Dịch giả: Trần Vân Anh
Chương 3

     hông cần phải mất quá nhiều công sức thì mới tìm được việc làm trong cái xã hội tư bản phát triển cao như một cái tổ kiến khổng lồ này. Dĩ nhiên, miễn là anh không đòi hỏi những thứ không thể.
Hồi còn điều hành văn phòng riêng, tôi phụ trách phần biên tập và viết lách, nên cũng quen biết vài tay kỳ cựu trong ngành. Thế nên khi bắt đầu hành nghề tự do, tôi không cần phải trang bị lại quá nhiều. Dù gì thì tôi cũng chẳng cần quá nhiều để sống.
Tôi lấy sổ điện thoại ra và gọi tới vài người. Tôi dò hỏi liệu có công việc nào không. Tôi nói mình đang nghỉ ngơi nhưng cũng đã sẵn sàng làm việc trở lại. Gần như ngay lập tức, công việc đổ dồn tới. Dẫu vậy, đều không phải những việc thú vị cho lắm, chủ yếu là viết bài lấp chỗ trống cho các bản tin PR và các tập tờ rơi quảng cáo cho công ty. Nói theo kiểu bảo thủ, tôi thừa nhận một nửa những thứ mình viết ra là vô nghĩa, chẳng có tác dụng với bất kỳ ai. Một sự phí phạm giấy mực. Nhưng tôi vẫn làm vậy, rất máy móc, không suy nghĩ gì. Ban đầu, khối lượng công việc không nhiều lắm. Có lẽ chỉ tốn vài giờ một ngày. Thời gian còn lại, tôi đi dạo hoặc xem phim. Tôi xem rất nhiều phim. Trong ba tháng, tôi đã có một khoảng thời gian tương đối dễ chịu. Tôi dần nối lại các mối quan hệ.
Rồi, đầu mùa thu, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đơn đặt hàng tăng đột biến. Điện thoại kêu không ngừng, hòm thư của tôi đầy ụ. Tôi gặp gỡ trao đổi công việc với nhiều người và ăn trưa cùng họ. Họ hứa sẽ giao cho tôi nhiều việc hơn.
Lý do thật đơn giản. Tôi không bao giờ kén chọn công việc. Tôi sẵn sàng làm bất cứ việc gì, luôn hoàn thành mọi thứ đúng hạn, không bao giờ phàn nàn, viết lách rõ ràng. Và tôi rất chu đáo. Chỗ người khác thiếu nhiệt tình, tôi lại viết rất nhiệt tình. Tôi không bao giờ làm ăn gian dối, kể cả khi nhuận bút thấp. Nếu hai rưỡi sáng tôi nhận được cuộc gọi yêu cầu đến sáu giờ sáng phải nộp hai mươi trang bài viết (ví dụ như về ưu điểm của đồng hồ cơ, sự hấp dẫn của phụ nữ tầm tuổi bốn mươi hoặc những địa điểm đẹp nhất ở Helsinki, nơi tôi chưa từng đặt chân đến), tôi sẽ làm xong trước năm giờ ba mươi. Và nếu họ gọi điện yêu cầu sửa lại, tôi sẽ hoàn thành trước sáu giờ. Tôi dám cá mình rất có uy tín.
Cũng giống như là xúc dọn tuyết vậy.
Cứ để tuyết rơi rồi tôi sẽ chỉ cho bạn vài chiêu dọn đường hiệu quả.
Không một chút háo danh, chẳng mảy may kỳ vọng, tất cả những gì tôi quan tâm là làm việc có hệ thống, xong cái này rồi làm cái khác. Đôi khi tôi tự hỏi không biết điều này có phải là nguyên nhân suy sụp của cuộc đời mình? Sau khi đã tiêu tốn bao nhiêu giấy mực, tôi là ai mà có quyền phàn nàn về sự lãng phí? Xét cho cùng, chúng ta đang sống trong một xã hội tư bản bậc cao. Lãng phí chính là bản chất, là mỹ đức lớn nhất. Các chính trị gia gọi đây là "nâng cao chất lượng tiêu dùng nội địa." Tôi thì gọi đó là hoang phí vô nghĩa. Một sự khác biệt về quan điểm. Dẫu vậy nó cũng chẳng làm thay đổi cách chúng ta sống. Nếu không thích, tôi có thể chuyển tới Bangladesh hoặc Sudan.
