Tết có ý nghĩa gì không? Tác giả không dám lạm bàn đến vì ở đời cảnh ngộ đã khác nhau thì lời bàn của một người cũng chỉ là điều tâm sự riêng mà thôị Ta sướng nhưng người khổ, người nào có cảm tưởng như tả Nhưng ta thử tưởng tượng xem tâm sự của một người phải xa nhà, xa vợ, xa con trong một năm trời đằng đẵng mà đến hôm ba mươi Tết được trở lại quê nhà... ....Người ấy đi trên con đường đất về làng trong lúc chiều tà bảng lảng... trông thấy cây đa cổ thụ, cái cổng gạch rêu phong và người đàn bà tay bế con thơ, người ấy dừng chân tự hỏi: "Vợ ta đang làm gì? Con ta có ngoan không? mà cảnh quê hương vẫn còn y nguyên như cũ." Rồi người bộ hành tưởng tượng đến sự vui mừng, đến tiếng cười ròn rã của họ hàng, con cái, đến cái phút sướng điên của người vợ đã mỏi mắt ngóng trông..... Vậy thì ngày ba mươi tết là ngày vui mừng, cảm động nhất trong một năm. Thế nhưng cũng ngày hôm ấy, cũng cái hơi xuân đầm ấm ấy mà sao cô Chi, cậu Quý lại ngồi nhìn nhau mà nhỏ lụy trong buồng vắng?... Cậu Quý khóc lóc đòi về thì ông đánh cho một trận rồi bắt quỳ một chỗ. Còn Chi, tuy không ân hận vì sự tàn tệ đó, nhưng thấy em khóc lóc nàng cũng động lòng thương hại vì nàng chỉ nghĩ đến em mà thôị Ông Bình đi làm trong một năm trời ròng rã mới về quê, chắc cũng có đôi chút cảm tình của người khách nọ, nhưng sao ông chẳng nghĩ đến tình cảnh đáng thương của hai con? Giá được về quê ăn tết thì cậu Quý sung sướng biết chừng nào! Khốn nạn: Hôm bà nội cậu xuống chơi đã dặn thế nào cháu cũng về cho bà khỏi nhớ, mà ông Bình lại không chọ Chi đã cạn lời an ủi, mà cậu vẫn khóc. Mãi đến lúc nàng rủ lên phố sắm tết và mua cho một bánh pháo cậu mới nín khóc theo đị Suốt buổi chiều, hai chị em thơ thẩn trong phố khách và phố chợ. Qua những hiệu to thấy những bánh trái hoa quả bày la liệt, chị em chỉ lảng vảng xem qua vì nhân thân chỉ có mỗi đồng hai bạc, tiền đâu mà mua những thứ ăn đắt đỏ ấỵ Chi mua cho em một bánh pháo rồi ra chợ mua nửa cân giò, một con vịt và mấy thứ bánh trái rẻ tiền. Lúc ra về, chị xách, em mang, trông thực rõ cái cảnh con côi mất mẹ. Tối đến, chị em lại cùng nhau lịch kịch xếp dọn cửa nhà, mãi đến khuya mới đi nằm. Quý tỉ tê nói chuyện với chị một lúc lâu rồi ngủ quên đi lúc nào không biết. Sáng hôm sau, lúc 5 giờ Quý đã dậỵ Cậu nũng nịu nâng cô Chi miệng thỏ thẻ: - Sáng rồi chị ạ! Dậy làm tết đi! Chi mở mắt ra, thấy em nói, trong lòng vui sướng. Nàng ôm lấy cậu mà hôn một cái thực nồng nàn. Rồi hai chị em cùng nhau xuống bếp, bắt đầu làm tiệc nghinh xuân. Trong khi Chi làm thịt vịt và xào nấu các món ăn thì cậu Quý chồm chỗm ngồi xem bên cạnh, thỉnh thoảng mới đứng dậy lấy hộ gáo nước hoặc những thứ cần dùng. Hai giờ sau, các món ăn đã