Hai
VĨNH VIỄN KHÔNG THỂ CẤT TIẾNG?

Người kể: Chung Cầm, nữ, 27 tuổi, Bắc Kinh, nhân viên cao cấp của một doanh nghiệp nước ngoài.
Nhật ký phỏng vấn: Ngay đêm thứ hai sau khi tôi tuyên bố với đám bạn bè về kế hoạch viết cuốn sách này, cô ấy đã gọi điện cho tôi, nói có chuyện muốn kể. Đây là người phị nữ duy nhất chủ động đề nghị tôi phỏng vấn.
Người yêu đầu tiên của tôi là bạn cùng đại học. Ngoại hình không xuất sắc lắm nhưng tôi ngưỡng mộ tài hoa và trí tuệ của anh. Chúng tôi bắt đầu yêu nhau từ năm thứ hai. Giống như đa số các đôi khác trong trường, tình yêu của chúng tôi vô cùng ngọt ngào và đầy lãng mạn. Rất nhiều lần anh thề với tôi dưới ánh trăng rằng sẽ trọn đời trọn kiếp không phụ tình tôi, rằng sau này dù bất cứ xảy ra chuyện gì, cũng nhất định không rời xa tôi… Lúc đó tôi đâu thể ngờ đời mình lại có ngày rơi vào tình cảnh thống khổ này. Thê thảm nhất là tôi cứ ngỡ anh sẽ trở thành chồng mình, rồi vợ chồng tôi vẫn sẽ ngọt ngào và lãng mạn cho tới đầu bạc răng long. Suốt 3 năm đại học đó, chúng tôi luôn là cặp đẹp đôi nhất trong con mắt bạn bè. Thêm cái may mắn nữa là sau khi tốt nghiệp, cả hai chúng tôi đều tìm được việc làm ở Bắc Kinh. Ai chẳng biết rằng cái tột cùng đau khổ chính là sự chia cắt một cặp uyên ương. Nhìn thấy tình yêu từng bứơc thậun buồm xuôi gió, chúng tôi không khỏi ngập tràn niềm tin vào tương lai và hăng hái bàn chuyện hôn nhân. Lúc đó chúng tôi giao hẹn với nhau sẽ cùng nỗ lực làm việc, trong 3 năm phải kiếm đựơc đủ tiền mua nhà, và mua đựơc nhà là phải kết hôn ngay. Những ngày tháng đó cả 2 chúng tôi đều cực kỳ tiết kiệm. Đi làm nửa năm trời rồi mà tôi vẫn không dám mua một bộ quần áo mới. Thậm chí khi đi chợ mau rau cũng học đựơc cách mặc cả, chi ly từng xu. Và tôi thấy tất cả những chịu đựng đó đều xứng đáng. Tháng thứ 3 sau khi đi làm chúng tôi cùng thuê căn hộ có một phòng khách, một phòng ngủ và bắt đầu cuộc sống chung. Tôi không ham hố chuyện chăn gối lắm mặc dù vẫn biết đó là một phần không thể thiếu, chưa nói còn rất quan trọng, trong cuộc sống vợ chồng. Do chẳng có kinh nghiệm gì về chuyện này nên tôi không hề đòi hỏi. Nhưng ngay từ hôm đầu tiên của cuộc sống chung, người yêu tôi đã lăm le lột sạch quần áo tôi ra. Tôi cự tuyệt, bảo rằng sợ đau. Anh ấy bèn an ủi rằng sớm muộn gì cũng phải đau một lần, thà “đau” luôn đi cho xong, khỏi bị “nó” ám ảnh, đằng nào thì chả mấy lâu nữa cũng là vợ là chồng, vân vân… Tôi nghe mà thấy cũng có lý.
Song tôi không ngờ “cái đau” của đêm đầu tiên đó lại tạo ra nỗi đau của cuộc đời mình. Vĩnh viễn tôi chẳng thể quên nổi vẻ ngỡ ngàng, rồi sau đó là tột cùng đau khổ của anh ấy sau khi qua cơn mây mưa không nhìn thấy “dấu ấn” nào. Dù tôi có giải thích ra sao anh cũng chẳng thèm nghe, cứ một mực cho rằng tôi không còn trinh trắng nữa, một mực dồn hỏi tôi đã đem cái lần đầu tiên ấy cho ai? Do quá oan ức, tôi chỉ những muốn cho anh biết trứơc khi quen nhau mình vẫn còn “nguyên vẹn”, nhưng không có cách nào chứng minh nỗi. Vì thế tôi chỉ còn biết nhẫn nhịn trứơc sự ghen tức của anh. Song từ đó, quan hệ của chúng tôi thay đổi hẳn, bạ chuyện gì là cãi nhau chuyện đó, còn anh thì chẳng buồn quan tâm chăm sóc gì đến tôi nữa dù tôi biết, thâm tâm anh vẫn yêu tôi. Nghĩa là mọi rắc rối chỉ vì cái “đêm đầu tiên” tôi không “trình ra” nổi cho anh xem cái dấu hiệu trinh nữa đó.
