Hai người cố vấn cho Hạ, mà anh em trong Ty gọi là 2 quân sư, có 2 tính cách khác nhau, 2 trình độ khác nhau Trực tuy chỉ có bằng Đại học nhưng là cộng tác viên của báo Toán học tuổi trẻ, Những bài viết của Trực có chất lượng, được độc giả đánh giá cao, nhiều giáo viên sử dụng để bổ sung cho bài giảng của mình thêm sinh động, đặc biệt những bài phê phán những thiếu sót, non yếu trong sách giáo khoa.Trong căn phòng tập thể 2 người, góc của Trực có hẳn 1 giá sách tự làm bằng tre, dày đặc những sách tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Nga và có hẳn 2 ngăn chứa đày các loại phổ biến khoa học, loại “Tủ sách 2 tốt” về các chuyên đề Toán, lý, hóa, sinh, thiên văn..v.v.. Trực sẵn sàng cho mọi người trong phòng mượn xem chỉ có yêu cầu là xem xong phải trả ngay và không được viết gì ở trong. Trực thường phê phán những người tốt nghiệp Đại học mà trong nhà không có nổi quyển sách nào ra hồn là:Trí thức nhà quê”, “Trì thức nửa mùa”.tức “Trí thức dỏm”.Trong các cuộc họp, Trực rất ít nói, nhưng hễ nói là đốp chát, lý lẽ sắc sảo, khó mà bắt bẻ được.. Ngay từ năm 1959, vốn tính xốc vác, Hạ hay vi hành đến các Trường, lúc đó chưa có Mãnh, chỉ có Trực nên đi đâu Hạ cũng kéo cố vấn Trực của mình đi theo. Lần đó Hạnh và Trực đến 1 trường cấp II gặp đúng lúc nhà trường đang xét vớt tốt nghiệp. Trường có 3 lớp 7, tổng số học sinh của 3 lớp này là 114 em, trong đó có tới 26 em điểm dưới trung bình. Trường đang cố tìm cách sao cho vớt ít nhất phải được 15 em. Khốn nỗi nếu chỉ căn cứ vào điểm mà chiếu cố thì chỉ được không quá 5 em. Đồng chí Hiệu trưởng đưa ra 1 sáng kiến: không chỉ căn cứ vào điểm mà còn phải chiếu cố đến thành phần xuất thân. Thế là đồng chí phụ trách tổ chức ôm cặp hồ sơ đến. Sau 1 hồi tra cứu chỉ đưa ra được 5 đối tượng. và hội nghị biểu quyết vớt cả 5 đối tượng này.. Hạ cũng đồng tình và trịnh trọng khen các đồng chí có lập trường giai cấp rõ ràng. Trực mượn bảng điểm xem điểm của 5 em đó. Nó phát hiện ra cả 5 em này môn thi nào cũng chỉ 1 điểm, chỉ duy nhất có 1 em được 1 điểm 2. Thế là nó phát biểu : “Tôi không tán thành vớt cả 5 em này. Điểm quá kém chứng tỏ việc giáo dục các em chưa đạt yêu cầu, phải đào tạo lại nghĩa là cho lưu ban. Lập trường giai cấp đúng đắn nhất là nếu các em đã từng lưu ban 1 hoặc hai năm rồi thì hãy chiếu cố cho lưu ban thêm năm nữa. Còn cho tốt nghiệp như thế này đồng nghĩa với việc chúng ta lừa dối nhân dân vì đã trao cho nhân dân sản phẩm quá kém về chất lượng, đồng thời làm hại ngay chính các em đó”. Hạ điếng người vì cú sốc đó. Sự cố này chỉ một thời gian ngắn là cả phòng đều biết. Đợt xếp lương mới năm 1960 lẽ ra phải có cả Trực vì đã có danh sách gửi lên từ trước nhưng không rõ vì sao lại không có. Sự cố này là đề tài bàn tán không phải chỉ trong phòng mà lan rộng cả Ty. Và 1 lần, trong nhà ăn tập thể, có một anh chàng đã vỗ vai Trực phán một câu xanh rờn: “Này, đừng buồn nữa, mỗi người chỉ có mỗi một cái mồm, nếu muốn ăn thì đừng nói, nếu thích nói thì đừng có ăn” Câu nói này đến tai Hạ. Nó rất buồn vì sự cố này không phải do nó gây ra. Nó vốn là con người ưa dĩ hòa vi quý. Thế rồi ngay trong năm đó nó cạy cục xin bằng được cho Trực xuất học Hàm thụ Đại học. Nó tuyên bố với mọi người rằng nó rất qúy Trực vì Trực là 1 cán bộ rất có năng lực nên cần phải đào tạo nâng cao trình độ để giúp nó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quả nhiên mọi việc rồi cũng lắng xuống, nhưng cái câu mỗi người chỉ có một cái mồm vô tình đã trở thành một câu châm ngôn, chả thế mà có cậu nói một câu châm ngôn của Pháp “Il faut tourner la langue sept fois, à non, quatorze fois, avant de parler!!!”