xong đâu đấỵ Chi mở hòm lấy chiếc khăn trắng ra trải lên bàn xoay rồi bày các món ăn lên mặt. Thức ăn tuy thanh đạm nhưng vì bày khéo nên trông cũng có vẻ tiệc lắm. ở giữa, bát canh miến nấu với giò thái nhỏ li ti tỏa hơi lên nghi ngút. Xung quanh, bốn đĩa giò, cải hầm, thịt rang, thịt luộc đưa mùi thơm ngát. Ngoài những thứ ấy ra, lại còn một cái bánh chưng và hai trái cam là đồ nước. Khi đã bày xong, Quý ngồi ngắm tự lấy làm thích trí, cậu ngây thơ bảo chị: - Trông cũng đủ sướng rồi, không phải ăn nữa! Chi nhìn em mỉm cười: - Làm thế nào cho sang hơn một tý nữa, em nhỉ? Quý lắc đầu, mủm mỉm đáp: - Cơ nghiệp của mình chỉ có thế, giết ai ra hơn! Câu nói ngây thơ của cậu làm cho Chi cảm động ứa nước mắt. Phải, ngày hôm nay cơ nghiệp của hai chị em chỉ có mấy đĩa đồ ăn đó và tấm lòng thương yêu mà thôi... Món tiền nhỏ kia đã mang đến cho nàng biết bao cảm giác vui buồn. Cái bàn xinh xinh có trải khăn lại nhắc nàng nhớ đến cảnh gia đình đầm ấm khi xưa, mà cái hơi đầm ấm đó, người quá khứ đã mang đi, nay lại phảng phất trong buồng... - Thôi, ăn đi chị ạ, không miến nguội mất. Nhưng vừa cầm đũa toan gắp đồ ăn, Quý lại đặt xuống ngây thơ hỏi: - Chị không cúng à? Nghe em nói Chi cũng sực nhớ đến mẹ. Nàng cố cắn môi để ngăn hai hàng nước mắt vì nàng không muốn cho bữa tiệc đầu xuân phải pha giọt lệ sầụ - ừ phải, để chị cúng me rồi hãy ăn. Nói đoạn, nàng lặng lẽ đứng dậy đến bên tủ chè lấy thẻ hương của dì ghẻ mua ngày trong năm. Nhưng chỉ còn có hai nén. Quý lau chau nói: - Còn hai nén thì em cúng me một nén chứ sao! Rồi cậu bảo chị đưa cho để xuống bếp châm. Một lúc sau, cắm hai nén hương lên cậu bỗng ngẩn ngơ vì thấy Chi ôm mặt khóc. Cậu giương mắt nhìn chị, thẫn thờ: - Chị sao thế, chị? Chi lau nước mắt, kéo em vào lòng nói nựng: - Em tôi ngoan quá! Đáng thương quá! Rồi nàng nhách mép cười - cái cười ngụ bao nỗi thương tâm - Cầm hai nén hương đứng dậy định cắm vào bát nhang. Nhưng bỗng nghĩ ra một cách tỏ lòng thành kính có ý nghĩa hơn, nàng lại đem cắm vào lưng ghế mây rồi tháo cái "mê đay ông" có ảnh mẹ và quàng vào chân hương. Quý ngơ ngác hỏi: - Sao lại làm thế hở chị? - Em không biết à? Tây họ thường bỏ một cái ghế trống trong buồng ăn để tỏ lòng nhớ thương người mới mất. Chị cũng bắt chước như thế mà. Quý tuy chẳng hiểu lời chị nói, song cũng tin là một điều hay nên vui vẻ tán thành: - Phải đấy chị ạ! Em lễ me nhé! - Lễ à? - Vâng, lễ me... - Thôi đứng vái cũng được. Thấy em vái trước hai nén hương, nét mặt nghiêm trang kính cẩn, Chi bồi hồi cảm động, ứa hai hàng nước mắt. Rồi như chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo, của lòng nhớ thương, nàng cũng đứng vái theo... Trên lưng ghế, hai tia khói quấn nhau