Bản thân tôi không phải người hào hứng với chuyện sống tại Bangladesh hay Sudan.
Vì thế tôi tiếp tục làm việc.
Và ít lâu sau, không chỉ còn là công việc PR nữa. Tôi được đề nghị làm vài việc lặt vặt cho các tạp chí định kỳ. Vì một số lý do, hầu hết đều là tạp chí dành cho phụ nữ. Tôi bắt đầu đi phỏng vấn, viết vài bài phóng sự nho nhỏ. Nhưng thực ra công việc này cũng chẳng khá hơn là mấy so với các bản tin PR. Do tính chất của những tạp chí này, phần lớn đối tượng phỏng vấn của tôi đều thuộc giới giải trí. Dẫu có hỏi gì đi nữa thì họ cũng chỉ đáp lại bằng những câu trả lời cũ rích. Thật dễ đoán được họ sẽ trả lời thế nào trước cả khi đặt ra câu hỏi. Trường hợp tệ nhất là, người quản lý cứ nằng nặc đòi xem trước các câu hỏi. Vì thế lần nào tôi cũng đến với mọi thứ đã được viết sẵn. Có lần tôi hỏi một cô ca sĩ mười bảy tuổi điều gì đó không có trong danh sách câu hỏi, người quản lý của cô ta liền hét toáng lên: "Đó không phải những gì chúng ta đã thỏa thuận - cô ấy không phải trả lời câu này." Thật đúng là trò hề. Tôi tự hỏi nếu viên quản lý không ở bên cạnh thì liệu cô gái đó có trả lời nổi sau tháng Mười là tháng mấy không nữa. Dù vậy, tôi đã làm hết sức mình. Trước mỗi cuộc phỏng vấn, tôi đều chuẩn bị trước, khảo sát đủ mọi nguồn, cố gắng đặt những câu hỏi mà người khác không nghĩ tới. Tôi mất khá nhiều công sức thiết kế bài viết. Dẫu những cố gắng ấy không được hưởng sự công nhận đặc biệt nào. Họ chưa bao giờ khen tôi lấy một lời. Tôi cố hết sức chỉ bởi với tôi đó là cách đơn giản nhất. Tự rèn luyện bản thân. Tăng cường trao cho ngón tay và cái đầu bỏ đi của mình một công việc thực tế - và nếu được, thì là vô hại.
Trở về với xã hội.
Sau đó, ngày tháng của tôi bận rộn hơn bao giờ hết. Tôi không chỉ phải cáng gấp hai, gấp ba khối lượng công việc so với thường lệ mà còn cả đống việc gấp. Những việc không ai thèm nhận chắc chắn tìm được đường đến chỗ tôi. Vai trò của tôi trong guồng quay này cũng giống như bãi phế thải ở ria thành phố. Bất cứ thứ gì, đặc biệt nếu phức tạp hoặc khó khăn, đều được tống sang cho tôi.
Coi như là để bù lại, tài khoản tiết kiệm của tôi phình lên đến con số cao chưa từng thấy, tuy nhiên tôi quá bận nên chẳng có thời giao mà tiêu xài. Vì thế khi một người quen đề nghị một vụ thỏa thuận khá hời, tôi thải luôn chiếc xe cũ chẳng- làm- gì- ngoài- việc- gây- đau- đầu đi và mua chiếc Subaru Leone đã dùng được một năm của anh ta. Nó hầu như chưa đi được bao dặm, có cả radio và điều hòa. Chiếc xe thực sự đầu tiên của tôi. Và tôi chuyển tới một căn hộ tại Shibuya, gần trung tâm thành phố hơn. Chỗ này hơi ồn một chút - đường cao tốc chạy ngay ngoài cửa sổ - nhưng tôi cũng quen dần.
Tôi đã ngủ với vài người đàn bà quen biết qua công việc.
Trở về với xã hội.
Tôi ý thức được người đàn bà nào mình cần phải ngủ cùng. Những người nào tôi có thể hoặc không thể ngủ cùng. Thậm chí cả những người mà tôi không nên ngủ cùng. Đó là thứ khả năng có được theo tuổi tác. Tôi cũng biết khi nào thì nên kết thúc mối quan hệ, tất cả đều rất dễ chịu và thoải mái, nên chẳng ai bị tổn thương. Thứ duy nhất còn thiếu là rung động thực sự của trái tim.