. ( hãy đảo lưỡi bảy lần, à không, mười bốn lần, trước khi nói) và khuyên mọi người hãy lấy đó làm cách xử thế của mình.. Khi Hạ trở thành Phó trưởng ty nó có thêm một quân sư nữa là Mạnh. Mạnh là con người khéo ăn, khéo nói, đối với mọi người nó tỏ ra rất khiêm tốn. Mặc dù bằng cấp của nó là cao nhất trong Ty nhưng không bao giờ nó tỏ ra khoe khoang 1 cách lộ liễu như những ông Thạc sĩ khác. Đối với Thủ trưởng mới này, lại là ân nhân cũ của nó, nó tỏ ra rất kính trọng, luôn luôn thưa gửi, và bao giờ cũng đoán được đúng ý của thủ trưởng, mặc dù thủ trưởng không hề hở ra một câu nào. Bởi thế Hạ rất ưng ý. Còn gì xung xướng hơn khi có một thuộc hạ luôn luôn làm mình vừa ý.. Có 1 lần vị trưởng ty bị nhồi máu cơ tim phải vào bệnh viện. Hai thày trò vào thăm. Ông trưởng ty này đã gần lục tuần, lại bị bệnh hiểm nghèo nên trông người mệt mỏi đờ đẫn, nói năng thều thào đứt quãng.. Hạ ân cần thăm hỏi và cũng không quên báo cáo vắn tắt tình hình cơ quan, những việc mình đã giải quyết khi vắng mặt trưởng ty, đồng thời xin ý kiến xem việc giải quyết ấy có phải sửa lại gì không. Chăm chú quan sát và xem thái độ của thủ trưởng lúc thưa gửi, Mãnh chờ đến khi về đến cơ quan, trong phòng làm việc của Hạ, Mãnh mời nhẹ nhàng: - Thưa anh, xem tình hình này thì còn lâu Thủ trưởng mới được xuất viện, mà chưa biết chừng xuất viện rồi chỉ ít lâu là thủ trưởng về hưu thôi. Rất có thể cấp trên sẽ đưa anh lên thay… - Cậu đừng có nghĩ bậy. Cậu không biết lãnh đạo bây giờ phải vừa hồng vừa chuyên à? Tớ chưa có bằng tốt nghiệp cấp I thì lên làm sao được. Được như bây giờ là quá lắm rồi, chính tớ cũng không tin là mình lại có thể làm phó ty đấy. - Ôi, cái chính là năng lực khi làm việc. Anh đề xuất được bao nhiêu sáng kiến lẫy lừng, cấp trên luôn luôn nêu tên anh trong các hội nghị, thậm chí không ít lần báo đài còn ca ngợi anh nữa. Còn chuyện “ vừa hồng vừa chuyên “ thì chỉ cần cái bằng là đủ. Thủ trưởng để em lo. Ngay sáng hôm sau nó mang đến cho Hạ tấm bằng tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa, kèm theo sơ lược lý lịch, đơn xin học hàm thụ Đại học và bảo thủ trưởng ký tên vào. Hạ vừa xem vừa suy nghĩ thì Mãnh đã đặt bút vào tay Hạ: - Anh ký để em mang đi nộp cho kịp, chỉ còn non 1 tuần nữa là hết hạn nộp đơn. - Nhưng muốn vào học thì phải thi, tớ biết gì đâu mà thi với cử? - Thì thủ trưởng cứ để em lo mà.. Thế rồi, mải mê công việc nó cũng quên đi. Hai tháng sau ông Trưởng ty xuất viện, hàng ngày ông đến ty vào buổi sáng. Hạ báo cáo những việc đã làm, đề xuất những việc sẽ làm và xin ý kiến. Thấy Hạ chăm chỉ lại rất cẩn thận nên ông rất yên tâm. Rồi một hôm Mãnh đưa cho Hạ giấy triệu tập đi học của trường Đại học Nông nghiệp. Hạ trợn tròn mắt: - Không được, tớ đi làm sao được! - Em biết Thủ trưởng không thể đi học được, nhưng thủ trưởng cứ đi chơi đâu đó đúng 1 tháng rồi về. Tờ giấy này coi như dùng để báo cáo trong cơ quan. Khi thủ trưởng đi vắng, em ở nhà sẽ làm thay thủ trưởng dưới sự chỉ đạo của bác trưởng ty. Thủ trưởng yên tâm, có gì rắc rối em sẽ đích thân đi tìm thủ trưởng. - Nhưng còn việc tớ không có mặt ở trường thì tính sao đây? - Cái người đã thi hộ thủ trưởng thì bây giờ học hộ thủ trưởng. Em đã bảo để em lo trọn gói mà. Thủ trưởng yên tâm đi. Việc này chỉ có thủ trưởng, em và người học hộ biết mà thôi, cả cái trường ấy không ai biết đâu. Rồi đến năm 1970, như trong mơ, Hạ đã có bằng Đại học, Nó tròn xoe mắt nhìn thằng Mãnh, Thật là hết nói nổi. Đúng là thằng Ma Mãnh. Cho đến tận sau này khi đã nghỉ hưu nghĩ lại nó vẫn còn bàng hoàng, vì thực tình kể từ lúc cầm cái bằng trong tay nó rất sợ, không muốn bất kỳ ai nhắc đến bằng của nó, kể cả khi mới có, mọi người chúc mừng và đề nghị nó khao nhưng nó từ chối quyết liệt với lý do lãnh đạo cả ty giáo dục mà bây giờ mới có trình độ đại học là điều đáng xấu hổ còn khoe khoang nỗi gì. Với thái độ ấy mọi người lại càng cảm phục, và coi như một đức tính khiêm tốn đáng nêu gương. Trần Huy Phụng Sửa, bổ sung và viết lại 4 hồi 08-2009