5. Nga nhảy vô chia phần. Nước Nga từ đầu thế kỷ XVIII, sau khi Đại đế Pierre biến pháp, thành một cường quốc ở Bắc Âu, muốn tranh giành ảnh hưởng với các nước Tây Âu như Anh, Pháp; nhưng vì tiến sau hai nước này, mà cũng vì vị trí của non sông, không dễ gì kiếm được một lối thoát ra biển: Thoát ra Đại Tây Dương thì bị Anh chặn, thoát xuống Địa Trung Hải thì bị cả Anh lẫn Pháp chặn (eo biển Dardanclles bị họ kiểm soát), biển phía Bắc băng đóng quanh năm, chỉ còn một cách là ngoi qua phía Đông, vượt Sibérie mà ra Thái Bình Dương. Khoảng giữa thế kỉ XVII, Nga đã tiến tới Hắc Long Giang bị Mãn Thanh chặn lại, hai bên ký với nhau điều ước Nertchinsk. Thời Đạo Quang nhân dịp Trung Hoa bị nội loạn và ngoại ưu, Nga tìm cách lấn thêm đất của Trung Hoa. Năm 1847, Nga hoàng phái Mursvier qua Đông Sibére, kinh doanh ở Viễn Đông. Mursvier lập thêm nhiều đồn doanh ở miền Hắc Long Giang, cắm cờ Nga, nhận làm thuộc địa của Nga, rồi yêu cầu Thanh đình định lại biên giới. Năm 1855, Thanh đương bối rối về loạn Thái Bình, Niệm, Hồi, vì yêu sách của Anh, nên thỏa mãn tất cả các điều ước của Nga xin, và ký với họ điều ước Ái Huy, nhường cho họ phía Bắc Hắc Long Giang, lại cho họ được quản trị chung với mình miền đông Ô Tê Lí Giang (Ussuri). Năm 1860, Nga viện cớ đã làm trung gian giúp Thanh điều đình với Anh Pháp, xin được đền công, thêm vào điều ước Bắc Kinh 15 khoản nữa, mà những khoản chính sau đây: 1. Miền Đông Ô Tê Lí Giang cho tới bờ biển thuộc hẳn về Nga, chứ không phải của chung Nga và Trung Hoa. 2. Mở một nơi ở Tân Cương cho Nga lập thương điếm. 3. Thương nhân nga được tự do ra vào Bắc Kinh. Người Trung Hoa cho hai điều ước đó là nhục nhã nhất. Không tốn một viên đạn, không mất một tên lính mà Nga chiếm thêm được trên 2.000.000 dặm vuông, cổ kim chưa có trường hợp ngoại giao nào kỳ cục như vậy. Từ đó phía Bắc Trung Hoa bị Nga uy hiếp, sau này gây ra biết bao tai họa cho dân tộc Trung Hoa, hiện nay vẫn chưa chấm dứt. Đó là phía Đông Bắc, phía Tây Bắc Nga cũng dùng mánh khóe mà xẻ được của Trung Hoa nhiều miền lớn. Đầu đời Đạo Quang, ở Tân Cương, người Hồi nổi loạn, Nga nhân đó bắt Thanh phải định lại biên giới, và Thanh phải dâng họ trên 30.000 dặm vuông. Tám chín năm sau, lại có loạn Hồi ở Thiểm Tây, Cam Túc, Nga lại buộc định lại biên giới, và mỗi lần như vậy, Nga lại xẻo được của Thanh một miếng. Thấy dễ ăn quá, mà miếng nào cũng ngon cả, Nga lại càng thêm, năm 1871 (đời Đồng Trị), mặc dầu chẳng có loạn gì cả, Nga cũng viện cớ để dễ duy trì sự trị an ở biên cảnh, tiến quân vào I Lê (I-Li), tuyên bố “tạm chiến I Lê, đợi khi nào Thanh đình có đủ khả năng thống trị miền đó thì sẽ trả lại”. Nga tốt bụng, như vậy Thanh lấy lẽ gì mà từ chối? Nhưng 7 năm sau 1878 – đời Quang Tự), Thanh đã bình định được Tân Cương rồi, xin Nga trả lại I Lê, Nga thản nhiên nuốt lời, bắt Thanh phải kí một điều ước gồm 18 khoản mà hai khoản chính là Thanh phải bồi thường quân phí 5.000.000 rúp (tiền Nga) cho Nga, và cắt nhường Nga miền phú nguyên duy nhất của I Lê. Từ Hi Thái