Mối quan hệ sâu sắc nhất tôi từng dính vào là với một phụ nữ làm việc cho một công ty điện thoại. Tôi gặp cô tại bữa tiệc mừng năm mới. Cả hai khi ấy đều đã chếnh choáng, chúng tôi trêu chọc nhau, thấy thích nhau và cuối cùng tôi đưa cô về nhà mình. Cô có khuôn mặt đẹp và đôi chân tuyệt vời. Chúng tôi còn đi chơi trên chiếc Subaru tôi mới tậu. Cứ khi nào có hứng, cô gọi điện và đến ở qua đêm, cô là mối quan hệ duy nhất có vẻ gắn bó. Tuy nhiên, cả hai đều biết chuyện sẽ chẳng đi đến đâu. Dù thế, chúng tôi vẫn lặng lẽ chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống. Lần đầu tiên sau nhiều năm, tôi biết đến những tháng ngày thanh bình. Chúng tôi âu yếm nhau, thầm thì với nhau. Tôi nấu ăn cho cô, tặng cô quà sinh nhật. Chúng tôi đến các câu lạc bộ nhạc jazz và uống cocktail. Chúng tôi không bao giờ cãi cọ, dù chỉ một lần. Tôi và cô biết chính xác những gì mình cần ở người kia. Nhưng dù vậy, mối quan hệ vẫn kết thúc Một ngày kia nó dừng lại, đơn giản như cuộn phim bị trượt khỏi trục quay.
Sự ra đi của cô để lại trong tôi nhiều khoảng trống hơn tôi tưởng. Trong một thời gian, tôi lại ở lì trong nhà.
Vấn đề nằm ở chỗ tôi đã không muốn cô, không, thực sự muốn. Tôi từng thích cô, thích được ở bên cô. Cô đã cho tôi có lại cảm xúc dịu dàng. Nhưng vấn đề thực sự là tôi chưa bao giờ cảm thấy cần cô. Chưa đến ba ngày sau khi cô bước ra khỏi cuộc đời tôi, tôi đã nhận ra điều đó. Rốt cuộc thì, suốt thời gian tôi ở bên cô, có lẽ tôi cũng đang ở trên mặt trăng. Ngay cả khi cảm thấy bộ ngực cô áp sát người mình, tôi cũng đang mong đợi cái gì đó khác.
Mất bốn năm cuộc sống của tôi mới ổn định trở lại. Tôi cẩn thận giải quyết nhanh gọn từng phần việc mình nhận và mọi người dần cảm thấy họ có thể trông cậy vào tôi. Thậm chí một số người, dù rất ít, đã trở nên thân thiện. Dù vậy, chẳng cần nói cũng thấy điều đó vẫn chưa đủ. Hoàn toàn không đủ. Tôi đã dành bao nhiêu thời gian để cố gắng tăng tốc, giờ đây tôi lại quay về nơi mình bắt đầu.
Được lắm, tôi nghĩ, ba mươi tư tuổi, quay về điểm xuất phát. Giờ thì mày làm gì?
Tôi không phải nghĩ ngợi nhiều. Tôi biết trước rồi. Câu trả lời lơ lửng trên đầu tôi như một đám mây u ám, nặng nề. Tất cả những gì tôi phải làm là hành động, thay vì cứ lần lữa mãi. Tôi phải tới khách sạn Cá Heo. Đó là nơi mọi thứ bắt đầu.
Tôi cũng phải tìm nàng. Người phụ nữ ấy, người đầu tiên dẫn tôi tới khách sạn Cá Heo, nàng, cô gái gọi cao cấp trong thế giới ngầm về đêm của chính nàng. (Trong vài tình huống bất ngờ, ít lâu sau đó tôi đã biết tên người phụ nữ vô danh này, nhưng để tiện theo dõi, dù có vẻ hơi bất hợp lý, tôi sẽ cho các bạn biết ngay bây giờ. Xin hãy thứ lỗi cho tôi. Nàng tên là Kiki). Đúng vậy, Kiki giữ chìa khóa của mọi vấn đề. Tôi phải gọi nàng trở về. Về với cuộc sống cùng tôi mà nàng đã từ bỏ và không bao giờ quay đầu lại. Liệu điều ấy có thể xảy ra? Ai mà biết được, nhưng tôi phải thử. Từ giờ, một vòng tuần hoàn mới sẽ bắt đầu.
