Chương 39
Giờ đến vấn đề kế tiếp
(Quan điểm của Kasahara May, Phần 2)

    
hào Chim vặn dây cót!
Cuối thư trước em có bảo anh thử nghĩ xem em đang làm gì, ở đâu, vậy anh đã nghĩ chưa? Anh có nghĩ ra được gì không nào?
Thôi thì cứ coi như anh không nghĩ ra được cái gì sất - cái đó thì chắc rồi. Em đành tự kể từ đầu vậy.
Em đang làm việc ở một... nói sao nhỉ... một nhà máy. Một nhà máy to. Nó nằm ở một thị trấn tỉnh lẻ, đúng hơn là trên vùng núi ở ngoại ô một thị trấn tỉnh lẻ nhìn ra biển Nhật Bản. Nhưng anh đừng nghe chữ "nhà máy" mà tưởng tượng ra một nơi toàn những cỗ máy to đùng hiện đại suốt ngày nghiến ầm ầm, băng chuyền chạy liên tục, ống khói thì ùn ùn nhả khói. To thì to thật, nhưng diện tích trải ra trên một vùng rộng thênh thang, sáng sủa và yên tĩnh. Không hề có khói. Em chưa bao giờ hình dung nổi có cái nhà máy nào rộng mênh mông như vậy. Trước đây em chỉ đặt chân đến nhà máy một lần duy nhất, ấy là hồi học tiểu học, lớp em đi dã ngoại và đến thăm một nhà máy kẹo ở Tokyo. Em chỉ còn nhớ mỗi chuyện ở đó ồn ơi là ồn, chật ních những người, ai cũng hì hục làm việc, mặt thì cứ khó đăm đăm. Thành thử đối với em, cái từ "nhà máy" luôn gợi nhớ tới hình minh họa cho "Cách mạng công nghiệp" thấy trong sách giáo khoa ấy.
Làm ở đây hầu như toàn con gái. Gần đó có một tòa nhà, phòng thí nghiệm, ở đó có các ông mặc áo choàng trắng phụ trách mảng phát triển sản phẩm, vẻ lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng họ chỉ chiếm một phần rất nhỏ mà thôi. Còn lại toàn là con gái chưa đầy hai mươi tuổi hoặc lớn hơn một chút, trong đó chắc phải tới bảy mươi phần trăm sống ở các ký túc xá trong khuôn viên nhà máy như em vậy. Ngày nào cũng đi đi về về bằng xe buýt hay ô tô từ thị trấn tới đây thì mệt chết, mà ký túc xá thì lại rất được. Nhà mới xây, phòng toàn phòng đơn, đồ ăn ngon, muốn ăn gì có nấy, tiện nghi thật tuyệt, tiền ăn lại rẻ. Có hồ bơi nước nóng, thư viện, nếu thích thì còn có thể làm những thứ như trà đạo hay cắm hoa (nhưng em thì không thích); nếu thích nữa thì có thể ghi danh vào các nhóm thể thao, thành thử nhiều đứa ban đầu còn đi đi về về, sau chuyển hẳn vào ở ký túc xá. Hầu như đứa nào cũng cuối tuần lại về nhà ăn cơm với gia đình, đi xem phim hoặc đi chơi với bạn trai hay đại loại thế, cho nên tới thử Bảy thì chỗ này vắng tanh vắng ngắt. Hầu như chả có đứa nào như em, cuối tuần chẳng có gia đình nào mà về. Nhưng như em đã nói trước đây, em thích cái cảm giác mênh mông, trống trải của nơi này vào mỗi cuối tuần. Cả ngày em tha hồ đọc sách, nghe nhạc vặn hết cỡ, đi bộ lên đồi chơi, hay ngồi viết thư cho Chim vặn dây cót như lúc này chẳng hạn.
