TẬP II - Phần Thứ Ba - Sông Hương - 1936
- 9 -

 Suốt tuần lễ thứ nhất ở Hà Nội, nhiều lúc Joseph cảm thấy anh có lý do để tự hỏi phải chăng đang có người nào đó cố ý đi theo mình. Đã mấy lần, anh để ý thấy cũng vẫn chỉ một gã thanh niên Pháp ấy. Người gã lừ đừ, bước thơ thẩn dọc vĩa hè sau lưng anh khi anh đi đi về về giữa Khách sạn Métropole và thư khố của Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ. Trong khi dạo qua những con đường rải sỏi trong các hàng phố tiểu công nghiệp nơi khu vực cổ vùng bắc thủ đô, quanh hai chợ Đồng Xuân và Bắc Qua, anh cũng xác định ra gã thanh niên đó. Gã mang kính râm, khoác áo măng-tô đen dài ngang đầu gối, đội mũ nỉ mềm, và rõ ràng đang giả vờ đi lang thang không mục đích trong cùng một khu vực anh lai vãng. 
Nhưng sự ngờ vực ấy còn mơ hồ và nửa nghi nửa không. Chẳng bao giờ Joseph nghĩ rằng việc mình có mặt tại chốn kinh kỳ này lại có thể trở thành một mối quan tâm nào đó cho giới hữu trách an ninh của Pháp. Hơn nữa, vì tâm trí lúc này quay cuồng với những ý nghĩ rạo rực về Lan và những gì anh mới phát hiện trong các hồ sơ lưu trữ, Joseph chưa bao giờ tập trung toàn bộ chú ý vào việc mình có thể đang bị giám sát.
Từ lúc Joseph rời Huế, hình ảnh Lan choán ngợp đầu óc anh, khi thức cũng như khi ngủ. Với những hình ảnh được ghi khắc đậm nét và lưu dấu vĩnh viễn trong tâm thức, anh thấy lại không biết bao nhiêu lần nụ cười hạnh phúc của Lan tại Rừng Thông Công ở tế đàn Nam Giao khi nàng xoay nhẹ chiếc vòng ngọc vừa tìm lại được. Anh miên man nhớ tưởng vóc dáng Lan khỏa thân gối đầu lên cánh tay anh trong giây phút ngất ngây trên dòng sông Hương, thấy lại Lan e lệ bên anh hôm sau, giữa khu vườn thoang thoảng hương sen, nơi tọa lạc ngôi nhà từ đường của thân phụ nàng, bên hồ sen trước cổng đàn Xã Tắc trong nội thành màu đỏ của kinh thành. Và lòng anh nao nao ngậm ngùi khi hình dung lại bàn tay Lan như một búp sen trắng, sau cùng, đưa lên vẫy chào tạm biệt dưới vòm cổng có giàn ti-gôn khi cả hai phải đành lòng xa nhau để anh đi Hà Nội.
Vào những ngày tiếp theo đêm trên sông nước, trong bầu không khí lễ giáo của gia đình, Lan trở lại thái độ cẩn trọng giữ ý tứ với Joseph. Nàng dứt khoát rằng anh phải luôn luôn theo đúng qui cách đặc biệt của người An Nam trong giai đoạn nam nữ chưa chính thức được cha mẹ hứa hôn cho, thậm chí cả những lúc chỉ có riêng hai người với nhau. 
Tuy không nói rõ nhưng qua lối cư xử cố tỏ ra chừng mực, cũng là một cách biểu lộ với ngụ ý tâm tư Lan đang dằn vặt vì thái độ nhẹ dạ đêm ấy, có điều nỗi ray rứt đó không đủ mạnh để làm lắng xuống những rung cảm nàng dành cho Joseph. Hơn một lần, Lan nhìn Joseph với ánh mắt rạo rực, tỏ cho thấy lòng nàng vẫn đang xao xuyến không kém đêm ấy chút nào. Và bên ao sen nhỏ trong vườn nhà nàng, khi không ai nhìn thấy, Lan để cho Joseph cầm tay nàng một chút. Trong những lúc như thếù, anh muốn lập tức thưa chuyện hôn ước với cha nàng nhưng Lan cứ nhất quyết rằng cả hai phải để cho ông có thời gian lấy lại tinh thần sau biến cố Kim bỏ nhà ra đi. Cuối cùng, Joseph miễn cưỡng thuận theo khi nàng đề nghị hãy đợi cho tới lúc anh xong công việc ở Hà Nội, vào lại Sài Gòn.
Trong lần gặp gỡ chót, Joseph lo lắng hồi hộp khi Lan nghiêm trang tuyên bố rằng nàng phải hỏi anh một vấn đề vô cùng trọng đại, đó là các thời điểm chào đời của anh. Thấy mặt Lan giữ mãi vẻ nghiêm trọng, Joseph không dám căn vặn lý do, cũng không dám bông đùa để làm nhẹ vấn đề. Nghe anh nói cho biết anh sinh vào giờ đó ngày đó tháng đó năm đó dương lịch, nàng lẩm nhẩm bấm mười đầu ngón tay một lúc rồi tiết lộ rằng anh sinh đúng vào năm Canh Tuất, tuổi con chó. 
Lan bảo anh:
- Tại xứ sở em, điều quan trọng nhất là phải biết người dự tính ăn đời ở kiếp với nhau sinh vào năm âm lịch nào. Trước khi cân nhắc chuyện cưới xin, hai bên cha mẹ đều tính xem con trai con gái của họ có hợp tuổi nhau không.
Joseph thấp thỏm hỏi:
- Em sinh năm nào vậy Lan?
- Năm 1915  - Ất Mão, tuổi con mèo.
Anh lặp lại và hoảng hốt:
- Em con mèo? Vậy chớ người sinh năm con Mèo và người sinh năm con Chó có sống hoà thuận nổi với nhau không?
Trong một lúc thật lâu, Lan để nguyên vẻ mặt nghiêm trọng làm trái tim Joseph không dám nhúc nhích. Rồi nàng cười thật tươi, vừa kể vừa giải thích cho anh nghe:
- Joseph biết không, khi Ngọc Hoàng Thượng Đế triệu tập hết thảy loài vật tới trước mặt ngài để ngài lấy tên chúng đặt cho các năm, chỉ có mười hai con vật tới trình diện. Nhưng trong tử vi của người An Nam, các con vật ấy không cư xử với nhau giống như ngoài đời. Ở ngoài đời, chó và mèo có thể cắn nhau  - nhưng các nhà chiêm tinh nói rằng nếu “Mèo” là âm thì nó có thể mang yên ổn và thanh nhàn tới cho cuộc đời của “Chó” là dương.
Joseph thở phào và bóp chặt tay Lan hơn. Đột nhiên anh cảm thấy mình có yêu nàng tới mấy cũng còn thiếu, và Lan sung sướng nhoẻn miệng cười với anh.
- Như vậy con mèo của em và con chó của anh, cả hai cầm tinh của chúng ta có triển vọng sống với nhau tốt!
- Nó mới có vẻ như vậy thôi Joseph ạ... Muốn biết chắc chắn, phải chuyển các thời điểm chào đời của anh qua âm lịch để có một lá số chi tiết, an cả trăm ngôi sao, chính có phụ có, do một thầy giỏi tử vi chấm và giải.
Gia đình Lan đang chuẩn bị về Sài Gòn cùng một ngày với Joseph đi Hà Nội nhưng muộn hơn. Nàng và anh chia tay nhau dưới vòm đầy hoa li ti hình trái tim màu tím nhạt phủ lên chiếc cổng bằng đá có chạm trổ, thẳng lối vào vườn cây. Joseph lại đằm thắm hôn lên những ngón tay Lan như anh từng hôn trên sông nước đêm nào. Trong một thoáng, mắt Lan mờ và hoen những giọt lệ hạnh phúc. Joseph nao nức hứa:
- Từ Hà Nội anh sẽ viết thư cho em mỗi ngày.
Rồi khi Joseph vội vã lên đường ra ga xe lửa, người thiếu nữ An Nam vẫn đứng dưới vòm cổng đẹp màu hoa ti-gôn, bên hàng rào xanh đậm lá, tay giữ mái tóc tay đưa lên vẫy và môi cười nhìn theo cho tới khi bóng dáng người thanh niên Mỹ khuất tầm mắt.
Trên đường ra phương bắc, Joseph tưởng như tình yêu anh dành cho Lan sâu đậm thêm từng giờ. Chưa đặt chân xuống Hà Nội, lòng anh đã nhói đau nhớ tưởng và ngất ngây khát khao nàng. Hội ngộ kinh kỳ phương bắc trong nhiệt độ oi ả với cái nóng trái mùa khiến ban ngày khó tập trung tinh thần và ban đêm gần như ngủ không yên giấc, nhưng thời tiết khắc nghiệt đó không ảnh hưởng lên thể lý của Joseph. Nó chỉ làm tâm lý của kẻ đang xa người mới yêu thêm quay quắt.
Vì ý nghĩ của Joseph chỉ quanh quẩn bên Lan, anh thấy mình thường đưa mắt nhìn theo các thiếu nữ An Nam bước đi uyển chuyển và duyên dáng giữa các đám đông trong thành phố. Hông hẹp quyến rũ, bờ nghiêng thanh tú của gò ngực nhỏ, giọng nói nhiều âm điệu như chim hót, tiếng bước rất êm của đôi chân trần trên vĩa hè, tất cả như gợi lên những biểu hiện giống nhau và cùng kích động tâm não Joseph.
Nhiều khi Joseph bước chân đi với tiếng nhuyển âm ậm ừ trong cổ họng như thể anh gật gù tự hỏi phải chăng mình đang lang thang tìm kiếm Lan trong từng thiếu nữ An Nam ấy? Tuy thế, xa cách và nhớ nhung cũng là khoảng thời gian thuận tiện để Joseph có phần nào lắng đọng cảm xúc, nhìn thật kỹ tâm tư mình. 
Tình anh yêu nàng có quả thật rất mực thuần khiết, chân chính và tôn trọng, hay đó chỉ là cơn sốt bừng bừng của giác quan nơi miền đất nhiệt đới khích động nhục cảm như anh từng chứng kiến hơn mười năm trước, và ngày nay, chính anh đang biến thành con mồi cho những thèm muốn nhục dục không kềm chế nổi? Có phải từ ngày ngồi bên Lan trong lòng xe thổ mộ ở Sài Gòn, thành kiến hoài nghi phụ nữ trong anh tự nhiên vơi dần, và vì thế về sau, tại Huế, anh bắt đầu yêu Lan, như yêu một người nữ hiện thân cho chân thiện mỹ mà tiềm thức anh hằng khao khát? Có phải từ tình yêu của Lan, anh như người được vớt lên khỏi vùng bóng tối ở đó quá trình thành toàn nhân cách bị khập khểnh giữa nhu cầu phải có một nhân sinh quan hài hòa và tâm trạng triền miên ngờ vực khả năng của con người, đặc biệt của phụ nữ, khi chế ngự khía cạnh hủy diệt của bản năng để sống vị tha và chung thủy.
Giữa đam mê của một người tình sôi nổi và tỉnh táo của một kẻ quen sinh hoạt hàn lâm, Joseph thấy mình khó có câu trả lời khách quan và thấu đáo cho các vấn nạn tự nêu đó. Nhưng nhìn sâu vào tâm tư, anh thấy Lan và tình yêu của nàng đang khôi phục trong anh hình ảnh của người nữ chân chính từng bị nhạt nhòa kể từ đêm mưa bão trong trại săn. Và dần dà, anh cảm thấy bao dung khi nghĩ về mẹ, hướng thượng khi nhớ tới Lan, đồng thời nhận ra mình đang vui sống hồn nhiên và độ lượng, yêu người và yêu đời hơn. Trong thư hằng ngày viết cho Lan, anh nao nức kể với nàng những khám phá, những cảm xúc đó. Có lần anh hân hoan nắn nót mấy hàng chữ: “Đêm cùng em dự lễ tế trời ở Nam Giao cũng chính là đêm phục sinh niềm vui sống tươi trẻ từng bị héo úa trong cuộc đời anh. Đêm đó, bên em, anh biết đời mình vừa được cứu chuộc.”
