Đối với những việc mà bè cánh và Giang Thanh đã làm, Mao Trạch Đông cũng đã đưa ra những lời phê bình. Đối với những người có một chút hiểu biết, hẳn sẽ phải tự co lại, nhưng Giang Thanh và bè cánh lại nhận định rằng, bị phê bình tý chút thế, chẳng thấm gì, vì dù sao Mao Trạch Đông cũng đã già mõm mõm rồi, không còn có thể thoát ly khỏi những tin vệ sĩ Cách mạng văn hoá ấy. Cho nên bọn chúng không những không co lại mà lại còn ngạo ngược táo tợn hơn trước. Tháng 3.1974, chúng lại thêm một lần quấy đảo.Nguyên do của sự việc là: sau khi Trung quốc đã khôi phục được địa vị hợp pháp của mình lại Liên hợp quốc, chính phủ Trung quốc cần cử một phái đoàn đi dự hội nghị đặc biệt lần thứ sáu của đại hội đồng Liên hợp quốc. Lúc đó bệnh tình của Chu Ân Lai đang thêm trầm trọng, không thể đi ra nước ngoài được. Trong tình hình đó, Mao Trạch Đông đề nghị Đặng Tiểu Bình dẫn đầu đoàn đại biểu của chính phủ Trung quốc đi dự hội nghị. Đây là lần đầu tiên những người lãnh đạo trọng yếu của chính phủ Trung quốc đi tham dự hội nghị của đại hội đồng Liên hợp quốc sau khi khôi phục được quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời trong hội nghị này, Trung quốc sẽ cho công bố rõ ràng trước toàn thế giới về chính sách ngoại giao và cương lĩnh của mình. Sở dĩ Mao Trạch Đông đề nghị đưa Đặng Tiểu Bình đi tham dự hội nghị quan trọng này là đã có suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng. Thứ nhất: trước Cách mạng văn hoá, Đặng Tiểu Bình đã nhiều lần là đại biểu của đảng và chính phủ tham dự nhiều cuộc đàm phán, đấu tranh với Liền Xô và nhiều nước cộng sản khác, nên đã có một số kinh nghiệm đấu tranh ngoại giao. Thứ hai: đây là một hội nghị quốc tế quan trọng cần phải để một người, mà trong tương lai sẽ đảm nhiệm vai trò trọng yếu trên vũ đài chính trị Trung quốc, làm đại biểu cho Trung quốc phát biểu ý kiến trên vũ đài thế giới. Trong thâm tâm Mao Trạch Đông, sau này sẽ đưa Đặng Tiểu Bình vào thay thế cho Chu Ân Lai bệnh tật gánh vác công việc đối ngoại từ nay về sau của Trung quốc. Việc Đặng Tiểu Bình được khôi phục công tác đã làm cho Giang Thanh quá ư bất mãn rồi. Đặng Tiểu Bình được nâng cấp cao hơn và được trọng dụng, lại càng gây cho Giang Thanh thêm buồn phiền phẫn nộ. Đi dự hội nghị đại hội đồng LHQ, một việc “lừng danh” để có thể “xuất đầu lộ diện” trên vũ đài thế giới như thế, cũng lại trao cho Đặng Tiểu Bình, đối với Giang Thanh là việc không sao chấp nhận được.Hạ tuần tháng ba, Chu Ân Lai liên tục điều khiển hội nghị Bộ Chính trị mấy ngày liền, thảo luận về các báo cáo mà Bộ Ngoại giao sẽ căn cứ vào ý kiến của Mao Trạch Đông viết cho đoàn đại biểu đi dự khoá họp đặc biệt của đại hội đồng Liên hợp quốc do Đặng Tiểu Bình làm trưởng đoàn. Ở hội nghị, Giang Thanh lấy lý do “vấn đề an toàn” và “công tác quá bận rộn”, công khai phản đối Đặng Tiểu Bình làm trưởng đoàn đại biểu, gây khó khăn cho Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình.Ngày 24.3.1974, Chu Ân Lai bút phê đồng ý với bản báo cáo của Bộ Ngoại giao, đồng thời chuyển cho Mao Trạch Đông cùng những uỷ viên Bộ Chính trị có mặt ở Bắc Kinh đọc duyệt. Sau khi đọc xong, Giang Thanh vẫn một mực phản