Thời thế đã bắt tôi bỏ nghề công chánh rồi nghề dạy học để làm cái nghề cầm bút, một nghề tôi cho là mệt nhất ở nước mình, mệt gấp hai công chức bận việc. Khi tôi đã tính toán kĩ lưỡng và quyết định rồi, một bạn[1] ở Long Xuyên muốn giữ tôi ở lại tỉnh nhỏ đó “cho vui bạn bà ở đây có được bao người?”, bảo tôi: - Nhà văn làm nghề xuất bản thì nhất định thất bại. Anh không nhớ Balzac phải bán nhà in, nợ như Chúa Chỗm, rồi viết đêm, viết ngày đến khi chết mà vẫn chưa trả hết nợ đó sao? Tôi đáp: - Tôi làm sao dám ví với Balzac. Ông ta là một nghệ sĩ, tôi chẳng có chút máu nghệ sĩ nào trong người cả. Ông ta là một thiên tài và tự cho rằng một thiên tài thì đáng được sống cuộc đời lộng lẫy của bọn công tước, bá tước, tóm lại là ông ham cái chữ de, Honoré de Balzac, nên ông mắc nợ, phải viết như mọi để trả nợ. Tôi không cần gì nhiều, anh ơi, miễn kiếm được một số tiền đủ sống, chẳng hạn bằng số lương giáo sư hay kĩ sư, là mãn nguyện rồi; mà tôi đã tính toán cẩn thận, có thể kiếm được một số như vậy nếu chịu làm việc gấp đôi một giáo sư hay kĩ sư. Tuy mệt nhưng được tự do, chẳng phải tuỳ thuộc ai, chẳng phải đi đúng giờ, về đúng giờ. Saigon , một ông bạn khác cũng khuyên trở về nghề dạy học, chứ “viết văn làm sao đủ sống”[2]. Tôi vâng vâng dạ dạ, nhưng vẫn không đổi ý. Rồi một buổi chiều, cũng vào tháng này trong năm, ông Thiên Giang dắt tôi lại thăm thi sĩ Đông Hồ ở Yiễm Yiễm thư trang. Tôi được biết danh ông Đông Hồ từ hồi còn học trường Bưởi, năm 1929, 1930. Mấy năm sau, mỗi khi đi dạo chơi bờ hồ Hoàn Kiếm, tôi thường ghé tiệm sách Nam Ký ở đường Francis Garnier và một lần tôi được thấy tập Thơ Đông Hồ bày trong tủ kính. Nhưng khi ở trường Công Chánh ra tôi mới được đọc văn của ông, và vô trong này được nghe một vài người anh. Tôi tự nghĩ: “Con người đó cũng lạ, ở một nơi hẻo lánh tại miền Nam mà sao viết văn như người Bắc, khác xa Hồ Biểu Chánh. Và sao mà nổi danh sớm thế; viết không nhiều, mà cái danh đó không hề tăng, không hề giảm, giữ được rất lâu”. Một lần có việc ở sở, đi kinh lí Rạch giá, Hà tiên, Châu đốc, tôi định ghé thăm ông, nhưng tàu mắc cạn ở Hồ đông, tối mịt ghe mới ghe bến trong cơn mưa tầm tã, rồi sáng hôm sau đã phải đi Châu đốc sớm, nên lỡ cơ hội. Vì vậy, lần này tôi rất vui vẻ khi ông Thiên Giang dắt tôi lại đường Nguyễn Thái Học. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là phòng khách - hay phòng sách? Của chủ nhân tối quá, hẹp quá, ngổn ngang đồ đạt. Nhưng chỉ mộ lát sau tôi thấy phòng đó thân mật. Nó chỉ cách tiệm sách có một bước chân mà sao không khí ở đây khác hẳn: tôi quên hết ồn ào náo nhiệt ở bên kia bức vách, như vào một thế giới khác. Mấy cô coi cửa hàng ngoài kia khi bước vô đây cũng không còn vẻ giúp nhà buôn nữa mà lễ độ, khép nép như những danh gia tử đệ. Ngày nay nhớ lại không khí ấy, tôi cho phần lớn do tính tình và cách tiếp khách của chủ nhân. Nhiều người đã viết, nói về Đông Hồ, nhưng tôi chưa thấy ai nhắc tới điểm này: ông có lúc như trịnh trọng, nhưng thực ra rất tự nhiên, hồn nhiên nữa; dù là một kẻ đàn em vô danh như tôi mới gặp ông lần đầu tiên, cũng thấy rất thư thái, như đã biết nhau từ lâu. (Người thứ nhì cho tôi cảm giác đó là ông Vi Huyền Đắc, ông này thì thật xuề xoà, dễ thương). Và tôi nghĩ đó là cảm giác chung của mọi người, già trẻ, thân sơ, ai cũng niềm nở như ai. Lần ấy chúng tôi nói chuyện với nhau khá lâu – mà những lần sau cũng vậy, không lần nào dứt ra về sớm được. Tôi còn nhớ ông bảo tôi: - Ở Long Xuyên có thể viết nhiều được, chứ lên đây, mà nhất là làm việc xuất bản nữa thì bận rộn suốt ngày, không viết được đâu, chỉ vài ba năm sẽ cạn hứng. Tôi không tin nhưng cũng không cãi. Nếu lúc đó tôi thưa với ông rằng tôi phải viết trong một căn phòng ba thước rưỡi chiều rộng, bốn thước rưỡi chiều dài, vừa làm phòng ăn, phòng ngủ, phòng tiếp khách, phòng học của cháu, một bên là căn bếp khói mù, một bên là lớp học độ hai chục em bé thì chắc ông sẽ khuyên tôi nên mua vé xe về Long Xuyên gấp gấp đi cho rồi. Saigon . Ông này mới nổi danh chút chút từ vài năm, nhờ viết được vài tập mỏng tôi nhớ đâu như về kinh tế. Tôi nghe nói các nhân viên phòng