Chương 11


Chương 34

Ngày 16-2-1950 tại bữa tiệc chia tay trước khi Mao về lại TQ, một nhân vật được đưa tới gặp Mao: Hồ Chí Minh. Stalin cho Hồ biết viện trợ cho VN sẽ là trách nhiệm của Mao. Cả hai về lại TQ chung một xe lửa, Mao cho Hồ biết kế hoạch đầu tiên sẽ là thiết lập một hệ thống đường xá nối liền hai nước, giống như Liên Xô đã làm cho TQ-1945-46. Lịch sử được lập lại ở VN: Nhờ số quân viện khổng lồ của TQ đổ sang, gồm cả vũ khí và cố vấn người TQ, VN đã lao vào một cuộc chiến tranh trong 25 năm với Pháp và sau đó là Mỹ. Dưới sự chỉ đạo của cố vấn TQ, VN đã mở ra một cuộc cải cách ruộng đất tàn bạo hơn cả chính TQ. Bất chấp chống đối của dân chúng, Hồ đã nhắm mắt cho Mao biến VN thành một con rối của TQ.
Tháng 10-1950 Mao nhảy vào một mặt trận thứ hai: Triều Tiên. Sau thế chiến thứ hai, Triều Tiên chia đôi: miền bắc thuộc phe cộng sản, do Kim Nhật Thành lãnh đạo, miền nam thuộc phe tự do, do Phác Chánh Hy làm tổng thống. Tháng 3-1948 Kim viếng thăm Liên Xô và đề nghị Liên Xô giúp Kim thống nhất đất nước. Stalin không đồng ý vì e ngại sự can thiệp của Mỹ. Kim tìm tới Mao, và được Mao nồng nhiệt hứa hẹn sẽ giúp đỡ. Mao thuyết phục Stalin là cuộc chiến Triều Tiên sẽ là đất cho Liên Xô thử các vũ khí mới của họ. Sau nữa, với quân số hùng hậu của TQ gửi sang tham chiến Mao có khả năng đánh bại quân Mỹ, và thế chiến lược giữa hai siêu cường vì thế sẽ có thay đổi.
Ngày 25-6-1950 Bắc Hàn xua quân tràn qua vĩ tuyến 38 tấn công Nam Hàn. Liên Hiệp Quốc nhanh chóng thông qua một nghị quyết sẽ gửi quân sang giúp Nam Hàn. Lý do Liên Xô không phủ quyết chuyện này vì Liên Xô muốn Mỹ đọ sức với TQ ở chiến trường này. Ai thắng ai thua Liên Xô đều có lợi.
Đầu tháng 8-1950 Bắc Hàn đã chiếm được 90% Nam Hàn. Ngày 15-9 Mỹ bắt đầu đổ quân vào Nam Hàn và đẩy quân Bắc Hàn trở lui. Ngày 29-9 Kim điện cầu cứu Stalin cho phép Mao gửi Chí nguyện quân. Ngày 1-10 Stalin bật đèn xanh cho Mao gửi quân. Mao nhảy dựng mừng vui, ra lệnh cho quân đội đang đóng ở biên giới với Triều Tiên: hãy sẵn sàng. Tại cuộc họp Bộ chính trị, mọi người đều chống lấy lý do là: quân Mỹ hơn hẳn TQ về mặt kỹ thuật, chưa kể Mỹ còn có bom nguyên tử, nhưng dưới sự lãnh đạo của Mao, bộ chính trị không còn khả năng chống đối ý của Mao nữa.
Ngày 2-10 Mao đánh điện cho Stalin là quân TQ chưa sẵn sàng. "Chúng tôi còn đang bàn thảo". Thực ra Mao đã sẵn sàng mọi thứ, Bành Đức Hoài đã được cử làm tư lệnh chiến trường, nhưng Mao đang muốn mặc cả với Liên Xô.
Ngày 5-10 Stalin đánh điện: "Còn chờ gì nữa".
Ngày 8-10 Mao gửi Lâm Bưu và Chu Ân Lai sang Moscow thương lượng với Stalin về quân dụng. Lý do Lâm Bưu được chọn vì Lâm Bưu chống cuộc chiến này từ đầu. Mao đánh giá là nếu mình càng làm eo thì sẽ càng có thêm nhiều quân dụng tốt. Không ngờ Stalin đã biết tẩy của Mao, ông cho biết là mọi thứ đã sẵn sàng như đề nghị ban đầu của Mao chỉ trừ một đơn vị 124 chiếc máy bay chiến đấu để bảo vệ trên không cho quân TQ. Stalin cũng cho hai người biết là TQ không cần phải tham chiến nếu không muốn. Chu và Lâm điện về TQ tham khảo Mao thì được Mao cho hay: Chúng ta vẫn cứ tham chiến, dù có hay không có bảo vệ trên không.

