Hồi Thứ Mười


Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Vương Thiếu Phủ dùng phép trói Vương Hào
Nguyên Thành Tôn mến tài phong võ trạng

Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào Lệ Minh Đường cũng ra thí trường khảo sát, mãi đến mùng tám cuộc thi bắn mới xong.
Tổng số sĩ tử trên bốn trăm người mà kẻ bắn trúng một phát, người hai phát, riêng có Hùng Hiệu và một người nữa là Vương Hào người ở tỉnh Quảng Đông trạc độ bốn mươi tuổi bắn trúng ba phát thôi, còn Vương Thiếu Phủ trúng sáu phát như ta đã biết.
Qua ngày mùng chín, ba vị chánh chủ khảo đòi ba người trúng tuyển xạ tiển vào võ trường thi về sức lực.
Lệ Minh đường truyền quân khiêng một cao vòng đá nặng qáu trăm cân dể trước diễn võ trường rồi ra lịnh hễ ai rinh nỏi cái vòng ấy lên cao ba thước và đi tới đặng ba bước thì chấm đậu.
Hoàng phủ Thiếu Hoa nghe tuyên bố dứt lời, liền chạy đến dựng đứng tấm đá ấy lên, hét lên một tiếng rung trời chuyển đất, triển thần lực giở hổng vòng đá lên cao ba thước rồi bước tới bảy tám bước, đoạn để xuống một cách êm ái, sắc mặt không biến đổi, hơi thở vẫn bình thường. Kế đó, Hùng Hiệu cũng xách lên ba thước, bước tới bảy bước mới để xuống, không lộ vẻ mệt nhọc. Rồi đến Vương Hào bước vào lấy tay kéo dựng vòng đá lên, lòn tay qua lỗ vòng, nạt lên một tiếng như sấm nổ, giở hổng lên cao bốn thước, xách đi trông rất nhẹ nhàng. Hắn bước đi hơn hai chục bước rồi bợ cái vòng ném mạnh lên không trung gần hai trượng. Cái vòng rớt ầm xuống đất lún sâu hơn một thước, khiến thiên hạ đứng xem đều reo to lên:
- Ôi chao! Một sức mạnh phi thường!
Lệ Minh Đường thấy Vương Hào mạnh quá thì thất kinh, sợ h ắn đoạt mất giải khôi nguyên nên vội đứng dậy truyền lịnh
- Thôi, bây giờ các ngươi hãy ra thi võ nghệ đi, nếu ai không có ngựa thì ta cho mượn ngựa ta kia.
Hoàng Phủ Thiếu Hoa nghe lệnh, liền đến chỗ giá binh khí, rút một cây Phương thiên họa kích bước ra diễn võ trường. Kế có Lý Mãnh dắt ngựa vào, Thiếu Hoa tung mình lên lưng ngựa vung một đường kích trông như phượng múa rồng bay.
Thiếu Hoa vừa múa xong, Hùng Hiệu cũng rút cây đoản côn thót lên ngựa ra sức biểu diễn, thương pháp cũng xuất quỷ nhập thần không kém gì Thiếu Hoa. Sau cùng Vương Hào bước ra, vì không có ngựa nên quân sĩ dắt con Than Tông mã đến cho mượn. Chàng rút cây đại đao bay vùn vụt, ánh đao tỏa ra sáng ngời trông dễ khiếp.
Múa xong, Vương Hào đem đao cắm vào giá rồi bước tới quỳ trước diễn võ trường, Lệ Minh Đưòng lo sợ Vương Hào chiếm mất chức võ Trạng nguyên, bàn khoát tay nói:
- Đây mới chỉ là một phần trong môn võ nghệ mà thôi.
Rồi Lệ Minh Đường truyền Vương Hào lui ra, đoạn tiếp tục khảo thí võ nghệ ba trăm bảy mươi tám người kia, cứ theo thứ tự trên dưới ghi vào danh sách.