kiểm duyệt thời đó tôn ông là “đại ca”, nên nhờ một người bạn giới thiệu để xem ông có thể nhắn bọn “tiểu đệ” của ông nới tay trong sự kiểm duyệt bộ Đại cương văn học sử Trung Quốc của tôi được không, vì bộ này có trích một bài hịch, nhiều bài thơ chống chiến tranh, nhất là có nhắc tới một số cây bút Trung Hoa hiện đại không theo họ Tưởng ở Đài loan. Nhưng tôi thất vọng: từ đầu tới cuối ông chỉ hết khoe tủ rượu rồi đến khoe ông, khoe tác phẩm của ông, coi tôi như hàng em út ngờ nghệch – “làm văn mà không biết nhậu nhẹt thì làm sao giao thiệp?” – và đánh trống lảng về cái việc tôi muốn nhờ ông. Ra về tôi tiếc đã mất một buổi chiều vô ích. Nhưng tôi không trách ông: ở địa vị “đại ca” thì phải để cho “em út” làm ăn chứ! Và tôi nghĩ có thể rút ra được kinh nghiệm này: đừng nên nhờ cậy ai, rán xoay xở lấy; cứ tính toán thu xếp công việc cho kĩ, rồi giữ vững ý định của mình, đừng quá nghe lời khuyên của người khác. Chỉ có ta mới biết được ta làm nổi công việc ta dự định hay không, người khác không thể nào biết rõ khả năng, hoàn cảnh của ta bằng ta. Trước khi lao mình vào một con đường mới, ai cũng lo lắng về những trở ngại này, trở ngại khác, nhưng khi đã cương quyết tiến được bước đầu rồi thì ta thấy sự thay đổi cuộc đời không có gì là khó cả. Một ông bạn tôi[3] hồi đầu viết báo, ghét và ngại về đi dạy lắm: phải tới đúng giờ, về đúng giờ, hò hét, sửa bài…; nhưng khi tờ báo đình bản, anh miễn cưỡng phải đi dạy thì chỉ sáu tháng sau thấy dạy học thú hơn viết báo, và từ đó anh bỏ luôn nghề viết báo. Những ai tuyên bố: “Viết là lẽ sống của tôi, phải gát bút thì tôi sống không nổi” nên ngẫm về trường hợp vừa kể. Và đừng nên sợ những biến chuyển trong đời. Người ta thường bảo ngoài bốn chục tuổi ai cũng ngại đổi nghề; nhưng bất kì một người nào còn khoẻ mạnh và chịu được cực khổ thì năm mươi sáu mươi tuổi vẫn có thể đổi nghề một cách dễ dàng được, và sau khi đổi nghề sẽ thấy vui thích hơn, tự tín hơn, tinh thần như trẻ lại. Mới mở nhà xuất bản, tôi quyết định chỉ in những tác phẩm của tôi thôi, không mua của ai cả. Sở dĩ tôi xuất bản lấy như vậy vì muốn hưởng một số lợi bằng hai, có khi bằng ba số nhuận bút các nhà xuất bản trả cho tôi; mà lại có thể cho ra những cuốn mình thích nhưng khó bán. Tôi đã nói chỉ cần một số tiền đủ sống thôi. Mua thêm tác phẩm của người khác thì có thể mau khá lắm, nhưng sẽ thành nhà xuất bản “chính cống” mất, sẽ không còn thì giờ để viết nữa, mà tôi lại thích viết hơn. Mới đầu một số bạn văn không hiểu chủ trương của tôi, đem tác phẩm lại nhờ tôi xuất bản giùm. Tôi cứ thẳng thắn bày tỏ nỗi lòng và tôi chắc rằng các bạn ấy hiểu tôi mà không nỡ trách.Thời thế đã bắt tôi bỏ nghề công chánh rồi nghề dạy học để làm cái nghề cầm bút, một nghề tôi cho là mệt nhất ở nước mình, mệt gấp hai công chức bận việc. Khi tôi đã tính toán kĩ lưỡng và quyết định rồi, một bạn[4] ở Long Xuyên muốn giữ tôi ở lại tỉnh nhỏ đó “cho vui bạn bà ở đây có được bao người?”, bảo tôi: - Nhà văn làm nghề xuất bản thì nhất định thất bại. Anh không nhớ Balzac phải bán nhà in, nợ như Chúa Chỗm, rồi viết đêm, viết ngày đến khi chết mà vẫn chưa trả hết nợ đó sao? Tôi đáp: - Tôi làm sao dám ví với Balzac. Ông ta là một nghệ sĩ, tôi chẳng có chút máu nghệ sĩ nào trong người cả. Ông ta là một thiên tài và tự cho rằng một thiên tài thì đáng được sống cuộc đời lộng lẫy của bọn công tước, bá tước, tóm lại là ông ham cái chữ de, Honoré de Balzac, nên ông mắc nợ, phải viết như mọi để trả nợ. Tôi không cần gì nhiều, anh ơi, miễn kiếm được một số tiền đủ sống, chẳng hạn bằng số lương giáo sư hay kĩ sư, là mãn nguyện rồi; mà tôi đã tính toán cẩn thận, có thể kiếm được một số như vậy nếu chịu làm việc gấp đôi một giáo sư hay kĩ sư. Tuy mệt nhưng được tự do, chẳng phải tuỳ thuộc ai, chẳng phải đi đúng giờ, về đúng giờ. Saigon , một ông bạn khác cũng khuyên trở về nghề dạy học, chứ “viết văn làm sao đủ sống”[5]. Tôi vâng vâng dạ dạ, nhưng vẫn không đổi ý. Rồi một buổi chiều, cũng vào tháng này trong năm, ông Thiên Giang dắt tôi lại thăm thi sĩ Đông Hồ ở Yiễm Yiễm thư trang. Tôi được biết danh ông Đông Hồ từ hồi còn học trường Bưởi, năm 