đối, đồng thời đòi Bộ Ngoại giao phải rút bản báo cáo đó về một cách hoàn toàn vô lối. Sau khi Mao Trạch Đông biết chuyện đó, liền cho người nhắn với Chu Ân Lai: “Việc Đặng Tiểu Bình đi dự họp ở đại hội đồng Liên hợp quốc là ý kiến của tôi, nếu như các đồng chí ở Bộ Chính trị không nhất trí, cũng thôi”. Chu Ân Lai truyền đạt lại những ý kiến đó với các thành viên của Bộ chính trị, đồng thời đặc biệt đề nghị Vương Hồng Văn có mặt lại chỗ, truyền đạt lại ý kiến của Mao Trạch Đông với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Ngày 26.3.1974, tại hội nghị của Bộ Chính trị, tất cả mọi thành viên đầu đồng ý, duy chỉ có Giang Thanh là vẫn giữ nguyên ý kiến của mình, và làm ầm ĩ tại hội nghị Bộ Chính trị. Sau hội nghị, Chu Ân Lai cho Vương Hải Dung và Đường Văn Sinh đến báo cáo mọi việc với Mao Trạch Đông.Mao Trạch Đông nổi cáu. Ngày 27.3.1974, ông ta viết thư cho Giang Thanh, thái độ cực kỳ nghiêm khắc: “Giang Thanh! Việc đồng chí Đặng Tiểu Bình ra nước ngoài là ý kiến của tôi, không nên phản đối thì hay hơn. Hãy cẩn thận, đừng có phản đối những đề nghị của tôi”. Ngay tối hôm đó, trong một cuộc họp, do sợ hãi sự giận dữ của Mao Trạch Đông, Giang Thanh đành phải tỏ ý đồng tình với việc đoàn đại biểu sẽ do Đặng Tiểu Bình dẫn đầu đi dự hội nghị đặc biệt của đại hội đồng Liên hợp quốc. Sau cuộc họp đó, Chu Ân Lai viết thư gửi Mao Trạch Đông: “Mọi người đã hoàn toàn nhất trí với quyết định của Chủ tịch đưa Đặng Tiểu Bình ra nước ngoài họp. Bắt đầu từ ngày 27.3.1974, đã giảm bớt công tác trong nước, để chuẩn bị cho việc đi ra nước ngoài”. Đồng thời còn báo cáo: “Về vấn đề an toàn của đồng chí Đặng Tiểu Bình cùng các đồng chí khác đã tăng cường bố trí về mọi mặt. Ngày 6.4.1974 khi đoàn đại biểu rời Bắc Kinh sẽ cử hành một cuộc đưa tiễn lớn, cho thêm phần long trọng”.Trong lần đấu tranh sắp mặt đó, đã kết thúc với sự thắng lợi của Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình trước sự thất bại của Giang Thanh. Đối với Chu Ân Lai mà nói, ý nghĩa của sự thắng lợi trong cuộc đấu tranh này thật khác thường. Trong những ngày tháng Cách mạng văn hoá kéo dài suốt bảy năm trời, phải đối mặt với thế lực Đại cách mạng văn hoá của tập đoàn Lâm Bưu và tập đoàn Giang Thanh, Chu Ân Lai chỉ có một thân một mình chống đỡ. Ông gian khổ vùi đầu vào làm việc để làm cho nên kinh tế quốc dân không đến nỗi bị sụp đổ, ông chèo chống để xoay chuyển cục thế hỗn loạn. Ông ra sức tìm mọi cách để giải cứu cho được những đồng chí cán bộ cũ đã bị đánh đổ, hạ bệ. Ông bao quát toàn cục, nhẫn nhục gánh vác, mà vẫn luôn bị tấn công bằng những cuộc phê phán không công bằng của những kẻ thủ ác làm ông đau đớn. Ông mang trong lòng một nỗi thống khổ, khiến thể xác ông suy yếu hẳn đi. Chính cái tâm tình u uất ấy đã làm cho ông mắc bệnh hiểm nghèo, không chữa chạy nổi. Ông biết ông đang mang bệnh nặng trong người, ngày ra đi cũng đã gần kề. Được sự ủng hộ của Mao Trạch Đông, ông cố gắng tranh thủ phục hồi công tác cho hàng loạt các cán bộ lão thành trong đó có Đặng Tiểu Bình.Giờ đây, ở trung ương, ở Quốc vụ viện, ở Quân uỷ trung ương, ông không còn đơn thương độc mã nữa, có Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm và một số người khác cùng sát vai chiến đấu. Nếu như nói, trước đây ông nhẫn nhục chịu đựng, phải quanh co để cầu toàn, thì bây giờ, hôm nay đây, ông vẫn còn phải dốc toàn lực của mình ra để kiên cường đấu tranh không thoả hiệp với những thế lực tội ác. Ông muốn dốc toàn bộ khí lực và cả sinh mệnh mình, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng chí của ông tiếp tục đấu tranh. Ông biết rằng, một khi ông không còn làm được việc gì nữa, thì đồng chí của ông cũng nhất định sẽ không chịu thoả hiệp, không ngừng không nghỉ tiếp tục cuộc đấu tranh. Đất nước, nhân dân và đảng đã quá khốn khổ rồi, tất cả đều phải kết thúc thôi. Trách nhiệm Trời trao, những con người ấy cõng trên vai hy vọng của dân tộc, và nhận lãnh trách nhiệm ấy vì tiền đồ vận mệnh của đất nước và nhân dân, “Tôi không đi vào biển khổ, thì ai đi vào biển khổ đây? Tôi không đi vào địa ngục, thì ai đi vào địa ngục đây?”. Thời khắc quyết chiến đã tới rồi, đi Tổ quốc, vì nhân dân, cho dù thịt nát xương tan, cũng không từ. Thắng lợi dân này có được cũng không phải dễ dàng gì. Đó là thắng lợi có được sau những vất vả khổ cực, bảy năm máu và lửa. Khi đưa tiễn Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai đã tiến hành một nghi thức vô cùng long trọng. Ông không chỉ đưa tiễn Đặng Tiểu Bình ra nước ngoài, mà là một cuộc xuất chinh “đầy hoành tráng”, để từ nay về sau, dù trong hiểm cảnh, vẫn chiến thắng được lú lẫn cùng tội ác. Mao Trạch Đông trong lúc này cũng đã hạ quyết tâm ủng hộ Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Mao Trạch Đông bây giờ cần có được sự kết thúc thắng lợi huy hoàng, vinh dự công cuộc Đại cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản, nhưng không tiếp tục tiến hành tạo phản nữa, không rơi vào tình trạng vô chính phủ lan tràn, và không rơi vào cục diện hỗn loạn vô trật tự. Ông ta không còn nghe những lời sàm bậy, linh tinh của Giang Thanh và bề cánh về vấn đề này nữa. Sau khi ăn mắng của Mao Trạch Đông, Giang Thanh cùng bè cánh không còn ngoác miệng gào thét mà bắt đầu co vòi lại. Trận đất bằng bỗng nổi cơn phong ba chính trị này thế là tạm thời được dẹp yên.Khi Mao Trạch Đông đã quyết định cho Đặng Tiểu Bình dán đoàn dại biểu Trung quốc đi dự hội nghị đặc biệt của đại hội đồng Liên hợp quốc, cha tôi ngoài công việc thường nhật ra, cũng đã bắt đầu làm những công việc chuẩn bị cho cuộc họp ở Liên hợp quốc. Cuộc họp đầu tiên được triệu tập họp tại nhà tôi ở thôn Hoa Viên. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Kiều Quán Hoa hỏi: “Công tác chuẩn bị nên làm như thế nào?”. Cha tôi đáp: “Quan trọng nhất là bài phát biểu đây đủ, trọn vẹn”. Lời nói đó định rõ điều quan trọng trong chuyến đi này. Từ đó về sau, cha tôi tập trung tinh lực khởi thảo bài phát biểu tại đại hội đồng Liên hợp quốc. Ông luôn triệu tập những người có liên quan ở Bộ Ngoại giao đến đại hội đường Nhân dân, hoặc ở một nơi nào đó, để thảo luận đi thảo luận lại từng phần của bài phát biểu. Trong quá trình soạn thảo, cha tôi nhiều lần nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại rằng, cần phải căn cứ vào bài diễn văn mà Mao Chủ tịch đã đọc nhiều lần về chính sách ngoại