Sau đó Lệ Minh Đường đứng lên tuyên bố:
- Hôm nay ai đã thi đứng theo thể thức thì ngày mai hãy đem giấy bút đến dinh Binh Bộ để khảo thí về thao lược. Nói rồi cùng hai vị phó chủ khảo lên ngựa ra về.
Sáng hôm sau, Lệ Minh Đường đến dinh Binh bộ ra đề mục cho sĩ tử hành văn.
Khi Hoàng Phủ Thiếu Hoa nạp quyển, Lệ Minh Đường xem qua thấy thao lược rất tinh thông, nét chữ sắc sảo vô cùng, trong lòng rất khâm phục. Đến khi xem quyển của Vương Hào thì thấy Vương Hào không biết chữ nào hết. Hai vị phó chủ khảo lấy làm tiếc cho Vương Hào, còn Lệ Minh Đường thì mừng lắm, vì chắc thế nào Thiếu Hoa cũng chiếm được Khôi nguyên!
Sau khi ba vị giám quan họp bàn định thứ tự xong liền truyền cho thơ lại yết bảng treo lên. Người ta thấy Vưong Thiếu Hoa thứ nhứt, đỗ Võ Trạng Nguyên, Hùng Hiệu thứ nhì, Xích Nam Anh thứ ba, Vương hào thứ tư và sau đó còn chín mươi sáu người thi trúng thể thức.
Lệ Minh Đường đem danh sách vào triều dâng lên vua Thành Tôn và tâu:
- Cuộc khảo thì hôm nay đã xong, xin bệ hạ hãy định ngày ra diễn võ trường để duyệt lại, tuyển lấy Võ Trạng nguyên và phong chức Nguyên soái.
Vua Thành Tôn truyền nội giám thâu danh sách rồi giáng chỉ dạy Binh bộ phóng bảng, định đến ngày mười lăm vua sẽ ngự giá đến võ trường chọn lấy Võ Trạng nguyên.
Lệ Minh Đường lãnh mạng lui ra, lên kiệu trở về phủ.
Sáng hôm sau, những người trúng tuyển rủ nhau đến bái yết Lệ Minh đường, Lệ Minh Đường nghe gia tướng vào báo liền bảo Tố Hoa:
- Chị hãy đến nấp sau tấm bình phong để xem thử có phải Vương Thiếu Phủ là Hoàng Phủ Thiếu Hoa không.
Nói rồi bước ngay ra thính đường cho mời một mình Thiếu Phủ vào trước. Vương Thiếu Phủ được lệnh khép nép bước vào.
Lệ Minh Đường vừa toan đứng dậy để chào hỏi thì chàng tađã quỳ lạy và thưa:
- Tôi được đại nhơn thương đến, thật cái ơn ấy chẳng biết đến bao giờ mới đền đáp đưọc.
Lệ Minh Đường vộ vàng đõ dậy và nói:
- Tuy tôi làm đến chức Binh bộ, song tuổi tôi vẫn còn niên thiếu, xin người hãuy lấy lẽ niên huynh mà đối đãi với tôi, tôi mới vui lòng, vậy từ nay về sau xin chớ lạy lục nữa.
Nói rồi Lệ Minh Đường kéo ghế niềm nở mời ngồi, Vương Thiếu Phủ tạ ơn rồi ngồi xuống. Sau khi mời uống cạn ly trà, Lệ Minh Đường nói:
- Thiên tử định đến ngày mười lăm này ngự giá ra thí trường để tuyển chọn chức Trạng Nguyên, tôi có ý mong cho người chiếm bảng vàng, vậy người hãy cố gắng cho lắm mới được nhé!
Vương Thiếu phủ đứng dậy chấp tay xsá một cái và lễ phép thưa:
- Ân sư có lòng thương lo lắng đến thế, tôi nguyện ghi ơn suốt đời.
Lệ Minh Đường nói:
- Xin chớ nên quá khiêm nhượng. Chỉ vì người là bậc tài năng xuất chúng, nên tôi có bổn phận phải lo liệu đó thôi.