1929, 1930. Mấy năm sau, mỗi khi đi dạo chơi bờ hồ Hoàn Kiếm, tôi thường ghé tiệm sách Nam Ký ở đường Francis Garnier và một lần tôi được thấy tập Thơ Đông Hồ bày trong tủ kính. Nhưng khi ở trường Công Chánh ra tôi mới được đọc bạn nói nhiều về ông, tôi trọng ông như một bậc đàn Nhưng trong mấy năm sau, tôi cũng nhận được nhiều tác phẩm ở xa gởi tới, đa số là của những người mới cầm bút. Họ nhã nhặn nhờ tôi “đọc giùm tác phẩm, sửa giùm và nếu thấy đáng in thì tìm giùm cho một nhà xuất bản”. Nếu tác phẩm có giá trị thì tôi hết lòng giúp đỡ, thành thực đưa ý kiến, giới thiệu với một nhà xuất bản khác. Nhờ vậy, tôi thêm được vài bạn mới, nhiều kĩ niệm quí. Một bạn nghèo đã lục các tiệm sách ở Chợ lớn, mua tặng tôi bộ Khang Hi tự điển in từ năm Quang Tự thập ngủ niên (1889), mà tôi vẫn bày ở bàn viết, mặc dù cả năm mới có dịp dùng tới một lần. Nếu là một người sức học, kinh nghiệm còn kém thì tôi thẳng thắn khuyên nên đợi ít năm rồi hãy viết, đời còn dài, gấp gì? Tôi còn nhớ lần đó một học sinh đệ nhất hay đệ nhị, sắp thi tú tài Việt, xin tôi in giùm một tập phê bình truyện Kiều mà cậu mới soạn xong. Tôi không cần hỏi bản thảo, trả lời ngay: - Cậu còn nhỏ mà sao đã vội viết một loại rất khó là loại phê bình? Công việc đó để các giáo sư làm thì hơn. Cậu ta đáp: - Tôi đã đọc nhiều sách, nghe nhiều giáo sư giảng và tôi thu thập lời phê bình của các giáo sư để viết. - Phê bình đâu phải vậy! Phải có ý riêng của mình chứ. Năm sáu tháng sau tôi hay tin tác phẩm của cậu đó được mộ nhà xuất bản in cho và xuýt đưa tới vụ kiện vì “tác giả” đã chép trọn – và chép sai – một cuốn đã tuyệt bản của Đào Duy Anh, mà bản quyền thuộc về một nhà xuất bản khác. Một cậu nữa mới ở trường ra, thấy sách của Carnegie bán chạy, viết một cuốn nhan đề là Hạnh phúc trong hôn nhân, bảo là dịch theo bản Pháp dịch mà nguyên tác của bà Carnegie. Coi tên bản tiếng Pháp ghi dưới nhan đề tiếng Việt, tôi biết ngay là bịp, vì tiếng Pháp dốt quá. Tôi đòi cho coi bản tiếng Pháp, cậu ta hứa đem lại và dĩ nhiên là không trở lại. Mạo danh người ta thì cả gan thật. Quả là hậu sinh khả uý. Một truyện buồn cười nữa là một thi sĩ miền Trung gởi thư cam đoan với tôi rằng tập thơ của ông mà in ra thì mười ngàn bản sẽ bán hết veo, đã được ông lớn nọ, ông lớn kia khen, sẽ làm nổi tiếng cho nhà xuất bản của tôi v.v… Một bạn khác cũng cam đoan rằng bộ Quốc Gia Giáo Dục đã hứa mua cho năm trăm cuốn, lại sẽ giới thiệu cho các trường trung học cho nữa… Có người rất cẩn thận, đích thân mang bản thảo lại nhờ tôi “coi giùm và cho ý kiến”- chứ chưa nói là xuất bản hộ - rồi trước khi ra về còn dặn kĩ: - Tôi tin ông nên mới đưa ông đấy, xin ông đừng cho lọt ra ngoài, hồi này người ta đạo văn nhiều lắm. Mặt tôi hừng hừng lên, nhưng tôi nén lại được liền, mỉm cười: - Xin lĩnh ý. Tôi sẽ coi xong nội đêm nay. Sáng mai bà lại lấy bản thảo. Sáng mai bà ta trở lại, tôi không tiếp, cho người nhà đem bản thảo ra trả: Văn của bà viết không đều, được một vài bài khá. Nhưng khoảng một năm sau, tôi ngạc nhiên làm sao khi hay tin bà đạo văn của người khác. Tôi ân hận nhất về việc dưới đây. Không hiểu sao tháng chạp âm lịch nào tôi cũng bận việc, nên vào khoảng ấy, tôi thường dặn người nhà hễ có khách lạ thì cứ nói rằng tôi đi vắng, không biết bao giờ về. Hôm ấy, một bà ở miền Trung vô, muốn gặp tôi, chị ở đáp rằng tôi mới đi khỏi. Rồi mà bà ta và cô con gái quyết tâm đứng ở cổng chờ tôi về, tôi không hay mà chị ở cũng không hay. Khoảng một giờ sau, nhà tôi đi đâu về, thấy vậy hỏi thăm rồi mời vô chơi. Bà ta đưa một bản thảo với một bức thư của ông chồng nhờ tôi coi giùm rồi đề tựa. Nếu hôm đó nhà tôi về trễ thì không biết bà ta và cô con gái phải đứng đợi bao lâu nữa. Nghe nhà tôi kể lại, tôi ái náy, vội bỏ hết các công việc khác – tôi nhớ lúc đó tôi đương đau nữa – đọc cho xong bản thảo rồi viết bài tựa, mặt dù tôi vốn sợ công việc đề tựa. Tôi mất trọn hai ngày nhưng trong đời viết văn của tôi, hai ngày ấy có lẽ là hai ngày tôi làm được một trong những việc thú và có ích nhất vì tác phẩm ấy rất đáng giới thiệu, và tác giả sau khi tự xuất bản lấy rồi, tiếp tục cho ra thêm được