Dù vẫn tiếp tục lằng nhằng với nhau, nhưng rút cuộc, chúng tôi vẫn không thể bứơc lên được lâu đài hạnh phúc. Người yêu tôi tuy miệng thì vẫn nói tôi tuyệt đối không phải dạng con gái dễ dãi, nhưng đối với cái “sự cố lần đầu tiên” đó thì anh không thể nào cho qua nổi, nghĩa là trứơc sau nó cũng phá hỏng tình nghĩa vợ chồng, cũng gây đau khổ cho cả hai bên, chi bằng kết thúc luôn ở đây cho xong.
Một buổi sáng sớm, người đàn ông từng thề bồi yêu tôi mãi mãi, cuối cùng đã ra khỏi cuộc đời tôi, để tôi sống trong cô đơn, oán hận và cay đắng. Cách suy nghĩ của anh ta thực ích kỷ, và cũng thực tức cười. Cho dù trúơc khi yêu anh tôi đã không còn trinh trắng nữa song cũng đâu phải tôi là một đứa con gái hư hỏng? Sau đó, tôi học đựơc cách tự an ủi là may chưa làm đám cưới. Một người đàn ông có tâm hồn hạn hẹp, tư tưởng cổ hủ như vậy thì có đáng gì để tôi yêu thương và tin cậy giao phó cả cuộc đời mình? Nhưng điều mà tôi không thể giải thích nổi là anh ta có trình độ văn hoá cao, lúc thường nhật còn tỏ ra rất tân tiến trong mọi chuyện, sao chuyện này lại có quan niệm lạc hậu đến thế?
Cái lần đầu tiên ấy đã giáng cho tôi một đòn nặng nề, nhưng không khiến tôi mất tự tin. Tôi cho rằng, đã bước sang thế kỷ XXI, sẽ không có nhiều đàn ông, như người yêu đầu tiên của tôi, quá coi trọng chuyện đó.
Có điều, tôi không biết là mình nhầm. Nửa năm sau, bạn đồng nghiệp giới thiệu cho tôi một người. Anh ta cùng độ tuổi tôi, công việc tốt, tiếng Anh lưu loát, đang được khá nhiều cô gái torng công ty nước ngoài mà anh ta đang làm việc đeo đuổi. Tôi nghĩ, một người đà ông từng đi du học nước ngoài nay lại làm việc ở công ty nước ngoài, hẳn không tính toán so đo gì về chuyện trinh tiết của người yêu mình còn hay mất, do vậy, trước khi quyết định yêu anh, tôi thành thật thổ lộ mình không còn trinh trắng nữa. Thật hài hước là gã đàn ông mang vẻ ngoài Tây phương từ đầu đến chân đó, vừa nghe xong, lập tức thu lại tình yêu. Anh ta nói “dứt khoát” phải có một phụ nữ còn trinh trắng làm vợ, để tránh “sự cố” về sau. Tôi cật vấn anh ta, lẽ nào không còn màng trinh cũng đồng nghĩa với việc không trong trắng? Anh ta cười lạnh lùng, lại còn nhún vai rất Tây, “Xác xuất của sự trong trắng lớn hơn nhiều so với những cô gái đã mất đi cái đó.” Xác xuất? Trời ạ! Tôi không biết anh ta học hỏi đựơc cái thứ khoa học đó ở đâu mà dám hùng hổ áp dụng nó vào chuyện này, và hiểu là mình không thể chung sống với người đàn ông “xác xuất” như vậy. Nhưng vì muốn giễu cợt anh ta cho hả giận nên tôi hỏi, “Vậy anh định đi đâu để tìm được cô dâu bảo đảm còn trinh, tới nhà mẫu giáo hay nhà trẻ?” Anh ta biến sắc mặt. “Đó là việc của tôi, dù sao tôi cũng không lấy làm vợ những phụ nữa đã không còn trong trắng như cô.” Tôi rủa, “Cái thứ khốn nạn như anh thì chết đi vẫn là trai tân mà thôi.”