dịu dàng, uốn khúc. Nhìn ảnh mẹ và hai tia khói ấy, Chi bỗng chạnh tưởng đến tình chị em quấn quít nhau bên hình ảnh người mẹ hiền đã khuất. - Chị không ăn đỉ Nghe lời em, nàng gượng vui cầm đũa nhưng hai nén hương và chiếc ảnh vẫn âm thầm vẽ ra trước mắt nàng một bức tranh thảm đạm. Suốt bữa cơm nàng buồn bã, ít nói, ít cười làm cho Quý cũng phải băn khoăn khó chịụ Mối buồn sâu xa lặng lẽ ấy mãi đến lúc nàng đứng ngắm em đốt pháo trên sân mới tan đi hết. Bánh pháo mua hôm qua, Quý đã đem tháo bỏ vào trong hộp giấy con để đốt từng quả một, châm xong một quả, cậu tung lên trời, pháo nổ "tạch", cậu cất tiếng cười ròn tan. Mà cứ mỗi lần Quý làm như thế, nàng lại mỉm cười, cặp mắt có vẻ mơ màng suy nghĩ. Đang lúc cùng em say sưa thưởng thức cái phong vị êm đềm của buổi đầu xuân tốt đẹp, bỗng Chi nghe tiếng chuông kêu, nàng xuống dưới nhà mở cửa ra xem ai gọi, thì người phu trạm đưa cho nàng một bức điện tín, trong chỉ có mấy lời vắn tắt: "Sẽ về mừng em". Lúc ấy vẻ mơ màng trên mặt Chi lại càng thêm rõ rệt, hai mắt nàng sáng hẳn lên, nước da, cặp môi cũng hồng hào hơn trước. Chi vui sướng vì Tú sẽ đến thăm nàng. Độc giả còn lạ gì, đã yêu nhau thì một cớ cỏn con cũng đủ làm cho nhau sung sướng. Chi sung sướng như cô bé ngoan ngoãn được mẹ yêụ Nàng đi đi lại lại trong buồng, cất tiếng hát liên miên. Nàng cảm động quá đến nỗi hát chẳng thành bài, hết ca dao lại đến các điệu mới, chẳng đâu vào đâụ Rồi, đứng ngắm bóng mình trong gương, Chi mỉm cười nghĩ thầm: - Chẳng lẽ ta lại ăn mặc thế này mà tiếp anh ấy rủ Thôi đành mang tội bất hiếu vậy, me cho phép con ngày hôm nay me nhé! Tức thời, nàng cởi áo the ra rồi mở hòm lấy áo nhung quần trắng ra mặc và phấn son nước hoa ra trang điểm. Quý cũng bắt chước chị lấy bộ quần áo len ra thay cho bộ quần áo vải trắng lọ lem. Trang điểm xong, Chi đã nghiễm nhiên thành một tân nhân vật, nhan sắc lộng lẫy vô cùng. Nàng sung sướng vì sẽ được cùng tình lang hưởng những giây phút nồng nàn. ...Nửa đêm hôm ấy, trong phòng khách, nàng ngồi sánh vai với Tú trên ghế dài, tay ôm một bó hoa rất lớn, bó hoa Tú mới tặng nàng. Bên cạnh, cậu Quý đã ngủ say trong ghế bành. Hai người ngồi yên lặng như thế đã lâu lắm, thỉnh thoảng lại đưa mắt nhìn nhau mà lặng lẽ mỉm cườị Bỗng Chi nâng bó hoa lên miệng mà hôn, se sẽ nói: - Đời em mà còn được thấy hoa thơm cũng là nhờ anh mang lại đó. Anh có biết không? Câu chuyện mỗi lúc một thân, tình càng thêm đậm. Đêm đã khuya lắm. Quý đã ngủ say rồi... Tú bế Chi vào lòng run run sẽ nói: - Lạnh lắm em nhỉ? - Vâng, lạnh lắm! Nhưng có anh ấp ủ cho em làm cho lòng em thấy âm ấm lạ. - Em! - Dạ. - Em thật lòng yêu anh chứ? - Không em ghét... Tú ghì chặt tình nhân vào ngực mình...