vài cuốn nữa. Paris , ông Hiệp gởi thư về nhờ tôi vô Chợ lớn lùng cho hết “thơ” và “thơ hậu” rồi gởi qua cho ông. Đọc thư tôi chẳng hiểu “thơ hậu” là cái quái quỉ gì. Theo địa chỉ ông dặn, tôi lùng mò, cuối cùng tới tiệm Hồng Dân đường Khổng Tử. Ủa, sao mà quen quen… À, phải, đã lâu lắm rồi, có lần tôi thấy bầy những tập như vầy ở vỉa hè dưới gốc dương trước Nhà việc Bình Đức, Long Xuyên và mấy nông dân từ trong Nhà việc ra, ngồi sụp xuống lựa mấy tập mang xuống ghe. Lần ấy, tôi chỉ nhìn qua vài nhan đề, đoán là những bài hát bình dân, chứ không ngờ là người ta gọi nó là thơ, thơ hậu. Hôm nay đứng trong một tiệm sách ở giữa một đại lộ tấp nập xe cộ này, lật vài tập ra coi, đọc ít câu thơ, tôi bồi hồi nhớ lại một thời xa xăm. Phải, chính những bài “thơ” này đây. Ba chục năm trước, tôi thường được nghe các “bạn” chèo ghe cho tôi ngâm nga cho đở buồn. “Ngâm”, “hát”, hay “nói”, tiếng nào mới đúng? Ở Gò Quao, ở Chắc Băng, ở miền thứ[7], ở Giồng riềng… Hai ghe cặm sào dưới gốc cây bần, trên bờ là một căn nhà lá lụp sụp cất trên một chỗ lỏm, sau lưng là rừng tràm, hoặc rừng u minh. Giọng “nói thơ” của họ sao mà ảo não, nó thấm tới đáy lòng tôi, làm cho tôi nghẹn nghẹn ở họng, rưng rưng ở mắt. Họ nhớ Bình thuỷ, Cái răng, quê của họ, nơi nước thì trong, gạo thì trắng, phụ nữ thì đẹp; mà tôi, lạ chưa, cũng đâm nhớ những vườn xoài ở Thốt Nốt, vườn dứa[8] Chợ Thủ. Những bài “thơ” này có ma lực gì đây? Phải chăng nó là hơi thở của miền Đồng Nai, miền Ba thắc? Chính họ, chính những chàng trai chất phác, đi đâu chỉ cần ôm theo một cái nóp đó, chính những chị em của họ vừa mạnh mẽ, vừa mềm mại, thẳng thắn và trung hậu, mơn mởn như những trái xoài bắt đầu ưng ửng đó mới là con cháu cụ Đồ Chiểu, cụ Thủ khoa Nghĩa, còn chúng ta, ngay cả Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, chúng ta đã âu hoá nhiều quá rồi, đã lai rồi. Coi bảng thư mục, tôi đếm được trên năm chục thứ thơ và thơ hậu, non bốn mươi thứ thơ lịch sử và dã sử. Thơ và thơ hậu (tức thơ tiếp theo: có thơ Vân Tiên rồi thơ Hậu Vân Tiên, cũng như truyện Tàu có Tam Quốc rồi Hậu Tam Quốc, kiếm hiệp có Cô gái Đồ Long rồi Hậu Cô gái Đồ Long) đều in thành những tập 16 trang bìa mỏng dính, loè loẹt, hình vẽ vụng về, ngây ngô: hoạ sĩ cấm ngay một cây thánh giá trên mộ Đạm Tiên. Hầu hết là thơ lục bát, ngoài ra là điệu “phú”, điệu hò, điệu tuồng. Lời rất bình dân. Nội dung rút trong truyện Tàu, dã sử ta, truyện cổ tích, tiếu lâm, kể cả những việc xảy ra hồi nửa thế kỉ trước. Tôi hỏi ông chủ tiện sách: - Loại này bán chạy không? - Lai rai. Mỗi lần có người ở tỉnh lên mua, bán mỗi thứ vài ba chục tập. - Số bán mỗi năm có giảm đi không? - Vẫn bán được hoài. Tôi đoán là có giảm vì thấy tuồng hát bộ nhiều thứ đã hết mà không tái bản. Có gì mà không suy? Chỉ một thế hệ nữa thôi, còn ai đâu mà biết “nói” những thơ này, và nhà xuất bản tất phải chuyển qua loại khác. Tôi hỏi tiếp ông chủ tiệm: - Có khi nào người ở tỉnh lên hỏi mua sách của tôi không? - Không. Sách của ông tôi lấy về để bán cho các thầy các cô ở đây. Sao tôi ngốc vậy? Tôi có khi nào nghĩ tới họ khi viết đâu mà đòi họ mua sách của tôi. Hết thảy chúng ta đều viết “cho các thầy các cô”. Chúng ta lo tiếp thu học thuyết của Raymond Aron, Sartre, kĩ thuật của Kafka, Joyce, mà 80-90% đồng bào của chúng ta chỉ ưa luân lí trong Lục Vân Tiên, kĩ thuật trong Bạch Viên tôn các. Không bao giờ chúng ta tìm hiểu cảm xúc, nhu cầu tinh thần của hạng bình dân cả. Chúng ta cố tình quên chúng đi. Họ lặng lẽ cày ruộng cho ta, chèo ghe cho ta, sống ngay bên cạnh ta mà ta với họ có vẻ như ở hai thế giới khác nhau. Họ có những mối tình khác xa mối tình cô Mai, cô Tuyết trên xa lộ, có những điệu hò, điệu hát khác xa điệu “cha cha” và “bi bốp” trong các quán trà. Còi xe in ỏi ở ngoài đường, tôi nhìn ra: vài thiếu nữ khoác tay Mĩ kiều nhởn nhơ qua lại. Báo đăng cuối năm nay lính Mĩ sẽ xuống miền Hậu Giang. Có lẽ không tới mười năm nữa đâu loai thơ, thơ hậu này sẽ không còn ai in nữa. Ông Tạ Trọng Hiệp lúc này mới nhờ tôi kiếm nó, e cũng trễ rồi đấy. Tôi quay lại, nói với ông chủ tiệm: - Xin ông cho tôi thêm mỗi thứ một bản nữa.