Nỗi ám ảnh tình yêu Lan cũng ảnh hưởng sâu xa lên công việc của Joseph. Thay vì tập trung vào chuyên đề lịch sử bang giao giữa An Nam với Bắc Kinh, Joseph thấy mình ngày càng bị cuốn hút đào sâu hơn các hồ sơ đầy bụi của thư khố như một nỗ lực mở rộng thêm tầm hiểu biết về đất nước và dân tộc của Lan. Anh bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ cố sức khám phá các nguồn gốc của chủng tộc nàng và ngôn ngữ của nó trong vô số bộ lạc bản địa và các bộ lạc phương bắc đã tràn xuống phía nam bán đảo Hoa Ấn trong buổi bình minh của lịch sử. 
Joseph phát hiện rằng: sau khi dõi theo những mắt xích mơ hồ liên quan tới các dân tộc thuộc chủng tộc mê-la-nê-diên gồm những kẻ định cư tại vùng đa đảo Thái Bình Dương, các học giả Pháp không thể minh định những gốc rễ thật sự của người An Nam và văn hóa của giống người này. Theo những dữ kiện văn bản và di chỉ khảo cổ thu thập được cho tới nay, giả thuyết tương đối hợp lý và có căn cứ nhất cho rằng người An Nam là sự kết hợp chủng tộc giữa dân bản địa mã lai đa đảo và một tộc trong Bách Việt ở Hoa Nam, bên này sông Dương Tử. Thế nhưng các nhà nhân chủng học Trung Hoa, có lẽ vì động cơ nhất thống chính trị, lại liệt Bách Việt vào tộc Hoa để làm thành năm tộc được tiêu biểu trên lá cớ ngũ tinh là Hoa, Tạng, Mãn, Hồi và Mông. Joseph thấy mình có thể chấp nhận giả thuyết sự kết hợp chủng tộc từ thời tiền sử, như đã phát hiện ở trên, làm thành giống Việt Giao Chỉ, tổ tiên của người An Nam ngày nay. Họ từng lập nên nước Văn Lang của người Giao Chỉ hơn bốn ngàn năm trước. Với vật tổ là chim Lạc, thời thái bình an lạc Hồng Bàng của họ, theo truyền thuyết, kéo dài hai ngàn năm. Họ cũng đã từng cùng với một số Bách Việt, thiết lập một quốc gia riêng biệt  - Nam Việt  - tại Lưỡng Quảng và vùng duyên hải phía nam Trung Hoa. Sau đó, họ lại lập quốc riêng cho nòi Giao Chỉ của mình, với nhiều quốc hiệu khác nhau, tại dải đất duyên hải dài và hẹp đông bắc bán đảo Hoa- Ấn trong hơn ngàn năm, trước lúc người Pháp đặt chân đến. 
Tiếp đó, suốt dòng lịch sử dài đăng đẳng và đầy xáo trộn của mình, dân tộc nàyï đã chiến đấu không mệt mỏi để lật đổ ách thống trị của Trung Hoa. Ưu thế của họ là thuần chủng, và từ nam chí bắc, họ nói chung một ngôn ngữ. Nhìn bề nổi, họ có vẻ chung một nền văn hóa với Trung Hoa do bị ảnh hưởng phương bắc đô hộ cả ngàn năm. Nhưng nhìn thật sâu vào lối sống dân dã và những phong tục tập quán có dấu vết cổ đại, người ta phải công nhận họ có một nguồn mạch văn hóa riêng biệt với những nét đặc thù rất sâu và rất khác với văn hóa Trung Hoa. Có lẽ vì thế, ưu tiên tối thượng của họ là độc lập dân tộc. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản, quyết chiến với các đạo quân viễn chinh phương bắc để bảo vệ văn hoá của dân tộc và giữ gìn độc lập của tổ quốc. Chính Quang Trung, vị đại đế đệ nhất anh hùng của họ, cách đây 150 năm đã khẳng định chân lý ấy trong bài hịch tướng sĩ của ông trước khi ra trận: đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho sử sách biết nước nam anh hùng này có chủ! Trong lịch sử thế giới từ trước tới nay, chưa có dân tộc nào nhạy cảm với vấn đề ngoại xâm cho bằng dân An Nam. Cuộc tranh đấu ấy kéo dài tới hơn ngàn năm nhưng trong thời gian đó, họ cũng mở rộng lãnh thổ xuống phương nam bằng những cuộc chiến tranh chinh phục tới độ hủy diệt một dân tộc yếu hơn và hiếu hòa, được biết tới là Chàm hoặc Champa.
  Joseph ngạc nhiên nhận thấy mặc dù các hoàng đế An Nam tự ý nạp cống vật cho Bắc Kinh suốt nhiều thế kỷ liên tục nhưng trong thời gian đó họ vẫn xây dựng được ưu thế quyền lực của mình trên bán đảo này khiến tới lượt họ đòi buộc các vua chúa của Lào và Khmer phải nạp cống vật cho họ. Riêng về cống vật được các vua An Nam nạp cho Bắc Kinh, chúng chỉ có giá trị tượng trưng, như một tiêu biểu cho tinh thần hoà hiếu và thần phục “thiên triều”. Nó như một hình thức thể hiện châm ngôn của tổ tiên để lại cho hậu duệ một nước nhỏ mà định mệnh bắt buộc phải ở kề một một nước khổng lồ có máu bành trướng: không tin cậy Trung Hoa như bằng hữu, cũng chẳng đối đầu với Trung Hoa như kẻ thù. Cống vật không hào phóng tới mức gây thiệt hại nhiều cho công khố. Ngược lại, hễ mỗi lần sứ bộ An Nam sang triều cống, Trung Hoa phải chịu phí tổn gấp mấy lần cống vật vì việc đón tiếp và chiêu đãi sứ bộ cả trăm người tại các dịch quán, trên lộ trình dài vạn dặm từ Hà Nội tới Bắc Kinh. Tất cả chỉ là những hình thức tạo cơ hội cho “thiên triều” khẳng định và phô trương thanh thế của mình lên các tiểu lân bang phên dậu. Khi người Pháp từ phía bên kia địa cầu đến vào giữa thế kỷ mười chín để xâm lăng rồi đô hộ họ, nước Đại Nam ngoan cường lúc ấy đang ở tư thế vững vàng trong cuộc bành trướng lãnh thổ của mình ra xa hơn qua những lần xâm lăng bằng quân sự hai dân tộc láng giềng là Lào và Khmer.
Joseph cũng tìm được nhiều tài liệu và văn kiện cho thấy chính quyền bảo hộ Pháp bị lôi kéo như thế nào bởi những tay thương buôn mạo hiểm và các quân nhân, những kẻ trước tiên tìm kiếm đất đai và quyền lực cho chính họ rồi sau đó mới thuyết phục Paris ủng hộ họ, như công nhận “sự đã rồi”. Một văn thư quan trọng được viết vào năm 1790 bởi một trong các lính đánh thuê, thúc giục Pháp nắm lấy Hoa-Ấn vì kẻ thù lớn của nước Pháp là Anh đã làm chủ Ấn độ và Miến điện. Văn thư ấy quả quyết rằng nếu nước Pháp muốn tránh sự sỉ nhục và vẫn tồn tại là một đối thủ tranh đoạt quyền lực và tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, nó phải nắm lấy một lãnh thổ nào đó tại Á Đông. Joseph ghi chú: “Không đề cập gì tới lý tưởng cao nhã ‘sứ mạng khai hóa’ cho tới rất lâu về sau, khi nước Pháp đã dựng lên Đông Dương vì những lý do có tính cách quyền lực hèn hạ hơn rất nhiều”. 
Các thư tịch lưu trữ cũng vén lộ rằng chưa bao giờ có được một kế hoạch lâu dài, trước sau như một, và cũng chưa bao giờ hình thành trước tại Paris một phương thức điều hành thuộc địa này. Các sách lược bị bám víu và biến hóa một cách may rủi với sự bổ nhiệm các Toàn quyền Đông Dương kế tiếp nhau. Và hình ảnh nổi bật qua hàng trăm tài liệu được Joseph nghiên cứu là một hình ảnh ngẫu nhiên và lộn xộn, được dẫn dắt dần dà bằng những biện pháp tự chúng không đối phó nổi sự bóc lột thô bỉ một dân tộc vốn có một quá khứ văn học và đạo lý mà chỉ có các nước tiên tiến của châu Âu may ra mới có thể sánh bằng.
Joseph cũng tìm thấy những nghiên cứu của các học giả Pháp phân tích những giai đoạn tàn bạo và khát máu trong lịch sử An Nam hiện đại và các hồ sơ về vấn đề này được cập nhật hóa nhờ những tài liệu do Nha Liêm Phóng Đông Dương cung cấp về Cuộc Khủng Bố Đỏ được gọi là “phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh” các năm 1930-1931. Những nguyên bản cung khai trong các cuộc thẩm vấn của Liêm Phóng, đính kèm thành những tập sách nhỏ, kể chi tiết những cách thức đẫm máu được cộng sản dùng để tàn sát và hành hạ các địa chủ, quan lại và thậm chí những người từng ủng hộ họ nay quay ra phản bội. Và Joseph rùng mình khi đọc những tài liệu đó. 
Nội dung những cung khai ấy cho thấy đàn ông đàn bà bị thiêu, chặt, chôn sống và trấn nước với tình trạng say máu kéo dài, có tính chất dã man thời trung cổ. Và bằng cách nào đó, những kinh hoàng Joseph đọc ấy mang trở lại tâm trí anh âm thanh kinh khiếp rùng rợn trong cung giọng của Ngô văn Lộc khi anh ta ré lên với Joseph giữa khung cảnh tối tăm nơi nhà lồng chợ Bến Thành về cách người Pháp đã giết hai ngàn đồng bào của anh ta trong các cuộc nổi dậy năm 1930 và năm 1931 và đem tù đày phát vãng gần hai chục ngàn người. 
Qua những tài liệu đọc được đó, thâm tâm Joseph càng lúc càng xác tín rằng người An Nam là một dân tộc bất hạnh, có số mệnh phải gánh chịu hết bạo lực này tới thảm kịch khácï suốt chiều dài lịch sử của họ. Và những ý nghĩ đó đè nặng trĩu tâm tư anh. 
Tới cuối tuần lễ thứ hai, để gây hưng phấn cho tinh thần mình, vào một buổi xế chiều, Joseph quyết định đi tìm yên tĩnh trong khung cảnh tịch lặng của Đền Quạ, một miếu đền Nho giáo nổi tiếng, do vua Lý Thánh Tông khởi công xây dựng vào năm 1070 để đặc biệt dâng hiến cho sự nghiệp văn học, được gọi là Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của những người theo học đạo thánh hiền và văn chương cử nghiệp.  Miếu được xây dựng bên một hồ lớn của thủ đô và bốn bề vắng vẻ khi Joseph đến. Một đàn quạ đông đảo, cánh đen bóng lưỡng  - từ ngàn năm nay đêm nào cũng tá túc nơi rừng muổm trong khuôn viên miếu  - lúc này đang hoạt động bằng cách say mê lượn những vòng cuối cùng trước khi đậu lại và yên nghỉ qua đêm. Nhưng dù đang ở bên trong những vòng tường cổ xưa ấy, Joseph vẫn không được yên thân. 
Khi Joseph chầm chậm đi qua năm chiếc sân nối tiếp nhau trong khuôn viên miếu, anh nhận ra có ai đó đang đi theo mình. Lúc dừng lại xem xét các bia đá ghi tên và quê quán hơn 1.300 nhà nho thi đậu tiến sĩ trong suốt ba trăm năm vinh quang của triều đại nhà Lê, dù sau khi thi đậu họ ra làm quan hay quay về quê sống đời ẩn sĩ. Nhưng ngay từ thuở nho sinh vừa làu thông kinh sử, tham dự vào hàng ngũ kẻ sĩ của dân tộc, mắt họ đã hướng về Văn Miếu kinh đô. Đó đền miếu kinh đô của nho giáo, chốn linh địa của giới sĩ phu An Nam và là nơi ấn chứng hiền tài, bồi đắp nguyên khí của quốc gia. Họ gồm hàng vạn nhà nho, đăng khoa hay lỡ vận, sống rải rác và hoà mình với dân chúng từ thành thị đông đúc tới thôn làng heo hút. Họ làm thầy đồ dạy dỗ con em, làm kiểu mẫu đạo đức cho làng nước và là lương tri của dân tộc.