Đám con gái làm chỗ này đều là dân địa phương, toàn con cái nhà nông. Có thể không phải đứa nào cũng vậy, nhưng hầu hết đều vui vẻ, khỏe mạnh, lạc quan yêu đời, siêng năng làm lụng. Vùng này không có nhiều ngành công nghiệp, thành thử trước đây đám con gái hễ tốt nghiệp trung học xong là toàn lên thành phố tìm việc làm. Đám trai ở lại trong thị trấn chẳng có ai để lấy làm vợ, lại khiến cho dân số ngày càng giảm. Thế là chính quyền thành phố quyết định cắt một mảnh đất to rồi mời các doanh nghiệp xây nhà máy, để con gái vùng này không phải bỏ đi nữa. Em thấy ý tưởng đó thật là hay. Ý em là thậm chí là bây giờ có người ở vùng khác lặn lội về đây, như em chẳng hạn. Nay thì, khi tốt nghiệp trung học xong (hoặc sau khi bỏ học, như em vậy), đám con gái thảy đều đi làm ở nhà máy, dành dụm tiền để khi đến tuổi thì lấy chồng và nghỉ việc, sinh vài ba đứa con rồi phì lũ ra như cá heo, đứa nào đứa nấy giống nhau y đúc. Dĩ nhiên, cũng có vài người lấy chồng xong vẫn tiếp tục làm việc, nhưng hầu hết đều thôi.
Đến đây thì anh chắc đã hình dung được khá rõ chỗ này là thế nào rồi chứ?
Vậy giờ câu hỏi kế tiếp cho anh là: ở nhà máy này người ta sản xuất cái gì?
Gợi ý: Anh với em có lần làm một việc có liên quan đến nhà máy này. Anh em mình đến khu Ginza làm điều tra.
Nào nào, Chim vặn dây cót! !!!13469_4.htm!!! Đã xem 136190 lần.

Trần Tiễn Cao Đăng dịch
Nguồn: e thuvien - Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 10 tháng 12 năm 2011

Truyện Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 liên hệ gì với họ.
Dẫu vậy tôi vẫn làm việc phải làm. Tôi đến gặp cha mẹ Kumiko để cầu hôn nàng. Bảo rằng họ đón tiếp tôi một cách lạnh nhạt là quá nhẹ. Có cảm tưởng như tất cả các cánh cửa tủ lạnh trên thế giới này đều mở toang ra cùng một lúc.
Nhưng cuối cùng họ cũng vẫn cho phép tôi, dù miễn cưỡng. Mọi việc đã diễn biến gần như nhờ một phép màu, nhưng ở đây công lao hoàn toàn thuộc về ông Honda. Ông đã hỏi cha mẹ Kumiko tất cả những gì hai ông bà biết về tôi, đoạn tuyên bố dứt khoát rằng nêu muốn gả chồng cho con gái họ thì chẳng có đám nào tốt hơn tôi, rằng một khi Kumiko đã chọn tôi làm ý trung nhân thì dù có thế nào họ cũng không được ngăn cản, nếu không thì sẽ phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp. Hồi đó cha mẹ Kumiko chuyện gì cũng nhất nhất tin cậy ông Honda, thế nên họ chẳng còn cách nào khác ngoài nhận tôi làm rể.
Dẫu vậy, tôi luôn luôn là người ngoài, khách không mời mà đến. Kumiko và tôi tới thăm gia đình họ và ăn tối hai lần một tháng, đều đặn như một cái máy, vậy thôi. Những lần như vậy thật đến là lộn mửa, nói không ngoa, một cái gì đó nằm giữa sự hành xác không đâu với cực hình tàn bạo. Suốt bữa ăn, tôi có cảm tưởng như cái bàn ăn nhà họ dài như cái ga tàu hỏa. Họ ngồi vừa ăn vừa trò chuyện gì đó ở mãi đầu bên kia, còn tôi ngồi đầu bên này, xa tít tắp đến nỗi họ không nhìn thấy. Điều đó kéo dài khoảng một năm, cho tới khi cha của Kumiko và tôi cãi nhau một trận nảy lửa, từ đó trở đi tôi và ông ra không bao giờ gặp lại nhau. Tôi thở phào nhẹ nhõm, gần như sướng điên lên. Không có gì bào mòn sinh lực con người cho bằng sự nỗ lực vô nghĩa và vô ích.
Dẫu vậy, suốt một thời gian sau khi cưới, tôi đã nỗ lực hết mình để duy trì quan hệ tốt với cha mẹ vợ. Và không nghi ngờ gì nữa, trong tất cả những nỗ lực ấy, cái ít làm tôi mệt mỏi hơn hết là những cuộc gặp gỡ hàng tháng với ông Honda.