°
° °
Lên tới°
° °
Cũng thời gian ấy, tôi còn lại thăm một nhà văn nữa ở ngoại ô°
° °
Lên tới°
° °
Mấy năm đầu sau chiến tranh, ngành xuất bản của ta rất tiêu điều. Người ta chỉ in ít cuốn tiểu thuyết như của Lý Văn Sâm, ít sách giáo khoa tiểu học, ít cuốn về chính trị như của Trịnh Quốc Quang (tức Trương Văn Chình) và một số tác phẩm cũ. Người ta kể chuyện hồi 1950, một người ở Hà Nội có sáng kiến tái bản truyện Kiều, in 5.000 bản, bán hết liền, vội vàng in mau 10.000 bản nữa, cũng hết, rồi 20.000 bản, 30.000 bản cũng hết. Mới hồi cư, sách vở không còn, ai chẳng muốn có một cuốn truyện Kiều để ngâm nga cho đỡ buồn. Chẳng mất công gì cả, chỉ cần mau chân lẹ tay mà kiếm được một số tiền lớn trong có vài tháng. Tất nhiên “bổng” đó không được bền. Từ 1950 đến nay, ngành xuất bản tấn bộ nhiều, nhờ số học sinh tăng lên mạnh, Việt ngữ được dùng làm chuyển ngữ ở tiểu học rồi trung học, nhờ cuộc di cư của các nhà văn và nhà xuất bản Bắc sau hiệp định Genève, nhất là nhờ lòng yêu nghề của một số nhà xuất bản. Từ 1958-1959, tình hình mỗi ngày một thêm khó khăn, các nhà đó càng phải gắng sức. Nhà thì hạ giá bán cho thật rẻ để sách phổ biến rộng, làm ta nhớ tới loai Phổ thông bán nguyệt san của nhà Tân Dân, nhưng nội dung và hình thức mới hơn, nhà thì đặc biệt chủ trọng tới công việc ấn loát cho thật đẹp và sang (cuốn Tìm hiểu hội hoạ chẳng hạn); nhà thì trình bày nhã nhặn mà có nghệ thuật (như nhà Cảo Thơm), nhà thì lựa chọn tác phẩm kĩ lưỡng, miễn có giá trị, chứ không cần bán được nhiều (in hai ngàn bản trở lại thôi); nhà thì dám bỏ ra một số vốn lớn in những bộ sách khảo cứu rất dày mà ngay những cơ quan văn hoá của chính quyền ngân sách luôn luôn dư, cũng không dám in; nhà thì xuất bản sách bằng ngoại ngữ để giới thiệu văn chương của mình với thế giới, nhà lại chuyên in ronéo độ trăm bản để “phổ biến” trong số bạn đồng điệu… Họ đều có thiện chí góp công về văn hoá. Nhưng tôi thú thực “hiện tượng P. Văn Tươi” vẫn lạ lùng nhất. Hết thảy các bạn đồng nghiệp của tôi đều nhận rằng từ xưa tới nay chưa có nhà xuất bản nào phát mau như vậy. Chưa đầy một năm sau khi thành lập (vào khoảng 1949 hay 1950), P. Văn Tươi đã được sự tin cậy của rất nhiều độc giả đến nỗi có người phải ghen, mỉa mai này nọ. Sách bán rất chạy, in hai ba ngàn bản chỉ sáu tháng hay một năm là hết. Tới thời toàn thịnh của ông, tức thời ông cho ra tuần báo Mới, cửa tiệm đường Sabourain[1] (hình như trong thời thế chiến, chính là tiệm sách Nguyễn Khánh Đàm) thành chỗ hội họp của các nhà văn và các người yêu sách ở Saigon). Đã thành công rực rỡ trong loại sách Học làm người rồi (danh từ ày ông Phạm Văn Tươi đặt ra, dịch tiếng Culture humaine của Pháp – người Anh gọi là Seft improvement – mới đầu bị một số người mỉa mai, nay đã được thông dụng), ông can đảm ra loại sách Doanh nghiệp nữa, ra đều đều (trước sau trên mười cuốn) mặc dầu loại này bán rất chậm (có cuốn năm mười năm mới hết ba ngàn bản), vì lẽ dễ hiểu là nước ta hồi đó rất ít nhà doanh nghiệp mà ngay bây giờ, các nhà doanh nghiệp của mình vẫn thành công dễ dàng nhờ chạy chọt, chưa cần đến phương pháp tổ chức công việc làm ăn. Loại doanh nghiệp chưa vững thì ông cho ra tuần báo Mới và dự bị cho ra một loại như loại Que sais-je của Pháp. Ông đã nhờ vài người viết, đã có được vài bản thảo. Cho vẽ bìa rồi nữa mà sau phải ngưng vì ông thất bại trong những công việc làm ăn khác và cho tới bây giờ chưa có nhà nào dám nối gót ông cả. Ông Tươi có nhiều sáng kiến, dám làm, co chủ trương rõ rệt, có đường lối vạch sẳn, vừa thực tế vừa biết giữ vững chí hướng. Những tác phẩm ông xuất bản không có giá trị về văn học, nhưng rất có ích, giúp một cách gián tiếp cho sự phát triển kinh tế trong nước. Tôi