Tôi thu dọn đồ đạc, gấp rút hoàn thành nốt đống việc còn dang dở, hủy bỏ tất cả những việc đã lên lịch cho tháng tới. Tôi nói mình sẽ rời Tokyo để giải quyết chuyện gia đình. Cũng có vài biên tập viên càu nhàu, nhưng họ làm được gì chứ? Trước đó tôi chưa từng khiến họ thất vọng, ngoài ra tôi đã báo trước ý định nghỉ một thời gian để họ tiện thu xếp. Cuối cùng, mọi việc đều ổn. Tôi sẽ trở lại sau một tháng, tôi nói với họ vậy.
Rồi tôi đáp chuyến bay tới Hokkaido. Lúc đó là đầu tháng Ba năm 1983.
Dĩ nhiên, công việc gia đình chẳng thể xong xuôi sau một tháng.

Truyện Nhảy Nhảy Nhảy Giới thiệu Chương 1 Chương 2 !!!14922_40.htm!!! Đã xem 16935 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Trần Vân Anh
Chương 39

--!!tach_noi_dung!!--
     ôi cố gắng sắp xếp lại suy nghĩ của mình.
Câu hỏi đầu tiên: Tôi có nên tin Yuki không? Tôi phân tích vấn đề ở mức độ khả năng thuần túy, cố hết sức để dẹp qua một bên những nhân tố cảm xúc. Điều này cũng không tốn sức lắm. Cảm xúc của tôi đã tê liệt, như thể bị ong chích, ngay từ đầu. Khả năng đó có tồn tại. Tôi xem xét khả năng ấy càng lâu thì xác suất xảy ra của nó càng lớn. Tôi đứng trong bếp pha cà phê. Sau khi rót cho mình một chén, tôi cầm theo ra giường. Khi tôi uống xong cà phê thì xác suất cao đã trở thành một điều chắc chắn. Đúng, chính xác như những gì Yuki đã thấy: Gotanda đã giết Kiki, kéo xác nàng đi và chôn đâu đó.
Thật ngớ ngẩn. Dù sao thì cũng không có bằng chứng. Chỉ là giấc mơ khi xem phim của một cô bé mười ba tuổi nhạy cảm. Nhưng, vì một lý do nào đó, những gì con bé nói không thể bị nghi ngờ. Thật là khó tin. Nhưng bản năng của tôi vẫn chấp nhận nó trọn vẹn. Tại sao? Làm sao tôi chắc chắn được như vậy?
Tôi không biết.
Câu hỏi tiếp theo: Tại sao Gotanda giết Kiki?
Tôi không biết.
Câu hỏi tiếp theo: Có phải Goranda cũng giết cả Mei? Và tại sao? Điều gì khiến Gotanda muốn giết cô ấy?
Một lần nữa, tôi lại không biết. Tôi vắt óc suy nghĩ, nhưng chẳng nghĩ ra được lý do nào giải thích tại sao Gotanda lại giết Kiki hay Mei cả.
Có quá nhiều điều còn chưa biết.
Tôi phải gặp Gotanda. Tôi phải trực tiếp hỏi cậu ta. Tôi với lấy điện thoại nhưng lại không thể quay số. Tôi đặt ống nghe xuống, lăn trên giường, nhìn chằm chằm lên trần nhà. Gotanda đã trở thành một người bạn. Giả sử Gotanda có giết Kiki thật, cậu ta vẫn là bạn tôi. Tôi không muốn mất người bạn này. Không giống như tôi đã mất bao thứ trong đời này. Không, tôi không thể gọi cho cậu ta được.
Tôi không muốn nói chuyện với ai cả.
Tôi ngồi dậy, khi điện thoại kêu, tôi để nó đổ chuông. Nếu đó là Gotanda, tôi sẽ phải nói gì đây? Nếu đó là Yuki, hay thậm chí là Yumiyoshi đi nữa, tôi không quan tâm. Tôi không muốn nói chuyện với ai cả.