Đang ngẫm nghĩ Joseph giật mình nghe sột soạt tiếng chân đi rón rén sát sau lưng. Anh đột ngột quay lại và bắt gặp cũng chính gã thanh niên hình dung tiều tụy đã làm chiếc bóng của anh từ hôm đầu tiên anh ghé lại Hà Nội. Trong cùng một lúc, mắt Joseph và mắt gã gặp nhau. Và gã thanh niên Pháp ấy móc túi lấy kính đeo mắt, nhìn Joseph cười mỉm, gần như tỏ vẻ chế nhạo trước khi bỏ đi khuất tầm mắt anh rồi mất dạng sau những chiếc cột lớn sơn son thiếp vàng ở sân bên trong.
Bên kia các cửa sổ đang mở, hình dáng đen đủi của lũ quạ liệng rất nhanh và kêu quang quác trong trời tối lờ mờ. Joseph bỗng cảm thấy mất tinh thần  - vừa do không khí ảm đạm nơi miếu cổ vừa bởi gã thanh niên rõ ràng đã tới lúc theo dõi anh không thèm lén lút. Việc đọc các biên bản thẩm vấn của Liêm Phóng suốt chiều nay để lại ấn tượng dữ dội trong tâm trí Joseph về sự âm trầm tàn độc của guồng máy mật thám. Và bỗng nhiên Joseph chắc chắn rằng vì những lý do nào đó anh không hiểu, anh hiện bị theo dõi sát nút bởi một trong các nhân viên an ninh của nó. 
Nhón gót đi thật chậm về phía Khuê Văn Các, Joseph đột ngột quay lui, bước vòng quanh cột, chỗ anh vừa thấy gã thanh niên lẩn vào. Anh hỏi thẳng thừng bằng tiếng Pháp:
- Tại sao anh theo dõi tôi?
Gã thanh niên Pháp không tỏ vẻ kinh ngạc cũng không tính chuyện trả lời hoặc bỏ đi. Thay vào đó gã lại kéo kính đeo mắt lệch xuống sống mũi, chằm chặp nhìn lại Joseph, không chớp mắt, với vẻ mặt ngang nhiên xấc xược. Bất lực, người Mỹ quay gót đi thật lẹ ra khỏi Văn Miếu. Tới lưng chừng con đường dọc theo một đại lộ hai bên có hàng cây dẫn tới cổng miếu, Joseph quay mình nhìn lui. Gã mật thám cũng đã ra khỏi hàng cột nơi cổng miếu, đang đứng ngang nhiên ngó theo anh, lấc cấc và lộ liễu. 
Lát sau, một chiếc xe Citroešn đen trông có vẻ kiểu quan chức từ một hướng khác chạy trờ tới trước sân miếu. Gã mật vụ rón rén bước tới gần xe. Cửa sổ sau bên hông xe đã hạ sẵn kính xuống và gã khom lưng cúi xuống cửa xe ấy. Trời không đủ sáng cho Joseph nhìn rõ mặt người đang ngồi nơi ghế sau nhưng anh thấy gã mật thám trong khi nói, hất đầu một hai lần về phía anh. Rồi gã rón rén bước lui và kính xe lại được quây lên. Chiếc xe chầm chậm chạy cùng hướng với Joseph. 
Xe vừa chạy quá người Joseph bỗng tấp vào lề. Cửa sau xe thình lình bung ra chận ngang lối anh đi và anh sửng sốt thấy trước mắt mình hiện lên bộ mặt cằn cổi hốc hác của Jacques Devraux. 
- Joseph, chúng ta có thể tránh được sự hiểu lầm không cần thiết nếu anh nhận lời tôi đề nghị chở anh về khách sạn. 
Giọng của Jacques Devraux đều đều, trống rỗng. Hắn đưa hai con mắt âm u nhìn qua vai người Mỹ trong khi chờ câu trả lời.  Joseph quắc mắt giận dữ nhìn viên chỉ huy Liêm Phóng:
- Lý ra tôi phải biết chính ông là người chịu trách nhiệm việc theo dõi tôi. Có phải đây là một sự bắt giữ chính thức?
- Tôi chỉ muốn nói chuyện với anh.
- Để xin lỗi về việc theo dõi tôi mà không có lý do?
- Anh kết luận như vậy có vẻ hơi quá sớm.
Joseph nhìn hắn một cách sắc bén: 
- Ông muốn nói với tôi chuyện gì?
- Vào xe rồi hẵng nói!
Joseph miễn cưỡng leo lên ghế sau. Devraux ra hiệu tài xế tiếp tục cho xe chạy. Viên thanh tra Liêm Phóng dựa ngửa người ra ghế, mắt vẫn nhìn thẳng tới trước và nói:
- Tôi sẽ không phí chút thì giờ nào. Tôi muốn biết tại sao ở Sài Gòn anh gặp và nói chuyện với tên tù mới được thả Ngô văn Lộc?
Joseph quay qua, nghi ngại nhìn đăm đăm bộ mặt không cảm giác của người Pháp: 
- Ông theo dõi cả lúc đó nữa phải không?
- Anh gặp một tên cộng sản có tiếng, từng can dự vào các âm mưu lật đổ chính quyền ở đây. Anh thảo luận với hắn về vấn đề gì?
Joseph vẫn nhìn chằm chặp:
- Đó là chuyện của tôi. Tại sao nó làm ông quan tâm?
Giọng Devraux lạnh lùng xa vắng như thể hắn không màng tới câu hỏi của Joseph lẫn sự kiện người Mỹ đòi hỏi phải tôn trong quyền riêng tư của con người.
- Có phải hôm đó anh không thảo luận về chính trị?
- Tôi từ chối trả lời câu hỏi đó. Nó hoàn toàn không phải việc của ông.
Devraux uể oải ngã lưng ra nệm ghế da, châm một điếu xì gà rồi hạ cửa kính, ném que diêm vào bóng tối. Khi hắn kẹp điếu thuốc giữa các ngón tay Joseph để ý thấy bàn tay hắn run nhè nhẹ: 
- Nếu tôi kể với anh rằng có kẻ âm mưu lấy mạng tôi ở Huế, liệu điều đó có đủ để khiến anh nghĩ rằng tôi có quyền đặt cho anh một số câu hỏi?
Joseph lặp lại mấy tiếng ấy với vẻ không tin:
- Một âm mưu lấy mạng ông? Ông có biết kẻ đó là ai không?
- Ngô văn Đồng  - con trai của thằng Lộc.
- Nhưng tại sao việc đó lại liên can tới tôi?
- Trong cuộc thẩm vấn, thằng Đồng khai rằng cha hắn và hắn biết được hành tung của tôi ở Huế là do anh nói, đúng không?
Chiếc xe thùng dài chạy dọc Kè Clemanceau, hướng mũi về Hồ Gươm. Joseph ngó ra cửa sổ, nhìn vào bóng đêm đang tụ về trong im lặng hãi hùng. Cuối cùng anh nói, nhỏ giọng:
-  Đúng, tôi giả dụ là đúng... nhưng đó chỉ là tình cờ  - chỉ là một phát biểu ngay tình.
- Nhân viên của chúng tôi thấy anh chờ trên bến cảng Sài Gòn suốt hai tiếng đồng hồ. Phải chăng anh kỳ vọng chúng tôi tin rằng chỉ vì tình cờ mà anh đến xứ thuộc địa này của chúng tôi đúng vào thời điểm có đông đảo tù nhân cộng sản được tha về?
Devraux rít một hơi dài xì gà trong khi chờ câu trả lời. Đằng sau đốm lửa loé lên sáng rực, hắn lại liếc Joseph thật lẹ với con mắt dữ dội của một người hướng dẫn săn bắn, kẻ từng hướng dẫn đoàn thám hiểm của Joseph mười một năm trước.
- Đúng, đó chỉ là tình cờ. Paul kể với tôi rằng anh ấy nghĩ là Lộc đang ở đảo Côn Lôn  - và tôi thấy trên báo tin tức về một chuyến tàu sắp cập bến.
- Nhưng tại sao anh muốn gặp thằng Lộc?
Người Pháp đặt câu hỏi đó với giọng đều đều, không quay sang nhìn anh. Joseph lưỡng lự rồi trả lời chầm chậm:
- Tôi muốn hỏi anh ta về một việc riêng.
Bên cạnh Joseph hình như người Pháp ngồi không nhúc nhích:
- Ý anh muốn nói tới cái chết của người anh của anh?
Cổ họng Joseph bỗng khô rang. Anh ngạc nhiên thấy mình gật đầu thừa nhận:
- Đúng. Chính Lộc đã kể với tôi rằng anh Chuck chết trong khi cố cứu cha tôi.
Devraux nhướng người trên ghế rồi hạ mình xuống:
- Tôi nghĩ rằng lúc này mình đã hiểu.
Trong một lúc, cả hai ngồi im lặng. Rồi Joseph lại chúi mình tới trước ghế: 
- Nhưng có phải ông thật sự tin rằng tôi dự vào âm mưu giết người? Và tôi giả dụ các nhân viên mật thám của ông tại Hà Nội kỳ vọng sẽ tìm thấy tôi ở đâu đó trong Văn Miếu đang âm mưu lật đổ nền cai trị của nước Pháp tại Đông Dương.
Devraux nhắm mắt lại như thể mỏi mệt:
- Tôi không muốn tin điều đó. Nhưng đã xuất hiện những ý tưởng quá khích không kém ý tưởng đó. Các phái viên ngụy trang của Quốc tế Đệ tam đang hoạt động khắp Á Đông  - trong số họ có nhiều kẻ là người Âu. Vậy tại sao lại không có người Mỹ? Ở đâu và thời nào cũng thế, hầu hết những tên có lý tưởng Mác-xít đều xuất thân từ các gia đình trung lưu hoặc giàu có. Chúng tôi không dám đoan chắc rằng hết thảy các vị khách da trắng tới Đông Dương đều là những kẻ cảm phục và hiến thân cho nước Pháp.
Joseph nói chua chát:
- Giá như chính quyền của ông đừng bóc lột dân tộc này tàn tệ quá thì họ đã không muốn nổi dậy chống lại các ông. Giá như đồng bào của ông không bòn rút đất đai để lấy hết cao su, than đá, lúa gạo, những thứ mà họ có thể sờ tay vào được, và không đánh đập cu-li xe kéo trên đường phố thì Ngô văn Lộc và những người giống như anh ta đã không tính tới chuyện giết ông.
Devraux mở mắt, trầm ngâm rít điếu xì gà: 
- Joseph ạ, anh đã biết qua những hồ sơ mà anh đọc trong thư khố của chúng tôi, rằng lịch sử của An Nam đầy máu đổ và tàn bạo. Có một tính chất tàn bạo trong con người của dân chúng xứ này. 
Hắn ngừng nói, chầm chậm thổi khói ra phía cửa sổ: 
- Nhưng đồng thời, chúng cũng là một chủng tộc bịp bợm. Chúng thích làm ra vẻ thụ động ngoài mặt để đánh lạc hướng người khác.
Joseph rúng động tâm can, nhận ra rằng cả trong việc anh nghiên cứu loại văn bản nào cũng bị Liêm Phóng giám sát. Trên môi anh bỗng trào lên lời phản kháng nhưng anh kịp thời nuốt xuống.
- Thằng Ngô văn Lộc và vợ hắn do thám tôi nhiều năm trước khi chúng bị tôi phát hiện. Thằng Học, con trai thứ hai của chúng, vô cớ giết một quản đốc đồn điền cao su  - kế đó ba cha con chúng nổi loạn ở Yên Bái và ra sức làm chuyện sát nhân giống y như thế đối với Paul. Dường như chúng đang theo đuổi một cuộc trả thù cá nhân đẫm máu và vô nghĩa đối với cha con tôi. 
Devraux ngừng nói, và lần đầu tiên hắn quay sang nhìn Joseph chằm chặp: 
- Thằng Đồng bị bắt không có nghĩa làm cho chúng nó dịu xuống. Từ khi thằng đó bị biệt giam, người của tôi nhận ra có một hai âm mưu nhằm giám sát việc đi lại của tôi. Những tên giúp việc trong nhà tôi bị hăm dọa và bị dò hỏi tin tức... 
Giọng Devraux kéo rề rề như thể không thèm quan tâm rồi hắn bỏ lửng, nhún vai và lại quay mặt ngó qua chỗ khác.
