Hồi 36
Quế Phương vâng chiếu chinh Tây

Triều Lôi vâng mật lệnh của Tử Nha kéo quân trở về phục lệnh tôi dinh của Thái Sư Văn Trọng.
Thái Sư Văn Trọng hay tin, cho đòi vào hỏi:
- Tây Kỳ động tĩnh thể nào?
Triều Lôi thưa:
- Chúng tôi đến Tây Kỳ thì Nam Cung Hoát dẫn quân ra khiêu chiến. Tôi ra đánh ba mươi hiệp sức vẫn cầm đồng. Vì trời tối nên hai bên phải thâu quân. Rạng ngày anh tôi ra binh, đánh Tân Giáp chạy dài, kế bữa sau tướng khác xuất quân, chưa phân thắng bại. Kể ra thì Tây Kỳ cũng chẳng khó đánh lắm đâu, ngặt một điều là Hàng Vinh không chịu phát lương, nên quân sĩ chẳng an. Lương thảo là tánh mạng nhơn mã, mà người không lương, ngựa không cỏ, còn đánh giặc làm sao được? Cực chẳng đã tôi phải về bẩm với Thái Sư, xin phát thêm lương thảo và tăng cường quân lính. Ðược như vậy mới thắng nổi Tây Kỳ.
Văn Trọng ngẩm nghĩ một lúc lúc rồi hỏi:
- Ngươi đi có hỏa bài, lệnh tiễn, vì sao Hàng Vinh chẳng chịu phát lương? Thôi, ngươi hãy đi xin thêm ba ngàn quân và một ngàn lương thảo qua Tây Kỳ ứng tiếp. Ta sẽ cho tướng theo sau.
Triều Lôi tuân lệnh cứ làm y như vậy, không hề trễ nải, rồi lén đem gia quyến ra khỏi năm cửa ải thẳng đến Tây Kỳ.
Người sau có thơ rằng:
Ý niệm mưu cao ít ai bằng
Khen ông Khương Thượng thiệt tài năng
Gạt toi Văn Trọng thâu lương thảo
Gia quyến Triều Lôi khỏi họa căn
Khi Triều Lôi ra đi được bốn ngày, Thái Sư Văn Trọng mới xực nghĩ lại, nhủ thầm:
- Hàng Vinh lẽ nào không phát lương thảo? Chắc cũng có duyên cớ chi đây?
Liền lấy tiền xủ quẻ. Khi đoán ra được các việc, tức tối vô cùng vỗ án hét:
- Quân phản phúc gạt ta. Ta không ngờ nên bị lầm rồi!
Liền cho quân đến tư dinh hai tướng, thì quả nhiên gia quyến của hai tướng đã đi hết.
Văn Trọng muốn đem binh rượt theo, nhưng nhắm Triều Lôi đi đã xa, không còn đuổi theo kịp nữa liền triệu tập các tướng lại, tõ bày mọi việc, và nói:
- Triều Ðiền, Triều Lôi đã làm phản thì kế hoạch đề phòng của ta đối với Tây Kỳ đã bại lộ rồi. Nay phải động binh, chinh Tây mới kịp. Nhưng chưa biết nên sai tướng nào có đủ khả năng làm việc nầy.
Kiết Lập và Dư Khánh đồng thưa:
- Nếu muốn định Tây Kỳ trọn thắng thì chỉ có Trương Quế Phương, quan Tổng trấn ải Thanh Long cầm binh mới mong thành công.
Văn Trọng khen phải, liền sai quân hỏa bài cầm lệnh tiển ta ải Thanh Long, truyền Trương Quế Phương cất binh chinh phạt Tây Kỳ, lại sai Thần Oan đại tướng quân là Khưu Dẫn ra trấn ải Thanh Long thế cho Trương Quế Phương .
Nói qua Triều Lôi đem gia quyến đến Tây Kỳ, vào tưởng phủ ra mắt Tử Nha, thưa:
- Tôi nhờ Thừa Tướng giập kế thần nên đem được cha mẹ vợ con đến đây hết, nay đã vào thành, chúng tôi xin đến tạ ơn Thừa Tướng.
Kế đó thuật lại mấy lời Thái Sư Văn Trọng dặn.
Tử Nha nói:
- Ta liệu chắc Văn Thái Sư sẽ cử binh đến đánh Tây Kỳ vậy phải để phòng mới được.