Truyện Chương 11 Lời người dịch: Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 !!!9905_37.htm!!! Đã xem 253462 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 36

--!!tach_noi_dung!!--
 Với 91 công trình sản xuất vũ khí nặng được Liên Xô chấp thuận xây cất lần này, Mao hăng hái đưa ra một kế hoạch biến TQ thành một cường quốc quân sự trong vòng 15 năm. Kế hoạch ngũ niên 1953-57 sử dụng 61% ngân sách để xây dựng ước mơ này của Mao (trong khi giáo dục, văn hoá và y tế chỉ được 8%). Dân chúng bị đảng dối gạt là những công trình này do Liên Xô trợ cấp trong khi thực ra nó nằm trong chương trình trao đổi giữa hai nước: TQ đổi thực phẩm lấy viện trợ quân sự. Mao xuất cảng cả gạo, vốn là thứ mà TQ luôn phải nhập cảng, mặc kệ dân chúng chết đói. Mao là tác giả câu nói bất hủ: "Nếu chỉ còn lá cây mà ăn thì cứ để chúng ăn lá cây".
Mao cũng không quên ước mơ được dẫn đầu khối cộng sản, nên ngoài chương trình xuất cảng thực phẩm đổi lấy viện trợ quân sự, Mao còn viện trợ và cho vay không điều kiện cho một số quốc gia khác, như Bắc Việt, Bắc Hàn và thậm chí ngay cả Đông Đức khi xảy ra cuộc nổi loạn giữa dân chúng và chính quyền tháng 6-1953. Bức tường Bá Linh được xây nên theo ý kiến của Mao, khi Tổng Bí thư đảng Cộng sản Đông Đức thăm xã giao TQ-1956.
Người chống đối chương trình trao đổi thực phẩm lấy viện trợ quân sự mạnh nhất là Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật thứ hai sau Mao ở TQ. Theo Lưu, mức sống người dân phải được đặt trên ý đồ bánh trướng quân sự. Vì đang còn cần Lưu, Mao cho thanh trừng Cao Cương (Gao Gang), bí thư Mãn Châu, với tội danh là âm mưu chia rẽ cán bộ đảng. Gao là người ủng hộ chương trình trao đổi thực phẩm lấy viện trợ của Mao 100%. Khi biết tin Stalin sắp chết, Mao lập tức công bố những dấu hiệu cho thấy Lưu sắp bị thanh trừng: Không cho Lưu đi theo Mao trong những lần công du, đòi hỏi Lưu phải đưa cho Mao coi xét mọi công văn trước khi phổ biến, tố cáo Lưu (dù không nêu đích danh) có những hành động hữu khuynh, hạ bệ những cộng sự viên thân tín của Lưu. Lưu e sợ sẽ tới phiên mình bị thanh trừng. Bỗng nhiên, ngày 24-12-1953, Mao chỉ định Lưu sẽ thay mình làm chủ tịch nước để ông được nghỉ đi chơi một thời gian, có nghĩa là Lưu vẫn được tín nhiệm. Từ đó Lưu không dám chống đối Mao nữa.
Chuyến đi chơi của Mao đem tới một lạc thú cho Mao: gái đẹp. Bất cứ nơi nào Mao đặt chân tới các cán bộ địa phương phải sẵn sàng gái tơ, đẹp và còn trinh dâng cho Mao.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Nguyễn Học
Nguồn: Nguyễn Học ( MHN)
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 9 tháng 10 năm 2007

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--