Khi nói chuyện với ai, chắc chắn bạn muốn điều này. Là bất kỳ ai, đều nghe theo bạn, phục lý lẽ của bạn, có thiện cảm đậm đà với bạn, và cố gắng thực hiện những điều hay, mà bạn đề xướng. Nhưng làm sao để đạt được kết quả đó? Dùng lời nói và bí quyết dẫn dụ. Lời nói, phải công nhận là một khí giới vạn năng. Tạo hóa đã phú giao nó riêng cho loài người để giao tiếp với nhau dễ dàng và thúc đẩy hành động. Nhờ lời nói, người trong gia đình, cũng như ngoài xã hội, trao đổi ý muốn của nhau, giãi bày cho nhau. Cuộc sống chung, do đó có sự thông cảm và thông hiểu. Nghệ thuật nói quan trọng. Lời nói không phải luôn đem lại lợi ích, và hạnh phúc. Có thứ lời nói mua hờn chuốc oán, tán gia bại sản. Để nó thành một lợi khí thuyết phục thần diệu, bạn phải biết những mánh lới riêng khi sử dụng nó. Hãy học thuộc lòng những bí quyết sau nầy của Dale Car negie: 1/ Nói những gì có liên quan đến sở thích của kẻ khác. 2/ Phải kính trọng ý kiến kẻ khác. 3/ Đừng cãi lộn. 4/ Có lầm thì vui vẻ nhận lỗi liền. 5/ Nói ngọt như đường. 6/ Nếu như câu nói khiến người ta trả lời "có... ừ". 7/ Để kẻ khác nói cho đã. 8/ Để cho kẻ khác sung sướng tưởng mình tự có ý kiến mà bạn đề xướng. 9/ Chân thành xét theo quan điểm kẻ khác. 10/ Hãy quý mến, tìm hiểu, thương hại kẻ khác. 11/ Trước khi chỉ trích phải thành thật khen.12/ Tránh giọng ra lệnh. 13/ Giữ thể diện người ta. 14/ Thành thật tán dương công lao kẻ khác. Đó là những "ngón thần" nếu bạn chịu khó áp dụng chắc chắn sẽ thuyết phục thành công. Bạn chưa vững bụng ư? Thì xin bạn cố gắng thi hành những bí quyết nầy nữa? 1/ Nhất định tâm phục hơn ý phục. Con người, kể cả những bực thông thái, thường nghe theo kẻ khác vì cảm tình hơn vì phục lý. Họ hay tỏ ra mình có lí trí khi nói, hơn là khi nghe. Lúc nói ai cũng muốn đem đủ lí lẽ đổ lên đầu kẻ khác, để nói người ta sai còn mình đúng. Ít có ai chịu khó dẫn dụ làm kẻ khác chịu thua mình, cho mình hoàn toàn có lí. Mà ăn nói như vậy thì kết quả thế nào? Thường không được như ta mong muốn. Rất có thể, kẻ nghe chịu rằng người cãi lí nói đúng, mà không mấy khi phục ngaỵ Chúng ta đừng quên con người rất giàu tự ái, hay ưng thuận hành động theo thói quen, dư luận, thành kiến, tư lợi. Bạn muốn chúng tôi bỏ thuốc mà bạn nói như vậy: "Hút thuốc là thuốc độc. Năm, sáu giọt nhựa thuốc có thể giết chết một con vật. Ai hút thuốc sẽ hư bao tử, và người hút thuốc lá là người ít tự chủ." Bạn đem lí luận ra dập chúng tôi. Trong bụng chúng tôi cho bạn có lí. Tuy vậy chúng tôi không nghe bạn. Song nếu nhỏ nhẹ, thành thật bạn nói: "Sức khỏe anh có hơi kém. Tôi lo quá. Phải chi anh bớt hút thuốc đi. Có lẽ thuốc làm cho anh yếu tim và sau này hư bao tử." Nghe những lời ấy, chúng tôi vừa cho bạn có lí, vừa vâng theo lời bạn mà bỏ thuốc. Giá có nghiền quá, móc thuốc ra, cũng nghe ngán cái nhựa nó làm cho mình chết sớm. Tại sao nhưng câu sau này cảm phục được chúng tôi? Bởi vì chúng xuất phát từ đáy lòng của bạn, mang màu sắc tình yêu và nỗi lo lắng của bạn đối với chúng tôi. Bạn tâm phục chúng tôi hơn là lí phục. Vậy từ đây, hễ muốn thuyết phục ai, xin bạn đừng lo làm cho họ thấy tài lí luận của bạn, đừng điểm mặt họ, đừng nói cộc cằn như muốn dạy đời, mà phải dẫn dụ họ. Khẩu hiệu của bạn là "làm cho người xiêu lòng, chớ không làm cho người ngã lẽ" Và bạn đừng quên, con người dù hay chí khí, cũng hay xiêu lòng vì những điều này. a) {Lo cho mình được danh tiếng}, được thiên hạ yêu mến ngợi khen... b) Lo cho mình có nhiều tiền của để đời sống được đảm bảo. Người ta có thể bỏ tất cả, để tìm cái mà người ta gọi là "huyết mạch của đời sống". c) Lo cho mình được yêu và yêu bền vững. Ái tình chi phối con người qua không gian và thời gian. Kể cả người ngu nhất trong xã hội không biết thứ gì, chớ biết yêu và thèm kẻ khác yêu lại. Khi nào muốn dẫn dụ ai, xin bạn đừng nói sao cho họ thấy rằng, bạn lo lắng về ba điều ấy. Xin bạn chịu khó quên tiếng"Tôi đi và khắc trên chót lưỡi bạn những tiếng" anh, chị Ông, bà... Đó là những tiếng có bùa phép, làm cho nó có sức thuyết phục. 2) Nếu phải lý luận thì ráng lý luận cho luận lý. Con người tuy không thích dùng lý lẽ nhưng vẫn thích điều hợp lý. Chúng tôi muốn bạn tâm phục chúng tôi hơn là lý phục đã đành, nhưng nếu bạn dùng lý lẽ, một cách ngọt ngào, thì chúng tôi vẫn có thể bị bạn"xỏ mũi" mà nghe theo bạn. Trong câu chuyện hàng ngày, bạn thuyết phục được kẻ khác, lần lần bạn có thói quen dẫn đạo tư tưởng. Khi bàn luận vấn đề hệ trọng, bạn ảnh hưởng kẻ khác dễ dàng và hy vọng khiến họ nghe bạn mà vẫn quí mến bạn.