ha theo Miên và bà Tư ra khỏi Nha Công An vào phút cuổi giờ tan sở. Lần đầu tiên gặp Kha, nhưng bà Tư coi chàng như chỗ quen biết cũ, hay đúng hơn coi chàng như người trong nhà. Bà Miên quý mến Miên qua nên hễ ai là bạn của Hiển, Miên là bà coi như người nhà rồi. Bà quý mến Miên đến nỗi ngay buổi đầu tài ngộ bà cứ ân hận một cách vô lý nhưng thành khẩn là sao mãi đến bây giờ bà mới được gặp Hiển, ông anh ruột của cô Miên. Chúng ta hãy cứ đứng đây cậu ạ, đợi xe! – Bà vừa cười vừa nói với Kha khi cả ba người đã ra khỏi cổng sắt đứng trên vỉa hè sát đại lộ Trần-Hưng- Đạo, đại lôi dài nhất Hà-Nội chạy từ cửa chính ga Hàng Cỏ đến nhà thương Lanessan. Bà ngắm Kha thêm chút ít rồi tiếp, vẫn giọng vui-vẻ ấy: Đầu tóc râu tia thế kia, người Hà-Nội trông biết ngay là dân hậu phương hồi cư. Bà quay lại nói với Miên: Ấy cái dạo nhà tôi về đây cũng thế, cũng đầu tóc, cũng râu ria như cậu gì đây (bà quên tên Kha). Tôi buồn cười đến chết. Mà nào ông ấy có chịu cắt tóc cạo râu ngay đâu. Ngày nào cũng vậy, tắm gội xong, ông lên xếp bằng tròn trên sập, vuốt râu vuốt tóc, ông nói mình đã thoát phong trần nhưng nên giữ những hình tích phong trần này để làm kỷ niệm. Tôi kỳ kèo mãi ông mới chịu đến hiệu hớt tóc cách đấy ba nhà. Giọng nói đang trong-trẻo của bà bỗng đượm vẻ sầu thương như ánh nắng vàn mùa thu bỗng có áng mây buồn trôi qua che rợp cảnh vật: Chẳng bào giờ cô Miên à, cậu gì ạ, chúng tôi quên những ngày phong trần! Bà rút khăn mùi xoa chấm nước mắt: Cám ơn cô Miên đã trông nom nấm mồ cháu Lân. Giọng bà nghẹn-ngào phải ngừng lại mấy giây rồi mới tiếp: Cứ tình hình như thế này chẳng biết ngày nào chúng tôi mới mang được cháu về. Người ngoại quốc nào nghe bà Tư vừa nói mà chẳng tưởng lầm là con bà còn sống. Miên lúng-túng chưa biết tìm cầu nào an ủi. Từ ngày gặp lại bà Tư, bao nhiêu lần như thế rồi. Câu chuyện đương vui vẻ, chợt vì một liên tưởng nào làm bà nghĩ đến Lân, đứa con xấu số chết gục chôn vùi ở một xó trung du xa-xôi, thế là bà khóc và Miên lúng túng… lúng-túng vì nàng biết lời nói nào của thế gian cũng trở thành giả dối nhỏ mọn trước nỗi đau khổ sâu rộng của người mẹ đó. May sao vừa thoáng thấy hay xe xích lô từ xa lại, Miên vội xuống đường vẫy rối-rít Kha lên một xe, Miên và bà Tư lên một xe. Khả ngả đầu trên thành nệm, ngẩng nhìn trời. Vài tia nắng quái còn vưởng-vất trên những ngọn me cao vút, thỉnh-thoảng đối mắt Kha bắt gặp một chùm hoa phượng, mầu đỏ muộn-màng còn sót lại của mùa hạ đó như trao tới chàng mọt nụ cười nửa buồn rầu nửa riễu cợt. Mới hôm qua đây khoản chín giờ sáng, ngoài hành lang tít phía xa dưới cổng tò vò chính giữa trại giam, có tiếng gọi: Phạm-Mạnh-Kha! Thấy Kha còn ngơ-ngác, một anh bạn trả lời lớn giúp chàng: Dạ! Sau bảy ngày bị giữ tại sà-lim số 9, hôm nay là lần đầu tiên Kha được gọi lên phòng giấy. Người ta sẽ đưa chàng sang phòng hỏi cung có tên tây lai mặt đỏ, hơi thở sặc mùi bia chăng? Không, người ta dẫn chàng lên gác vào phòng chụp hình. Ông thợ chụp hình có lòng tốt muốn an-ủi mọi người, với ai ông cũng bảo là thế nào rồi cũng được tha, vì vậy lời an-ủi của ông không còn một chút giá trị gì. Có điều, lời nói của ông chân tình nên người nghe cũng không thấy bực rọc. Từ ngày anh chàng ca vọng cổ lên nhà A (và hôm sau anh ta được tha) sà-lim số 9 có thêm anh mới người loắt-choắt rất bẻm mép. Anh thân mật làm quen với Kha, kể chuyện tâm sự với Kha, rồi luôn thể hỏi Kha về quê quán, gia đình, nghề nghiệp. (Sau này suy ra, Kha đoán anh là nhân viên của Nha ném vào). Sau đấy Kha được chuyển lên nhà A, chàng biết như vậy mình không bị hỏi cung lần nữ. Hú vía! Một điều không may khác, Kha lên nhà A đúng vào ngày Nha mở chiến dịch phòng ngừa nhân dịp thủ tướng từ Nam ra Bắc kinh lý. Bao nhiêu người trước đây bị tình nghi hoặc mới được thỉ nhưng còn bị theo dõi đều có trát đòi tới Nha rồi bất chợt giữ lại tam giam chật ních cả hai nhà A và B. Đêm đến người năm chen- chúc kín trên sàn, kín gầm sàn. Nhiều lúc Kha thấy nghẹt thở, hễ chợp ngủ, lập tức bị bóng đè không vùng vẫy được chân tay, toàn thân toát mồ hôi lạnh, tưởng rồi cứ như vậy cho đến khi bị chết ngạt hẳn. Ai nấy mong chóng tới ban ngày để được hưởng ba giờ ra sân giải trí vào buổi sáng, trưa và chiều. Buổi chiều hôm sau Kha được gọi lên phòng văn thư. Tới đây chàng đã thấy Miên ngồi đợi. Ông trưởng phòng hỏi chàng thêm vài lời, rồi bắt đầu làm giấy phóng thích, ông cần hai người đứng ra bảo đảm. Khi Kha trở lại văn phòng nhà giam lấy dây lưng và ví tiền, Miên phải vội về kiếm thêm bà Tư (nàng biết Hiển vào giờ đó chưa về) để giấy tờ làm kịp trước giờ tan sở. Kha không bị thẩm vấn lại, chàng được sớm lên nhà A và sau cùng được tha, tất cả những may-mắn đó là công bà Tư luôn luôn đến nhà