Ba mươi mốt

Trời không mưa, nhưng màu chì xám nặng của bầu trời dường như kéo thấp nó xuống. Rừng mỗi lúc ken đặc bởi những búi dây leo xoắn xuýt bên những thân cây lớn đã chết khô đổ ngổn ngang. Cái cỗ xe tam mã do mỗi mình tôi kéo trong tay cầm cương của thằng học giả cứ ì ạch nhích dần. Không còn nghĩ ngợi về bất cứ điều gĩ nữa, tự loại mình ra khỏi mọi cảm giác, tôi cứ nghiến răng nắm chặt con dao và đầu thước dây, nhoài tới từng chút, từng chút một. Bộ quần áo sau cơn mưa đã khô rồi lại ướt đẫm mồ hôi túa ra khắp mình. Mắt loang loáng những vòng tròn sáng. Cổ khô đắng và như bị bóp nghẹt. Mặc kệ. Những cái đó dường như ở bên ngoài tôi. Tôi chỉ còn tồn tại trong một cố gắng duy nhất là đẩy thân thể mình lên phía trước. Ơ đầu thước dây phía sau, thằng học giả giật giây cương:
Dừng lại cho tao cộng sổ. Sao hôm nay mày làm điên thế?
Tôi giơ tay gạt mồi hôi ướt nhòe trên mắt:
Tao dốc bằng hết sức trong ngày hôm nay thôi. Mặc kệ mày, sáng mai tao sẽ quay lại.
Nó đặt bút lên cuốn sổ ngước nhìn tôi ảo não:
Lạ thật, theo sổ ghi mình phải đi quá cái đỉnh Hua Ca rồi đấy. Vậy sao vẫn không thấy bóng dáng nó đâu?
Tôi chỉ tay lên bầu trời đang như đè sát trên đầu:
Nó ở trên kia kìa. Chỉ có đứa ngu như mày mới tin vào cái điều do ba cái thằng kỹ sư ngồi xó nhà về vời ra.
ấy thế mà chỉ có một nét bút của bọn nó cũng đủ làm mày phải leo trèo cả tháng trong rừng đấy.
Tôi chẳng còn hơi sức đâu mà cãi nhau với nó và với ba thằng kỹ sư, ham muốn tuyệt đỉnh của tôi trong lúc này là được tắm một lần nước nóng, ăn một bữa thật ngon và ngủ một giấc thật dài trên cái giường ấm áp có chăn nệm sạch se. Tôi nhớ ra rằng trong cuộc đời lang thang như chó rừng, chưa lần nào cả ba cái sướng ấy cùng đến với tôi một lượt.
Mai sau, liệu cô nàng nhỏ nhắn có mang tới cho tôi được không? Lúc đó tôi sẽ kể lại nàng nghe những giây phút khổ sở như bây giờ, kể hết, không thiếu một tình tiết nào. Nàng sẽ đặt đầu tôi trong lòng nàng, vuốt ve mái tóc bù sù và tôi sẽ.....
Mày mệt lắm rồi phải không? Thôi cố lên, tới đỉnh Hua Ca, quay về đơn vị tha hồ nghỉ ngơi.
Thằng học giả giật dây cương phá giấc mộng vàng của tôi rồi đo, chẳng có căn buồng ấm áp, chẳng có nàng Sao dịu dàng, ở nơi hoang dã này vẫn chỉ có tôi run lập cập trong bộ quần áo ướt nhoét, è cổ kéo cỗ xe tam mã trong màn sương dày chui sâu vào những cánh rừng bítbùng. Tôi lại phải xóa đi hết mọi tưởng tượng, dồn hết tôi vào cánh tay cầm dao, rướn người dậm chân lên nhưng đám gai góc vừa chặt đổ, cứ như thế tôi lết đi mãi cho tới lúc qua màn mưa mờ bỗng hiện ra trước mắt tôi một vềt đường mờ mờ. Tôi dụi mắt tưởng mình nằm mơ, không, tôi vẫn tỉnh mà, đúng là tôi nhìn thấy nó rõ ràng như con dao tôi cầm trong tay này vậy. Tôi vội quẳng cả thước dây, cuống chân bước tới...