Giữa lúc ấy, tại ải Thanh Phong, Trương Quế Phương tiếp được hỏa bài của Thái Sư tức thì điểm mười muôn binh mã, khiến Phong Lâm làm Tiên phuông, chuẩn bị chinh Tây. Ðến lúc Khưu Ðẩu tới. Trương Quế Phương giao việc xong xuôi mới phát binh ra đi.
Ðoàn quân tiến nhanh như gió, không bao lâu đã đến Tây Kỳ an dinh hạ trại.
Tử Nha đang bàn luận với các tướng, bỗng nghe quân báo:
- Trương Quế Phương dẫn mười muôn binh hạ trại cách cửa Nam môn mười dặm.
Tử Nha hỏi Hoàng Phi Hổ:
- Trương Quế Phương dụng binh thế nào?
Hoàng Phi Hổ thưa:
- Thừa Tướng đã hỏi tôi đâu dám giấu.
Tử Nha nói:
- Tướng quân với tôi cùng phò một chúa, ngại gì mà chẳng dám cạn lời?
Hông-Phi Hổ nói:
- Trương Quế Phương là tướng giỏi, võ nghệ siêu quần. Nhưng việc đó không đáng kể, chỉ sợ nó có tà thuật mà thôi.
- Nó dùng phép gì mà gọi là tà thuật?
Hoàng Phi Hổ nói:
- Phép ấy lạ lắm! Lúc xông ra trận, hai bên đấu chiến với nhau, nếu Quế Phương biết được tên địch thủ thì nó kêu lên một tiếng, tức thì địch thủ nhào xuống ngựa mê man bất tĩnh. Vì vậy, nó ra trận bắt tướng như lấy đồ trong túi. Xin Thừa Tướng dặn những người nào ra trận chớ nên xưng tên, vì hễ nó biết tên là bị nó bắt sống ngay.
Tử Nha nghe nói cau mày. Nhưng các tướng không ai tin cả, đồng nói rằng:
- Có lẻ nào kêu tên mà làm cho đối phương chết ngất được? Nếu quả như vậy, nó kêu trăm tiếng cũng đũ bắt hết tướng Tây Kỳ này rồi?
Kẻ nầy xầm xì, người kia cười châm biếm.
Bấy giờ Quế Phương đã an dinh hạ trại xong, sai Phong Lâm ra trận.
Phong Lâm vâng lệnh cầm đao lên ngựa đến thành khiêu chiến.
Quân vào báo Tử Nha hỏi các tướng:
- Ai dám ra đánh trận đầu.
Cơ Thúc Càng là con thứ mười hai của vua Văn vương tánh nóng nảy, lại không tin có phép lạ như vậy, nên bước ra thưa:
- Tôi xin xuất trận đầu cho.
Nói rồi cầm thương lên ngựa khai thành thấy một tướng đứng dựa bên cây Thanh kỳ, tóc đỏ như máu, mặ!!!178_35.htm!!! Đã xem 1913734 lần.


Nguồn: Hùng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

Truyện Phong Thần Diễn Nghĩa Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hai chẳng biết ai còn ai mất.
Ai nấy nghe nói đều buồn bả vô cùng.
Trời rừng sáng đã có quân vào báo:
- Dư Hóa đem binh khiêu chiến.
Hoàng Cổn liền hỏi:
- Ai dám đi đánh trận nầy?
Hoàng Phi Hổ thưa:
- Con xin ra trận.
- Nói rồi cầm giáo lên lưng trâu ra khỏi trại gặp một người dữ tợn râu tóc đỏ ngoe, mặt mũi vàng lườm, chân mày rô, con mắt lộ.
Dư Hóa chưa biết mặt Hoàng Phi Hổ, thấy Hoàng Phi Hổ cởi trâu năm sắc, năm chòm râu dài đuột, mắt phụng mày tằm, mão vàng giáo bạc, liền hỏi:
- Tướng nào xuất trận đó?
Hoàng Phi Hổ nói:
- Ta là Võ Thành vương Hoàng Phi Hổ nay Trụ vương lỗi đạo nên ta định sang Tây Kỳ tị nạn. Còn ngươi tên họ là chi?
Dư Hóa đáp:
- Tiểu tướng là Dư Hóa thuở nay chưa biết mặt đại vương, song cũng nghe tiếng đại vương là tôi của Thành Thang, làm quan cực phẩm. Nghĩ lại họ Hoàng giàu sang quyền quý hơn ai hết. Có điều chi không vừa ý mà làm phản Triều Ca.