Xe vào tới đại lộ Beauchamp chạy dài sát một bên Hồ Hoàn Kiếm. Nhìn qua cửa sổ xe, Joseph thấy trăng bắt đầu lên. Một luồng ánh sáng trắng mênh mang chan hòa mặt nước hồ bao la và yên lặng. Joseph bỗng chỉ muốn lập tức ra khỏi xe. Anh nói cụt ngủn:
- Monsieur Devraux, nếu ông không bắt giữ tôi... tôi muốn xuống xe. Tôi muốn thở chút không khí trong lành trước khi ăn tối.
Lập tức Devraux ra hiệu tài xế dừng xe rồi mở cửa. Hắn để cho Joseph ra khỏi xe nhưng khi người Mỹ quay lại chào từ giã, anh thấy người chỉ huy Liêm Phóng cũng theo chân anh bước xuống. Sau khi ra lệnh thật lẹ cho tài xế bằng tiếng Pháp, Devraux bước tới bên Joseph. Hắn vừa châm một điếu xì-gà vừa liếc Joseph qua luồng khói lửa mới ấy và nói:
- Anh kể với tôi rằng anh nói chuyện với thằng Ngô văn Lộc là hoàn toàn ngay tình. Được, vậy tôi cảnh cáo anh rằng tại Đông Dương này, sự ngay tình hay ngây thơ vô hại có thể đưa tới nhiều nguy hiểm. Người An Nam không “ngây thơ”, chúng nó là một dân tộc cực kỳ quỉ quyệt.
Joseph cảm thấy không thích trả lời. Cả hai yên lặng bước chầm chậm dưới những hàng cây xương xẩu mọc sát mé nước. Người Pháp nói dịu giọng:
- Khái niệm của anh về chủ nghĩa thực dân cũng khá ngây thơ, nếu anh bỏ qua cho việc tôi dùng từ ngữ đó. Có thể những ứng xử của người da trắng đối với phương đông luôn luôn bị thúc đẩy bởi một động cơ căn bản và không thể bào chữa, đó là lòng tham lam; và có thể tới một ngày nào đó, chúng tôi phải trả giá cho cái đó. Nhưng tại đây, nước Pháp không bao giờ hoạch định một chương trình độc dữ và có tính toán. Quản trị xứ thuộc địa bao giờ cũng là loại công việc phức tạp nhưng nó cũng hoàn toàn không phải là con đường một chiều. Với phần công chính của linh hồn mình, người Pháp lúc nào cũng cảm thấy mình bị thúc bách phải cống hiến, một cách vị tha, cho người bản xứ sự khai sáng và nền giáo dục tại chính quốc. Kết quả là những người An Nam có trí óc minh mẫn nhất được xuất dương sang Pháp du học, thấy rõ văn minh của nước Pháp, thấm nhuần kiến thức của chúng tôi, rồi hồi hương tổ chức cách mạng bạo động chống lại chúng tôi. Thậm chí có người còn mỉa mai rằng con đường sang Pháp du học cũng chính là con đường chống lại nước Pháp.
Cảm thấy động lòng quan tâm và không còn phân biệt đâu là chuyện của ai nữa, Joseph hỏi:
- Nhưng tại sao tới lượt mình, dường như chúng ta không tự mình học được cái gì ở đây? 
- Anh có mặt ở xứ sở này đây là lần thứ hai phải không? Anh từng ở trong rừng, thăm viếng các miếu đền, bước đi trên những đường phố tấp nập. Anh từng cảm thấy sức mạnh kỳ bí của phương đông làm máu anh sủi bọt như rượu sâm-banh, phải không? Người phương tây nào tới đây cũng cảm thấy như thế. Đây là vùng đất của những cái đối nghịch nhau vô cùng sâu xa và cực kỳ khác biệt với Virginia Mỹ của anh hoặc Normandy Pháp nơi sinh trưởng của tôi, tới độ chúng ta không bao giờ học được cách thích ứng. Núi non và rừng rú mang tính thù nghịch, các đồng lúa bất tận  - cái nóng dữ dội và khí hậu ẩm ướt lúc nào cũng thúc bách cho vạn vật tăng trưởng tới tận cùng giới hạn của chúng và khích động quá độ hệ thần kinh và cảm xúc của chúng ta. Đất đai phong phú với quá nhiều sức sống khiến cái chết dường như không thành vấn đề. Thú vật giết thú vật, người giết thú vật, và thậm chí người giết người. Nó hoàn toàn nằm trong một diễn tiến tàn bạo. Bạo lực là chuyện bình thường, chuyện xảy ra hàng ngày, và các giác quan của chúng ta lúc nào cũng ngây ngây say với toàn bộ sức sống rộn ràng này. Chúng ta đáp ứng cái nóng này giống như những con thiêu thân đáp ứng ánh đèn. Đây là đất làm giác quan rực cháy chứ không làm trí tuệ bùng sáng. Đó là lý do tại sao chúng ta không học được gì. Đây là đất có quá nhiều sức mạnh thiên nhiên tới độ không sớm thì muộn mọi người đều để lòi thú tính của mình ra. Không người nào được miễn trừ.
Giọng nói của Devraux ngần ngật và cay đắng, gần như nhức nhối và thù hận, như thể trong khi nói hắn đang sống lại quá khứ của chính hắn. Bàn tay Devraux càng lúc càng run rẩy thấy rõ trong khi hắn tiếp tục rít xì-gà. Và Joseph tưởng chừng mình đang cảm nhận được sự căng thẳng mỗi lúc một tăng trong con người hắn.
- Tới lúc ấy lũ dân này làm anh tức tối. Vì chúng nó nhỏ nhắn uyển chuyển và dường như chúng sở hữu cái hay cái đẹp sâu xa hơn chúng ta. Dường như chúng nó khéo tay quá, tinh tế quá, phải không, và khiến cho chúng ta có cảm tưởng rằng bên cạnh chúng nó chúng ta thô thiển và vụng về, phải không? Vì chúng triền miên là nạn nhân của những sức mạnh thiên nhiên hết đời này sang đời nọ nên chúng tu dưỡng con người nội tâm tới mức thượng thừa. Những lời giảng của Phật Thích Ca có vẻ như chứng minh sự phù phiếm của cả tham lam lẫn sám hối. Và những nghi lễ bí nhiệm chúng thường cử hành dường như cho chúng sự tiếp cận các bí mật của linh hồn, còn chúng ta thì bị chận lại tại chỗ. Toàn bộ sự tận hiến cho tịch lặng, sống đời dung dị thuận với thiên nhiên và hòa hợp tâm linh này mang tính quyến rũ cực kỳ đối với những linh hồn bất an mới đặt chân tới nơi này, từ châu Âu và châu Mỹ là nơi thân xác được ngưỡng mộ trên tất cả mọi thứ khác. Nhưng có lẽ cái nổi bật nhất ở đây là vóc dáng màu vàng và mỏng manh của phụ nữ, phải không? Họ gần như thể món đồ chơi dễ thương và thích mắt, với bàn tay và bàn chân quá đổi nhỏ nhắn. Vẻ đẹp thụ động của họ cũng thế, nó làm ta bốc máu, trong khi đàn bà các xứ khác không làm được như vậy. 
Người Pháp ngừng nói, nhướng cặp lông mày ngạo mạn lên ngó Joseph:
- Điều tôi vừa nói đó có làm tổn thương tình cảm của anh không?
Joseph chăm bẳm nhìn hắn, sửng sốt vì câu hỏi đầy dụng ý của người Pháp: 
- Thì ra ông cũng theo dõi tôi suốt đêm hôm ấy ở Huế? 
Người Pháp lờ câu hỏi đó. Joseph cảm thấy giận bừng mặt: 
- Monsieur Devraux, có lẽ ông nên giải thích rõ ràng tại sao ông lại nói với tôi tất cả những điều vừa rồi.
- Tôi cho anh cơ hội suy nghĩ về việc anh đang làm. Mê mẩn các ấn tượng đầu tiên thì chưa hết đâu. Tại phương đông, tình yêu quá đáng đối với nhục cảm có thể hủy diệt một người da trắng phương tây. Nhiều người tưởng rằng họ sẽ rời khỏi nơi đây với linh hồn còn nguyên vẹn  - nhưng sau đó, ngay tại quê hương mình, họ thấy bản thân bị biến đổi sâu xa bởi những nếm trải ở xứ sở này mà chính họ cũng không biết. Họ trở thành kẻ sống bên lề dân tộc mình vì tại đất nước họ mọi sự dường như vô cùng tẻ nhạt so với phương đông. Rồi thông thường, họ bị quyến rũ trở lại đây thêm lần nữa bởi tiếng gọi mê đắm của những cái trước đó đã hủy hoại họ. Hãy cố nhìn mọi sự như chúng thật sự là chúng. Hãy ở lại đây lâu như tôi ở và anh sẽ thấy rằng sự ngất ngây đầu tiên đó chuyển hoá thành sự bạc nhược và cáu kỉnh nhiệt đới. Toàn bộ sự tự chế và kỷ luật tự giác của anh có thể bị tan tành ở đây. Xứ nhiệt đới cũng thường làm khô kiệt nghị lực và làm thối rữa mọi cơ năng đạo đức của những người tốt lành. Rồi càng ngày họ sẽ càng khinh miệt sự tinh tế bản xứ mà lúc ban đầu họ thấy rất quyến rũ, chỉ vì họ không thể nào làm cho bản thân mình hòa hợp với nó. 
Dừng một chút, Devraux hít vào một hơi dài: 
- Joseph này, đối với những người mang nước da trắng, đất này cực kỳ không mến khách  - và cái đó cũng dồn ép khiến họ rất thường phạm phải những hành động mà họ không thể tự hào về chúng.
Cả hai đã tới sát chiếc Citroešn do tài xế tuân lệnh trước, đậu chờ sẵn Devraux bên đường. Hắn dừng lại cạnh xe, tay dí bẹp nát đầu mẩu xì-gà vào một thân cây bên hồ. Tàn thuốc lấp lánh rơi xuống đất như một chùm đốm sáng. Sau một giây đăm chiêu nhìn tro tàn, Devraux đưa chân hất hất mẩu thuốc thừa rồi bất giác ngoáy ngoáy thật mạnh đế giày trên mặt đất mềm. Joseph nói, cố ý thấp giọng mình xuống:
- Có phải ông có ý nói giống như đêm mưa bão nơi trại săn trong rừng của chúng ta? 
Devraux đã mở cửa xe nhưng hắn chửng người, chầm chậm quay lại đối diện với Joseph. Dưới ánh trăng chiếu thẳng vào người, mặt hắn trông như một xác chết. Joseph vừa nói tiếp vừa quan sát Devraux thật gần:
- Đêm đó tôi không ngủ được. Và có lẽ ông cũng nên biết rằng tôi có một thằng em  - lúc này nó mười tuổi. Cuối năm đó mẹ tôi sinh con trai. 
Devraux nhìn chằm chặp người Mỹ. Vẻ sửng sốt làm bộ mặt tái xám của hắn chầm chậm vặn vẹo. Hắn nói gần như thì thào:
- Tôi xin lỗi. Nói với bà ấy tôi xin lỗi. 
Dứt câu, hắn vội vàng quay mình, chui vào xe, không một tiếng từ giã.
Ánh sáng đỏ rực của đèn sau chiếc Citroen xa dần theo đại lộ dọc bờ hồ và viên chỉ huy Liêm Phóng chỉ còn là chiếc bóng nhỏ lờ mờ ở ghế sau. Nhưng Joseph có thể thấy hắn ngồi rụt cổ xuống, hai tai ngang với hai vai. Trong thái độ của hắn có điều gì đó hình như gợi ra một tâm trạng vô vọng và tuyệt vọng.
Vào lúc chiếc xe biến mất, một cơn khắc khoải mơ hồ và cấp bách bao phủ lấy Joseph. Trong hồi lâu, anh đứng bất động, nhìn một cách khốn quẫn qua phía mặt hồ bên kia. Nơi có hòn đảo nhỏ với tháp bút viết lên trời xanh bên cạnh cây cầu vòng cung bằng gỗ, đỏ như son; và chính giữa hồ có cồn đất thấp thoáng màu cỏ lục. Đền cũ và tháp xưa, những biểu tượng của một Á Đông cổ sơ và bí nhiệm, đứng nghiêng nghiêng rõ nét trên vầng trăng đang lên như một chiếc đĩa màu vàng nhạt.

Truyện TRĂNG HUYẾT ---~~~cungtacgia~~~--- !!!8679_35.htm!!!!!!8679_38.htm!!! Đã xem 875327 lần. --!!tach_noi_dung!!--

TẬP II - Phần Thứ Ba - Sông Hương - 1936
- 9 -

--!!tach_noi_dung!!--
 Suốt tuần lễ thứ nhất ở Hà Nội, nhiều lúc Joseph cảm thấy anh có lý do để tự hỏi phải chăng đang có người nào đó cố ý đi theo mình. Đã mấy lần, anh để ý thấy cũng vẫn chỉ một gã thanh niên Pháp ấy. Người gã lừ đừ, bước thơ thẩn dọc vĩa hè sau lưng anh khi anh đi đi về về giữa Khách sạn Métropole và thư khố của Trường Pháp Quốc Viễn Đông Bác Cổ. Trong khi dạo qua những con đường rải sỏi trong các hàng phố tiểu công nghiệp nơi khu vực cổ vùng bắc thủ đô, quanh hai chợ Đồng Xuân và Bắc Qua, anh cũng xác định ra gã thanh niên đó. Gã mang kính râm, khoác áo măng-tô đen dài ngang đầu gối, đội mũ nỉ mềm, và rõ ràng đang giả vờ đi lang thang không mục đích trong cùng một khu vực anh lai vãng. 
Nhưng sự ngờ vực ấy còn mơ hồ và nửa nghi nửa không. Chẳng bao giờ Joseph nghĩ rằng việc mình có mặt tại chốn kinh kỳ này lại có thể trở thành một mối quan tâm nào đó cho giới hữu trách an ninh của Pháp. Hơn nữa, vì tâm trí lúc này quay cuồng với những ý nghĩ rạo rực về Lan và những gì anh mới phát hiện trong các hồ sơ lưu trữ, Joseph chưa bao giờ tập trung toàn bộ chú ý vào việc mình có thể đang bị giám sát.
Từ lúc Joseph rời Huế, hình ảnh Lan choán ngợp đầu óc anh, khi thức cũng như khi ngủ. Với những hình ảnh được ghi khắc đậm nét và lưu dấu vĩnh viễn trong tâm thức, anh thấy lại không biết bao nhiêu lần nụ cười hạnh phúc của Lan tại Rừng Thông Công ở tế đàn Nam Giao khi nàng xoay nhẹ chiếc vòng ngọc vừa tìm lại được. Anh miên man nhớ tưởng vóc dáng Lan khỏa thân gối đầu lên cánh tay anh trong giây phút ngất ngây trên dòng sông Hương, thấy lại Lan e lệ bên anh hôm sau, giữa khu vườn thoang thoảng hương sen, nơi tọa lạc ngôi nhà từ đường của thân phụ nàng, bên hồ sen trước cổng đàn Xã Tắc trong nội thành màu đỏ của kinh thành. Và lòng anh nao nao ngậm ngùi khi hình dung lại bàn tay Lan như một búp sen trắng, sau cùng, đưa lên vẫy chào tạm biệt dưới vòm cổng có giàn ti-gôn khi cả hai phải đành lòng xa nhau để anh đi Hà Nội.
Vào những ngày tiếp theo đêm trên sông nước, trong bầu không khí lễ giáo của gia đình, Lan trở lại thái độ cẩn trọng giữ ý tứ với Joseph. Nàng dứt khoát rằng anh phải luôn luôn theo đúng qui cách đặc biệt của người An Nam trong giai đoạn nam nữ chưa chính thức được cha mẹ hứa hôn cho, thậm chí cả những lúc chỉ có riêng hai người với nhau. 
Tuy không nói rõ nhưng qua lối cư xử cố tỏ ra chừng mực, cũng là một cách biểu lộ với ngụ ý tâm tư Lan đang dằn vặt vì thái độ nhẹ dạ đêm ấy, có điều nỗi ray rứt đó không đủ mạnh để làm lắng xuống những rung cảm nàng dành cho Joseph. Hơn một lần, Lan nhìn Joseph với ánh mắt rạo rực, tỏ cho thấy lòng nàng vẫn đang xao xuyến không kém đêm ấy chút nào. Và bên ao sen nhỏ trong vườn nhà nàng, khi không ai nhìn thấy, Lan để cho Joseph cầm tay nàng một chút. Trong những lúc như thếù, anh muốn lập tức thưa chuyện hôn ước với cha nàng nhưng Lan cứ nhất quyết rằng cả hai phải để cho ông có thời gian lấy lại tinh thần sau biến cố Kim bỏ nhà ra đi. Cuối cùng, Joseph miễn cưỡng thuận theo khi nàng đề nghị hãy đợi cho tới lúc anh xong công việc ở Hà Nội, vào lại Sài Gòn.
Trong lần gặp gỡ chót, Joseph lo lắng hồi hộp khi Lan nghiêm trang tuyên bố rằng nàng phải hỏi anh một vấn đề vô cùng trọng đại, đó là các thời điểm chào đời của anh. Thấy mặt Lan giữ mãi vẻ nghiêm trọng, Joseph không dám căn vặn lý do, cũng không dám bông đùa để làm nhẹ vấn đề. Nghe anh nói cho biết anh sinh vào giờ đó ngày đó tháng đó năm đó dương lịch, nàng lẩm nhẩm bấm mười đầu ngón tay một lúc rồi tiết lộ rằng anh sinh đúng vào năm Canh Tuất, tuổi con chó. 
Lan bảo anh:
- Tại xứ sở em, điều quan trọng nhất là phải biết người dự tính ăn đời ở kiếp với nhau sinh vào năm âm lịch nào. Trước khi cân nhắc chuyện cưới xin, hai bên cha mẹ đều tính xem con trai con gái của họ có hợp tuổi nhau không.
Joseph thấp thỏm hỏi:
- Em sinh năm nào vậy Lan?
- Năm 1915  - Ất Mão, tuổi con mèo.
Anh lặp lại và hoảng hốt:
- Em con mèo? Vậy chớ người sinh năm con Mèo và người sinh năm con Chó có sống hoà thuận nổi với nhau không?
Trong một lúc thật lâu, Lan để nguyên vẻ mặt nghiêm trọng làm trái tim Joseph không dám nhúc nhích. Rồi nàng cười thật tươi, vừa kể vừa giải thích cho anh nghe:
- Joseph biết không, khi Ngọc Hoàng Thượng Đế triệu tập hết thảy loài vật tới trước mặt ngài để ngài lấy tên chúng đặt cho các năm, chỉ có mười hai con vật tới trình diện. Nhưng trong tử vi của người An Nam, các con vật ấy không cư xử với nhau giống như ngoài đời. Ở ngoài đời, chó và mèo có thể cắn nhau  - nhưng các nhà chiêm tinh nói rằng nếu “Mèo” là âm thì nó có thể mang yên ổn và thanh nhàn tới cho cuộc đời của “Chó” là dương.
Joseph thở phào và bóp chặt tay Lan hơn. Đột nhiên anh cảm thấy mình có yêu nàng tới mấy cũng còn thiếu, và Lan sung sướng nhoẻn miệng cười với anh.
- Như vậy con mèo của em và con chó của anh, cả hai cầm tinh của chúng ta có triển vọng sống với nhau tốt!
- Nó mới có vẻ như vậy thôi Joseph ạ... Muốn biết chắc chắn, phải chuyển các thời điểm chào đời của anh qua âm lịch để có một lá số chi tiết, an cả trăm ngôi sao, chính có phụ có, do một thầy giỏi tử vi chấm và giải.
Gia đình Lan đang chuẩn bị về Sài Gòn cùng một ngày với Joseph đi Hà Nội nhưng muộn hơn. Nàng và anh chia tay nhau dưới vòm đầy hoa li ti hình trái tim màu tím nhạt phủ lên chiếc cổng bằng đá có chạm trổ, thẳng lối vào vườn cây. Joseph lại đằm thắm hôn lên những ngón tay Lan như anh từng hôn trên sông nước đêm nào. Trong một thoáng, mắt Lan mờ và hoen những giọt lệ hạnh phúc. Joseph nao nức hứa:
- Từ Hà Nội anh sẽ viết thư cho em mỗi ngày.
Rồi khi Joseph vội vã lên đường ra ga xe lửa, người thiếu nữ An Nam vẫn đứng dưới vòm cổng đẹp màu hoa ti-gôn, bên hàng rào xanh đậm lá, tay giữ mái tóc tay đưa lên vẫy và môi cười nhìn theo cho tới khi bóng dáng người thanh niên Mỹ khuất tầm mắt.
Trên đường ra phương bắc, Joseph tưởng như tình yêu anh dành cho Lan sâu đậm thêm từng giờ. Chưa đặt chân xuống Hà Nội, lòng anh đã nhói đau nhớ tưởng và ngất ngây khát khao nàng. Hội ngộ kinh kỳ phương bắc trong nhiệt độ oi ả với cái nóng trái mùa khiến ban ngày khó tập trung tinh thần và ban đêm gần như ngủ không yên giấc, nhưng thời tiết khắc nghiệt đó không ảnh hưởng lên thể lý của Joseph. Nó chỉ làm tâm lý của kẻ đang xa người mới yêu thêm quay quắt.
Vì ý nghĩ của Joseph chỉ quanh quẩn bên Lan, anh thấy mình thường đưa mắt nhìn theo các thiếu nữ An Nam bước đi uyển chuyển và duyên dáng giữa các đám đông trong thành phố. Hông hẹp quyến rũ, bờ nghiêng thanh tú của gò ngực nhỏ, giọng nói nhiều âm điệu như chim hót, tiếng bước rất êm của đôi chân trần trên vĩa hè, tất cả như gợi lên những biểu hiện giống nhau và cùng kích động tâm não Joseph.
Nhiều khi Joseph bước chân đi với tiếng nhuyển âm ậm ừ trong cổ họng như thể anh gật gù tự hỏi phải chăng mình đang lang thang tìm kiếm Lan trong từng thiếu nữ An Nam ấy? Tuy thế, xa cách và nhớ nhung cũng là khoảng thời gian thuận tiện để Joseph có phần nào lắng đọng cảm xúc, nhìn thật kỹ tâm tư mình. 
Tình anh yêu nàng có quả thật rất mực thuần khiết, chân chính và tôn trọng, hay đó chỉ là cơn sốt bừng bừng của giác quan nơi miền đất nhiệt đới khích động nhục cảm như anh từng chứng kiến hơn mười năm trước, và ngày nay, chính anh đang biến thành con mồi cho những thèm muốn nhục dục không kềm chế nổi? Có phải từ ngày ngồi bên Lan trong lòng xe thổ mộ ở Sài Gòn, thành kiến hoài nghi phụ nữ trong anh tự nhiên vơi dần, và vì thế về sau, tại Huế, anh bắt đầu yêu Lan, như yêu một người nữ hiện thân cho chân thiện mỹ mà tiềm thức anh hằng khao khát? Có phải từ tình yêu của Lan, anh như người được vớt lên khỏi vùng bóng tối ở đó quá trình thành toàn nhân cách bị khập khểnh giữa nhu cầu phải có một nhân sinh quan hài hòa và tâm trạng triền miên ngờ vực khả năng của con người, đặc biệt của phụ nữ, khi chế ngự khía cạnh hủy diệt của bản năng để sống vị tha và chung thủy.
Giữa đam mê của một người tình sôi nổi và tỉnh táo của một kẻ quen sinh hoạt hàn lâm, Joseph thấy mình khó có câu trả lời khách quan và thấu đáo cho các vấn nạn tự nêu đó. Nhưng nhìn sâu vào tâm tư, anh thấy Lan và tình yêu của nàng đang khôi phục trong anh hình ảnh của người nữ chân chính từng bị nhạt nhòa kể từ đêm mưa bão trong trại săn. Và dần dà, anh cảm thấy bao dung khi nghĩ về mẹ, hướng thượng khi nhớ tới Lan, đồng thời nhận ra mình đang vui sống hồn nhiên và độ lượng, yêu người và yêu đời hơn. Trong thư hằng ngày viết cho Lan, anh nao nức kể với nàng những khám phá, những cảm xúc đó. Có lần anh hân hoan nắn nót mấy hàng chữ: “Đêm cùng em dự lễ tế trời ở Nam Giao cũng chính là đêm phục sinh niềm vui sống tươi trẻ từng bị héo úa trong cuộc đời anh. Đêm đó, bên em, anh biết đời mình vừa được cứu chuộc.”