Chao ôi, tôi đã gặp lại vềt đường do chính tay tôi đã phát cây lúc sáng. Như thế là thế nào nhỉ? Công toi hết rồi sao?
Tôi gọi toáng lên:
ông kỹ sư ơi, ông bẻ nhầm góc địa bàn rồi. Ông đưa tôi vòng trở lại chỗ ban sáng đây này.
Thằng học giả mặt tái mét, đứng ngẩn ngơ giữa hai vềt đường cắt nhau. Nó lại giở tấm bản đồ, sổ sách, cái địa bàn và lại cúi xuống hí húi đo đo về về. Tôi chán nản quăng người xuống đám giây leo, thôi, quay trở lại, mặc mẹ cái đỉnh Hua Ca, thằng học giả đã đưa tôi đi lạc là cái chắc.
Thế rồi bỗng dưng nó nhẩy cẫng lên như ngồi phải tổ ong đất:
Tới rồi, tới rồi, hoan hô... tới rồi....
Tôi ngồi nhỏm ngay dậy:
Gì thế? Cái gì thế? Mày nổi cơn điên rồi hả?
Thằng học giả vẫn hoa tay, đạp chân lia lịa vào không khí:
Tới rồi, mình đã tới cái đỉnh Hua Ca ấy rồi. Hoan hô..
Tôi giật mình, tóm ngay cổ áo nó:
Đâu? Đỉnh Hua Ca ở đâu, mày chỉ tao coi.
Nó đập chân xuống đất kêu to:
Đây nó ở đây chứ đâu. Chính mình đã đi vòng quanh đỉnh của nó nên mới quành trở lại thế này. Kiểu như ông Côlông đi vòng quanh thế giới ấy, mày hiểu chưa?
Tôi ngơ ngác nhìn quanh, nửa tin nửa ngờ, không lẽ tôi đã đi một vòng ngay trên đầu con quạ ấy ư, vậy còn cái mỏ của nó phun ra dòng nước thần đâu? Chẳng lẽ cái vùng đất huyền diệu nàng Sao kể tôi nghe lại tầm thường toàn sương mù gai góc và đầy những vũng nước vàng ố và bẩn thỉu thế kia ấy ư? Không thể như thế được, cái đỉnh Hua Ca thần thánh ấy chắc không phải nơi tôi đang đứng đây, nó phải ở đâu đó cao tít từng mây kia chứ.
Về cười cợt trên mặt thằng học giả làm tôi đâm ngờ:
Tại sao mày biết đây là đỉnh Hua Ca?
Nó nhìn tôi thách thức:
Tao đố mày chứng minh được đây không phải đỉnh Hua Ca đấy.
Mày không sợ sau này người ta phát hiện ra sự gian dối của mày sao?
Nó cười khùng khục như nước chảy trong ống:
Ai phát hiện ra? Ban chỉ huy chàng? Liệu các ông ấy có gan rời khỏi bàn giấy để leo trèo tới đây như tao với mày chăng?
Thế là đã rõ, nơi tôi đang đứng đây chỉ là một đỉnh núi nào đó chứ không phải đỉnh Hua Ca trong truyện thần thoại của nàng Sao. Chao ôi, thật không ngờ cái thằng toán trưởng mới này táo gan đến thế. Sự liều mạng và ý thức mục tiêu liệu còn đưa nó đi xa tận đâu trên các nấc thang quyền lực? Thật bất ngờ, nó rút trong ba lô ra chai rượu nhỏ, mấy điếu thuốc, vài cái kẹo:
Những thứ này tao vẫn dành đến phút chót để ăn
mừng thắng lợi đặt chân lên đỉnh Hua Ca. Nào, chúc mừng...
Tôi hắt chén rượu vào đám sương mù đang dồn tới mỗi lúc một dày đặc. Thếrồi trong tôi nảy ra điều gì đó từ trong đám sương mù của ký ức làm tôi buột miệng ra một câu hỏi ngớ ngẩn:
Mày còn nhớ ánh mắt của mẹ mày không?
Cơn hứng chí vụt biến trên mặt, nó hộc lên:
Cái gì? Mày muốn nói tới cái gì?
ánh mắt mẹ mày khi khóc lóc: con ơi, con giết bố rồi con ơi. Mày còn nhớ không?
Mắt trợn lên, cơn giận muốn bùng ra làm những cơ thịt trên má nó giật giật, miệng méo xệch nó lắp bắp nói gì đó làm tôi tưởng nó sẽ nhẩy bổ vào tôi. Nhưng không, nó trấn tĩnh lại rất nhanh, khàn giọng:
Bà ấy đã nộp mình ctlo cửa Phật rồi. Hãy để yên cho bà ấy vui cảnh chùa.
Trước khi quay trở về, tôi đưa mắt nhìn một lần cuối đỉnh núi mà thằng học giả đã đặt cho nó cái tên là Hua Calúc này đang phô ra vẻ xơ xác, ảm đạm dưới nắng chiều. Thôi nhé, vĩnh biệt. chuyến đi tìm nước thần thoát ra từ miệng con quạ. Tôi không thể bắt chước thằng học giả, không thề mang cái thứ nước vàng đục kia và gọi nó là nước thần về cho nàng Sao. Tôi bước nhanh khỏi vũng lầy đầy những bọ gậy và lá mục, thầm mong gặp lại thằng cấp dưỡng trong cái cười sung sướng tìm thấy lại gói tiền. Thế rồi cái quang cảnh bày ra trước mắt làm tôi sững sờ. Chao ôi, trong có một ngày một dêm thằng cấp dưỡng đã phát quang cả đoạn tuyến dài khiến nó rộng ra như một dòng sông chảy giữa rừng rậm. Liệu dưới đáy con sông ấy nó có mò ra được gói tiền của nó. Tôi bắt gặp nó nằm còng queo trong một hốc đa, con dao và cái ba lô vứt lăn lóc gần đó. Nó mở mắt, lờ đờ nhìn tôi như thể nó không còn nhận ra ai nữa.
Thế nào? Mày có tìm thấy không?
Nó lắc đầu, từ trong khóe mắt ứa ra hai giọt nước.
Thế ròi khi thằng học giả đi tới cúi xuống nhìn nó, thật không ngờ, nó chồm dậy-nắm ngay nghe áo hét lên:
Chính mày, chính mày đã nhặt gói tiền của tao. Trả tao đây không tao giết mày.
Thằng học giả cố vùng vẫy khỏi đôi tay gồng chặt của nó:
Nói láo, mày nói láo. Tao nhặt được hồi nào?
Kia, mày hãy nhìn kia. Mấy hãy nhìn cái con đường tao đã phát rộng ra đến như thế kia. Suốt hai ngày qua tao đã soi từng hốc cây, vạch từng cái lá. Nhất định nó không nằm trên đoạn đường đó, nó chỉ nằm trong túi mày thôi. Trả lại tao đi.
Bất giác cả ba đứa tôi cùng đưa mắt nhìn cả về phía đó, nơi con đường thông thống chạy mãi ra xa, công trình lao động khủng khiếp của thằng cấp dưỡng.
Thằng hộ pháp...
Thằng học giả dãy ra khỏi tay thằng cấp dưỡng, hét lên mừng rỡ như để thoát khỏi cái tình trạng lố bịch nó đang phải hứng chịu. Tôi cũng hét toáng lên, cuống quít chạy tới để rồi khựng lại trước vẻ mặt lầm lì và cái nhìn trừng trừng của thằng hộ pháp đang thất thểu đi tới:
Thằng nào quyết định bỏ ông toán trưởng nằm lại?
Thằng nào?
Nó gầm lên hung hãn làm tôi chột dạ, linh cảm ngay chuyện chẳng lành:
Sao? ông ấy ra sao rồi?
ông-ấy-chết-rồi...
Giọng nó vang lên như một tràng súng bắn vào sự lắng im của rừng chiều. Tôi choáng váng như có ai đánh vào đầu. Thằng cấp dưỡng ngây mặt nghĩ ngợi điều gì đó. Thằng học giả chùi mãi tay vào vạt áo rồi khi bắt gặp ánh mắt của tôi nó kêu rôl rít:
Không phải tại tao, không phải tại tao. Tao không có lỗi
Tôi quay đi để khỏi phải nhìn vẻ hoảng sợ đang bày ra trên gương mặt của nó.