ông em rể thúc dục nhờ nói với những người có đủ thẩm quyền. Tính từ ngày Kha bị giữ ở Gia Lâm đến ngày chàng được thả tự do đã mười một ngày qua. Hiện chàng được cấp giấy thông hành tạm thời, hẹn một tháng sau còn phải ra Nha trình diện lần nữa. Bà Tư đưa Kha, Miên về tận nhà, ngồi nán lại chuyện trò đến năm phút, khi đứng dậy cáo từ bà nói với Kha: Thôi thế này là tôi mừng cho cậu, rồi đây có học như cậu thì thiếu gì việc làm. Kha cám ơn bà Tư đã hết lòng giúp mình, chàng cũng cảm thấy yên lòng trước tương lai. Bà Tư đi rồi. Hiển chưa về, chỉ còn Kha, Miền trong nhà. Đôi mắt Kha rán theo từng cử chỉ của Miên như môi khát không chịu dời bình nước đương uống. Miên biết vậy, nàng không dám nhìn Kha. Để khỏi luống-cuống, nàng vừa sửa-soạn chỗ nằm cho Kha vừa kể lại sự tình: Em và anh Hiển ở nhà học ngày xưa, số 78 phố Chợ Hôm, được một tuần thì anh Hiển em được bà Tư giới thiệu làm gia sư cho một lũ trẻ của hai gia đình kia họp lại gồm chừng mười đứa. Họ trả năm trăm một tháng. Anh Hiển em không muốn ở lại lâu phiền ông chủ cũ, bèn tìm thuê được gian nhà ở phố Hàng Vôi này, ba trăm một tháng. Bà Tư cho chúng em vay thêm hai ngàn làm số dự trữ, như vậy chúng ta còn cầm cự được ít nhất là ba tháng nữa, tới ngày đó hoặc anh Hiển, hoặc anh, hoặc em có chỗ làm tử tế rồi thi vấn đề kinh tế khỏi phải lo. Thực ra ba anh em mình chỉ cần mỗi tháng kiếm hai ngàn là thừa ăn thừa tiêu. Miên cười ngẩng nhìn Kha, nàng vội cúi xuống ngay, vì thoàng chạm phải tia nhìn của Kha vẫn theo rõi nàng. Miên có cảm tưởng những điều nàng vừa nói chỉ để nàng nghe mà thôi, nhưng nàng cũng đành phải nói tiếp: Khoảng bảy giờ anh Hiển em về, em sửa-soạn làm cơm là vừa, anh đi tắm rửa rồi nằm nghỉ một lát cho lại sức, em may sẵn cho anh bộ pyjama mầu xanh treo ở mắc kia. Cái áo sơ-mi trắng mới nguyên cũng là của anh đó. Gần đây có hiệu may quần tây, rồi anh sẽ tới may một hoặc hai chiếc quần, về đến đây ăn mặc như ngoài kia không được đâu anh ạ. Miên cúi mặt toan đi ra, nàng bỗng dừng lại vì có tiếng Kha thoáng như tiếng thở dài: Vâng cám ơn cô, cám ơn cô nhiều lắm, nhất là số tiền cô đã bán nhẫn, chiếc nhẫn saphir. Miên mỉm cười ngước nhìn Kha, không dấu được vẻ sung-sướng, nhưng nàng lúng-túng không tìm được lời đạp lại. Kha tiếp: Màu saphir là màu xanh lợt, nhưng chiếc nhẫn của cô màu đỏ hoa lựu thì phải. Miên cố trấn áp sự bối rối: Vâng, nhưng … nhưng… là em muốn nói đó là thứ đá không được quý bằng kim cương. Thấy Kha im lặng không hỏi gì thêm, Miên cúi đầu vội-vã đi ra… Kha vừa tắm xong thì Hiền về. Đã được bà Tu, Hiển đi như chạy, chàng gọi tên Kha ngoài cổng. Đôi bạn tri kỷ nắm chặt tay nhau, nhìn nhau cười không thành tiếng và không sao thốt thành lời. Rồi bàn tay Hiển vỗ mạnh lên vai Kha mấy lần, vỗ thật mạnh khiến Kha tuy vẫn cười mà hơi nhăn mặt. Miên đứng trong bếp, tay phải cầm đôi đũa sào nấu, tay trái che miệng dấu nụ cười. II Vào thời này ở Hà-Nội xuất hiện một loại chủ kỳ là thường gọi chủ trương, Loại chủ này xuất vốn thuê hẳn một ngôi nhà lớn rồi hắn ngăn ngôi nhà ra thành nhiều căn phòng nhỏ cho thuê lại với giá cắt cổ, bóc lột cả về tiền điện tiền nước nữa. Chỗ Hiển, Kha, Miên hiện thuê ở, nguyên trước là nhà để xe hơi, không có của hậu, nên ban ngày thì oi bức mà đêm thì bí hơi. Nhà garage này ngăn thành ba gian. Hiển, Kha, Miên ở gian giữa, gian bên phải là tiểu gia đình ông cai Bính, gian bên trái là tiểu gia đình ông ký Thản có cô em gái đương theo trung học. Ông cai Bình trạc trên bốn mươi tuổi, người cao lớn vạm-vỡ. Ông mới góa vợ được một năm, hai con ông đều học tư thục, đứa con trai lớn mười sáu tuổi học đệ tứ, người con gái nhỏ mười bốn tuổi học để nhất. Trước ông làm cai trong nhà máy dệt Nam-Định và là cầu thủ nổi tiếng của đoàn cầu Cotonkin. Nay ông cai đã có tuổi, tuy không còn tung tăn trên sân cỏ, nhưng vẫn còn nặng nợ với nghiệp bóng tròn, mỗi khi có những trận đấu lớn ông vẫn được anh em đề cử chân giám biên. Những ngày đó ông mặc sơ-mi đen, quần sóoc đen, cũng đi giày đinh y như cầu thủ và ông cầm cờ trong banh mà chạy lên chạy xuống theo đường biên, ông phất cờ cương quyết như một mệnh lệnh mỗi khi quả da vượt khỏi làn vôi biên. Ông nổi tiếng là một giám biên có lương tâm nhà nghề, rất vô tư. Ông hiện làn ở sở binh như Pháp. Ông ký Thản (ở gian trái) dáng người mảnh-khảnh, da trắng tinh. Khi còn trẻ chắc-chắn ông có vẻ đẹp rất thư sinh của cái thời xa-xôi nào “Hoa cù hồng phấn nữ, tranh khán lục y lang” nhưng bây giờ đây ông đã năm mươi tuổi, trán khá nhiều nếp nhăn lưng hơi gù, ông tính tình thuần-thục, hiện làm thư ký cho sở Viện-Trợ Mỹ. Gia đình chủ trương ở gian chính giữa nhà trên, gian đẹp nhất, rộng nhất. Hắn chỉ hơn ba mươi tuổi hơn chút ít, xưa đi