Mọi chi phí liên quan đến ông Honda đều do cha của Kumiko chu tất. Chúng tôi chỉ có mỗi việc đến chơi nhà ông Honda ở Meguro mỗi tháng một lần, xách theo một chai rượu sake to, nghe ông kể chuyện, xong thì về. Rất đơn giản.
Chúng tôi thích ông Honda ngay lập tức. Ông là một cụ già dễ mến, khuôn mặt luôn bừng sáng mỗi khi thấy chai rượu sake chúng tôi mang đến cho ông. Chúng tôi thích ông ở mọi phương diện, có chăng chỉ trừ một nỗi ông luôn mở tivi to hết cỡ vì ông nặng tai quá.
Chúng tôi luôn đến nhà ông chơi vào buổi sáng. Đông cũng như hè, ông ngồi trong phòng khách tiếp chúng tôi, hai chân thọc vào dưới chiếc bàn sưởi thấp 3. Mùa đông ông quấn mền bông từ thắt lưng trở xuống để giữ nhiệt tỏa ra từ ngọn lửa than. Mùa hè thì ông chẳng cần mền lẫn lửa. Ông rõ là một người xem bói khá nổi tiếng, nhưng ông sống rất giản dị, thậm chí phải nói là khắc khổ. Nhà ông bé tí, sảnh đón chỉ vừa đủ chỗ cho một người duy nhất cởi hay mang giày. Những tấm chiếu tatami trải trên sàn nhà ông sờn rách, xác xơ, cửa kính nứt dán lại quấy quá bằng băng dính. Bên kia đường là một xưởng sửa ôtô, lúc nào cũng có ai đó đang thét lác chói tai. Ông Honda vận một bộ kimono nửa như áo ngủ nửa như áo khoác công nhân. Bộ đồ đó xem ra đã lâu chưa giặt. Ông sống một mình, chỉ có một bà hay lui tới để quét dọn và nấu nướng. Tuy nhiên, vì lý do nào đó ông chẳng bao giờ cho bà ta giặt bộ kimono. Đôi má hõm sâu của ông lởm chởm chòm râu quai nón bạc phơ.
Nếu có một cái gì đó đáng gọi là gây ấn tượng trong căn nhà của Honda, thì đó là chiếc tivi màu to tướng. Trong căn nhà bé tẹo như thế, kích cỡ khổng lồ của nó thật choáng ngợp. Nó luôn luôn được vặn sang kênh NHK của nhà nước. Khó mà nói được đó là do ông thích kênh NHK, do ông chẳng buồn chuyển sang kênh khác hay vì chiếc tivi này chỉ bắt được mỗi kênh NHK mà thôi, chỉ biết rằng ông luôn xem đọc một kênh đấy.
Thay vì một bình hoa hay một cuộn thư pháp, tokonoma 4 trong phòng khách của ông được dùng để chứa cái tivi to đùng đó, và mỗi khi đến, chúng tôi luôn thấy ông ngồi đối diện cái tivi, đảo qua đảo lại mấy cây que bói trên nắp chiếc bàn sưởi trong khi đài NHK phát không thôi nào chương trình nấu ăn, dạy chăm sóc cây cảnh, nào tin mới nhất và các thảo luận chính trị.
- Nghề luật có khi chẳng tốt cho con đâu, con ạ, - một hôm ông Honda nói, nhưng không rõ ông nói với tôi hay với ai đó đang đứng sau lưng ông tới hai chục mét.
- Sao ạ?
- Ừ, đúng thế đấy. Rốt cuộc thì luật pháp cũng chi phùng đàn ghita" href="index.php?tuaid=13469&chuongid=29">Chương 29 Chương 30 Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40 Chương 41 Chương 42 Chương 43 Chương 44 Chương 45 Chương 46 Chương 47 Chương 48 Chương 49 Chương 50 Chương 51 Chương 58 Chương 59 Chương 60 Chương 61 Chương 62 Chương 63 Chương 64 Chương 65 Chương 66 Chương 67 Chương 68

© 2006 - 2024 eTruyen.com