tin chắc rằng hồi năm 1949 hay 1950, ông cũng như mọi người khác ở Việt Nam chưa biết thuyết phát triển kinh tế, vì thuyết đó chưa hình thành, các nhà kinh tế học như Clark, Myrdal, Pourasité, Rostow, còn đương nghiên cứu, chưa tìm ra được nó. Theo thuyết ấy, sự phát triển kinh tế trải qua năm giai đoạn sau: 1- Xã hội cổ: các hoạt động sản xuất rất hạn chế, theo phương pháp rất truyền thống, thiếu tính cách khoa học.; 2- Giai đoạn dự bị, tức giai đoạn ở cuối thế kỉ 17 và đầu thế kỉ 18 tại phương Tây: người ta bắt đầu có ý thức về sự tấn bộ kinh tế nhờ nhiều phát minh mới về khoa học; một nhóm người có tinh thần kinh doanh đã nghĩ tới việc phát triển kinh tế, tiết kiệm để đầu tư; 3- Giai đoạn bắt đầu phát triển mạnh: đầu tư nhiều, mở mang mọi ngành, tức giai đoạn ở hậu bán thế kỉ trước tại châu Âu; 4- Giai đoạn thành thục, tức giai đoạn của châu Âu đầu thế kỉ này. 5- Giai đoạn đại chúng tiêu thụ mạnh mẽ, tức giai đoạn của châu Âu và Nhựt Bản hiện nay (1965), của Huê Kì từ hai ba chục năn trước. Giai đoạn này cũng gọi là “hậu kĩ nghệ” (post industrielle, do Daniel Bell đặt ra): mọi người chỉ lo hưởng thụ, sản xuất thừa thải quá rồi, người ta ít ham cạnh tranh, thành công nữa, ý thức về quốc gia, giai cấp nhạt đi, có thể tinh thần nhân bản và sự giáo dục được tôn trọng hơn trước. Ở nước ta, giai đoạn dự bị bắt đầu vào khoảng 1930, một số người đã tin ở kĩ thuật, ở sự phát triển kinh tế, sự gắng sức, nói chung là ở sự tấn bộ. Thời xưa, các cụ vẫn có thể gắng sức để cải thiện đời sống mà leo lên những bậc thang cao trong xã hội bằng con đường khoa cử. Đời cha nghèo vô học, rán cần kiệm cho con ăn học thành thầy khoá, thầy đồ, đời con lại gắng nữa tới đời cháu có thể thành ông Tú, ông Cử. Đó là trường hợp gia đình tôi. Cụ tổ năm đời của tôi không biết chữ, tòng quân, có cơ hội vô Đồng Nai dẹp loạn Lê Văn Khôi, có quân công, được ban ít ruộng đất, đón thầy dạy ông cố tôi, ông cố tôi thành ông đồ, rồi tới ông nội tôi, đậu Tú tài. Không theo đường khoa cử mà làm thợ, làm ruộng hay đi buôn thì có thể làm giàu nhưng không thế nào tiến lên hạng thượng lưu, hạng cầm quyền được. Từ 1930 trở đi, tình thế đã khác. Có thêm nhiều ngành hoạt động, trên thương trường, trong kinh doanh, ngay cả trong giới làm báo, đã có những người không có bằng cấp hoặc chỉ có những bằng cấp trung bình mà nhờ tự học, gắng sức, cũng nhờ khôn lanh nữa, làm giàu mau, lại chiếm được những địa vị cao trong xã hội, vừa phú vừa quí. Bạch Thái Bưởi được các “thượng quan” trọng và nể, nhiều người kém Bạch Thái Bưởu được bầu làm dân biểu, Phạm Quỳnh được mời dạy ở Đại học, và một bước nhảy lên ghế thượng thư… Tinh thần ấy cần cho sự phát triển kinh tế và một số nhà văn trong nhóm Hàn Thuyên đã lờ mờ nhận thấy vậy nên soạn vài cuốn về kinh doanh; một người soạn (hay dịch) một cuốn về tinh thần khoa học được giải thường Alexandre de Rhodes; nhóm Tự lực cũng xuất bản cuốn Mười điều tâm niệm của Hoàng Đạo và dịch ít đoạn trong cuốn Le chemin du bonheur của Victor Pauchet. Tóm lại người ta đã thấy cần phải cải tạo tinh thần của thanh niên để thích ứng với thời mới, và lớp thanh niên được cải tạo ấy sẽ là lớp người mở đầu cho giai đoạn phát triển kinh tế sau này. Như người Pháp nói, “ý đó phản phất trong không khí” từ trước thế chiến. Ông Phạm Văn Tươi cho tôi hay chính ông đã viết một cuốn rồi xuất bản hồi đầu thế chiến, nhưng bán không chạy. Vào hồi đó tôi cũng đã dịch một cuốn mà ông Nguyễn Duy Cần cũng viết được vài cuốn, đều để đó, đợi thời xuất bản. Vào khoảng 1949-1950, thời cơ vừa tới thì ông Phạm Văn Tươi cho ra loại sách Học làm người, gom ngay một số cây viết cùng chủ trương, nhờ vậy ông thành công rất mau. Mấy năm sau nhà xuất bản của ông