Bốn ngày, năm ngày, tôi chỉ ở yên một chỗ và suy nghĩ. Tại sao? Tôi hầu như không ăn gì, cũng không ngủ, Tôi không uống lấy một giọt. Tôi chỉ ở trong nhà. Tôi mất dần cảm giác với cơ thể. Với những gì đã xảy ra, tôi vẫn lạc lối. Và tôi ở đây, một mình, vẫn luôn như thế này. Theo cách nào đó, Gotanda và tôi thuộc cùng một loại người. Hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ khác nhau, tình cảm cũng khác nhau, nhưng vẫn thuộc cùng một loại người. Cả hai chúng tôi đều mất mát. Và bây giờ chúng tôi đánh mất cả nhau nữa.
Tôi có thể thấy Kiki. Chuyện này là gì vậy? Nhưng phải chăng Kiki đã chết, bị vùi lấp trong bụi đất? Giống như con Kipper của tôi. Cuối cùng, Kiki phải chết. Thật lạ là tôi không thể hình dung sự việc theo cách nào khác được. Lớp vỏ bọc tâm hồn tôi không còn mềm yếu nữa. Tôi cố gắng để không cảm thấy gì. Sự nhẫn nhịn của tôi như một cơn mưa lặng lẽ rơi trên biển rộng mênh mông. Đến cả sự cô đơn cũng rời xa khỏi tôi. Mọi thứ đang rời bỏ tôi, như những dấu vết hằn in trên cát, rốt cuộc đều bị gió cuốn đi.
Vậy là một người nữa đã tham gia vào nhóm trong căn phòng kỳ dị nhất trên thế giới ấy của tôi. Bốn người đã chết, còn lại hai. Sớm hay muộn, những bộ xương trắng sẽ được đưa vào căn phòng đó theo những lối vào không tưởng. Phòng chờ của người chết ở Honolulu, kết nối với cái hang tối ớn lạnh của Người Cừu trong khách sạn ở Sapporo, kết nối với căn phòng sáng Chủ nhật nơi Gotanda nằm với Kiki. Tôi có mất trí không nhỉ? Những sự kiện thật, trong những hoàn cảnh tưởng tượng, quay ngược trở lại, lộn xộn, méo mó, kỳ dị. Có phải chăng không có gì là tuyệt đối? Có phải là không có... hiện thực không? Sapporo trong tuyết tháng Ba có thực không? Ngồi trên bãi biển Makaha với Dick North có vẻ thật - nhưng một người đàn ông cụt một tay lại có thể cắt bánh mì hoàn hảo như thế ư? Và một cô gái điếm ở Honolulu đưa tôi một số điện thoại mà sau đó tôi tìm được một số hệt như thế trong căn phòng dẫn vào căn phòng đầy người chết mà Kiki đã dẫn tôi tới? Tại sao đó không phải là hiện thực? Có thứ gì tôi có thể thừa nhận là hợp lý mà không làm cho thế giới của tôi rung chuyển tận nền móng?
Căn bệnh là ở bên trong hay ở ngoài kia? Có khác biệt gì không?
Giờ đầu mối là gì? Bắt nhịp và khiêu vũ, lôi cuốn mọi người. Tiếp tục theo nhịp - đó có phải là hiện thực duy nhất? Nhảy đến bên điện thoại, gọi cho Gotanda, và hỏi một cách tự nhiên: "Cậu giết Kiki à?"
Không đời nào. Tay tôi đột nhiên tê dại. Tôi ngồi bên cạnh điện thoại, đờ đẫn, run rẩy, như đang trong một cơn gió thổi tạt ngang. Hô hấp trở nên khó khăn. Tôi quý Gotanda, rất quý. Cậu ta là người bạn duy nhất của tôi, là một phần cuộc đời tôi. Tôi hiểu cậu ta.
Tôi cố nhấn số. Lần nào cũng sai. Đến lần thứ sáu, tôi ném ống nghe xuống sàn.
Tôi không gọi được điện thoại cho Gotanda. Rốt tuộc, Gotanda lại là người xuất hiện ở cửa nhà tôi.
Đó là một đêm mưa. Gotanda đội mũ đi mưa và mặc áo khoác ngắn màu trắng giống hôm tôi lái xe đưa cậu ta đến Yokhônghama. Mưa rơi nặng hạt và mũ của cậu ta ướt sũng. Cậu ta không mang theo ô.
Gotanda mỉm cười khi thấy tôi. Tôi cười lại, gần như chỉ là một phản xạ.