Rồi Vương Thiếu Phủ cáo từ lui ra. Lệ Minh Đường bảo gia tướng đem ngựa đến sát bên thềm cho Vương Thiếu Phủ và tiễn đưa chàng ra khỏi phủ.
Khi Lệ Minh Đường trở vào, Tố Hoa hớn hở, nói:
- Người ấy đúng là Hoàng Phủ Thiếu Hoa rồi. Tôi cũng vì người mà thiếu chút nữa đã vùi thân nơi đáy nước. Còn tiểu thơ ra thân giúp ngưiờ như vậy thật phải lẽ lắm.
Lệ Minh Đường thở dài nói:
- Hoàng Phủ Thiếu Hoa đối với em cứ giữ cái lễ thầy trò, thật em xót ruột quá. Nhất định thế nào rồi đây em cũng tâu cùng Thiên Tử phong cho chàng làm chức Nguyên soái, em mới thỏa dạ.
Sáng hôm sau, những người trúng tuyển rủ nhau đến bái yết Lệ Minh đường, Lệ Minh Đường nghe gia tướng vào báo liền bảo Tố Hoa:
- Chị hãy đến nấp sau tấm bình phong để xem thử có phải Vương Thiếu Phủ là Hoàng Phủ Thiếu Hoa không.
Nói rồi bước ngay ra thính đường cho mời một mình Thiếu Phủ vào trước. Vương Thiếu Phủ được lệnh khép nép bước vào.
Lệ Minh Đường vừa toan đứng dậy để chào hỏi thì chàng tađã quỳ lạy và thưa:
- Tôi được đại nhơn thương đến, thật cái ơn ấy chẳng biết đến bao giờ mới đền đáp đưọc.
Lệ Minh Đường vộ vàng đõ dậy và nói:
- Tuy tôi làm đến chức Binh bộ, song tuổi tôi vẫn còn niên thiếu, xin người hãuy lấy lẽ niên huynh mà đối đãi với tôi, tôi mới vui lòng, vậy từ nay về sau xin chớ lạy lục nữa.
Nói rồi Lệ Minh Đường kéo ghế niềm nở mời ngồi, Vương Thiếu Phủ tạ ơn rồi ngồi xuống. Sau khi mời uống cạn ly trà, Lệ Minh Đường nói:
- Thiên tử định đến ngày mười lăm này ngự giá ra thí trường để tuyển chọn chức Trạng Nguyên, tôi có ý mong cho người chiếm bảng vàng, vậy người hãy cố gắng cho lắm mới được nhé!
Vương Thiếu phủ đứng dậy chấp tay xsá một cái và lễ phép thưa:
- Ân sư có lòng thương lo lắng đến thế, tôi nguyện ghi ơn suốt đời.
Lệ Minh Đường nói:
- Xin chớ nên quá khiêm nhượng. Chỉ vì người là bậc tài năng xuất chúng, nên tôi có bổn phận phải lo liệu đó thôi.
Rồi Vương Thiếu Phủ cáo từ lui ra. Lệ Minh Đường bảo gia tướng đem ngựa đến sát bên thềm cho Vương Thiếu Phủ và tiễn đưa chàng ra khỏi phủ.
Khi Lệ Minh Đường trở vào, Tố Hoa hớn hở, nói:
- Người ấy đúng là Hoàng Phủ Thiếu Hoa rồi. Tôi cũng vì người mà thiếu chút nữa đã vùi thân nơi đáy nước. Còn tiểu thơ ra thân giúp ngưiờ như vậy thật phải lẽ lắm.
Lệ Minh Đường thở dài nói:
- Hoàng Phủ Thiếu Hoa đối với em cứ giữ cái lễ thầy trò, thật em xót ruột quá. Nhất định thế nào rồi đây em cũng tâu cùng Thiên Tử phong cho chàng làm chức Nguyên soái, em mới thỏa dạ.
Tố Hoa nghe nói mừng rỡ vô cùng.