lính cho Pháp đóng đội, dáng người lùn thấp, da thiết bì, mắt trắng rã. Khi nói chuyện hắn cố làm ra vẻ thủ-thỉ điềm-đạm, mắt nhìn đi nơi khác, thỉnh-thoảng liếc trộm người đối thoại một cái. Vợ hắn là một mụ béo thấp, bụng lúc nào cũng như có mang được ba bốn tháng mặc dầu mụ tuyệt đường sinh nở từ sáu bảy năm nay rồi. Ca dao ta có câu: Những người béo trục béo tròn, Ăn vụng như chớp đánh con rầm rầm Mụ đúng thuộc loại đàn bà đó-trừ điểm ăn vụng, ngày nay mụ ta giàu rồi, Ba con mụ - môt trai hai gái – đều học trường Tây. Mụ vẫn lớn tiếng mắng con bằng giọng rêu-rao: “Mày học trường Tây mà ngu như bò”. Cùng cánh ở garage với nhau nên Hiển, Kha, Miên quen thân này với hai gia đình ông Cai và ông Ký. Buổi tối, sau bữa ăn, giọng ông Cai oang oang, ông phê bình những tin tức chiến sự trong ngày bằng một giọng sành-sỏi rất có thẩm quyền khiến nhiều người thoạt nghe đều tưởng trước đây ông là cai lính chớ không phải cai thợ. Khi sắp có một trận cầu lớn (mà thế nào ông cũng được mời giữ chức giám biên) ông phê bình, ông tiên đoán đến một tuần trước. Sau khi làm xong nhiệm vụ giám biên về, ông lại đối chiếu những điều tiên đoán với sự thực vừa xảy ra trên sân cỏ. Có khi lời tiên đoán của ông đúng, những cũng nhiều khi ông vỗ đùi than phiền mấy điểm sai vì ông không dè thằng N. hoặc thằng T đá kỳ này “ma bùn” quá. Ngoài ra ông ưa nhắc lại chuyện mà ông nghe lỏm được của một người bạn đã đang vào đoàn thợ không chuyên nghiệp O.N.S (ouvries non spécialistes) qua Pháp vào năm 1935. Người đó kể- chẳng biết có đúng không – là đã gặp một anh công sứ cũ ở nhà nước nhà bị thải về, thất nghiệp, phải xin một chân gác cửa hotoel. Ông Cai rất tin chuyện đó, mỗi lần nhắc lại ông thường cười kết luận: Cho nên tôi vẫn khinh cái giống Tây thuộc địa ở đây, cứ tống cổ chúng nó về nước là biết nhau. Người Pháp thật ở chính quốc, người ta lịch sự nhiều chứ. Ông ký Thản góp chuyện bằng giọng dẽ-dàng hơn, ông thường bàn về cách trồng cây, cách chăn nuôi, cách nuôi con mà ông đọc được trong sách Mỹ. Nhưng khi nào ông khen Mỹ niều quá thì lại bị ông Cai gạp khéo bằng câu: Chẳng qua vận nước mình không may, chứ ông cha mình ngày xưa kém cóc gì ai! Ít ngày sau Kha muốn về thăm làng. Vẫn bà Tư, khi đó vừa đến chơi, cất lời can gián: Cậu mới có giấy thông hành tạm thời, vè làng làm gì vội. Bây giờ đi lại khó –khăn, chợt cái Tây nó về vây làng, lúc đó hối không kịp. Miên nói: Thôi để em về làng báo ông chú cho anh. Kha gật đầu: Vâng, thế thì cám ơn cô. Miên mỉm cười kin đáo. Có lẽ vì yên chí mình sẽ là vợ Kha nên thái độ của nàng càng điềm-đạm, nhiều khi nàng tự thu nhỏ lại, tê liệt bất động dưới cái nhìn của Kha. Hai giờ chiều, cùng với giờ mọi người đi làm, Miên đi bộ ra Bờ Hồ lên chuyến xe điện Kim-Liên để về làng Định Quyết. Năm giờ chiều Miên trở lại, ông Hạo – chú Kha – theo sau. Ông Hạo dựng ô vào góc nhà, chưa kịp ngồi xuống ghế đã kể-lể ngay với Kha: Nào chú có biết đâu là anh được ra từ ba hôm nay. Dạo này anh bị giữ ở Gia-Lâm, cô Miên đây có về báo cho chú thím. Chú thím lo quá mà chẳng biết làm thế nào. Anh ra được chóng thế ngày là may lắm. Có người chạy bạc nghìn mà vẫn bị nhốt năm bấy tháng mới được ra. Có người bị lừa (ông Hạo lắc đầu) thời buổi ma quái này chúng nó nhiều mánh-khóe lừa lắm anh ạ. Có thằng nghiện thuốc phiện chuyên nhận lời nói giúp cho người mới hồi cư bị bắt được tha, nhưng hắn quen ai mà nói. Người ta đến hỏi, hắn khất lần là sắp được, rồi năm bữa nửa tháng sau … hai ba tháng sau…nạn nhân được thả, hắn điềm nhiên đòi lễ. Kẻ nào không nộp đủ khoản tiền đã hứa, hắn dọa sẽ tìm cách bắt giam lại. “Nhất nhật tại tù” ai mà chẳng ngại? Ông Hạo lắc đầu chép miệng làm cả chòm râu cằm lưa-thưa của ông rung lên: Thời buổi ma quái này chúng nó có nhiều mánh-khỏe làm tiền quá! Kha hỏi thăm về việc mẹ chết hơn hai năm trước đây, về việc chôn cất mẹ, về tin tức làng. Ông Hạo thuật lại tường tận. Ông nhấn mạnh về việc chôn bà giáo cùng một thửa ruộng với ông giáo là sáng kiến của ông. Sau ngày bà giáo mất, ông Hạo vốn nghèo và hiếm-hoi bán khu đất nhỏ của mình để về ở hẳn nhà ông bà giáo mà trong nom dương cơ cho cháu còn ở hậu phương. Ông bà Hạo đồng niên với nhau-năm nay cùng bốn mươi tám tuổi – chỉ sinh hạ được một gái đặt tên là Hĩm đã đi ở riêng. Ông Hạo không lấy vợ lẽ, ông thường nói với mọi người cùng làng: Chà, con nào mà chẳng là con, miễn có hiếu là được. Nhưng cả làng ai cũng biết là ông sợ bà Hạo mà không dám tính chuyện lấy vợ bé. Bà Hạo nhanh-nhảu, hiền lành dễ-dãi với mọi người nhưng rất cả ghen và đanh thép với ông. Khi cái Hĩm còn nhỏ thường lấy áo bọc chày giã cua giả làm em rồi ru: Con cò trắng bạch như vôi Có ai lấy lẽ bố tôi thì về. Mẹ tôi chẳng đánh chẳng chê, Mài