Quan lãnh binh Trần Sơn sau khi bị cất chức, liền bị giải ngay về triều. Quan Ðề Ðốc Lê Bảo tạm thời thay thế, trong khi chờ đợi triều đình bổ nhiệm một vị lãnh binh khác. Quan Ðề Ðốc cùng con gái dọn vào ở trong tư dinh của quan lãnh binh, ngày ngày điều binh khiển tướng, chỉnh đốn lại cơ ngủ. Hễ nghe ở đâu có giặp cướp hoành hành thì bất quản đêm ngày, quan đều thân hành đem quân đến tảo trừ. Dân chúng rất tán thán tài năng và lòng tận tâm của quan Ðề Ðốc, danh tiếng của ngài chẳng mấy chốc vang khắp cùng nơi.“Bài học ngàn vàng" do quan truyền ra được viết lại treo khắp mọi nhà. Dân chúng vừa sợ oai đức của quan Ðề Ðốc vừa chiêm nghiệm sự thâm thúy của bài học dần dần cải tà quy chính, trộm cướp bớt hoành hành.Nhưng bọn quân lính tay chân của quan lãnh binh Trần Sơn vẫn tỏ vẻ ngấm ngầm bất mãn và đêm ngày âm mưu tìm cách trả thù cho chủ cũ và năm tên đồng bọn đã bị xử tử.Thế rồi một hôm thừa lúc quan Ðề Ðốc đi tảo trừ bọn thảo khấu ở miền sơn cước, bọn chúng ở nhà nổi dậy làm phản, dưới quyền chỉ huy của tên quân cơ, một tên tay chân thân tín của quan lãnh binh Trần Sơn. Chúng tịch thu tất cả binh khí, bắt buộc toán quân sanh gác tại đồn phải theo chúng, mở cửa nhà lao thả bọn tù nhân can tội trộm cướp ra, và bắt luôn cả Lệ Thanh, con gái quan Ðề Ðốc, làm con tin.Khi quan Ðề Ðốc đi tảo thanh trở về thì thấy cửa đồn đã đóng chặt, bốn phía thành đều có bọn phản loạn canh gác rất nghiêm nhặt. Bọn chúng lại đem Lệ Thanh lên cửa thành, trói vào cột và kêu gọi quan Ðề Ðốc đầu hàng, nếu không, chúng sẽ giết chết Lệ Thanh.Quan Ðề Ðốc bị đặt trong một tình thế ngặt nghèo: Số quân ngài đem theo để tảo thanh chỉ bằng nửa số quân còn lại ở đồn, hơn nữa, nếu quan hành động một cách thiếu thận trọng thì Lệ Thanh có thể bị giết chết. Dù sao cũng không nghĩ đến chuyện đầu hàng. Quan truyền cho bọn quân lính của mình dàn thành thế trận rồi ngài đứng lên kêu gọi sự hồi tâm của bọn phản loạn. Ngài nói:- Hỡi các người! Ta thương các người như con cái trong nhà, nên ta không khởi buồn đau khi thấy các người trở lòng làm phản. Các người đã quên “Bài học ngàn vàng" rồi! Các người không cân nhắc kỹ lưỡng hậu quả của công việc các người làm rồi. Các người đang làm chuyện phi nghĩa lừa thầy phản bạn. Các người đừng tưởng các người đang ở cái thế mạnh. Không đâu! Chỉ trong khoảng một tuần là quân triều đình nghe cấp báo sẽ đến đây thanh toánh các người. Nếu các người không mau mau hồi tỉnh, thì đến khi đó, ăn năn hối cải cũng không kịp!Các người đừng tưởng đem con gái ta ra mà đổi được sự đầu hàng của ta. Khi ta đem con gái theo ta, là ta đã đo lường mọi sự bất trắc có thể xảy ra. Ta không thể đặt tình nhà trên nghĩa nước. Nhưng nếu các người giết con ta, thì tánh mạng các người cũng không toàn vẹn được. Các người sẽ phải đổi rất nhiều mạng của các người, một khi quân triều đến đây.Nhưng tên quản cơ cầm đầu bọn phản loạn đứng trên thành nghe lời phủ dụ của quan Ðề Ðốc đã không tỏ vẻ hối cải, mà còn lên mặt ngạo mạn hống hách. Hắn nắm cái roi da lớn, đến bên cạnh Lệ Thanh, nói xuống dưới thành:- Này tên Ðề Ðốc chó má kia! Ngươi đừng lẻo mép nhiều lời vô ích. Ðừng hy vọng làm xiêu lòng sắt đá của ta, bằng lời lẽ đạo đức lẫn hăm dọa của người. Chúng ta không cần nghĩ đến hậu quả ngày mai. Chúng ta chỉ biết có hôm nay. Mà hôm nay chúng ta đang ở trong cái thế mạnh. Và để chứng tỏ cái thế mạnh ấy, ngươi hãy xem đây.Nói xong, tên quản cơ dang chiếc roi da quất mạnh vào đầu, vào mặt, vào lưng Lệ Thanh. Máu me chảy lai láng trên mặt nàng, nhưng nàng cắn răng chịu đựng, không hề rên xiết, van xin.Tất cả quân lính ở dưới thành và đồng bào tụ tập chung quanh đều phẫn nộ trước hành động dã man của tên quản cơ. Họ la thét, chưởi mắng thậm tệ tên vũ phu ấy. Ngay chính trong hàng ngũ bọn phản loạn đứng trên thành cũng tỏ vẻ bất mãn trước hành động của tên quản cơ.Quan Ðề Ðốc không thể không