giao của Trung quốc, cần phải căn cứ vào lý luận ba thế giới của Mao Chủ tịch để tường thuật lại tỷ mỷ với thế giới qua cuộc họp này. Cha tôi cùng những cây bút của Bộ Ngoại giao sửa chữa cân nhắc từng câu từng chữ trong bản thảo, có khi phải thảo luận với nhau về từng đoạn, từng đoạn một. Buổi trưa, cha tôi cũng như tất cả mọi người, nhận một xuất cơm trưa, ăn xong, dựa vào thành ghế nghỉ ngơi một lát, sau đó lại tiếp tục thảo luận, cân nhắc, sửa chữa. Lúc đó, cha tôi đã vào tuổi thất thập, vậy mà chẳng thấy ông mệt mỏi gì. Cần nói rằng, có được điều đó, cần phải quy công cho đời sống lao động ba năm ở Giang Tây, nó đã rèn luyện cho cha tôi có được một thân thể khoẻ mạnh. Trong một cuộc họp khi thảo luận tới đoạn kết của bản thảo, cha tôi suy nghĩ rồi nói: “Theo tôi, nên thêm vào mấy câu này, đó là: “Trung quốc hiện nay không xưng bá nữa, sau này cũng không làm một siêu quốc gia lớn”. Nếu như một ngày nào đó, Trung quốc đổi màu, biến thành một siêu quốc gia lớn, và xưng vương, xưng bá trên thế giới, đi bắt nạt người ta, đi xâm lược người ta, bóc lột người ta, thì nhân dân thế giới cần phải chụp cho Trung quốc một cái mũ đế quốc xã hội chủ nghĩa, và phải vạch trần nó ra, phản đối nó, rồi sát cánh với nhân dân Trung quốc cùng đánh đổ nó đi”. Bản thảo bài diễn văn ở cuộc họp đại hội đồng Liên hợp quốc đã viết xong, trình Bộ Chính trị thảo luận, thông qua, cuối cùng trình lên Mao Trạch Đông duyệt. Mao Trạch Đông bút phê trên bản thảo bài diễn văn: “Hay, tán thành”.Trong khi Đặng Tiểu Bình đang dốc toàn lực vào việc viết, sửa diễn văn sẽ đọc trước đại hội đồng Liên hợp quốc, thì Chu Ân Lai cũng chẳng nghĩ gì đến bệnh tật của mình, đích thân đi tổ chức, sắp xếp rất chu đáo tỷ mỷ cho chuyến đi của Đặng Tiểu Bình. Ông triệu tập Bộ Ngoại giao và những người phụ trách hãng hàng không dân dụng tới họp, nghiên cứu nghi thức lễ đưa tiễn, và sự an toàn bay cho đoàn đại biểu. Ông dặn dò những người lãnh đạo hãng hàng không dân dụng: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình là đại diện của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đi họp ở tiên hợp quốc, chúng ta phải làm tăng sự vinh quang đó lên bằng cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường”. Để đảm bảo cho chuyến bay thông suốt, ông đề nghị với hãng hàng không dân dụng tổ chức hai đường bay bay thử, theo hai hướng đông, tây cùng một lúc, như vậy nhỡ có xảy ra chuyện gì, vẫn bản đảm được chuyến bay. Khi đó đất nước Trung quốc hoàn toàn nằm trong tình trạng đóng cửa, không có tuyến bay tới các nước phương tây, nhưng vì chuyến đi dự họp ở đại hội đồng Liên hợp quốc kỳ này của Đặng Tiểu Bình, ông đã đặc biệt phê chuẩn cho hãng hàng không dân dụng Trung quốc xin phép mở đường bay, để có được chuyến bay rất đặc biệt này.Ngày 6.4.1974, Đặng Tiểu Bình dẫn đầu đoàn đại biểu của Trung quốc bay sang New York tham sự hội nghị đặc biệt của Liên hợp quốc. Chu Ân Lai không kể đến bệnh tình càng ngày càng thêm nghiêm trọng. Ông ôm bệnh ra sân bay, cùng với hàng ngàn quần chúng, long trọng làm lễ tiễn đưa Đặng Tiểu Bình. Bàn tay của một Chu Ân Lai, gầy guộc với bàn tay của một Đặng Tiểu Bình quắc thước nắm chặt