phải đóng cửa, nhưng loại sách ấy vẫn phát triển đều đều: nó không có mục đích gì cao xa, nhưng thực tiễn và lành mạnh, gây được trong giới thanh niên tinh thần cầu tiến, tự học, tin ở tương lai của mình và của quốc gia. Một số người có óc hẹp hòi, cho nó là “phụng sự tư bản”; họ không hiểu rằng dù tư bản hay cộng sản thì cũng phải trải qua năm giai đoạn phát triển kinh tế tôi đã tóm tắt ở trên, và trong giai đoạn thứ nhì, giai đoạn dự bị cho sự phát triển, cũng phải tạo một số người tin ở sự tấn bộ, ở phương pháp khoa học, chịu cực khổ, có sáng kiến và óc mạo hiểm. Và trong một xã hội tư bản hay cộng sản, hạng người đó luôn luôn được trọng dụng, quốc gia càng lạc hậu càng muốn tiến mau thì càng cần tới họ. Hiện nay loại sách ấy chỉ bán “lai rai” thôi, và tôi nghiệm thấy tinh thần, trình độ của thanh niên mười lăm năm nay không tấn bộ mấy: tỉ số bán những cuốn về Tổ chức công việc, về Tân giáo dục của tôi tăng ít thôi, không bằng tỉ số tăng của các thanh niên có tú tài; mà những cuốn mới như cuốn Một niềm tin bán rất chậm, nên tôi không dám soạn những cuốn về tâm lí trong xí nghiệp, về xã hội học, để bổ túc cuốn Tổ chức công việc khoa học của tôi nữa. Người cầm bút thời nào cũng bị những hạn chế như vậy. Nghĩ tới tinh thần ham đọc sách của người Nhật, tôi không thể không buồn: nhiều cuốn Fourastié, Raymond Aron, Rostow ở Âu Mĩ mới phát hành thì vài tháng sau đã có bản dịch của họ rồi. Sự tiếp thu văn hoá phương Tây phải như vậy thì nước ta mới mau tiến mà thoát được cảnh lệ thuộc người về mọi phương diện. Tôi mong rằng sau chiến tranh này, các ngành canh nông, kĩ nghệ của nước ta sẽ phát triển mạnh, chính quyền sẽ hướng dẫn thanh niên đọc loại sách đó ngay từ học đường.°
° °
Loại ấy cũng như tiểu thuyết của các nhà Ngày nay, Thời Mới, Giao Điểm, Lá Bối… chỉ tiêu thụ quanh quẩn trong mấy châu thành. Tiêu thụ mạnh ở thôn quê trong giới nông dân, lại là “sản phẩm” của các nhà xuất bản khác mà các nhà làm văn hoá ít ai lưu ý tới, có khi không biết tới tên nữa. Tiếng “sản phẩm” ở đây tuyệt nhiên không có ý nghĩa xấu, ta phải dùng nó vì không kiếm được một tiếng nào khác: nó gồm sách và những tập mõng độ mươi, mười lăm trang, cả lịch nữa. Vào khoảng gần cưới năm 1955, một hôm tôi giao sách cho nhà phát hành Nam Cường. Ông Cường phàn nàn với tôi đương phải chạy tiền để mua lịch Tam Tông miếu. Tôi ngạc nhiên hỏi: - Ông phát hành cả lịch sao? Và thứ đó có mười mấy đồng một tấm, cần gì phải chạy tiền? Ông ta cười: - Ông chưa biết đấy. Thứ ấy bán mạnh lắm và lời lắm, hơn sách của ông và của tôi nhiều. Chẳng cần soạn, dịch gì cả, chẳng cần mua bản quyền, chẳng cần có nhà xuất bản, cứ tới đúng kì nào đó, giao cho một nhà in quen thuộc, rồi khi họ in xong, đem giao cho các nhà phát hành mà thu tiền. Khoẻ ru! Hoa hồng thấp, phí tổn ít, chẳng cần mướn người giúp việc, mỗi năm chỉ bận độ mộ hai tháng – vì lịch đâu có bán quanh năm – mà lời thì… Ông suy nghĩ một chút, tính sơ sơ, cho tôi một con số mà nay tôi đã quên, chỉ nhớ nó làm cho tôi hoá ra nghĩ vơ vẩn. Tôi hỏi ông: - Dễ kiếm tiền như vậy, sao không có nhà nào ra cạnh tranh? - Có đấy chứ! Đã nhiều nhà cạnh tranh, in cũng y hệt vậy, cũng đủ ngày xấu ngày tốt, đủ kiêng với cữ, giá lại rẻ hơn, nhưng vẫn không khá. Ai mua lịch thì cũng đòi cho được lịch Tam Tông miếu, cũng như hồi trước, mua sữa thì đòi sữa Con chim, mua xà bông thơm thì đòi xà bông Cadum vậy mà. Lúc đó tôi mới nhớ rằng đi về miền quê, vào nhà nào có vẻ phong lưu một chút cũng thấy treo một tấm lịch Tam Tông miếu. Xin dộc giả cứ tưởng tượng mỗi làng trung bình có hai ba chục nhà như vậy (điền chủ, hương chức, thầy giáo…) rồi nhân cho số làng ở Nam Việt thì biết tại sao buổi chiều ấy, ở nhà phát hành Nam Cường ra, tôi hoang mang… Nghe nói năm nay (1967) Tam Tông miếu in 200.000 tấm, mỗi tấm bán trên 30đ.°