"Trông cậu thật tệ," anh ta nói. "Tôi đã gọi đi gọi lại nhưng cậu không trả lời điện thoại. Nên tôi quyết định đến luôn. Cậu thấy khó ở à?"
"Không phải là khó ở," tôi nói.
Gotanda tò mò nhìn tôi. "Có lẽ lúc này không thích hợp, tôi sẽ trở lại khi cậu khá hơn. Xin lỗi vì đã đến mà không báo trước."
Tôi lắc đầu và thở hắt ra. Không nói lời nào. Gotanda kiên nhẫn chờ đợi. "Tôi không ốm hay sao cả," tôi khẳng định. "Chỉ là tôi chưa ăn và cũng chưa ngủ thôi. Tôi nghĩ bây giờ thì ổn rồi. Đằng nào thì tôi cũng đang muốn nói chuyên với cậu. Mình đi đâu đó nhé. Lâu lắm rồi tôi chưa ăn một bữa no."
Chúng tôi lái chiếc Maserati ra đường phố rực ánh đèn trong mưa. Gotanda lái xe vẫn cẩn thận và mượt mà như thường, nhưng giờ chiếc xe khiến tôi lo lắng. Chiếc xe cắt một đường xuyên qua những tiếng ồn ào dấy lên xung quanh chúng tôi.
"Đi đâu đây?" Gotanda hỏi. "Tất cả những gì tôi muốn là một chỗ yên tĩnh để chúng ta có thể nói chuyện và được phục vụ thức ăn tử tế mà không phải gặp cái đám đeo đồng hồ Rolex ấy," cậu ta nói. Gotanda liếc sang phía tôi, nhưng tôi không nói gì cả. Chúng tôi lái xe vòng quanh ba mươi phút, mắt tôi chỉ nhìn chăm chăm vào những tòa nhà bên đường.
"Tôi chẳng nghĩ ra chỗ nào," Gotanda cố thử lần nữa. "Thế còn cậu? Có ý tưởng gì không?"
"Không, tôi cũng thế." Tôi thực sự không thể nghĩ gì. Đầu óc tôi vẫn chỉ có một nửa ở hiện tại.
"Thôi được, đã thế thì sao ta không làm ngược lại?" Cậu ta nói to.
"Ngược lại gì?"
"Chỗ nào nào đó ồn ào và đông đúc. Như thế chúng ta có thể thư giãn."
"Được thôi. Ở đâu?"
"Cậu thích pizza không? Ta đến quán Shakey’s đi."
"Tôi thì không vấn đề gì. Tôi không phản đối pizza. Nhưng đi tới một chỗ như vậy thì e người ta nhận ra cậu mất?"
Gotanda cười yếu ớt, như một tia nắng cuối cùng của mùa hè giữa đám lá cây. "Lần cuối cùng cậu nhìn thấy một người nổi tiếng ở Shakey’s là bao giờ, anh bạn của tôi?"
Quán Shakey’s chật cứng những người đi mua sắm cuối tuần. Đông đúc ồn ào. Một nhóm nhạc jazz bốn người mặc quần thun áo sơ mi trắng đỏ đang chơi bản The tiger rag cho một nhóm sinh viên uống bia hò hét khản cả giọng. Mùi pizza ở khắp mọi nơi. Chẳng ai để ý đến người khác.
Chúng tôi gọi món, bê hai cái khay, và ngồi xuống một cái bàn ở cuối nhà hàng trong ánh sáng nhộn nhạo.
"Tôi đã nói gì với cậu nhỉ. Thế này có thích hơn không?" Gotanda hỏi.
Tôi chưa bao giờ thèm ăn pizza, nhưng miếng đầu tiên đã khiến tôi nghĩ rằng đó là món ngon nhất tôi từng ăn. Hẳn là tôi đang đói lắm. Cả hai chúng tôi. Chúng tôi uống rồi ăn, ăn rồi lại uống. Khi hết pizza, chúng tôi gọi thêm một lượt bia nữa.