Hoàng Phi Hổ nói:
- Tướng quân nói cũng phải, song luận đạo quân thần thì chúa phải lấy lễ đải tôi, tôi phải hết ngay thờ chúa. Chớ nay thiên hạ ai cũng biết Trụ vương là một hôn quân, làm tôi một hôn quân ai mà không xấu hổ. Ðã vậy vua lại ưa nịnh ghét trung, kẻ trung thần lần lượt bị tiêu diệt hết, cho nên lòng người tiêu tán, thiên hạ đảo huyền. Tôi thần nào càng có quyền uy phú quý thì lại càng thấy cảnh đau lòng nhiều hơn. Nay nếu tướng quân lấy tình rộng rãi, cho chúng tôi đến Tây Kỳ lánh nạn thì ơn ấy sau này chẳng quên.
Dư Hóa aói:
- Ðại vương nói sai rồi. Bổn phận tôi giử ải, đâu dám tư tình? Nếu đại vương không phản, tôi mở cửa rước vào, nhưng nay đại vương đã trở lòng, tôi lẽ nào dám thả? Ðại vương cũng biết phép, tôi không lẽ nói nhiều, xin đại vương xuống yên để chủ tướng tôi giải về Triều Ca cho bệ hạ phân xử, may ra bá quan bảo tấu, lấy công xưa mà chuộc tội ngày nay. Chứ như đại vương muốn qua khỏi ải này, chẳng khác leo cây tìm cá.
Hoàng Phi Hổ nghe nói nổi giận mắng:
- Bốn ải kia ta còn qua khỏi, huống chi một Tụy Thủy quan? Nếu ngươi có tài thì cứ giao đấu với ta.
Nói rồi đâm Dư Hóa một giáo. Dư Hóa đưa kích ra đỡ. Hai tướng đành vùi với nhau bụi bay ngất trời bốn phương mù mịt.
Hoàng Phi Hổ đang giận, nên rán sức bình sanh múa cây giáo bạc tít mù, Dư Hóa đánh không lại giục ngựa chạy dài. Hoàng Phi Hổ đuổi theo gần kịp.
Dư Hóa liền lấy cây phướng trong túi phất lên.
Cây phướng ấy là Lục Hồn Phang, phép của ông tiên Nhất Khí ở Bồng Lai truyền cho Dư Hóa.
Cây phướng vừa liệng lên cao liền hóa ra một ngọn khói đen bắt Phi Hổ đi mất.
Dư Hóa lại quăng cây phướng ấy vào ải, các tướng bắt Hoàng Phi Hổ trói tức thì.
Thắng trận, Dư Hóa liền rút quân về.
Hàng Vinh hay tin Dư Hóa đã bắt được Hoàng Phi Hổ, liền truyền quân dẫn đến trướng.
Hoàng Phi Hổ vào đang sững không quỳ.
Hàng Vinh hỏi:
- Triều đình không dám mích lòng ngươi việc gì mà ngươi hành động như vậy?
Hoàng Phi Hổ cười mỉa đáp:
- Ngươi là tướng trấn ngoài ải, quen thói mượn lệnh triều đình làm oai hiếp dân chúng, chớ không rõ trong trào rối loạn đến bực nào. Nay ngươi đã bắt được ta muốn làm gì thì làm, lựa phải nói chi cho nhiều chuyện.
Hàng Vinh nói:
- Ta trấn ải này thì phải giữ bổn phận đón kẻ gian, bắt tôi nghịch, hơi đâu mà nói chuyện với ngươi.
Nói rồi truyền quân giam Hoàng Phi Hổ vào ngục hình, chờ bắt hết cả đoàn sẽ giải về Triều Ca một lượt.
Bên kia Hoàng Cổn sai Hoàng Phi Hổ ra trận, lòng lo lắng không an, đang ngồi trông tin. Bỗng nghe quân báo:
- Dư Hóa bắt đại vương đem về ải rồi.
Hoàng Cổn thất kinh than:
- Súc sanh! Bởi không nghe lời ta lên lập công cho chúng nó.
Kế Dư Hóa lại đem binh đến khiêu chiến, Hoàng Cổn hỏi:
- Có tướng nào dám ra quân chăng?