° °
Nhắc đến Tam Tông miếu thì phải nói đến truyện Tàu. Nhà Tín Đức thư xã đã thực sự một mình một chợ trong phạm vi xuất bản truyện Tàu, non nữa thế kỉ nay. Hồi tôi mới bước chân vào đây (1935), loại ấy đã có mười mấy tuổi thọ. Tới bây giờ hỏi các nhà phát hành Sống Mới, Á Châu, Hồng Dân, tôi được biết nó vẫn bán lai rai, không chạy lắm, nhưng lúc nào cũng có người mua. Cũng có vài nhà cạnh tranh về vài truyện như Tam Quốc, Đông Châu, Thuỷ Hử, Tây Hán… nhưng không nhà nào dám nghĩ chuyện giành độc quyền của nhà Tín Đức. Vì nhà này chuyên phục vụ giới bình dân, đặc biệt các ông già bà cả ở thôn quê. Thật là cảm động, cái cảnh bà già tóc bạc phơ, mặc chiếc bà ba đen hàng Tân Châu, nằm võng trong một cái nhà sàn ở bờ rạch Bằng-tăng hoặc kinh Bảy-ngàn, vừa bỏm bẻn nhai trầu vừa nghe một cháu gái mươi mười hai tuổi đọc chuyện Chinh Đông, Chinh Tây dưới ngọn đèn dầu. Tình gia đình ấm làm sao! Lúc đó phải đọc một bản dịch của Nguyễn Chánh Sắt hoặc của nhà Tín Đức chứ không thể dùng bản của Tử Vi Lang được. Phải có cái giọng văn như: “đi tiên phuông”, “bèn cả cười mà rằng”, “thoảng như có biến thì chắc bọn ta không còn đời”, thì mới hợp cảnh. Cũng như ta thưởng thức món mắn ruột Long Xuyên với đọt xoài, đọt bằng lăng thì phải uống với rượu đế chứ tuyệt nhiên không thể dùng Whisky Soda. Thế nào tôi cũng phải noi gương ông Tạ Trọng Hiệp mà mua đủ các bộ truyện Tàu của nhà Tín Đức thư xã mới được. Tôi chẳng nghiên cứu gì cả như ông đâu, chỉ để khoảng hai chục năm nữa – nếu tôi còn sống – nằm đưa võng, bảo đứa cháu nhỏ nào đọc cho tôi nghe rồi trả công nó bằng một cây cà rem cây. Tôi đã đếm trên năm chục bộ gồm trên trăm cuốn, mỗi cuốn trên hai trăm trang khổ lớn, mà giá rất rẻ: trước kia 20, 25đ, nay 30đ một cuốn. Như vậy thì nhà Tín Đức giữ độc quyền nữa thế kỉ nay cũng dễ hiểu; mà sẽ giữ độc quyền cho tới khi không còn ai đọc truyện Tàu nữa. Thành trì đó quả là vững vàng. Công lao chẳng tốn bao nhiêu: cứ “bổn cũ soạn lại” vì loại đó để cung cấp cho hạng bình dân thì điều tối kị là sửa văn cho mới, cho gọn. Tôi đoán rằng có bộ có thể in năm ngàn bằng cách đổ chì, rồi chất trong kho, bán lai rai, mỗi năm đều đều thu về món lợi đáng kể.°
° °
Ai cũng biết tiếng nhà Tín Đức, nhưng còn một nhà khác cũng chiếm độc quyền về một loại sách bình dân, thì tôi thú thật với độc giả rằng làm nghề xuất bản mười ba năm rồi mà mãi đến gần đây mới được biết tên hiệu cùng địa chỉ. Cũng lại nhờ ông Tạ Trọng Hiệp nữa. Tôi xin hỏi quí vị độc giả có biết “thơ hậu” là gì không?... Vậy mà từ bênSàigòn 4-12-1966
Chú thích:[1] Tức ông Nguyễn Ngọc Thơ. [Goldfish] [2] Có lẽ là học giả Lê Thọ Xuân, lúc đó ông này làm giám đốc trường trung học Tiên Long. Ông Xuân mời cụ Nguyễn Hiến Lê dạy Anh văn nhưng cụ từ chối, ông có vẻ giận, bảo: “Viết văn thì gặm cây bút để sống à?” (Theo Hồi kí, tr.344). [Goldfish] [3] Có lẽ là nhà văn Hư Chu. Ông này viết truyện “feuilleton” cho tờ Việt Thanh, khi tờ này đình bản, ông dạy Sử Địa cho vài trường tư thục ở Sài Gòn. (Theo Hồi kí, tr. 338-339). [Goldfish] [4] Tức ông Nguyễn Ngọc Thơ. [Goldfish][5] Có lẽ là học giả Lê Thọ Xuân, lúc đó ông này làm giám đốc trường trung học Tiên Long. Ông Xuân mời cụ Nguyễn Hiến Lê dạy Anh văn nhưng cụ từ chối, ông có vẻ giận, bảo: “Viết văn thì gặm cây bút để sống à?” (Theo Hồi kí, tr.344). [Goldfish] [6] Bây giờ là đường Tạ Thu Thâu. [7] Miền thứ hay miệt thứ? [Goldfish] [8] Cây dứa, tức cây được tác giả nhắc đến trong cuốn Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, là loại cây trồng lấy lá chứ không phải là cây khóm, cây thơm trồng lấy trái. [Goldfish]