lấy nhau, bao nhiêu lời tâm huyết cùng sự tin tưởng đều được gửi gắm vào trong cái bắt tay chặt chẽ ấy...Ngày 10.4.1974 tại thành phố Niu-ooc đô hội nổi tiếng thế giới, tại hội trường lớn của toà nhà trụ sở từng danh của Liên hợp quốc, Đặng Tiểu Bình, phó thủ tướng Quốc vụ viện Trung quốc đại diện cho chính phủ Trung quốc đọc diễn văn tại đại hội đặc biệt lần thứ sáu của đại hội đồng Liên hợp quốc với sự quan tâm lắng nghe của những người dự họp. Đặng Tiểu Bình đã nói với toàn thế giới cặn kẽ, đầy đủ về lý luận “ba thế giới của Mao Trạch Đông, và chính sách đối ngoại của Trung quốc. Bài diễn văn của Đặng Tiểu Bình đã làm các nước thế giới quan tâm cao độ đặc biệt là lý luận “ba thế giới của Mao Trạch Đông và lời hứa Trung quốc về vĩnh viễn không xưng hùng xưng bá, đã làm cho các nước thuộc thế giới thứ ba nhiệt liệt hưởng ứng và hoan nghênh. Khi bài diễn văn kết thúc, cả hội trường lớn của Liên hợp quốc vang lên những tràng võ tay ròn rã và hồi lâu không dứt. Rất nhiều đại biểu của các nước thuộc thế giới thứ ba chạy tới nhiệt tình bắt tay đoàn đại biểu của nhân dân Trung quốc, làm cho cả hội trường xôn xao hẳn lên. Những người đưa tin đã viết hàng loạt bài bình luận đưa tin, đánh giá đối với chính sách ngoại giao, lý luận “ba thế giới, lời hứa không xưng hùng xưng bá của Trung quốc, đối với Đặng Tiểu Bình, người phát ngôn của Trung quốc. Có bài bình luận viết: “Người Trung quốc với thân hình thấp bé này, đứng lên diễn đàn của Liên hợp quốc, không chỉ là đại diện cho hình tượng nước Trung quốc mới mà còn là “người đại diện đứng đắn nhất của thủ tướng Chu Ân Lai”.Trong thời gian hội nghị, đặng Tiểu Bình đã gặp gỡ rất nhiều các nhà lãnh đạo nước ngoài, trung đó cả quốc vụ khanh nước Mỹ là Kitsinggiơ. Ngày 14.4.1974, trong khách sạn Waldaw, Niu Oóc, Đặng Tiểu Bình đã có cuộc hội đàm với Kitsinggiơ bành về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Đấy là lần đầu tiên gặp mặt giữa Đặng Tiểu Bình là Kitsinggiơ. Trong vòng mười lăm năm về sau, họ lại gặp gỡ nhau nhiều lần và trở thành đôi bạn rất chân thành và tôn kính lẫn nhau.Trong lần ở sang Liên hợp quốc này, đã tạo dựng cho Động Tiểu Bình một địa vị quan trọng của một nhà hoạt động chính trị quốc tế cũng từ đó cái tên Đặng Tiểu Bình được cả thế giới quan tâm chú ý.Sau khi hoàn thành sứ mạng lớn ở đại hội đồng Liên hợp quốc đoàn đại biểu của Trung quốc, theo đúng tuyến đi cũ, lên máy bay của hãng hàng không Pháp từ Niu Oóc về Pari của nước Pháp, sau đó đổi sang máy bay hàng khõng dân dụng của Trung quốc trở về nước. Khi dừng lại ở Pari, cha tôi ở trong dinh thự của đại sứ quán Trung quốc. Hàng ngày cứ khoảng hơn sáu giờ sáng là cha tôi trở dậy, đi bách bộ trong sân khu dinh thự ấy. Cha tôi thích uống cà phê tại một quán nhỏ của nước Pháp, mà năm mười năm trước, khi vừa học vừa làm ở Pháp ông vẫn thường hay tới uống, nên ông thường nhờ nhân viên sứ quán ra phố tới quán cà phê đó mua về giúp ông: Đại sứ Trung quốc là Tăng Đào rất quan tâm tới chuyện an toàn, nên thường cử đặc sứ là Tôn Hiểu Ức, đảng uỷ viên của sứ quán thân hành đi mua hàng ngày. Thế là cứ vào sáu giờ sáng mỗi ngày, Tôn Hiểu Ức xách hai cái phích to của