Ngày giờ trôi nhanh, chẳng bao lâu đã đến ngày mười bốn tháng hai. Hôm ấy vừa lối canh hai đã nghe trước cửa thành pháo nổ inh trời để báo tin cho sĩ tử biết phải mang cung tên đến phi trường chuẩn bị cho sẳn sàng. Qua đến canh năm, Lệ Minh Đường đã cùng với hai vị phó chủa khảo là Du Tái Vật và Thượng Nghị Tiên lên kiệu thẳng vào triều quỳ tâu:
- Muôn tâu bệ hạ, hiện giờ những người trúng tuyển đã hiệp nhau đủ mặt tại diễn võ trường, xin thỉnh bệ hạ hãy ngự giá ra để khảo duyệt.
Vua Thành Tôn phán:
- Các khanh cứ đi trước rồi trẫm sẽ đến sau.
Ba người tạo ơn lui ra, lên ngựa thẳng đến võ trường. Giây lát sau, vua Thành Tôn cũng xe giá ra đến. các quan đồng nghinh tiếp vào. Vua ngồi giữa, các quan đứng hầu hai bên.
Lúc ấy, quan tây Đài ngu giá là Doãn Thượng Khanh trông thấy Vương Thiếu Phủ biết ngay là cháu mình, lòng mừng khấp khởi nhưng chẳng dám nhìn.
Sau đó vua Thành Tôn truyền cho sĩ tử cứ theo tiêu chuẩn thi khi trước mà diễn lại cho vua xem.
Quan Chánh tư lãnh lịnh đọc danh sách theo thứ tự kêu ra thi bắn, Vương Thiếu Phủ nghe kêu tên mình trước tiên, liền bước vào quỳ đợi lịnh. Vua Thành Tôn thấy tướng mạo chàng khôi ngô tuấn tú, biết ngay là một trang tuấn kiệt, vội truyền ra biểu diễn. Vương Thiếu Phủ lắp tên bắn luôn sáu phát đều trúng ngay hồng tâm. Vua Thành Tôn nức tiềng khen rồi quay qua nói với tả hữu Thừa tướng:
- Lệ Quân Ngọc quả có con mắt tinh đời, chọn môn sanh bắn giỏi quá!
Sau đó Hùng Hiệu, Xích Nam Anh và Vương Hàolần lượt ra bắn mỗi người đều trúng đủ ba phát, còn chín mươi sáu người thuộc hạ hạng kia, kẻ trúng hai, người trúng một không ai ránglên được ba phát cả. Qua đến môn thi sức mạnh thì Vương Hào đoạt giải nhứt.
Vua Thành Tôn bèn gọi Vương Hào đến hiểu dụ:
- Sức mạnh của ngươi thật đáng kể, song về nghề bắn và thao lược ngươi không giựt giải quan quân nổi, nên ta muốn lấy Vương Thiếu Phủ làm Trạng nguyên. Tuy vậy Trẫm muốn cho các ngươi được thỏa mãn vậy cho phép các ngươi hãy đấu võ cùng Vương Thiếu Phủ để phân tài cao thấp. trong khi đấu ta cấm không ai được dùng thủ đoạn hiểm ác để hại nhau ; nếu ai giết chết người phải thường mạng, còn đả thương phải bị tội. Các ngươi phải nghe rõ và nên cẩn thận.
Vuơng Thiếu Phủ nghe vua hiểu dụ dứt lời, liền xung kích xông ra giữa diễn võ trường, nói lớn:
- Tôi phụng mạng thánh chỉ tỉ thí cùng ba vị niên huynh, vậy ai dám đấu xin mời ra đây.
Xích Nam Anh liên vung trường côn giục ngựa xông ra cúi đầu chào Vương Thiếu Phủ và nói:
- Vì chút công danh, tôi xin lãnh giáo vài đường kích, xin niên huynh tha lỗi.
Vương Thiếu Phủ cúi đầu chào lại nói:
- Tôi xin đợi lịnh niên huynh.
Xích Nam Anh múa côn nhắm giữa bụng Vương Thiếu Phủ đâm tới, miệng nói lớn:
- Xin lỗi niên huynh!
Vương Thiếu Phủ vung khívch đỡ vẹt ra và nói:
- Có can chi!