dao cho sác móc mề mà xem. Bài hát ru đó người ta bảo chính bà Hạo dạy con để gián tiếp cảnh cáo ông Hạo. Co người kể rành mạch hơn là mỗi lần cái Hĩm hát bài đó, bà Hạo lại nhai cho giập miếng trầu vừa đủ nát bét, mầu còn trắng lờ lờ chưa chuyển sang đỏ hẳn, rồi nhổ xuống khoảng chênh –chếch gần chỗ ông Hạo như có ý nói: “Tôi thì nghiền xác nó ra như thế này này”. Kha bảo ông Hạo cởi áo dài để chàng treo trên mắc rồi hỏi: À quên chú cho cháu biết cô Hĩm đi ở riêng đã có cháu nào chưa? Ông Hạo thở dài: Ấy lẽ ra thì được một đứa con trai đầu lòng rồi, nhưng tội nghiệp tháng ba năm ngoái thằng bé bị cảm nặng rủi gặp hôm Tây về vây làng để kiểm soát, chúng không cho ai ở nhà cả, thành thử mẹ phải bế con ốm ra đầu đình tập trung. Đến gần chiều cuộc kiểm soát xong, bố nó vội phóng xe ra phố mua thuốc, nhưng muộn quá, hôm sau thằng bé chết. Ông hạo ngừng lại một giây như nghẹn-ngào nhưng khuôn mặt vẫn nhẫn nại: Thực rõ hoài, thằng bé kháu quá đi mất, giời để làm người bây giờ nó đã biết nói đủ điều rồi đấy! Hai chú cháu hàn huyên mãi đến khi Miên dọn cơm chiều. Hiển cũng vừa đi dạy học về. Trong bữa ăn ông Hạo luôn luôn khen mừng Kha tốt số: - Làm sao mà gặp được những người bạn tốt đến thế! (Ông ám chỉ Hiển và Miên). Một trăm bạc Miên đưa cho ngày nào ở Gia-Lâm, Kha may được chiếc quần tropical, còn lại mấy chục, tối hôm đó Kha mời chú đi xem chèo cổ ở rạp Lạc-Việt (Kha còn nhớ tính chú thích chèo cổ). Giữa hai màn hát ông Hạo chợt nhớ ra điều gì, nói: -À anh Hãng con ông phán Nghị cũng đã về Hà- Nội được ba bốn tháng nay rồi đấy, anh biết chưa? Kha giật mình: - Anh Hãng về rồi ư hở chú? May quá nhỉ. Hình như một năm trước đây bà phán Nghị có mang cô Thi về Hà-Nội chữa bệnh. Ông Hạo gật đầu: - Nay thêm anh Hãng về nữa, chỉ thiệt có ông Phán. - Sao lại thiệt ông Phán hở chú? - Ông tự tử ỏ đồn điền Phú-Thọ! - Ông Phán tự tử? - Thỉ chính anh Hãng trốn về Hà-Nội báo tin đó cho bà Phán mới hay. Úi chà, được tin dữ, bà nhất định ra hậu phương để mua áo quan chôn cất lại cho chồng “chúng nó có cấm thì hãy giết bà trước đi” – bà nói thế. Ông Phán chết trần truồng không có cả bó chiếu! Kha cúi mặt thở dài: - Ông Phán tự tử, điều đó thực cháu cũng thấy làm lạ. Ông Hạo tiếp: - Tội nghiệp bà Phán nay chỉ còn xương bọc da. Bà tư lự về việc đó quá, bất kể đêm ngày, hễ sực nhớ đến thảm cảnh bạ lại khóc lóc, kể lể, nguyền rủa. Bà vẫn chưa ra được hậu phương để chôn cất cho chồng vì anh Hãng về kịp thời, khuyên bà hãy nán lại một thời gian, vả hiện giờ bà cũng yếu lắm …Anh đến thăm bà một chút, bà vẫn mở của hiệu ở phố Hàng Vải Thâm. Suốt màn hát cuối cùng Kha cũng chẳng xem được gì, chẳng nghe được gì. Chàng nhớ ngày ông bà phán Nghị về làng Định Quyết mua lại dương cơ của ông hàn Lợi chênh-chếch đối diện với dương cơ nhà chàng, chỉ cách có con đường xóm. Ông bà Phán thay phiên nhau có mặt ở làng, bà thu xếp bày biện nhà cửa bên trong, ông tu chỉnh bên ngoài, sửa lại hàng rào găng, giồng thêm các loại hao và rất nhiều cây ăn quả. Rồi chủ nhật, ngày lễ, lũ con cháu ông bà Phán về quê hóng gió đồng; con trai con gái lớn của ông bà còn kéo thêm nhiều bạn học khác. Tuy mới tới ngụ cư, nhưng ông Phán đã hiền lành lại chịu khó, bà Phán thì khéo, lũ con cháu vui, ngoan nên gia đình ông Phán sớm chiếm được tình cảm của người lân cận, chỉ một năm sau dân làng Định-Quyết coi gia đình ông Phán như những người chính thức, đã đến định cư tại đây mấy đời rồi. Ông giáo mất, bà giáo giao thiệp với bà Phán như tình hàng xóm thân thiết “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Nhưng cũng phải đến vụ hè năm đó Kha mới thật quen Vân và … và tới ngày đầu xuân kia … Kha chợt ngửa đầu lên thành ghế mỉm cười xa- xôi. Tấn hát đến đoạn chót lâm ly, đưa mắt thấy Kha mỉm cười ông Hạo không hiểu sao cháu mình lại cười được vào đoạn này. Tiếng vỗ tay của cả rạp. Mấy bà mấy cô ở hàng ghế trước lấy khăn tay kín đáo chấm nước mắt, kín đáo hỉ mũi. Ra khỏi rạp hai chú cháu lên một xe xích lô. Ông Hạo nói: - Thôi chú ra thăm anh, thấy anh khỏe mạnh yên lành chú mừng, mai chú về sớm. - Vâng-Kha đáp-chú về chú bảo thím cháu đừng phải ra đây. Chú gặp bà ngoại cháu, chú gặp các cô, dì, chú bác cháu, xin chú cứ nói là cháu gửi lời hỏi thăm, đừng ai phải ra đây thăm cháu. Được nhà Công – An phát thẻ căn cước xong, cháu tức khắc sẽ về làng thăm tất cả họ xa họ gần. III Hai chú cháu ăn sáng ở hiệu phở Đông Mỹ ra Kha đưa ông Hạo lên tầu điện Kim-Liên để về làng, rồi chàng thong -thả ngược đường Hàng Đào, tạt ngang Hàng Bồ, rẽ sang phố Hàng Vải Thâm. Ngôi hàng cũ của bà phán Nghị ở phố Hàng Vải Thâm xưa sầm uất là thế mà nay trong lèo-tèo xơ- xác, thực họa vô đơn chí. Bà Phán đương cặm-cụi xếp lại mấy xúc vài trong tủ kính. Đúng như lời ông Hạo nói bà chỉ còn da bọc xương. Kha bước vào cửa, chàng vẫn giữ cách chào thân mật ngày xưa: -Lạy bác ạ Bà Phán giật mình quay lại. Qua đi một giây định thần bà nhận ta Kha ngay. Bà có dáng vồn-vã được gặp Kha, nhưng vẫn không quên và không đáu nổi nỗi đau đớn của riêng bà. Khép vội cửa kính lại bà nói: -Kìa anh Kha, ngỡ ai. Bác chẳng được tin gì anh từ cái ngày anh cùng anh Tân dời khỏi đồn điền nhà bác. Hai hàng nước mắt ứ lên tuôn ròng ròng chảy ngoằn-ngoèo xuống khoảng má hóp của bà, đồng thời những vết nhăn trên trán bà bỗng chuyển động cho sâu hơn như thể khép chặt lấy những gì là sầu khổ hơn như thế để khép chặt lấy những gì là sầu khổ bên trong. Bà nói: -Bác giai chết mất rồi cháu ạ, bác bị bức tử, bác chết chôn trần như nhộng có khổ không cháu ơi. Bác có ngờ đâu gia đình vận hạn đến thế. Kha chưa biết nói-năng ra sao thì bà Phán đã lớn tiếng gọi con sen ra trông hàng thay, bà mời kha vào trong nhà rồi trong khi bà mởi tủ lấy trà pha nước, bà hỏi Kha theo thứ tự thời gian ngược lại: Kha hiên làm gì, ở đâu? Kha về Hà-Nội ngày nào? Kha về Hà-Nội bằng đường nào, cách nào? Trước khi đó chàng ở đâu? Mãi nửa giờ sau Kha mới hỏi được một câu về Hãng và Thi. Bà Phán trả lời: -Em Hãng về đây được bốn tháng rồi anh ạ. Vì thương tôi tuổi già, em nó đi làm để kiếm thêm đỡ-đần. Em nó làm được ngót hai tháng, rồi em nó cũng đến thôi, công việc này đi làm xa lắm, em nó ngại. - Thưa bác thế còn em Thi? - Em Thi, vâng… Bà Phán chép miệng ngừng lại ở đây. Người chết làm bà thắc-mắc nhiều là ông Phán, người sống phải làm bà thắc-mắc nhiều là Thi, Bà tiếp: Vâng emThi… Cứ bảo về Hà-Nội sẵn thầy sẵn thuốc mà nào có khỏi hẵn. Kể ra đầu năm vừa tồi em nó khá lắm, bác đã mừng, đánh đùng cái, khi được tin dữ về bác giai, nó thét lên “Ba ơi” rồi ngất, bệnh cũng đùng đùng trở lại, một tuần sau lại ho ra máu. Mất bao nhiêu tiền bác sĩ mà nay xe ra nó cũng chỉ gọi là khá hơn chút ít. Người ta khuyên em nên sống chỗ thoáng khí bệnh sẽ lui dần. Bác cho em nó về trong quê, mượn một con nhỏ vừa để đỡ-đần vừa để ở với em làm vui. Nhưng thưa bác thỉnh-thoảng em Thi có ra đây thăm bác? Bà Phán gật đầu: Có anh ạ, thỉnh-thoảng em nó có ra, nhưng thường chỉ ở chơi đến chiều là về. Phải ngủ ở quê cho yên tĩnh, không khí trong sạch. Buồn thì cũng phải chịu vậy chứ sao, vả lại bác cũng về trong quê luôn mà. Hàng họ ế-ẩm, buôn bán khó-khăn, mình lại chẳng trường vốn như xưa, bác có thể cứ để con sen nó trong hàng mà ở trong quê cả ngày cũng được. Gia đình vận hạn đen-đủi đủ đường! Biết là câu chuyện chẳng thể nào xoay sang cho vui-vẻ đôi chút được, Kha đứng dậy xin phép về, hứa hàng ngày sẽ lại thăm bà để rồi còn gặp Hãng gặp Thi. Bà Phán tiễn chàng ra tận cửa hiệu. Bà đứng nhìn theo Kha khuất sau phố Hàng Bát Đàn rồi mới quay về ngồi bên quầy hàng. Từ xưa bà vẫn có tình cảm đặc biệt với Kha. Nhiệt tình giữa Kha và Vân bà không hề biết, nhưng bà vẫn có ý nghĩ là tất nhiên bà giáo sau này sẽ hỏi Vân cho Kha để hai nhà thông gia. Thốt nhiên bà chép miệng… Chiến tranh bùng nổ…rồi về đồn điền…rồi Vân lấy viên chủ tịch huyện Thanh Ba…Nhỡ nhàng cả! Hôm sau vào giờ Hiển phải đi dạy lũ trẻ, Miên đi nộp đơn xin vào làm tại nhà thương Phủ-Doãn, Kha thủng-thẳng đến phố Hàng Vải Thâm. Bà Phán thoáng thấy chàng, ánh vui lộ trên nét mặt. Bà nói: -Em Hãng nó về từ sáng nay. May quá, nó cứ lồng-lộn muốn gặp anh mà bác lại quên mất địa chỉ anh dặn hôm qua. -Kha đấy phải không? Vào đây mau lên! Kha khẽ cúi đầu xin phép bà Phán tồi đi thẳng vào, hơi ngạc nhiên ở điểm Hãng nóng ruột muốn gặp chàng mà sao không chạy ra đón. Hãng vẫn nằm sõng-sượt trên giường có buông màn. Vén màn lên, Kha chui vào và khi thấy Hãng xiết chặt tay mình Kha mới yên chí là Hãng nóng lòng gặp mình thật. Hãng mặc pyjama ròng-rọc xanh, dáng người vẫn vạm-vỡ, nhưng đôi mắt buồn, rất buồn. Kha ngả lưng nằm ngay bên Hãng bắt đầu nói chuyện, Kha hết sức tránh không nhắc chuyện xưa. Nhắc lại làm gì, thấy nhau ở đây há chẳng đã là nói đến lời tâm sự cuối cùng rồi sao? Kha không hỏi về sức khỏe của Thi và đời sống của Vân từ ngày theo chồng về ở hẳn cơ quan hành chính… Nhưng khi Kha hỏi về công việc Hãng làm bây giờ, giọng Hãng trở nên công phẫn: -Nhục -Việc gì kia chứ? Hãng nói như không hề chú ý đến câu gặng hỏi của Kha. -Cũng may chỉ còn hơn một tháng nữa là hết contrat. Rồi Hãng vùng đứng dậy thay quần áo và bảo Kha: -Rồi để tôi giới thiệu cậu với thằng An, cậu dạy thay tôi. Nào chúng ta đi ngay cho kịp. An cũng là con nhà giầu, bạn cũ của Hãng, biết nhau từ ngày Hãng mới ở Pháp về. Hiện là hiệu trưởng một trường tư thục khá lớn tại Hà-Nội, An muốn Hãng phụ trách lơp Pháp văn cho mấy lớp trung học. Vì contrat còn hơn một tháng