Nỗi ám ảnh tình yêu Lan cũng ảnh hưởng sâu xa lên công việc của Joseph. Thay vì tập trung vào chuyên đề lịch sử bang giao giữa An Nam với Bắc Kinh, Joseph thấy mình ngày càng bị cuốn hút đào sâu hơn các hồ sơ đầy bụi của thư khố như một nỗ lực mở rộng thêm tầm hiểu biết về đất nước và dân tộc của Lan. Anh bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ cố sức khám phá các nguồn gốc của chủng tộc nàng và ngôn ngữ của nó trong vô số bộ lạc bản địa và các bộ lạc phương bắc đã tràn xuống phía nam bán đảo Hoa Ấn trong buổi bình minh của lịch sử. 
Joseph phát hiện rằng: sau khi dõi theo những mắt xích mơ hồ liên quan tới các dân tộc thuộc chủng tộc mê-la-nê-diên gồm những kẻ định cư tại vùng đa đảo Thái Bình Dương, các học giả Pháp không thể minh định những gốc rễ thật sự của người An Nam và văn hóa của giống người này. Theo những dữ kiện văn bản và di chỉ khảo cổ thu thập được cho tới nay, giả thuyết tương đối hợp lý và có căn cứ nhất cho rằng người An Nam là sự kết hợp chủng tộc giữa dân bản địa mã lai đa đảo và một tộc trong Bách Việt ở Hoa Nam, bên này sông Dương Tử. Thế nhưng các nhà nhân chủng học Trung Hoa, có lẽ vì động cơ nhất thống chính trị, lại liệt Bách Việt vào tộc Hoa để làm thành năm tộc được tiêu biểu trên lá cớ ngũ tinh là Hoa, Tạng, Mãn, Hồi và Mông. Joseph thấy mình có thể chấp nhận giả thuyết sự kết hợp chủng tộc từ thời tiền sử, như đã phát hiện ở trên, làm thành giống Việt Giao Chỉ, tổ tiên của người An Nam ngày nay. Họ từng lập nên nước Văn Lang của người Giao Chỉ hơn bốn ngàn năm trước. Với vật tổ là chim Lạc, thời thái bình an lạc Hồng Bàng của họ, theo truyền thuyết, kéo dài hai ngàn năm. Họ cũng đã từng cùng với một số Bách Việt, thiết lập một quốc gia riêng biệt  - Nam Việt  - tại Lưỡng Quảng và vùng duyên hải phía nam Trung Hoa. Sau đó, họ lại lập quốc riêng cho nòi Giao Chỉ của mình, với nhiều quốc hiệu khác nhau, tại dải đất duyên hải dài và hẹp đông bắc bán đảo Hoa- Ấn trong hơn ngàn năm, trước lúc người Pháp đặt chân đến. 
Tiếp đó, suốt dòng lịch sử dài đăng đẳng và đầy xáo trộn của mình, dân tộc nàyï đã chiến đấu không mệt mỏi để lật đổ ách thống trị của Trung Hoa. Ưu thế của họ là thuần chủng, và từ nam chí bắc, họ nói chung một ngôn ngữ. Nhìn bề nổi, họ có vẻ chung một nền văn hóa với Trung Hoa do bị ảnh hưởng phương bắc đô hộ cả ngàn năm. Nhưng nhìn thật sâu vào lối sống dân dã và những phong tục tập quán có dấu vết cổ đại, người ta phải công nhận họ có một nguồn mạch văn hóa riêng biệt với những nét đặc thù rất sâu và rất khác với văn hóa Trung Hoa. Có lẽ vì thế, ưu tiên tối thượng của họ là độc lập dân tộc. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản, quyết chiến với các đạo quân viễn chinh phương bắc để bảo vệ văn hoá của dân tộc và giữ gìn độc lập của tổ quốc. Chính Quang Trung, vị đại đế đệ nhất anh hùng của họ, cách đây 150 năm đã khẳng định chân lý ấy trong bài hịch tướng sĩ của ông trước khi ra trận: đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho sử sách biết nước nam anh hùng này có chủ! Trong lịch sử thế giới từ trước tới nay, chưa có dân tộc nào nhạy cảm với vấn đề ngoại xâm cho bằng dân An Nam. Cuộc tranh đấu ấy kéo dài tới hơn ngàn năm nhưng trong thời gian đó, họ cũng mở rộng lãnh thổ xuống phương nam bằng những cuộc chiến tranh chinh phục tới độ hủy diệt một dân tộc yếu hơn và hiếu hòa, được biết tới là Chàm hoặc Champa.
  Joseph ngạc nhiên nhận thấy mặc dù các hoàng đế An Nam tự ý nạp cống vật cho Bắc Kinh suốt nhiều thế kỷ liên tục nhưng trong thời gian đó họ vẫn xây dựng được ưu thế quyền lực của mình trên bán đảo này khiến tới lượt họ đòi buộc các vua chúa của Lào và Khmer phải nạp cống vật cho họ. Riêng về cống vật được các vua An Nam nạp cho Bắc Kinh, chúng chỉ có giá trị tượng trưng, như một tiêu biểu cho tinh thần hoà hiếu và thần phục “thiên triều”. Nó như một hình thức thể hiện châm ngôn của tổ tiên để lại cho hậu duệ một nước nhỏ mà định mệnh bắt buộc phải ở kề một một nước khổng lồ có máu bành trướng: không tin cậy Trung Hoa như bằng hữu, cũng chẳng đối đầu với Trung Hoa như kẻ thù. Cống vật không hào phóng tới mức gây thiệt hại nhiều cho công khố. Ngược lại, hễ mỗi lần sứ bộ An Nam sang triều cống, Trung Hoa phải chịu phí tổn gấp mấy lần cống vật vì việc đón tiếp và chiêu đãi sứ bộ cả trăm người tại các dịch quán, trên lộ trình dài vạn dặm từ Hà Nội tới Bắc Kinh. Tất cả chỉ là những hình thức tạo cơ hội cho “thiên triều” khẳng định và phô trương thanh thế của mình lên các tiểu lân bang phên dậu. Khi người Pháp từ phía bên kia địa cầu đến vào giữa thế kỷ mười chín để xâm lăng rồi đô hộ họ, nước Đại Nam ngoan cường lúc ấy đang ở tư thế vững vàng trong cuộc bành trướng lãnh thổ của mình ra xa hơn qua những lần xâm lăng bằng quân sự hai dân tộc láng giềng là Lào và Khmer.
Joseph cũng tìm được nhiều tài liệu và văn kiện cho thấy chính quyền bảo hộ Pháp bị lôi kéo như thế nào bởi những tay thương buôn mạo hiểm và các quân nhân, những kẻ trước tiên tìm kiếm đất đai và quyền lực cho chính họ rồi sau đó mới thuyết phục Paris ủng hộ họ, như công nhận “sự đã rồi”. Một văn thư quan trọng được viết vào năm 1790 bởi một trong các lính đánh thuê, thúc giục Pháp nắm lấy Hoa-Ấn vì kẻ thù lớn của nước Pháp là Anh đã làm chủ Ấn độ và Miến điện. Văn thư ấy quả quyết rằng nếu nước Pháp muốn tránh sự sỉ nhục và vẫn tồn tại là một đối thủ tranh đoạt quyền lực và tranh giành ảnh hưởng trên thế giới, nó phải nắm lấy một lãnh thổ nào đó tại Á Đông. Joseph ghi chú: “Không đề cập gì tới lý tưởng cao nhã ‘sứ mạng khai hóa’ cho tới rất lâu về sau, khi nước Pháp đã dựng lên Đông Dương vì những lý do có tính cách quyền lực hèn hạ hơn rất nhiều”. 
Các thư tịch lưu trữ cũng vén lộ rằng chưa bao giờ có được một kế hoạch lâu dài, trước sau như một, và cũng chưa bao giờ hình thành trước tại Paris một phương thức điều hành thuộc địa này. Các sách lược bị bám víu và biến hóa một cách may rủi với sự bổ nhiệm các Toàn quyền Đông Dương kế tiếp nhau. Và hình ảnh nổi bật qua hàng trăm tài liệu được Joseph nghiên cứu là một hình ảnh ngẫu nhiên và lộn xộn, được dẫn dắt dần dà bằng những biện pháp tự chúng không đối phó nổi sự bóc lột thô bỉ một dân tộc vốn có một quá khứ văn học và đạo lý mà chỉ có các nước tiên tiến của châu Âu may ra mới có thể sánh bằng.
Joseph cũng tìm thấy những nghiên cứu của các học giả Pháp phân tích những giai đoạn tàn bạo và khát máu trong lịch sử An Nam hiện đại và các hồ sơ về vấn đề này được cập nhật hóa nhờ những tài liệu do Nha Liêm Phóng Đông Dương cung cấp về Cuộc Khủng Bố Đỏ được gọi là “phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh” các năm 1930-1931. Những nguyên bản cung khai trong các cuộc thẩm vấn của Liêm Phóng, đính kèm thành những tập sách nhỏ, kể chi tiết những cách thức đẫm máu được cộng sản dùng để tàn sát và hành hạ các địa chủ, quan lại và thậm chí những người từng ủng hộ họ nay quay ra phản bội. Và Joseph rùng mình khi đọc những tài liệu đó. 
Nội dung những cung khai ấy cho thấy đàn ông đàn bà bị thiêu, chặt, chôn sống và trấn nước với tình trạng say máu kéo dài, có tính chất dã man thời trung cổ. Và bằng cách nào đó, những kinh hoàng Joseph đọc ấy mang trở lại tâm trí anh âm thanh kinh khiếp rùng rợn trong cung giọng của Ngô văn Lộc khi anh ta ré lên với Joseph giữa khung cảnh tối tăm nơi nhà lồng chợ Bến Thành về cách người Pháp đã giết hai ngàn đồng bào của anh ta trong các cuộc nổi dậy năm 1930 và năm 1931 và đem tù đày phát vãng gần hai chục ngàn người. 
Qua những tài liệu đọc được đó, thâm tâm Joseph càng lúc càng xác tín rằng người An Nam là một dân tộc bất hạnh, có số mệnh phải gánh chịu hết bạo lực này tới thảm kịch khácï suốt chiều dài lịch sử của họ. Và những ý nghĩ đó đè nặng trĩu tâm tư anh. 
Tới cuối tuần lễ thứ hai, để gây hưng phấn cho tinh thần mình, vào một buổi xế chiều, Joseph quyết định đi tìm yên tĩnh trong khung cảnh tịch lặng của Đền Quạ, một miếu đền Nho giáo nổi tiếng, do vua Lý Thánh Tông khởi công xây dựng vào năm 1070 để đặc biệt dâng hiến cho sự nghiệp văn học, được gọi là Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của những người theo học đạo thánh hiền và văn chương cử nghiệp.  Miếu được xây dựng bên một hồ lớn của thủ đô và bốn bề vắng vẻ khi Joseph đến. Một đàn quạ đông đảo, cánh đen bóng lưỡng  - từ ngàn năm nay đêm nào cũng tá túc nơi rừng muổm trong khuôn viên miếu  - lúc này đang hoạt động bằng cách say mê lượn những vòng cuối cùng trước khi đậu lại và yên nghỉ qua đêm. Nhưng dù đang ở bên trong những vòng tường cổ xưa ấy, Joseph vẫn không được yên thân. 
Khi Joseph chầm chậm đi qua năm chiếc sân nối tiếp nhau trong khuôn viên miếu, anh nhận ra có ai đó đang đi theo mình. Lúc dừng lại xem xét các bia đá ghi tên và quê quán hơn 1.300 nhà nho thi đậu tiến sĩ trong suốt ba trăm năm vinh quang của triều đại nhà Lê, dù sau khi thi đậu họ ra làm quan hay quay về quê sống đời ẩn sĩ. Nhưng ngay từ thuở nho sinh vừa làu thông kinh sử, tham dự vào hàng ngũ kẻ sĩ của dân tộc, mắt họ đã hướng về Văn Miếu kinh đô. Đó đền miếu kinh đô của nho giáo, chốn linh địa của giới sĩ phu An Nam và là nơi ấn chứng hiền tài, bồi đắp nguyên khí của quốc gia. Họ gồm hàng vạn nhà nho, đăng khoa hay lỡ vận, sống rải rác và hoà mình với dân chúng từ thành thị đông đúc tới thôn làng heo hút. Họ làm thầy đồ dạy dỗ con em, làm kiểu mẫu đạo đức cho làng nước và là lương tri của dân tộc.