Rồi hai người đánh vùi với nhau trên hai mươi hiệp chưa phân thắng bại. Vương Thiếu Phủ nghĩ thầm:
- “ Xích Nam Anh sức lực rất tầm thường mà ta không thắng nổi thì sao chống cự với Vương Hào được”.
Nghĩ rồi chàng hét lên một tiếng dồn thấm sức vào hai cánh tay múa kích đợ vẹt trường côn của đối phương ra một cái thật mạnh, khiến toàn thân Xích Nam Anh rung động. Xích Nam Anh ráng sức đánh thêm một hiệp rồi nhắm thế cự không nổi quày ngựa chạy dài và quay lại nói:
- Niên huynh quả có tài cao, tôi xin nhưòng đấy!
Vương Thiếu Phủ nói:
- Xin niên huynh thứ tội cho nhẹ!
Rồi chàng lớn tiếng hỏi:
- Còn ai muốn đấu nữa xin mời ra dây, bằng không tôi sẽ lãnh ấn nguyên soái.
Vương Hào nghe nói hét lớn:
- Còn tôi đây, chớ vội khoe khoang.
Dứt lời, Vương Hào vung đao lên ngựa xông ra chém nhầu Vương Thi&êu Phủ. Vương Thiếu Phủ cũng vung kích đợ vẹt ra đánh vùi vơí Vương Hào, trên hai mươi hiệp chưa phân thắng bại. Tuy vậy người ta thấy Vương Hào càng đánh sức lực càng tăng thêm, còn Vương Thiếu Phủ thì mỗi lúc một thấm mệt, khiến mọi người đứng xem đều nín hơi hồi hộp. Họ bàn luận với nhau:
- Tiếc thay Vương Thiếu Phủ tài bắn tài tình như thế mà phen này phải thua Vương Hào rồi!
Khi đánh được mươi hiệp, Vương Thiếu Phủ liệu sức đánh không lại Vương Hào bèn đâm bậy một kích quày ngựa dang xa ra và kêu lớn:
- Niên huynh dám lướt sang đây, tôi mới nhượng là bậc anh hùng,
Vương Hào nổi giận hét lớn:
- Ta há lại sợ sao?
Nói rồi quất ngựa lướt tới. Vương Thiếu Phủ lẹ tay thò vào túi lấy cái Hồng cẩm sách ném lên không trung. Tức thì hào quang tỏa ra sáng rực xẹt xuống ngay đầu Vương Hào.
Vương Hào còn ngơ ngác, chưa biết gì thì bỗng nhiên một sợi dây không biết từ dâu quấn chặt toàn thân, hắn không cựa quậy được, phải lăn nhào xuống ngựa.
Vương Thiếu Phủ lật đật tung mình xuống ngựa chạy đến thâu Hồng Cẩm sách, đõ Vương Hào dậy và tỏ lời xin lỗi.
- Chỉ vì chút công danh, tôi đã xúc phạm đến hiền huynh, xin hiền huynh miễn chấp.
Vương Hào thẹn đỏ măạt đáp:
- Đó là lẽ tất nhiên!
Vương Thiếu Phủ bước tới quỳ trước mặt vua Thành Tôn đợi lịnh.
Vua Thành Tôn phán hỏi:
- Lúc nãy ngươi dùng cái chi để trói Vương Hào vậy?
Vương Thiếu Phủ tâu:
- Đó là vật tiên thuật gọi là Hồng cẩm sách.
Vua lại hỏi:
- Chẳng hay bửu bối ấy ngươi tìm được ở đâu vậy?
Vương Thiếu Phủ tâu:
- Cách đây ba năm vế trước, hạ thần hay tin Hoàng Phủ Nguyên Soáo bị giặc Phiên bắt được là vì chúng có yêu thuật nên mới tháng nổi. Vì vậy hạ thần kết nghĩa anh em với hùng Hiệu rủ nhau đi tầm tiên học đạo. Hiện nay hạ thần cùng Hùng Hiệu ai cũng có bửu bối nên cam đoan thế nào cũng thắng đặng quân Phiên.