nữa mới hết nên Hãng đưa Kha lại giới thiệu cho An. Họ là bạn bè trẻ, thâm hồn thẳng-thắn, cởi mở, nên sự thông cả có ngay từ phút đầu nói chuyện. Trông gương mặt Kha An hiểu con người đó chắc- chắn không thể phụ lòng tin của chằng mảy-may. Kha sẽ phụ trách từ tuần sau Pháp Văn cho hai lớp Việt Văn, lương tháng trên ba ngàn. Kha mỉm cười nghĩ đến lời Miên nói ngày nào chàng vừa ở nhà giang ra: “…ba anh em mình chỉ cần mỗi tháng kiếm được hai ngàn là thừa ăn thừa tiêu”. Ở nhà An ra, Kha đưa Hãng về phố Hàng Vôi giới thiệu với Hiển và Miên. Đó là lần đầu tiên Hãng, Hiển, Miên gặp nhau. Miên e lệ đề nghị với Hãng: -Thưa anh, để mời anh ở lại sơi cơm chiều chúng tôi một thể. Thoáng suy nghĩ, rồi Hãng đáp: -Thế này tiện hơn, cả bốn chúng mình đi ăn chim quay Siêu-Nhiên. Cho tôi được cái hân hạnh đạt tiệc trình diện! Hãng cười trước, rồi cả bốn cùng hòa theo thỏa-thuận. Trước đây Hãng bộc tệch gà tồ như Tây con, qua sự đau khổ của chính bản thân anh ở hậu phương, qua sự đau khổ của cả gia đình anh trong cơn vận nạn, lại sự dằn vặt của chính anh hiện giờ vô ý chui vào làm nơi không hợp, Hãng đã biết tự đào sâu tình cảm để cử chỉ và ngôn ngữ tuy vẫn giữ được dáng-đấp gà tồ cố hữu nhưng trầm xuống và đậm-đà ý nghĩa lên nhiều. Hôm đó, chiều thứ bảy, bốn người ra đi vui-vẻ. Trong bữa ăn ba người đàn ông không quên nhắc lại câu chuyện và khung cảnh Phụng-Minh-Thôn là nơi họ đã từng sống và chứng kiến những cảnh hãi-hùng bi đát… Ăn xong Hãng kéo mọi người vào xi-ne. Mười hai giờ khuya Kha, Hiển, Miên mới về đến nhà. Tuy không nói ra nhưng cả ba đều cảm thấy đời họ bắt đầu sang một khúc quành mới mà họ hy vọng là sẽ sáng-sủa hơn. IV Bảy giờ sáng hôm sau, tiếng ông cai Bính oang oang ngoài sân đãnh thức mọi người. Ông nói với mụ chủ trương: -Tôi nói cho bà biết tiền điện tháng này không thể nhiều thế. Tiếng mụ chủ trương muốn làm già: -Ý cụ định bảo tôi ăn gian à? Vẫn tiếng ông cai oang oang: -Bà ăn gian hay không thì bà với giời biết, tôi chỉ biết chắc-chắn tháng này tôi dùng điện không hơn gì tháng trước, có phần kém là khác, vậy không có lý do gì tôi phải giả cao hơn. Tiếng anh chồng gọi vợ (hắn nấp sau khe cửa nhìn ra): - Thôi mình vào đi, cụ giả bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Tiếng ông Cai càng như lệnh vỡ: -Ông nói như vậy là không được, tôi không phải là thằng bủn xỉn đáng bốn mươi năm đồng bạc điện mà chỉ gỉ có ba mươi đồng. Tôi giả ba mươi đồng như tháng trước là thừa đủ với số tiền tôi tiêu thụ. Anh chồng: -Vâng, vâng thì nào tôi có dám nói gì. Đương đà hăng, công cai Bính chưa chụi ngừng, ông tiếp: -Ông bà chủ trương biệt thư này đã lợi nhiều thứ rồi, ông bà chỗ cao chỗ rộng chẳng mất đồng xu nào, chúng tôi ở cái nhà garage nóng bỏ mẹ ấy. Vẫn nấp sau khe cửa nhìn ra, anh chồng nói giọng ôn tồn hơn nữa: -Vâng, vâng, thưa cụ thì nào tôi có dám nói gì. Rồi quát vợ: -Tôi đã bảo mình vào mà! Kha lúc đó vừa mở cửa ra sân, ông Cai ghé tai chàng nói thì thầm nhưng cũng để ông ký Thản đứng cách đấy mươi bước nghe rõ: -Ông giáo ạ (ông Cai vẫn gọi cả Hiển và Kha là ông giáo) tôi còn lạ gì con mẹ đó tẩy số tiền điện đi rồi tăng lên. Kha gật đầu hưởng ứng: -Vâng cụ trực tính nói thế là phải. Vì thấy ông Cai vẫn thường gọi mình là “ông giáo” nên khi giao thiệp Kha vẫn gọi ông là “cụ”. vả mốt của Hà-Nội ngày đó cứ bốn mươi tuổi trở lên đã có thể được tôn lên “cụ” rồi. Vừa kéo Kha vào nhà ông cai Bính vừa chép miệng: -Ông giáo ạ, tôi phải cái tính nóng, hễ lúc nổi nóng lên thì cứ nói cho sướng cái mồm đã, nhưng nói xong lại hối. Kể vợ chồng nó ăn cắp một tí tiền điện có là bao. Ông giáo tính ở đời này có biết bao thằng ăn cắp tầy trời ấy chớ. Vừa rồi mở cửa chợ phiên ở Ấu-Trĩ-Viên, mấy thằng chóp bu ăn lễ ngập mặt của Tàu rồi cho chúng mở sòng tài sửu đề biêt bao gia đình tan nát, mấy đám tự tử bằng thuốc độc, mấy đám nhảy xuống hồ Tây, ông giáo bảo thế có ăn cắp à? Thằng Tây ăn cắp nước của chúng ta từ tám mươi năm nay đương thì bị thằng Quốc –Tế-Cộng –Sản ăn cắp lại. Mấy thằng chính khách quốc tế tuyên bố ấm-a ấm- ớ chỉ rình đục nước béo cò cũng là những thằng chúa ăn cắp. Ông cai bỗng thừ người dáng uể-oải hẳn như một cầu thủ đã thấm mệt lúc sắp mãn cuộc đấu, ông ghé lại gần Kha hơn tiếp: -Ông giáo ạ, chúng nó ăn cắp hết! Tôi vì sinh kế làm cho sở Binh-Nhu Pháp, đồng lương chẳng được là bao, nhưng tôi cũng đủ tiền nuôi hai con tôi ăn học, đủ cả quần áo, giày dép để diện, mô-by-lét để làm vì…(ông cai hạ giọng hơn nữa) ông giáo ạ tôi cũng ăn cắp (giọng ông trở lại bình thường) nhưng cái ăn cắp của tôi khác. Thằng Tây ăn cắp của mình, tôi làm cho thằng Tây vì sinh kế, tôi cuỗm lại của nó, cuỗm càng khéo, càng nhiều, càng hay: như vậy chỉ là tôi tước lại một phần