đau lòng khi thấy con gái thương yêu của mình bị hành hạ như vậy. Nhưng ngài dằn sự xúc cảm xuống, và lợi dụng lòng bất mãn nổi lên giữa quân lính và dân chúng, ngài hô hào:- Hỡi anh em binh sĩ ở trên thành! Tôi biết anh em bị bọn phản loạn bắt buộc phải theo chúng, chứ trong thâm tâm các anh em không muốn thế! Nhưng tôi khuyên anh em hãy nghĩ cho kỹ. Anh em đừng vì sự sợ hãi, hăm dọa mà để cho bọn bất lương dắt dẫn vào con đường tội lỗi. Anh em thấy đó, đối với một tiểu thư chân yếu tay mềm vô tội, mà chúng còn hành hạ như vậy, thì sau này một khi chúng nắm được vận mệnh anh em rồi thì anh em làm sao sống yên ổn được? Vậy anh em hãy gấp rút tìm mọi cách để xa rời bọn ác độc ấy, để khỏi mang họa lớn về sau.Lời nói của quan Ðề Ðốc được dân chúng dưới thành hoan hô nhiệt liệt.Trong số ấy, có những cha mẹ, vợ con những gnười lính đang ở phía phản loạn. Họ nhao lên kêu gọi chồng con tìm cách thoát khỏi nanh vuốt của bọn cầm đầu. Tên quản cơ thấy tình hình bất lợi cho mình, nên hô quân lính trên thành trở về đội ngũ, sẵn sàng đề phòng mọi sự bất trắc và mở trói, đem Lệ Thanh vào phòng giam trở lại.Ðêm ấy quan Ðề Ðốc ở ngoài thành kêu gọi dân chúng hãy cất giấu vật thực để quân phản loạn khỏi ra cướp bóc, truyền cho đàn bà con nít hãy tản cư ra xa đồn quân phản loạn đóng và huy động những trai tráng trong thị trấn sẵn sàng giáo mác, lập thành đội ngũ để chiến dấu cùng quân phản loạn. Lúc đầu quan Ðề Ðốc định cấp báo về triều để xin viện binh, nhưng quan thấy đường sá xa xôi cách trở, cả đi lẫn về ít ra cũng
CHƯƠNG XIV
CHƯƠNG XV
CHƯƠNG XVI
CHƯƠNG XVII
CHƯƠNG XVIII
CHƯƠNG XIX
CHƯƠNG XX
CHƯƠNG XXI
CHƯƠNG XXII
CHƯƠNG XXIII
CHƯƠNG XXIV
CHƯƠNG XXV
CHƯƠNG XXVI
CHƯƠNG XXVII
CHƯƠNG XXVIII
CHƯƠNG XXIX
CHƯƠNG XXX
CHƯƠNG XXXI
CHƯƠNG XXXII
CHƯƠNG XXXIII
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~--- !!!4400_31.htm!!! phải trên 20 ngày, quân triều đình đến thì cũng đã quá muộn. Quan bèn bỏ ý định xin viện binh, và lập hế hoạch huy động dân chúng địa phương tham gia chiến đấu dẹp loạn. Lời kêu gọi của quan Ðề Ðốc được dân chúng hưởng ứng nồng nhiệt, vì họ thấy rõ quan là người tận tâm bảo vệ quyền lợi thiết thực của họ. Vả lại nếu không đoàn kết để tự vệ, thì bọn phản loạn trong đồn sẽ vơ vét hết tài sản của họ, hành hạ họ và hãm hiếp vợ con họ nữa.Trong khi ấy thì trong đồn, tên quản cơ và bọn cầm đầu nhận thấy đa số quân lính không có vẻ quyết tâm chiến đấu, mà có vẻ miễn cưỡng thi hành mệnh lệnh của bọn chúng, nên chúng triệu tập tất cả lính tráng lại, đem hai tên mà chúng cho là có ý bất phục tùng và bất tuân mệnh lệnh ra xử tử ngay trước mặt mọi người, và bêu đầu trên cửa thành để thị uy.Hành động tàn bạo ấy lại làm cho quân lính trong đồn thêm chán ngán. Phần sợ quân triều sắp đến, phần sợ bọn cầm đầu phản loạn có thể đem mình ra xử bất cứ lúc nào, phần nhớ vợ, nhớ con, họ thấy ngày mai không còn gì là sáng sủa. Do đó, một số đã lợi dụng đêm khuya tăm tối, lẻn trốn khỏi đồn, trở về đầu thú vớí quan Ðề Ðốc.Bọn phản loạn trong đồn lúng túng không biết xử trí ra làm sao: Nếu đem giết Lệ Thanh thì không còn gì để trả giá với quan Ðề Ðốc, mà để vậy thì sợ quân triều sẽ đến giải cứu. Ðiều lo lắng nhứt của chúng là lương thực trong đồn không đủ nuôi quân được 5 ngày. Nhưng mỗi lần chúng đem quân ra kiếm lương thực, thì chỉ thấy vườn không nhà trống, và lại còn bị phục kích liên miên.Bọn phản loạn đã bắt đầu nao núng. Chúng đã cạn lương thực; một số bị chết và một số bị thương. Ðã thế, hằng ngày chúng lại nghe phao tin quân triều sắp đến. Cứ tối đến chúng lại nghe tiếng loa kêu gọi đầu hàng ở ngoài đồn, và kết thúc bằng một câu:“Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ đến hậu quả của nó".Nhận thấy không thể kéo dài tình thế bất lợi như thế mãi được, bọn cầm đầu phản loạn, một hôm lợi dụng đêm tối, đã lặng lẽ rút ra khỏi đồn đem Lệ Thanh theo làm con tin.