Lệ Minh Đường thấy thế mừng rỡ, liền quỳ tâu:
- Tài cán của Vương Thiếu Phủ thất đáng khen. Hơn nữa, người niên thiếu mà đã có lòng với giang sơn xã tắc, cố công tầm tiên học thuật thấy Vương Hào càng đánh sức lực càng tăng thêm, còn Vương Thiếu Phủ thì mỗi lúc một thấm mệt, khiến mọi người đứng xem đều nín hơi hồi hộp. Họ bàn luận với nhau:
- Tiếc thay Vương Thiếu Phủ tài bắn tài tình như thế mà phen này phải thua Vương Hào rồi!
Khi đánh được mươi hiệp, Vương Thiếu Phủ liệu sức đánh không lại Vương Hào bèn đâm bậy một kích quày ngựa dang xa ra và kêu lớn:
- Niên huynh dám lướt sang đây, tôi mới nhượng là bậc anh hùng,
Vương Hào nổi giận hét lớn:
- Ta há lại sợ sao?
Nói rồi quất ngựa lướt tới. Vương Thiếu Phủ lẹ tay thò vào túi lấy cái Hồng cẩm sách ném lên không trung. Tức thì hào quang tỏa ra sáng rực xẹt xuống ngay đầu Vương Hào.
Vương Hào còn ngơ ngác, chưa biết gì thì bỗng nhiên một sợi dây không biết từ dâu quấn chặt toàn thân, hắn không cựa quậy được, phải lăn nhào xuống ngựa.
Vương Thiếu Phủ lật đật tung mình xuống ngựa chạy đến thâu Hồng Cẩm sách, đõ Vương Hào dậy và tỏ lời xin lỗi.
- Chỉ vì chút công danh, tôi đã xúc phạm đến hiền huynh, xin hiền huynh miễn chấp.
Vương Hào thẹn đỏ mặt đáp:
- Đó là lẽ tất nhiên!
Vương Thiếu Phủ bước tới quỳ trước mặt vua Thành Tôn đợi lịnh.
Vua Thành Tôn phán hỏi:
- Lúc nãy ngươi dùng cái chi để trói Vương Hào vậy?
Vương Thiếu Phủ tâu:
- Đó là vật tiên thuật gọi là Hồng cẩm sách.
Vua lại hỏi:
- Chẳng hay bửu bối ấy ngươi tìm được ở đâu vậy?
Vương Thiếu Phủ tâu:
- Cách đây ba năm vế trước, hạ thần hay tin Hoàng Phủ Nguyên Soáo bị giặc Phiên bắt được là vì chúng có yêu thuật nên mới tháng nổi. Vì vậy hạ thần kết nghĩa anh em với hùng Hiệu rủ nhau đi tầm tiên học đạo. Hiện nay hạ thần cùng Hùng Hiệu ai cũng có bửu bối nên cam đoan thế nào cũng thắng đặng quân Phiên.
Lệ Minh Đường thấy thế mừng rỡ, liền quỳ tâu:
- Tài cán của Vương Thiếu Phủ thất đáng khen. Hơn nữa, người niên thiếu mà đã có lòng với giang sơn xã tắc, cố công tầm tiên học thuật để tiêu diệt giặc đem lại thanh bình cho tổ quốc, xin bệ hạ hãy trọng dụng.
Vua Thành Tôn gật đầu ra vẻ hài lòng, nói:
- Khanh quả có con mắt tinh đời, biết chọn hiền tài, trẫm tin chắc rồi đây sẽ trừ an quân giặc.
Dứt lời, vua Thành Tôn lại gọi Vương Hào đến khuyên nhủ:
- Võ dõng của ngươi thật phi thường, xứng đáng một bậc anh hùng trong thiên hạ, trẫm sẽ trọng dụng.
Vương Hào tạ ơn lui ra. Sau đó vua Thành Tôn truyền cho chín mươi sáu người kia vào thi đủ các môn như khi nãy.