nhỏ nào những của cải mà thằng Tây nó ăn cắp của mình. Như vậy thì tôi không phải là ăn cắp! Kha gật đầu mấy cái để tỏ là đồng ý với ông cai về ở điểm “cuỗm càng khéo, càng nhiều, càng hay”. Kha lại lắc đầu mấy cái để tỏ rằng chàng đồng ý ở điểm “như vậy thì ông cai không phải là ăn cắp”, rồi Kha nói: -Cụ nói đúng lắm, đúng lắm! Ông cai dang rộng hai cánh tay: -Đấy có phải không ông giáo? Rồi ông ôn tồn tiếp: -Ông giáo ạ, lắm lúc nhìn đời, tôi muốn về làng tậu mẹ nó mấy thửa ruộng, rồi cáy cấy chăm nuôi lấy mà ăn, quanh mình ông chú bà bác, ông cậu bà dì, anh em thân thuộc toàn là những người chân phương thật-thà, thế lại hay. Nhưng chết cái, không được ông giáo ạ, các người ở vùng quê mình dạo này khổ lắm. Ừ thi mấy thằng Việt-Minh giết chết mấy thằng Tây thực dân, rồi mấy thằng Tây thực dân lại giết chết mấy thằng Việt-Minh chết tiệt phản dân hại nước, chúng nó cứ việc giết lẫn nhau cho đến khi cả hai bên cùng chết cả, như thế còn gì bằng! Nhưng cái thằng bỏ mẹ Việt –Minh lại cắn trộm thằng Tây mấy cái, thằng Tây nổi khùng nhảy sổ lại đánh, thì đầu chẳng phải tai, chỉ chết dân, khổ thế! Kha gật đầu: -Khổ thật, người dân mình khổ thật, những lời nhận xét của cụ thật chí lý. Thoáng thấy Hiển, Miên đã đậy rửa mặt, Kha xin phép ông cai về buồng. Ông cai thủng-thẳng ra sân thờ phảo một tiếng, dang tay ưỡn người như để xua cho hết nỗi bực dọc chứa-chất trong lồng ngực ra, rồi ông cất giọng oang oang: -Chà tôi muốn về quê quá đi mất! Và từ đấy cứ mỗi lần bất bình với cuộc đời ở chốn phồn-hoa đô-hội này, công cai lại nói lớn, giọng sách-mé như chửi đổng: “chà,tôi muốn về quê quá đi mất!” V Câu nói lớn của ông cai cũng là câu nói thầm trong bụng của Kha: -Chà, tôi muốn về quê quá đi mất! Kha đã đi dạy học được một tháng và chàng cũng đã tới trình diện Nha Công-An, nhưng ở đây họ chỉ gia hạn giấy thông hành tạm thời chứ chưa cấp thẻ căn cước. Kha chưa dám ra khỏi Hà-Nội vì thế. Phải về thăm quê chứ! Cứ nghĩ mình về Hà-Nội được hơn một tháng mà chưa về thăm quê, Kha thấy thực vô lý. Chàng ghi tên theo Đại –Học Văn –Khoa. Còn nhớ sau cuộc cách mạng tháng tám giành được độc lập, một số học giả, nhà văn, nhà thơ có mở ngay Văn-Khoa tại đại-học-đường, để phát huy tư tưởng học thuật dân tộc, nhưng ngành đại học này chưa hoạt động được trọn niên khóa thì kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Gần đây một số học giả vùng quốc gia ý thức được sự cần thiết của “ngành linh hồn nền đại học dân tộc” đó, bèn nương theo lời tuyên bố huênh hoang của chính quyền bù nhìn mà tương kế tựu kế xin mở lại Đại-Học Văn-Khoa. Cả giáo sư lẫn sinh viên đều ý thức được tầm quan trọng và sự khó-khăn ban đầu của ngành này nên mọi người tìm đến nhau với tinh thần thân hữu cởi mở vô cùng. Hơn nữa lớp sinh viên mấy niên học đầu đều đã tới tuổi đứng đắn, cỡ xấp xỉ “tam thập nhi lập”. Chính lúc Kha tới đây ghi tên, chàng gặp một số người bạn cũ, xưa cùng học với chàng dưới trung học và cũng vì cuộc kháng chiến mà việc học bị gián đoạn. Giảng đường Đại-Học Văn-Khoa được viện trưởng (người Pháp) dành cho dẫy nhà thấp phía bên, nơi trước đây quân Nhật nhốt ngựa. “Đại-học chuồng ngựa” là lời riễu đương thời (lẽ tất nhiên thực dân Pháp không ưng gì người Việt phát triển ngành quốc học này) những lời riễu đó càng là chất kích thích cho cả giáo sư lẫn sinh viên. Trong khoảng thời gian này ông Hạo có ra thăm chàng hai lần nữa. Vì Kha đã bắt đầu kiếm được tiền nên hai lần sau này mâm cơm thết (do Miên làm) hậu-hĩ lắm và lần nào, tối đến Kha cũng mời ông Hạo đi xem chèo cổ ở rạp Lạc-Việt. Vợ chồng cô Hĩm cũng ra thăm Kha một lần và nói rằng anh em bà con trong làng ai cũng nóng lòng được gặp “bác giáo”. (Trong câu chuyện, vợ chồng cô Hĩm tự xưng “em” và gọi Kha là “bác giáo”, đúng kiểu xưng hô của miền quê giữa những người đã trưởng thành). Tuy là bước đầu Kha vào nghề dạy học, bài giảng của Kha bao giờ cũng cố cho dồi-dào ý kiến, chàng trích dẫn những tỉ dụ linh động hấp dẫn lấy ngay ở cuộc đời hay những tác phẩm nổi danh quốc tế. Kha chú trọng nhất lá sao cho lũ học sinh khỏi bị nô lệ vào tư tưởng của bài văn, trái lại biết nương vào bài văn đó để thẩm định lại mọi ý nghĩ của mình và của người. Trong những cuộc mạn đàm thân mật với An (ông hiệu trưởng) Kha không dấu sự ghê tởm của chàng trước những phương pháp tuyên truyền ngày nay theo kỹ thuật “tha nhân ám thị” với những khẩu hiệu, truyền đơn, biểu ngữ nhồi vào óc, nhồi vào tai, nhồi vào mắt, chúng là tê liệt trí thông minh, đàn áp nhân phẩm, hủy diệt tự do. Nghe những lời phê bình quá thẳng-thắn đó đã có lần An bảo Kha: “Anh không bao giờ làm chính trị được, tâm hồn anh là một nhà làm bằng kính”. An quý Kha lắm, nghĩ về Kha, An còn có hình ảnh khá