Hậu lúc đó cầm quyền, không chịu, chuẩn bị chiến tranh với Nga. Lần này Anh đưng giữa điều đình (nên hiểu là ép Thanh phải nhường) và sau 6 tháng đàm phán hai bên ký điều ước I Lê ở kinh đô Nga: - Trung Quốc phải bồi thường 9 triệu rúp quân phí cho Nga. - Cắt nhường miền Tây I Lê cho Nga. Vậy là bỗng dưng Trung Hoa mất trên 660.000 dăm vuông ở biên cương Tây Bắc, Nga trả cho Thanh một khu đất ở phía Nam, nhưng đòi thêm bốn triệu rúp. Đây cũng vừa đấy. Lạ lùng thay lũ cháu chắt của Khang Hi, Càn Long này đã tiêu tốn bao nhiêu công của mới làm chủ được miền Tây Bắc đó, bây giờ họ nhường lại cho Nga cai trị. Y như bọn con nhà giàu tới thời suy, vung phí của cải tổ tiên cho mau hết, không hề tiếc. 6. Triều đình vãn Thanh – Từ Hi Thái Hậu. Dẹp được Thái Bình Thiên Quốc, loạn Niệm, Hồi là công của ba danh thần Hán: Tăng Quốc Phiên, Lí Hồng Chương và Tả Tôn Đường. Chính họ đã làm cho nhà Thanh phục hưng lại, nhưng không được trọn dụng, triều đình Thanh vẫn nghi kỵ họ; họ càng thành công thì bọn quí tộc Mãn càng ghen ghét. Cho nên họ chỉ được làm những chức trưởng quan ở địa phương. Ngay như Tăng Quốc Phiên cũng phải giữ ý, không dám đưa ra một kế hoạch lớn để làm cho Thanh hùng cường lên. Đó là một nguyên nhân khiến cho Thanh không vượng lên được. Ở triều đình họ không dám dùng người Hán có tài, mọi việc bọn vua chúa Mãn quyết định với nhau hết, mà bọn này đã “chẳng biết chút gì tình hình dân chúng”, lại ít học, ngu dốt, càng mù tịt về tình hình thế giới. Khi liên quân Anh Pháp vào Bắc Kinh, Hàm Phong trốn ở Nhiệt Hà, giao việc nước cho một người em (Cung Thân Vương). Ông ta là ông vua trác táng nhất đời Thanh, bẩm sinh vốn bạc nhược mà ngày đêm chìm vào tửu sắc, năm sau chết ở Nhiệt Hà, mới khoảng 30 tuổi, ở ngôi được một năm. Con ông mới 6 tuổi lên nối ngôi, niên hiệu Đồng Trị (1862 – 77) Hoàng Hậu vợ của Hàm Phong, Từ An không có con, Đồng Trị là con một cung phi. Từ Hi(1) của Hàm Phong, nhưng theo phong tục Trung Hoa, vẫn coi Từ An là mẹ lớn. Hoàng tộc quyết định đê cho hai bà đó “thùy liêm thính chính” (rủ mành mành mà nghe việc nước), nghĩa là cùng quyết định việc nước thay vua, cùng phụ chính. Cung Thân Vương và Văn Tường đều là người tốt, giúp ý kiến hai bà thái hâu đó. Từ An Thái Hậu ít học, đôn hậu, có phẩm cách. Từ Hi học khá hơn, đọc viết được chữ Hán (triều đình dùng toàn chữ Hán, cà ngôn ngữ Hán nữa), thông minh, lanh l
Chương 8 (4)
Chương 8 (5)
Chương 8 (6 )
Chương 8 (7)
Chương 8 (8)
Chương 8 (9)
Chương 8 -10
Phần IV
Chương 1
Chương 1 - 2
Chương 1 - 3
Chương 1- 4
Chương 1 -5
Chương 2
Chương 2-2
Chương 2-3
Chương 2-4
Chương 2-5
Chương 2-6
Chương 2-7
Chương 3
Chương 3-2
Chương Kết
Phụ lục
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
Bài học Israel
Bảy bước đến thành công
BẢY NGÀY TRONG ĐỒNG THÁP MƯỜI
Đế thiên đế thích
ĐỌC CUỐN “SÀI GÒN NĂM XƯA” CỦA VƯƠNG HỒNG SỂN
Đời viết văn của tôi
Đông Kinh Nghĩa Thục
Gương Chiến Đấu
Gương hy sinh
Hồi ký Nguyễn Hiến Lê
!!!4287_34.htm!!!!!!4287_36.htm!!!
Đã xem 1516017 lần.
http://eTruyen.com