Cuộc thi khảo xong, trời đã xế chiều, vua ngưự giá hồi cung, Lệ Minh Đường cũng trở về phủ nói cho Tố Hoa biết rõ Hoàng Phủ Thiếu Hoa có học đặng tiên thuật và chính người đã hóa phép trói Vương Hào hôm nay.
Tố Hoa nghe nói mừng khôn xiết, nàng nói:
- Thế thì hay lắm, chắc thế nào rồi đây chàng cũng cứu được Hoàng Phủ Nguyên soái về triều.
Hôm sau vua Thành Tôn lâm triều, nội giám đem kim bảng treo r a, người ta thấy Vương Thiếu Phủ đỗ Trạng nguyên, Hùng Hiệu đỗ Võ Bảng nhãn, Xích Nam anh đỗ Võ Thám hoa, còn Vương Hào vì không có tài thao lược nên chỉ được chấm đỗ nhị giáp đệ nhất danh Võ Tấn sĩ. Ngoài ra chín mươi sáu người kia thảy đều đỗ Võ Tấn sĩ.
Các quan tân khoa vào bái mạng, vua Thành Tôn phán:
- Cứ theo thường lệ thì các tân khoa được đi du nhai ba ngày, nhưng vì hiện nay quân giặc đang xâm lăng bờ cõi. Trẫm đã giáng chỉ cho quan Tuần phủ Sơn đông sắm sửa chiến thuyền và luyện tập thủy binh đã xong, nên trẫm định đến ngày hai mươi tháng hai này phải cữ binh đi chinh phạt. Các khanh cần phải có ý thức khẩn trương lăám mới được.
Rồi vua Thành Tôn phong cho Vương Thiếu Phủ làm chức Đại Nguyên soái và ban cho cây gươm thượng phương, được phép tiên trảm hậu tấu. Phong cho Hùng Hiệu làm Long nhượng Đại tướng tả Tiên Phong, Xích Nam Anh làm Hổ Phấn Đại tướng hữu Tiên phong. Vương Hào làm Hổ vệ sử, còn chín mươi sáu người kia dều lãnh chức bộ tướng theo giúp sức.
Vua bãi chầu hồi cung, các quan giải tán, Vương Thiếu Phủ ra khỏi triều kêu hết chư tướng lại bảo:
- Bây giờ chúng ta hãy kéo đến bái yết Lương Thừa tướng, đồng thời thăm ân sư chúng ta là Lệ Binh bộ luôn thể.
Chư tướng đều khen phải rồi kéo nhau đến dinh Thừa tướng, Nữ tỳ chạy vào báo cùng Lương Thừa tướng.
Lương Giám nói:
- Việc này không liên hệ gì đến ta, vậy mi hãy vào tin cho hiền tế ta hay đặng ra tiếp chuyện với họ cũng đủ rồi.
Lúc ấy, Lệ Minh Đường đang ở trong phòng bàn luận cùng Tố Hoa về việc ngày hai mươi tháng hai này cử binh đi đánh giặc Phiên, bỗng thấy nữ tỳ chạy vào bẩm:
- Có quan Đại nguyên soái Chinh Đông là Vương Thiếu Phủ cùng với chư tướng đến xin vào yết kiến.
Lệ Minh Đường nghe nói toan bước ra, Tố Hoa vội gọi giật lại nói:
- Hãy khoan, để tôi lén ra rình xem lại một lần nữa thử có chắc Vương Thiếu Phủ là Hoàng Phủ Thiếu Hoa không?
Lệ Minh Đường mỉm cười gật đầu, rồi từ từ bước ra phòng khách bảo gia tướng mời một mình Vương Thiếu Phủ vào, còn chư tướng hẹn khi khác sẽ tiếp.
LỜI BÌNH:
- Kẻ có tài mà không kiêu căng, hống hách, biết kính trên nhường dưới, thận trọng trên con đường tiến thủ, thì cái tài ấy mới giúp ích cho nhân quần xã hội. Ngược lại có tài mà ích kỷ hẹp hòi, nông nổi, liều lĩnh thí cái tài ấy đã không làm lợi cho ai mà có khi lại tự hại lấy mình nữa là khác. Thế thì tài đức phải song song mới gọi là kẻ trượng phu quân tử, bằng không sẽ biến thành kẻ tặc tử tiểu nhân.
