Nhưng chúng tôi nghĩ rằng những gì mà buổi thảo luận nào đưa đến là sự kiện rằng sự thực hành Phật Pháp trong xã hội phương Tây đòi hỏi tiếp nhận những giáo lý được truyền dạy. Và tiếp nhận giáo huấn ở phương Tây đòi hỏi tiền bạc. Điều này, chúng tôi nghĩ, là một trong những điểm khó khăn và một trong những điểm đặc biệt sòng phẳng trong lịch sử Phật giáo. Một cách thông thường, bạn không phải trả tiền để tiếp nhận giáo huấn. Bạn có thể cúng dường, nhưng nó không đòi hỏi rằng bạn phải trả ngay tại cửa để bước vào. Thế thì, sự thực hành Phật Pháp đòi hỏi gì? Điều nó đòi hỏi… chúng ta không nói về tiền bạc, không phải nó đòi hỏi tiền bạc… nếu chúng ta nói về một sự thực hành Phật Pháp thật sự, sự thực hành Phật Pháp thật sự đỏi hỏi sự hành động của chính mình. Chuyển hóa chính mình. Sự thực hành chuyển hóa chính mình không phải điều gì đấy được hoàn tất qua những nghi lễ. Chúng ta có thể học hỏi làm thế nào thực hiện một nghi thức và trì niệm bù lu bù loa trong một ngôn ngữ ngoại quốc mà chúng ta không hiểu mô tê gì cả. Và học hỏi khi chúng ta phát âm những mẫu tự này, bạn rung chuông, và bạn đọc lên những âm ấy, bạn lắc trống, và cuối cùng, gì nữa? Nó không chuyển hóa chúng ta gì cả. Chúng ta vẫn sân hận. Và chúng ta vẫn không thể hòa hiệp với cha mẹ chúng ta, và v.v…Thế nên, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng sự thực hành những nghi thức này khi chúng ta không có một sự hiểu biết về những gì chúng ta đang làm thật sự sẽ không đưa chúng ta xa lắm. Điều đó không thật sự lợi ích gì nhiều. Sự thực hành Phật Pháp là … nó nói rất rõ ràng cả trong Long Thọ, Thánh Thiên, tất cả những đại đạo sư Ấn Độ nói…tất cả truyền qua sự thuần hóa tâm thức chúng ta. Và thuần hóa tâm thức bạn có nghĩa là, trước nhất là, học hỏi những giáo huấn. Học hỏi những phương pháp về việc làm thế nào đê đối phó với những cảm xúc phiền não những hoàn cảnh rắc rối. Và phân tích những tình cảnh đa dạng mà chúng ta gặp phải. Cố gắng duy trì sự tỉnh giác, có nghĩa là nhớ lại những giáo huấn và áp dụng chúng trong những hoàn cảnh khác nhau, vì thế nó có thể giúp chúng ta chiến thắng ít nhất những vấn nạn thông thường mà chúng ta có trong đời sống – như sân hận, như lo lắng, như sợ hãi, như không hòa hiệp với cha mẹ chúng ta – những thứ loại này. Đối diện với chán chường, đối phó với bệnh tật, đối diện với tuổi già, những vấn nạn trong những mối quan hệ, những rắc rối với con cái chúng ta. Tất cả những thứ này. Đây là một lĩnh vực, mà chúng ta làm việc với Phật Pháp trong ấy. Thế thì, chúng ta cần chuyển hóa chính mình. Chúng ta cần hành động trên chính chúng ta; cải thiện bản tính cá nhân chúng ta. Để làm điều ấy đòi hỏi một khối lượng khổng lồ của hành động. Điều ấy không phải dễ dàng lắm để làm. Chúng ta phải phát triển sự nhẫn nại. Chúng ta phải phát triển sự kiên trì [4], tập trung, tất cả những thứ này. Nhưng khuynh hướng của chúng ta ở phương Tây là muốn những thứ gì dễ dàng, muốn những thứ nhanh chóng, và muốn chúng rẽ tiền (hời hợt không chân thành). Chúng ta muốn tất cả những giáo huấn ngay lập tức. Chúng ta muốn đạt đến những thứ kỳ diệu mà chúng ta đọc được, mà một Đức Phật đã đạt được và v.v…, với một khối lượng tối thiểu hành động như có thể. -- [4] Perseverance: kiên trì, 1- trong PG Theravada, nhân tố tinh thần để sử dụng nổ lực, liên tục và can đảm, để hổ trợ kẻ khác và để có thể thuận tiện cho việc giúp đở. 2- PG Bắc Tông khi phối hợp với khuynh hướng của tâm giác ngộ (bodhicitta), nó trở thành nhẫn nhục ba la mật. Còn gọi là hoan hỉ nhẫn – Joyful perseverance.