Hoàng Minh, Châu Kỷ đồng thưa:
- Hai tôi xin xuất trận.
Hai tướng nói rồi xách búa lên ngựa ra khỏi trại điểm mặt Dư Hóa hét lớn:
- Thất phu, ngươi cậy phép tà bắt anh ta, thù sâu như biển.
Nói rồi xốc ngựa tới chém đùa. Dư Hóa đưa kích ra đở. Ba tướng đánh nhầu một trận hơn ba mươi hiệp.
Dư Hóa chống cự không lại quay ngựa bỏ chạy. Hoàng Minh, Châu Kỷ đuổi theo, bị Dư Hóa quăng Lục Hồn Phang lên bắt hết đem về dâng cho chủ tướng.
Hàng Vinh truyền đem nhốt vào ngục chung với Hoàng Phi Hổ.
Quân thất trận chạy về báo với Hoàng Cổn hay.
Hoàng Cổn cúi đầu than thở.
Bỗng có quân vào báo:
- Dư Hóa đem quân đến khiêu chiến trước trại.
Hoàng Cổn hỏi:
- Tướng nào dám ra trận nữa chăng ?
Hoàng Phi Bưu, Hoàng Phi Báo thưa:
- Hai con xin ra sức báo thù anh.
Hai tướng liền cầm thương lên ngựa, ra trước trận gọi Dư Hóa mắng:
- Dư Hóa! Ngươi cậy có tà thuật bắt anh ta, hai ta nguyện ra đây lấy đầu ngươi mà trả thù.
Nói rồi hiệp lực đánh Dư Hóa hơn hai mươi hiệp, làm cho Dư Hóa bại trận chạy dài.
Hai tướng đuổi theo.
Dư Hóa cũng dùng phép cũ bắt nạp.
Hàng Vinh truyền giam lại hết.
Còn Hoàng Cổn hay tin hai con bị bắt lòng buồn bực vô cùng. Suốt đêm không hề nhắm mắt.
Trời vừa mờ sáng đã nghe quân vào báo:
- Dư Hóa dẫn quân đến khiêu chiến nữa.
Hoàng Cổn hỏi:
- Ai dám xuất trận?
Long Hoàn và Ngô Khiêm đồng thưa:
- Hai tôi không sợ tà thuật. Xin ra trận báo cừu.
Nói rồi cầm kích lên ngựa xông ra trận, thấy mặt Dư Hóa, nổi giận mắng lớn:
- Tặc tử đừng cậy phép tà hung hăng. Trận này chúng ta quyết xé xác ngươi mà bảo thù.
Ba tướng đánh nhau ba mươi hiệp, Dư Hóa chạy dài, hai tướng đuổi theo cũng bị Dư Hóa dùng phướng bắt sống đem về nạp.
Hàng Vinh truyền đem giam lại một chỗ. Dư Hóa đánh thắng bốn trận liên tiếp bắt được bảy tướng, Hàng Vinh mừng rỡ, dọn tiệc ăn uống, và hiu hiu tự đắc thể nào phen này giải bọn Hoàng Phi Hổ về triều cũng được triều đình thưởng công.
Bấy giờ Hoàng Cổn nghe tin hai tướng vừa ra trận cũng bị bắt nữa. Lòng bối rối nhìn ba đứa cháu đang đứng hầu hạ mình. Ðộng lòng rơi lụy, thầm nhủ:
- Ta tưởng bọn gia tướng họ Hoàng cũng có chút ít tài năng, ngờ đâu chẳng có đứa nào thắng nổi thằng Dư Hóa cả, thế thì có hy vọng gì qua ải Tụy Thủy. Hoàng Phi Hổ thật bất trí, không lượng trước sức mình. Nay đến nổi này còn biết tính sao đây.
Lại nghe Dư Hóa đến khiêu chiến nữa.
Thứ tôn Hoàng Thiên Lộc bước ra bái ông nội mình, thưa:
- Cháu xin ra trận để trả thù cha, thù chú.
Hoàng Cổn nói:
- Con còn nhỏ tuổi, đánh sao lại Dư Hóa! Rất đỗi cha con mà còn bị chúng bắt kia.
Hoàng Thiên Lộc nói:
- Nay cha, chú con đã bị chúng bắt hết, con còn sống cũng chẳng ích gì, xin ông cho con ra liều sanh tử giữa chiến trận còn hơn.