Trong cuộc so tài để tranh chức Nguyên soái lãnh đạo ba quân, ta th&ây Xích Nam Anh tuy đối với Vương Thiếu Phủ sức lực có phần sút kém, nhưng gã sáng suốt sớm biết mình biết ta, vội nhường bước, quả là thái độ của kẻ trượng phu đáng trọng dụng vậy. Còn Vương Hào hữu dõng vô mưu cậy mình có sức mạnh, không thấy rộng nhìn xa, hống hách kiêu căng, đến khi bị thua trtí tỏ vẻ hậm hực, quả là con người tầm thường, chỉ có thể dùng trong chức vụ phụ thuộc thôi. Vì vậy, muốn tuyển lựa nhân tài phải có mắt tinh vi, nghĩa là chọn người lãnh đạo ba quân phải đặt mạnh vào trí là chánh yếu, còn dõng phải là phụ thuộc mới được Đành rằng tài mà không có dõng thì trí kia trở thành bạc nhược, nhưng dõng mà không có trí lại càng nguy hại hơn nữa!

Truyện Hồi Thứ Mười Hồi Thứ Nhất Hồi Thứ Hai Hồi Thứ Ba Hồi Thứ Tư Hồi Thứ Năm Hồi Thứ Sáu Hồi Thứ Bảy Hồi Thứ Tám Hồi Thứ Chín Hồi Thứ Mười Hồi Thứ Mười Một Hồi Thứ Mười Hai Hồi Thứ Mười Ba Hồi Thứ Mười Bốn Hồi thứ Muời Lăm Hồi Thứ Mười Sáu Hồi Thứ Mười Bảy Hồi Thứ Mười Tám Hồi Thứ Mười Chín Hồi Thứ Hai Mươi Hồi Thứ Hai Mươi Mốt Hồi Thứ Hai Mươi Hai Hồi Thứ Hai Mươi Ba Hồi Thứ Hai Mươi Bốn Hồi Thứ Hai Mươi Lăm Hồi Thứ Hai Mươi Sáu Hồi Thứ Hai Mươi Bảy Hồi Thứ Hai Mươi Tám Hồi Thứ Hai Mươi Chín Hồi Thứ Ba Mươi Hồi Thứ Ba Mươi Mốt Hồi thứ Ba Mươi Hai Hồi thứ Ba Mươi Ba Hồi thứ Ba Mươi Bốn Hồi thứ Ba Mươi Lăm Hồi Thứ Ba Mươi Sáu Hồi Thứ Ba Mươi Bảy Hồi Thứ Ba Mươi Tám Hồi Thứ Ba Mươi Chín Hồi Thứ Bốn Mươi Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt Hồi Thứ Bốn Mươi Hai Hồi thứ Bốn Mươi Ba Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy Hồi Thứ Bốn Mươi Tám Hồi Thứ Bốn Mươi Chín Hồi Thứ Năm Mươi Hồi Thứ Năm Mươi Mốt Hồi Thứ Năm Mươi Hai Hồi Thứ Năm Mươi Hai Hồi Thứ Năm Mươi Ba Hồi Thứ Năm Mươi Bốn Hồi Thứ Năm Mươi Lăm Hồi Thứ Năm Mươi Sáu Hồi Thứ Năm Mươi Bảy Hồi thứ Năm Mươi Tám Hồi Thứ Năm Mươi Chín Hồi Thứ Sáu Mươi Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt Hồi Thứ Sáu Mươi Hai Hồi Thứ Sáu Mươi Ba Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy Hồi Thứ Sáu Mươi Tám Hồi Thứ Sáu Mươi Chín Hồi Thứ Bảy Mươi Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt Hồi Thứ Bảy Mươi Hai Hồi Thứ Bảy Mươi Ba Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn