải tà qui chánh thì ta tha ngươi. Vừa nói vừa mở trói cho Thiết Hớn mời Thiết Hớn rằng: - Sẳn rượu thịt đây, ngươi hãy ăn uống với ta một bửa cho say cũng chẳng hại chi.Thiết Hớn tạ tội rồi mới ngồi vào tiệc. Khi ăn uống vừa rồi, Tam Lang lại lấy ra mười lượng bạc ròng cho Thiết Hớn và dặn dò tự hậu phải cải tà qui chánh, chớ làm nghề quân tử ngồi rường như vậy nữa.Thiết Hớn dạ dạ rồi lạy tạ ra về.Từ ấy ăn trộm xa gần nghe tiếng Kim Tam Lang chẳng dám léo đến. Nói về Nhựt thanh, khi thấy Thiết Hớn nhảy lên nóc nhà giở ngói trèo xuống, thì cũng nhảy theo núp trên mái ngói rình coi, đầu đuôi thấy đã rõ ràng, bèn trở về tiệm thuật hết lại cho Thiên tử nghe.Thiên tử khen rằng: - Thiệt là nguời đọc sách không có chổ nào chẳng giỏi. Qua bửa sau, Thiên tử bèn từ giả chủ tiệm, dắt Nhựt Thanh dạo chơi xứ khác. Gần đó lại có một làng kia, kêu là làng Tây thôn, có một nhà họ Vương, vợ là Vạn thị, vợ chồng đã gần sáu mươi tuổi, mà sanh có một đứa con gái, nàng ấy tên Bích Ngọc mới mười sáu tuổi, dung nhan đẹp đẽ, cốt cách phương phi, mắt phượng mày ngài, môi son má phấn. Vợ chồng Vương lão coi như châu báu, trọng giá đến ngàn vàng, chắc làm sao cũng nhờ nàng ấy đặng làm giàu, còn nàng ấy tuy là con nhà nghèo mặc dầu, chớ trong nghề cầm kỳ thi họa, món món đều hay, mỗi ngày cứ ở trong nhà, nếu chẳng ngâm thi, thì cũng là vịnh phú, có nhiều nhà giàu có hào bộ, tranh nhau đến luận hôn, song nàng ấy chẳng ưng, có ý muốn lựa người anh hùng cho xứng đáng. Ngày kia có con quan Đề đài tại tỉnh ấy tìm đến cầu thân. Công tử này tên là Trương Hiệu Quí, tuớng mạo xấu xa, thường ỷ thế cha làm quan Nhứt phẩm, hay hiếp đáp người lành, mỗi khi ra đàng dọc ngang đà không chổ nói.Ngày ấy đi chơi, nhơn thấy con gái Vương lão xinh đẹp, bèn cậy mụ Huỳnh bà đến nói. Chẳng dè Vương Bích Ngọc lại muốn thữ coi cho đặng người tài mạo song toàn thì mới chịu.Công tử không không biết làm sao, phải ráng đánh áo đánh quần, diện coi cho bảnh, rồi đi với Huỳnh bà đến nhà Vương lão ; dâng danh thiếp và làm lễ ra mắt xong rồi, Vương lão bèn nói rằng:- Công tử đến đây thiệt nhà tôi lấy làm may mắn. Trương Hiệu Quí nói:- Nghe Thiên kim tiểu thơ ý muốn thử tài, nên tôi đến đây lảnh giáo.Vương lão nói: - Xin công tử ngồi chờ một chút. Nói rồi liền trở vào khiến Bích Ngọc ra ngồi nơi phía sau bức sáo mà thử tài Công tử. Vương Bích Ngọc ngồi trong ngó ra, thấy Công tử hình thù dữ tợn, tướng mạo xấu xa, trong lòng chẳng đẹp, bèn lấy viết ra một đề như vầy: Hoặc như thiên hề, hoặc như địa ; hoặc như giai nhơn, hoặc tặng quí ; hoặc như ưu hề, hoặc như hĩ, hoặc tiếu xuân kiều hề, hoặc sinh mị ; hoặc bị bạch phát hề lão tương chí hĩ. Công tử xem rồi không hiểu chi hết, song cũng nói gượng cho đở xấu rằng: - Hôm nay tôi uống rượu nhiều qua nghĩ không ra đặng, để sáng mai tôi sẽ đến đối lại. Nói rồi quảy quả từ biệt đi về một nước. Khi về đến nhà rồi bèn nghĩ trong lòng rằng: - Như ta là đường đường Công tử của một vị Đề đài, lại bị một đứa con gái nhà quê nó vấn nan như vầy thì thiệt là tức quá ; thôi, nó muốn vậy ta cho nó vậy, giá một đứa con gái như nó mà tài cán gì, để mai ta dắt vài mươi tên gia đinh đến đó giựt đại nó về, coi nó làm sao ta cho biết. Lập ý xong rồi, qua bửa sau bèn dắt hai ba mươi gia đinh, tay cầm binh khí, kéo đến nhà Vương lão, chẵng nói chi hết, cứ việc áp vào bắt đại Vương Bích Ngọc, lại phao ngôn rằng Vương lão thiếu nợ mình nên đem con thế, tuy vậy thiên hạ cũng biết là làm ngang bắt con gái người ta, song chẳng ai dám cứu. May đâu lại gặp một người hớn tử đi ngang qua đó, người nầy họ Kim tên Cang, vốn công tử người ở tại xứ ấy, hay can thiệp sự bất bình, thấy Công tử hà hiếp ngang như vậy thì giận lắm, song biết là con quan Đề đài nên chưa dám ra tay, bèn lấy lời lễ nghĩa nói với Công tử rằng: - Đang lúc thanh thiên bạch nhựt mà bắt ngang con gái của người, tôi e trái lẻ đi chăng. Vậy xin Công tử hãy thả phứt cho rồi, kẽo sanh ra điều bất tiện. Công tử bèn nạt rằng: - Can cớ chi mi mà mi nói. Kim Cang nói: - Ta nghỉ mi là con cái nhà quan, nên lấy lời phải trái nói với mi, mi lại ỷ bọn mi đông mà cả tiếng mắng người, ta há sợ mi sao?Công tử nổi nóng nhãy tới đánh Kim Cang, bị Kim-cang đá ra một đá nằm ngay hết thở. Gia-đinh chạy về phi báo cho quan Đề dài hay. Quan Đề đài tức giận căm gan, hỏi ra mới biết là hung thủ là Kim Cang, liền họa đồ hình treo khắp phố phường, lại truyền cho võ bị các dinh tìm bắt khắp nơi rất nên nghiêm ngặt.