Đang ngẫm nghĩ Joseph giật mình nghe sột soạt tiếng chân đi rón rén sát sau lưng. Anh đột ngột quay lại và bắt gặp cũng chính gã thanh niên hình dung tiều tụy đã làm chiếc bóng của anh từ hôm đầu tiên anh ghé lại Hà Nội. Trong cùng một lúc, mắt Joseph và mắt gã gặp nhau. Và gã thanh niên Pháp ấy móc túi lấy kính đeo mắt, nhìn Joseph cười mỉm, gần như tỏ vẻ chế nhạo trước khi bỏ đi khuất tầm mắt anh rồi mất dạng sau những chiếc cột lớn sơn son thiếp vàng ở sân bên trong.
Bên kia các cửa sổ đang mở, hình dáng đen đủi của lũ quạ liệng rất nhanh và kêu quang quác trong trời tối lờ mờ. Joseph bỗng cảm thấy mất tinh thần  - vừa do không khí ảm đạm nơi miếu cổ vừa bởi gã thanh niên rõ ràng đã tới lúc theo dõi anh không thèm lén lút. Việc đọc các biên bản thẩm vấn của Liêm Phóng suốt chiều nay để lại ấn tượng dữ dội trong tâm trí Joseph về sự âm trầm tàn độc của guồng máy mật thám. Và bỗng nhiên Joseph chắc chắn rằng vì những lý do nào đó anh không hiểu, anh hiện bị theo dõi sát nút bởi một trong các nhân viên an ninh của nó. 
Nhón gót đi thật chậm về phía Khuê Văn Các, Joseph đột ngột quay lui, bước vòng quanh cột, chỗ anh vừa thấy gã thanh niên lẩn vào. Anh hỏi thẳng thừng bằng tiếng Pháp:
- Tại sao anh theo dõi tôi?
Gã thanh niên Pháp không tỏ vẻ kinh ngạc cũng không tính chuyện trả lời hoặc bỏ đi. Thay vào đó gã lại kéo kính đeo mắt lệch xuống sống mũi, chằm chặp nhìn lại Joseph, không chớp mắt, với vẻ mặt ngang nhiên xấc xược. Bất lực, người Mỹ quay gót đi thật lẹ ra khỏi Văn Miếu. Tới lưng chừng con đường dọc theo một đại lộ hai bên có hàng cây dẫn tới cổng miếu, Joseph quay mình nhìn lui. Gã mật thám cũng đã ra khỏi hàng cột nơi cổng miếu, đang đứng ngang nhiên ngó theo anh, lấc cấc và lộ liễu. 
Lát sau, một chiếc xe Citroešn đen trông có vẻ kiểu quan chức từ một hướng khác chạy trờ tới trước sân miếu. Gã mật vụ rón rén bước tới gần xe. Cửa sổ sau bên hông xe đã hạ sẵn kính xuống và gã khom lưng cúi xuống cửa xe ấy. Trời không đủ sáng cho Joseph nhìn rõ mặt người đang ngồi nơi ghế sau nhưng anh thấy gã mật thám trong khi nói, hất đầu một hai lần về phía anh. Rồi gã rón rén bước lui và kính xe lại được quây lên. Chiếc xe chầm chậm chạy cùng hướng với Joseph. 
Xe vừa chạy quá người Joseph bỗng tấp vào lề. Cửa sau xe thình lình bung ra chận ngang lối anh đi và anh sửng sốt thấy trước mắt mình hiện lên bộ mặt cằn cổi hốc hác của Jacques Devraux. 
- Joseph, chúng ta có thể tránh được sự hiểu lầm không cần thiết nếu anh nhận lời tôi đề nghị chở anh về khách sạn. 
Giọng của Jacques Devraux đều đều, trống rỗng. Hắn đưa hai con mắt âm u nhìn qua vai người Mỹ trong khi chờ câu trả lời.  Joseph quắc mắt giận dữ nhìn viên chỉ huy Liêm Phóng:
- Lý ra tôi phải biết chính ông là người chịu trách nhiệm việc theo dõi tôi. Có phải đây là một sự bắt giữ chính thức?
- Tôi chỉ muốn nói chuyện với anh.
- Để xin lỗi về việc theo dõi tôi mà không có lý do?
- Anh kết luận như vậy có vẻ hơi quá sớm.
Joseph nhìn hắn một cách sắc bén: 
- Ông muốn nói với tôi chuyện gì?
- Vào xe rồi hẵng nói!
Joseph miễn cưỡng leo lên ghế sau. Devraux ra hiệu tài xế tiếp tục cho xe chạy. Viên thanh tra Liêm Phóng dựa ngửa người ra ghế, mắt vẫn nhìn thẳng tới trước và nói:
- Tôi sẽ không phí chút thì giờ nào. Tôi muốn biết tại sao ở Sài Gòn anh gặp và nói chuyện với tên tù mới được thả Ngô văn Lộc?
Joseph quay qua, nghi ngại nhìn đăm đăm bộ mặt không cảm giác của người Pháp: 
- Ông theo dõi cả lúc đó nữa phải không?
- Anh gặp một tên cộng sản có tiếng, từng can dự vào các âm mưu lật đổ chính quyền ở đây. Anh thảo luận với hắn về vấn đề gì?
Joseph vẫn nhìn chằm chặp:
- Đó là chuyện của tôi. Tại sao nó làm ông quan tâm?
Giọng Devraux lạnh lùng xa vắng như thể hắn không màng tới câu hỏi của Joseph lẫn sự kiện người Mỹ đòi hỏi phải tôn trong quyền riêng tư của con người.
- Có phải hôm đó anh không thảo luận về chính trị?
- Tôi từ chối trả lời câu hỏi đó. Nó hoàn toàn không phải việc của ông.
Devraux uể oải ngã lưng ra nệm ghế da, châm một điếu xì gà rồi hạ cửa kính, ném que diêm vào bóng tối. Khi hắn kẹp điếu thuốc giữa các ngón tay Joseph để ý thấy bàn tay hắn run nhè nhẹ: 
- Nếu tôi kể với anh rằng có kẻ âm mưu lấy mạng tôi ở Huế, liệu điều đó có đủ để khiến anh nghĩ rằng tôi có quyền đặt cho anh một số câu hỏi?
Joseph lặp lại mấy tiếng ấy với vẻ không tin:
- Một âm mưu lấy mạng ông? Ông có biết kẻ đó là ai không?
- Ngô văn Đồng  - con trai của thằng Lộc.
- Nhưng tại sao việc đó lại liên can tới tôi?
- Trong cuộc thẩm vấn, thằng Đồng khai rằng cha hắn và hắn biết được hành tung của tôi ở Huế là do anh nói, đúng không?
Chiếc xe thùng dài chạy dọc Kè Clemanceau, hướng mũi về Hồ Gươm. Joseph ngó ra cửa sổ, nhìn vào bóng đêm đang tụ về trong im lặng hãi hùng. Cuối cùng anh nói, nhỏ giọng:
-  Đúng, tôi giả dụ là đúng... nhưng đó chỉ là tình cờ  - chỉ là một phát biểu ngay tình.
- Nhân viên của chúng tôi thấy anh chờ trên bến cảng Sài Gòn suốt hai tiếng đồng hồ. Phải chăng anh kỳ vọng chúng tôi tin rằng chỉ vì tình cờ mà anh đến xứ thuộc địa này của chúng tôi đúng vào thời điểm có đông đảo tù nhân cộng sản được tha về?
Devraux rít một hơi dài xì gà trong khi chờ câu trả lời. Đằng sau đốm lửa loé lên sáng rực, hắn lại liếc Joseph thật lẹ với con mắt dữ dội của một người hướng dẫn săn bắn, kẻ từng hướng dẫn đoàn thám hiểm của Joseph mười một năm trước.
- Đúng, đó chỉ là tình cờ. Paul kể với tôi rằng anh ấy nghĩ là Lộc đang ở đảo Côn Lôn  - và tôi thấy trên báo tin tức về một chuyến tàu sắp cập bến.
- Nhưng tại sao anh muốn gặp thằng Lộc?
Người Pháp đặt câu hỏi đó với giọng đều đều, không quay sang nhìn anh. Joseph lưỡng lự rồi trả lời chầm chậm:
- Tôi muốn hỏi anh ta về một việc riêng.
Bên cạnh Joseph hình như người Pháp ngồi không nhúc nhích:
- Ý anh muốn nói tới cái chết của người anh của anh?
Cổ họng Joseph bỗng khô rang. Anh ngạc nhiên thấy mình gật đầu thừa nhận:
- Đúng. Chính Lộc đã kể với tôi rằng anh Chuck chết trong khi cố cứu cha tôi.
Devraux nhướng người trên ghế rồi hạ mình xuống:
- Tôi nghĩ rằng lúc này mình đã hiểu.
Trong một lúc, cả hai ngồi im lặng. Rồi Joseph lại chúi mình tới trước ghế: 
- Nhưng có phải ông thật sự tin rằng tôi dự vào âm mưu giết người? Và tôi giả dụ các nhân viên mật thám của ông tại Hà Nội kỳ vọng sẽ tìm thấy tôi ở đâu đó trong Văn Miếu đang âm mưu lật đổ nền cai trị của nước Pháp tại Đông Dương.
Devraux nhắm mắt lại như thể mỏi mệt:
- Tôi không muốn tin điều đó. Nhưng đã xuất hiện những ý tưởng quá khích không kém ý tưởng đó. Các phái viên ngụy trang của Quốc tế Đệ tam đang hoạt động khắp Á Đông  - trong số họ có nhiều kẻ là người Âu. Vậy tại sao lại không có người Mỹ? Ở đâu và thời nào cũng thế, hầu hết những tên có lý tưởng Mác-xít đều xuất thân từ các gia đình trung lưu hoặc giàu có. Chúng tôi không dám đoan chắc rằng hết thảy các vị khách da trắng tới Đông Dương đều là những kẻ cảm phục và hiến thân cho nước Pháp.
Joseph nói chua chát:
- Giá như chính quyền của ông đừng bóc lột dân tộc này tàn tệ quá thì họ đã không muốn nổi dậy chống lại các ông. Giá như đồng bào của ông không bòn rút đất đai để lấy hết cao su, than đá, lúa gạo, những thứ mà họ có thể sờ tay vào được, và không đánh đập cu-li xe kéo trên đường phố thì Ngô văn Lộc và những người giống như anh ta đã không tính tới chuyện giết ông.
Devraux mở mắt, trầm ngâm rít điếu xì gà: 
- Joseph ạ, anh đã biết qua những hồ sơ mà anh đọc trong thư khố của chúng tôi, rằng lịch sử của An Nam đầy máu đổ và tàn bạo. Có một tính chất tàn bạo trong con người của dân chúng xứ này. 
Hắn ngừng nói, chầm chậm thổi khói ra phía cửa sổ: 
- Nhưng đồng thời, chúng cũng là một chủng tộc bịp bợm. Chúng thích làm ra vẻ thụ động ngoài mặt để đánh lạc hướng người khác.
Joseph rúng động tâm can, nhận ra rằng cả trong việc anh nghiên cứu loại văn bản nào cũng bị Liêm Phóng giám sát. Trên môi anh bỗng trào lên lời phản kháng nhưng anh kịp thời nuốt xuống.
- Thằng Ngô văn Lộc và vợ hắn do thám tôi nhiều năm trước khi chúng bị tôi phát hiện. Thằng Học, con trai thứ hai của chúng, vô cớ giết một quản đốc đồn điền cao su  - kế đó ba cha con chúng nổi loạn ở Yên Bái và ra sức làm chuyện sát nhân giống y như thế đối với Paul. Dường như chúng đang theo đuổi một cuộc trả thù cá nhân đẫm máu và vô nghĩa đối với cha con tôi. 
Devraux ngừng nói, và lần đầu tiên hắn quay sang nhìn Joseph chằm chặp: 
- Thằng Đồng bị bắt không có nghĩa làm cho chúng nó dịu xuống. Từ khi thằng đó bị biệt giam, người của tôi nhận ra có một hai âm mưu nhằm giám sát việc đi lại của tôi. Những tên giúp việc trong nhà tôi bị hăm dọa và bị dò hỏi tin tức... 
Giọng Devraux kéo rề rề như thể không thèm quan tâm rồi hắn bỏ lửng, nhún vai và lại quay mặt ngó qua chỗ khác.