Trung quốc đi ra cái quán cà phê nhỏ ấy mua cà phê. Tại quán đó cứ phái đổ từng tách từng tách cho đầy hai chiếc phích to quả là một chuyện chẳng dễ dàng gì, khiến ông lão chủ quán phải cười nói rằng: “Người của các anh là một tiểu đoàn hay một trung đoàn vậy?. Có một lần, khi cà phê xách được về tới nhà là lúc sắp bước vào giờ ăn sáng, nhưng Kiều Quán Hoa còn đang ngủ, cha tôi nói: “Không phải đợi ông ấy” rồi cùng mọi người ngồi vào ăn. Tại Pháp, cha tôi đã nhờ nhân viên đại sứ quán tìm lại một địa chỉ cũ nơi những năm 20, ông cùng Chu Ân Lai và những người khác tham gia hoạt động bí mật của Đảng cộng sản Trung quốc. Ở một nơi có tên là quảng trường Itali, trong một gian phòng nhỏ sơ sài của một nhà trọ tồi tàn, một tốp đảng viên trẻ tuổi của Đảng cộng sản Trung quốc do Chu Ân Lai dẫn đầu, đã sống một cuộc sống nghèo túng, cần kiệm nhưng đầy nhiệt huyết, lao vào hoạt động cách mạng, cứu dân cứu nước, dưới những cặp mắt nhòm ngó và truy lùng của quân cảnh Pháp. Năm 1926, khi cha tôi tránh được một cuộc truy lùng bắt bớ của quân cảnh Pháp, rồi rời Pháp sang Liên xô học tập, ông không hề nghĩ rằng, vào ngày hôm nay, bốn mươi tám năm sau, ông sẽ trở lại nơi đó với danh nghĩa là một nhà lãnh đạo của nước Trung quốc mới. Do lý do bảo đảm an toàn, nên ông không tiện xuống xe. Xe tới quảng trường Itali, chạy vòng hai vòng nhưng không tìm thấy cái nhà trọ nhỏ bé nơi các ông đã từng ở ngày xưa. Cha tôi nhìn qua cửa sổ xe, nói một cách cảm khái: “Thay đổi hết cả rồi. Trước kia, tôi cùng thủ tướng và Lý Phú Xuân hay đến cái quán cà phê ở phía đối diện ngồi uống”. Trước khi rời nước Pháp, đại sứ Tăng Đào hỏi, có định mang theo cái gì đó về nước không?” Cha tôi suy nghĩ một lát rồi nhờ đại sứ mua giúp một ít bánh sừng bò và một ít pho mát của Pháp. Đại sứ nói, thế thì có khó gì. Rồi cho người đi mua về hai trăm chiếc bánh sừng bò và đủ các loại pho mát. Mang về nước cha tôi tự tay chia phần, đem bánh và pho mát biếu những lão chiến hữu đã từng cùng ông sống ở Pháp vừa học vừa làm, vừa hoạt động cách mạng như Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân, Nhiếp Vinh Trăn, Thái Sướng. Vào một buổi tối trước khi đoàn đại biểu về nước, tất cả tập trung ở pbòng khách của tư dinh đại sứ quán. Vì nhiệm vụ đã hoàn thành rất viên mãn, nên mọi người đều rất hứng khởi và tinh thần rất thoải mái. Nhưng cha tôi ngồi trên một chi ếc ghế bành, lại trầm ngâm chẳng nói gì. Khi mọi người nói chuyện về đến trong nước, cha tôi mới nói một câu: “Trở về là một cuộc ác chiến”. Tình cảm của ông đã sớm quay trở lại với đất nước rồi, trở về với một bãi chiến trường đấu tranh chính trị tàn khốcNgày 19.4.1974, cha tôi dẫn đầu phái đoàn tham gia hội nghị của đại hội đồng Liên hợp quốc về nước. Buổi sáng ngày hôm đó, Chu Ân Lai gửi công văn báo cáo với Mao Trạch Đông: “Đoàn đại biếu do Đặng Tiểu Bình làm trưởng đoàn, năm giờ rưỡi chiều nay sẽ về tới Bắc Kinh, lễ đón đoàn cũng sẽ tổ chức giống như lúc đưa tiễn”.Năm giờ chiều, Chu Ân Lai lại vẫn ôm bệnh ra sân bay, tổ chức nghi thức đón tiếp cực kỳ long trọng. Ông hết sức vui mừng vì người lão chiến hữu của ông đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.