"Tuyệt thật, nhỉ?" Gotanda ợ một tiếng, "Tôi đã muốn ăn pizza suốt ba ngày rồi. Thậm chí còn mơ về nó, xèo xèo nóng giòn, trượt ra khỏi lò nướng. Mặc dù trong mơ, tôi chưa bao giờ được ăn. Tôi chỉ nhìn chằm chằm và nhỏ dãi. Đó là tất cả giấc mơ. Chẳng có gì khác. Jung(47) sẽ nói gì về nguyên mẫu pizza nhỉ?" Gotanda cười tủm tỉm rồi im lặng. "Vậy chuyện mà cậu muốn nói với tôi là gì đây?"
47. Carl Jung (1875- 1961): nhà tâm thần học người Thụy Sĩ, học trò của Sigmund Freud.
Bây giờ hoặc không bao giờ, tôi nghĩ. Nhưng nói trắng ra là Gotanda đang rất thoải mái tận hưởng buổi tối. Tôi nhìn nụ cười hồn hậu của cậu ta và không thể cầm lòng làm việc đó. Ít nhất là bây giờ.
"Cậu có gì mới không?" tôi hỏi. "Công việc? Vợ cũ."
"Công việc vẫn thế," Gotanda nói. "Chẳng có gì mới, chẳng có gì tốt, chẳng có gì khiến tôi hứng thú. Tôi có thể la hét đến khi nào khản cổ, nhưng chẳng ai muốn nghe những gì tôi nói. Vợ tôi - cậu có nghe không? Tôi vẫn gọi cô ta là vợ sau tất cả mọi chuyện - tôi chỉ gặp cô ta một lần từ lần cuối cùng tôi gặp cậu. Này, cậu có bao giờ cậu làm chuyện ấy trong nhà nghỉ chưa?"
"Gần như là không."
"Tôi đã kể với cậu là tôi và cô ta gặp nhau trong nhà nghỉ. Cậu biết đấy, càng đến những chỗ đó nhiều, ta càng mệt mỏi. Tối tăm, cửa sổ đóng kín mít. Một nơi chỉ dành để làm tình, ai cần cửa sổ chứ, đúng không? Tất cả những gì ta cần là phòng tắm và giường - thêm âm nhạc, ti vi và tủ lạnh - nhưng hầu hết đều trống rỗng, không có nhãn hiệu gì và giả tạo. Thật ra, thế thì rất tiện nằm xuống mà làm chuyện đó. Nó khiến cậu cảm thấy như thực sự làm chuyện ấy. Nhung một lúc sau, cậu sẽ thấy tù túng, và bắt đầu ghét nơi đó. Nhưng đó vẫn là nơi trú ẩn duy nhất của chúng tôi."
Gotanda uống một ngụm bia và lau miệng bằng giấy ăn.
"Tôi không thể đưa vợ đến căn hộ của mình được. Bọn báo chí lá cải sẽ có một ngày bận rộn nếu chúng phát hiện ra điều đó. Tôi không có thời gian để đi đâu khác. Nhưng dù sao chúng cũng sẽ đánh hơi được. Chúng tôi đã bán đi sự riêng tư của mình với giá quá rẻ mạt. Cho nên chúng tôi đến những nhà nghỉ hạng bét và…" Gotanda nhìn sang tôi mỉm cười. "Rồi tôi tới đây, lại lảm nhảm cằn nhằn."
"Không sao. Tôi đâu có ngại nghe."
Ban nhạc Dixieland chơi sang bài "Hello Dolly."
"Này, gọi thêm một cái pizza nữa nhé?" Gotanda hỏi. "Chia đôi. Tôi không biết tại sao, nhưng đói lắm!"
Ngay sau đó, trước mặt chúng tôi đã có một chiếc bánh cỡ trung. Đám sinh viên tiếp tục trò chơi la hét, còn ban nhạc thì đã chơi xong bản cuối cùng. Đàn banjo, kèn trumpet, rồi kèn trombone được cho vào va li, các nhạc công rời sân khấu, chỉ để lại cái piano trơ trọi.
Chúng tôi đã ăn hết chiếc pizza gọi thêm, nhưng không hiểu sao lại không thể rời mắt khỏi sân khấu trống không. Không có âm nhạc, tiếng ồn của đám đông dẻo như nhựa, tưởng như có thể chạm vào. Những đợt sóng âm thanh cô đặc lại khi tiến đến chỗ chúng tôi, nhưng lại vỡ vụn khi tiếp xúc. Cuộn tròn rồi lại chậm chạp cuộn tròn, va đập ý thức của tôi, rồi nhào trở ra. Xa d Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44