Hoàng Cổn nhìn cháu, khuyên:
- Cháu có đi phải cẩn thận lắm mới được.
Hoàng Thiên Lộc vâng lệnh cầm thương lên ngựa, ra trước trận mắng lớn:
- Thất phu, ngươi ỷ có phép tà bắt cả gia đình ta, ta quyết với ngươi một còn một mất
Nói rồi đâm một giáo, Dư Hóa đưa kích ra đở liền.
Hoàng Thiên Lộc tuy tuổi nhỏ, nhưng là con nhà tướng, múa cây giáo tợ chong chống làm cho Dư Hóa không biết đường nào mà đở.
Thật là một tiểu anh hùng trong thiên hạ vậy.
Người đời sau có thơ khen:
Trên đời xem có một
Dưới thế vẫn không hay
Râu đỏ đừng khoe phép
Mây xanh mới trổ tài
Nghé tơ nào sợ cọp
Beo nhỏ cũng ăn nai
Ðâm xẻ đùi Dư Hóa
Mất vía lại kinh oai
Hoàng Thiên Lộc thương pháp như rồng, sức mạnh như cọp, đánh Dư Hóa ngẩn ngơ. Vừa đấu được vài mươi hiệp, Hoàng Thiên Lộc trổ tài đâm trúng đùi Dư Hóa một nhát, Dư Hóa kinh hãi giục ngựa chạy ngay.
Hoàng Thiên Lộc nóng trả thù cha, nên đuổi theo lập tức.
Dư Hóa tuy bị thương, song phướng phép hãy còn liền giở miếng cũ, bắt Hoàng Thiên Lộc đem về nạp cho chủ tướng.
Hàng Vinh truyền giam lại một đoàn.
Lúc ấy Hoàng Phi Hổ đang ngồi trong ngục thất buồn bã vì bảy anh em đều bị bắt hết. Bỗng thấy quân gát ngục đưa Hoàng Thiên Lộc vào nữa.
Hoàng Phi Hổ rơi lụy, nói:
- Không ngờ cả gia đình ta đều bị một tay Dư Hóa.
Mọi người đều nghiến răng, hận Dư Hóa vô cùng, còn Hoàng Cổn nghe thì Hoàng Thiên Lộc bị bắt, lòng rối như tơ vò không biết kế gì thoát nạn được, nhắm lại còn có ba ông cháu, khó nỗi xông ra quan ải mà cũng khó lòng trở lại Triều Ca, liền gọi ba ngàn quân sĩ của mình lại, nói:
- Chúng bay hãy góp hết tiền bạc lương thực của ta đem theo hối lộ cho Hàng Vinh, để nó thả chúng bay qua khỏi ải dung thân nơi khác, còn ba ông cháu ta bề nào cũng chết.
Quân sĩ đồng thưa:
- Xin lão gia chớ phiền. Người lành không lẽ trời phụ.
Hoàng Cổn nói:
- Dư Hóa có phép tà chúng ta cự sao lại. Nếu ra trận cho nó bắt thì mất cả thanh danh bấy lâu nay.
Ai nấy đều ngậm ngùi, không biết kế gì bàn tính nữa.
Hoàng Cổn thấy hai đứa cháu mình đứng một bên ủ rũ, lòng không nỡ, liền nói:
- Thôi hai cháu chớ buồn, để ông hạ mình năn nỉ với Hàng Vinh xin tha mạng sống cho hai cháu. Ðược như vậy ông có chết cũng đành, dòng họ Hoàng còn người hương hỏa.
Nói rồi cất mão, thay áo trắng mặc đồ hèn, dắt hai đứa cháu tới cửa ải, gọi quân giữ cửa nói:
- Chúng bay vào bẩm với Hàng Tổng binh, có ta là Hoàng Cổn xin vào ra mắt.
Quân vào báo.
Hàng Vinh cười thầm:
- Hoàng Cổn trước đây quyền cao chức trọng, lão là ngoại thích của vua, nhưng nay lão thả con làm phản triều đình thì lão có tội liên can. Ðã là một tội lớn thì còn quyền lực gì nữa. Dù lão có đến đây nói gì ta cũng chẳng cần đếm xỉa đến lời nói của lão nữa.
Nói rồi dàn binh nghiêm chỉnh, bước ra cửa ải mà xem, thấy Hoàng Cổn quì trước, hai cháu quì sau, mặt mày ủ dột.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Hùng
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--