Xe vào tới đại lộ Beauchamp chạy dài sát một bên Hồ Hoàn Kiếm. Nhìn qua cửa sổ xe, Joseph thấy trăng bắt đầu lên. Một luồng ánh sáng trắng mênh mang chan hòa mặt nước hồ bao la và yên lặng. Joseph bỗng chỉ muốn lập tức ra khỏi xe. Anh nói cụt ngủn:
- Monsieur Devraux, nếu ông không bắt giữ tôi... tôi muốn xuống xe. Tôi muốn thở chút không khí trong lành trước khi ăn tối.
Lập tức Devraux ra hiệu tài xế dừng xe rồi mở cửa. Hắn để cho Joseph ra khỏi xe nhưng khi người Mỹ quay lại chào từ giã, anh thấy người chỉ huy Liêm Phóng cũng theo chân anh bước xuống. Sau khi ra lệnh thật lẹ cho tài xế bằng tiếng Pháp, Devraux bước tới bên Joseph. Hắn vừa châm một điếu xì-gà vừa liếc Joseph qua luồng khói lửa mới ấy và nói:
- Anh kể với tôi rằng anh nói chuyện với thằng Ngô văn Lộc là hoàn toàn ngay tình. Được, vậy tôi cảnh cáo anh rằng tại Đông Dương này, sự ngay tình hay ngây thơ vô hại có thể đưa tới nhiều nguy hiểm. Người An Nam không “ngây thơ”, chúng nó là một dân tộc cực kỳ quỉ quyệt.
Joseph cảm thấy không thích trả lời. Cả hai yên lặng bước chầm chậm dưới những hàng cây xương xẩu mọc sát mé nước. Người Pháp nói dịu giọng:
- Khái niệm của anh về chủ nghĩa thực dân cũng khá ngây thơ, nếu anh bỏ qua cho việc tôi dùng từ ngữ đó. Có thể những ứng xử của người da trắng đối với phương đông luôn luôn bị thúc đẩy bởi một động cơ căn bản và không thể bào chữa, đó là lòng tham lam; và có thể tới một ngày nào đó, chúng tôi phải trả giá cho cái đó. Nhưng tại đây, nước Pháp không bao giờ hoạch định một chương trình độc dữ và có tính toán. Quản trị xứ thuộc địa bao giờ cũng là loại công việc phức tạp nhưng nó cũng hoàn toàn không phải là con đường một chiều. Với phần công chính của linh hồn mình, người Pháp lúc nào cũng cảm thấy mình bị thúc bách phải cống hiến, một cách vị tha, cho người bản xứ sự khai sáng và nền giáo dục tại chính quốc. Kết quả là những người An Nam có trí óc minh mẫn nhất được xuất dương sang Pháp du học, thấy rõ văn minh của nước Pháp, thấm nhuần kiến thức của chúng tôi, rồi hồi hương tổ chức cách mạng bạo động chống lại chúng tôi. Thậm chí có người còn mỉa mai rằng con đường sang Pháp du học cũng chính là con đường chống lại nước Pháp.
Cảm thấy động lòng quan tâm và không còn phân biệt đâu là chuyện của ai nữa, Joseph hỏi:
- Nhưng tại sao tới lượt mình, dường như chúng ta không tự mình học được cái gì ở đây? 
- Anh có mặt ở xứ sở này đây là lần thứ hai phải không? Anh từng ở trong rừng, thăm viếng các miếu đền, bước đi trên những đường phố tấp nập. Anh từng cảm thấy sức mạnh kỳ bí của phương đông làm máu anh sủi bọt như rượu sâm-banh, phải không? Người phương tây nào tới đây cũng cảm thấy như thế. Đây là vùng đất của những cái đối nghịch nhau vô cùng sâu xa và cực kỳ khác biệt với Virginia Mỹ của anh hoặc Normandy Pháp nơi sinh trưởng của tôi, tới độ chúng ta không bao giờ học được cách thích ứng. Núi non và rừng rú mang tính thù nghịch, các đồng lúa bất tận  - cái nóng dữ dội và khí hậu ẩm ướt lúc nào cũng thúc bách cho vạn vật tăng trưởng tới tận cùng giới hạn của chúng và khích động quá độ hệ thần kinh và cảm xúc của chúng ta. Đất đai phong phú với quá nhiều sức sống khiến cái chết dường như không thành vấn đề. Thú vật giết thú vật, người giết thú vật, và thậm chí người giết người. Nó hoàn toàn nằm trong một diễn tiến tàn bạo. Bạo lực là chuyện bình thường, chuyện xảy ra hàng ngày, và các giác quan của chúng ta lúc nào cũng ngây ngây say với toàn bộ sức sống rộn ràng này. Chúng ta đáp ứng cái nóng này giống như những con thiêu thân đáp ứng ánh đèn. Đây là đất làm giác quan rực cháy chứ không làm trí tuệ bùng sáng. Đó là lý do tại sao chúng ta không học được gì. Đây là đất có quá nhiều sức mạnh thiên nhiên tới độ không sớm thì muộn mọi người đều để lòi thú tính của mình ra. Không người nào được miễn trừ.
Giọng nói của Devraux ngần ngật và cay đắng, gần như nhức nhối và thù hận, như thể trong khi nói hắn đang sống lại quá khứ của chính hắn. Bàn tay Devraux càng lúc càng run rẩy thấy rõ trong khi hắn tiếp tục rít xì-gà. Và Joseph tưởng chừng mình đang cảm nhận được sự căng thẳng mỗi lúc một tăng trong con người hắn.
- Tới lúc ấy lũ dân này làm anh tức tối. Vì chúng nó nhỏ nhắn uyển chuyển và dường như chúng sở hữu cái hay cái đẹp sâu xa hơn chúng ta. Dường như chúng nó khéo tay quá, tinh tế quá, phải không, và khiến cho chúng ta có cảm tưởng rằng bên cạnh chúng nó chúng ta thô thiển và vụng về, phải không? Vì chúng triền miên là nạn nhân của những sức mạnh thiên nhiên hết đời này sang đời nọ nên chúng tu dưỡng con người nội tâm tới mức thượng thừa. Những lời giảng của Phật Thích Ca có vẻ như chứng minh sự phù phiếm của cả tham lam lẫn sám hối. Và những nghi lễ bí nhiệm chúng thường cử hành dường như cho chúng sự tiếp cận các bí mật của linh hồn, còn chúng ta thì bị chận lại tại chỗ. Toàn bộ sự tận hiến cho tịch lặng, sống đời dung dị thuận với thiên nhiên và hòa hợp tâm linh này mang tính quyến rũ cực kỳ đối với những linh hồn bất an mới đặt chân tới nơi này, từ châu Âu và châu Mỹ là nơi thân xác được ngưỡng mộ trên tất cả mọi thứ khác. Nhưng có lẽ cái nổi bật nhất ở đây là vóc dáng màu vàng và mỏng manh của phụ nữ, phải không? Họ gần như thể món đồ chơi dễ thương và thích mắt, với bàn tay và bàn chân quá đổi nhỏ nhắn. Vẻ đẹp thụ động của họ cũng thế, nó làm ta bốc máu, trong khi đàn bà các xứ khác không làm được như vậy. 
Người Pháp ngừng nói, nhướng cặp lông mày ngạo mạn lên ngó Joseph:
- Điều tôi vừa nói đó có làm tổn thương tình cảm của anh không?
Joseph chăm bẳm nhìn hắn, sửng sốt vì câu hỏi đầy dụng ý của người Pháp: 
- Thì ra ông cũng theo dõi tôi suốt đêm hôm ấy ở Huế? 
Người Pháp lờ câu hỏi đó. Joseph cảm thấy giận bừng mặt: 
- Monsieur Devraux, có lẽ ông nên giải thích rõ ràng tại sao ông lại nói với tôi tất cả những điều vừa rồi.
- Tôi cho anh cơ hội suy nghĩ về việc anh đang làm. Mê mẩn các ấn tượng đầu tiên thì chưa hết đâu. Tại phương đông, tình yêu quá đáng đối với nhục cảm có thể hủy diệt một người da trắng phương tây. Nhiều người tưởng rằng họ sẽ rời khỏi nơi đây với linh hồn còn nguyên vẹn  - nhưng sau đó, ngay tại quê hương mình, họ thấy bản thân bị biến đổi sâu xa bởi những nếm trải ở xứ sở này mà chính họ cũng không biết. Họ trở thành kẻ sống bên lề dân tộc mình vì tại đất nước họ mọi sự dường như vô cùng tẻ nhạt so với phương đông. Rồi thông thường, họ bị quyến rũ trở lại đây thêm lần nữa bởi tiếng gọi mê đắm của những cái trước đó đã hủy hoại họ. Hãy cố nhìn mọi sự như chúng thật sự là chúng. Hãy ở lại đây lâu như tôi ở và anh sẽ thấy rằng sự ngất ngây đầu tiên đó chuyển hoá thành sự bạc nhược và cáu kỉnh nhiệt đới. Toàn bộ sự tự chế và kỷ luật tự giác của anh có thể bị tan tành ở đây. Xứ nhiệt đới cũng thường làm khô kiệt nghị lực và làm thối rữa mọi cơ năng đạo đức của những người tốt lành. Rồi càng ngày họ sẽ càng khinh miệt sự tinh tế bản xứ mà lúc ban đầu họ thấy rất quyến rũ, chỉ vì họ không thể nào làm cho bản thân mình hòa hợp với nó. 
Dừng một chút, Devraux hít vào một hơi dài: 
- Joseph này, đối với những người mang nước da trắng, đất này cực kỳ không mến khách  - và cái đó cũng dồn ép khiến họ rất thường phạm phải những hành động mà họ không thể tự hào về chúng.
Cả hai đã tới sát chiếc Citroešn do tài xế tuân lệnh trước, đậu chờ sẵn Devraux bên đường. Hắn dừng lại cạnh xe, tay dí bẹp nát đầu mẩu xì-gà vào một thân cây bên hồ. Tàn thuốc lấp lánh rơi xuống đất như một chùm đốm sáng. Sau một giây đăm chiêu nhìn tro tàn, Devraux đưa chân hất hất mẩu thuốc thừa rồi bất giác ngoáy ngoáy thật mạnh đế giày trên mặt đất mềm. Joseph nói, cố ý thấp giọng mình xuống:
- Có phải ông có ý nói giống như đêm mưa bão nơi trại săn trong rừng của chúng ta? 
Devraux đã mở cửa xe nhưng hắn chửng người, chầm chậm quay lại đối diện với Joseph. Dưới ánh trăng chiếu thẳng vào người, mặt hắn trông như một xác chết. Joseph vừa nói tiếp vừa quan sát Devraux thật gần:
- Đêm đó tôi không ngủ được. Và có lẽ ông cũng nên biết rằng tôi có một thằng em  - lúc này nó mười tuổi. Cuối năm đó mẹ tôi sinh con trai. 
Devraux nhìn chằm chặp người Mỹ. Vẻ sửng sốt làm bộ mặt tái xám của hắn chầm chậm vặn vẹo. Hắn nói gần như thì thào:
- Tôi xin lỗi. Nói với bà ấy tôi xin lỗi. 
Dứt câu, hắn vội vàng quay mình, chui vào xe, không một tiếng từ giã.
Ánh sáng đỏ rực của đèn sau chiếc Citroen xa dần theo đại lộ dọc bờ hồ và viên chỉ huy Liêm Phóng chỉ còn là chiếc bóng nhỏ lờ mờ ở ghế sau. Nhưng Joseph có thể thấy hắn ngồi rụt cổ xuống, hai tai ngang với hai vai. Trong thái độ của hắn có điều gì đó hình như gợi ra một tâm trạng vô vọng và tuyệt vọng.
Vào lúc chiếc xe biến mất, một cơn khắc khoải mơ hồ và cấp bách bao phủ lấy Joseph. Trong hồi lâu, anh đứng bất động, nhìn một cách khốn quẫn qua phía mặt hồ bên kia. Nơi có hòn đảo nhỏ với tháp bút viết lên trời xanh bên cạnh cây cầu vòng cung bằng gỗ, đỏ như son; và chính giữa hồ có cồn đất thấp thoáng màu cỏ lục. Đền cũ và tháp xưa, những biểu tượng của một Á Đông cổ sơ và bí nhiệm, đứng nghiêng nghiêng rõ nét trên vầng trăng đang lên như một chiếc đĩa màu vàng nhạt.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: NGUYỄN ƯỚC
Được bạn: Admin đưa lên
vào ngày: 23 tháng 12 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--