ngộ-nghĩnh mà An chỉ nghĩ thầm trong bụng: “Con người ấy cho dẫu có dìm sâu xuống bùn chỉ để hở mỗi đôi mắt, và chỉ cần nhìn thấy đôi mắt ấy thôi, người ta cũng biết mình đương đứng trước một người ngay thẳng. Cũng kể từ ngày đi dạy học, Kha ít có thì giờ đến thăm bà Phán. Hãng thì tời thăm Kha luôn thỉnh thoảng-thoảng vào dịp đi vắng vài ngày Hãng đến báo cho biết trước. Tuy nhiên cho đến giờ, Hãng làm ở đâu chính Kha, Hiển cũng không biết, và chẳng cần biết, nhất là Kha, chàng thấy rõ Hãng luôn luôn lẳng tránh mỗi khi câu chuyện có thể đưa đến câu hỏi đó. Đã hơn một tháng gần Miên! Những ngày còn ở trong nhà giam, Kha nghĩ hễ được tha, chàng sẽ thú thực, lòng quý mến của chàng với Miên ngay. Nhưng đến nay chàng thấy không cần. Chàng cho rằng cách sống hợp với chàng nhất và xứng đáng với tình bạn của Hiển, nhất là thẳng-thắn coi Miên như em, rồi khi hoàn cảnh thuận tiện, sẽ thẳng-thắn hỏi Miên làm vợ. Cuối tháng vừa rồi lĩnh lương hơn ba ngàn, Kha đưa cả cho Miên làm thủ quỹ, rồi mỗi khi chàng và Hiển cần tiêu món gì lại hỏi Miên, điều đó không đủ là một lời hứa hôn sao? Ba ngày trước đây Kha có tạt vào thăm bà Phán. Bà nói: -Tuần nào em Thi cũng ra đây một lần. Em có hỏi thăm anh. Kha nghĩ thầm nếu chàng về làng, chàng sẽ sang thăm Thi ngay. Ôi, chàng quên sao được kỷ niệm ngày đầu chàng hôn Vân đến thác loạn tâm thần, ngày đó Thi còn nhỏ xíu…Ngày chàng dời đồn điền, Thi mới mười tám. Tới ngày nay ồ tính ra Thi đã hai mươi ba tuổi, dễ thường bằng tuổi Miên, vậy thời Thi đã trưởng thành rồi, chẳng biết trông Thi có khác xưa nhiều? Sáng nay không rõ bực dọc điều gì ông Cai lại ra sân dang tay, ưỡn ngực: -Chà tôi muốn về quê quá đi mất! Phải về thăm quê chứ! – Kha nghĩ thầm như vậy. Chàng muốn về quê ra đồng thăm mộ mẹ, chàng muốn về thăm làng cũ, gặp bà con anh em, những người chân phương thật-thà, chàng muốn về quê nhìn lại căn nhà cũ và sang thăm Thi một chút…Nhưng điều cốt yếu là đến đứng dưới mái hiên nơi chàng ôm Vân lần đầu. Thế là tới ngày chủ nhật tuần đó, trong khi Hiển đưa Miên đi gặp mấy người quen để hỏi về đơn xin của Miên và nhà thương Phủ-Doãn sao chưa được chấp thuận. Kha nhất quyết một mình về làng tuy chàng chưa có thẻ căn cước. Ngày hôm đó trời bỗng nhiên vẩn mây, gió hiu-hắt. Người ta cho Kha biết Tây thường về vây các làng vào lúc gà gáy rồi kiểm soát cho đến trưa, chàng bèn đợi đến chín giờ sáng mới ra bến xe điện mang theo một cái cặp trong đựng vài thứ quà. Xuống xe điện ở Kim-Liên, đi một quãng nhỏ nữa, rẽ vào con đường đồng bên trái, Kha đã trông thấy cây si, lũy tre thưa và cổng làng loang-lổ xiêu vẹo. Tới gốc si đầu làng, nhân vắng bóng người, chàng dừng lại ngắm cảnh chung quan rồi ghé mắt nhìn theo con đương chính từ cổng hút vào. Kha mới xa Việt-Bắc có hơn một tháng nay, khu cảnh rộng lớn của núi rừng cong nguyên vẹn trong trí. Về tới Hà-Nôi nơi hoàn toàn đo bàn tay người tạo tác, nhưng số người đông, số nhà đông, số đông đánh lừa được cảm giác của Hà-Nội với cảnh núi cao rộng của Việt-Bắc. Nay về tới đầu làng, ngắm làng nằm giữa thiên nhiên, Kha chụp ký ức thiên nhiên Việt-Bắc vào làng và chàng thấy làng nhỏ xíu đến tức cười. Ngày xưa con đường chính của làng sao mà dài, gò lưng phóng xe ngoẵn-ngoèo mãi mới tới nhà; giờ đây cũng con đường ấy trước mắt Kha sao mà nhỏ, hẹp tưởng chỉ cần bước mấy bước là đã đến ngay cổng chùa cuối làng. Nhà của hai bên đường tuy có chiều đổ nát nhưng vẫn còn đủ, xưa kia hai dãy nhà đó sầm uất biết bao, nay trông lại Kha bâng-khuâng có cảm tưởng tất cả những dãy nhà đó, tất cả những đường ngàn lối dọc kia đều như bày như đắp trên…sa bàn và chính Kha cũng vừa biến thằng bé tí con để hợp với trò trẻ con đó. Kha chui vào cổng làng, đặt bước đầu tiên trên con đường chính lát gạch xếp nghiêng. Kể từ lúc đó chàng luôn luôn chỉ đi được vài bước phải dừng. Các ông chú bà bác, anh em trọng họ ngoài làng hầu như từ hai bên đổ ra, từ phía trước lại liên tiếp...liên tiếp…Nào những lời thăm hỏi, nào những lời ôn qua chuyện cũ, nào những lời trách móc thân mật… Tới đâu chàng cũng thấy đấu vết chiến trang sự hàn gắn tuy có nhưng chỉ tạm bợ. Thêm một điều lạ: mọi người đua nhau để râu dài. Nhiều anh em cỡ tuổi Kha để râu quai nón xồm-xoàm trông đến hay. Mãi về sau Kha mới vỡ lẽ: sự cố tình già nưa như vậy là để khỏi bị Tây bất chợt về làng bắt đi phu. Vào trường hợp đó, nạn nhân chỉ vào bộ râu nói: “Moi, vieux notable!” (Tôi là kỳ mục già nua mà!) May thì được tha. Người đầu tiên kha gặp là ông Toán. Ông Toán tay cầm quạt lông ở trong hàng nước đầu hàng bước ra. Ông trạc năm mươi tuổi, râu dài và rậm, loại râu mà người làng làng Định-Quyết vẫn gọi là “râu sàm Tào-Tháo”. Hồi còn trẻ ông có tiếng là “mày râu nhẵn-nhụi áo quần bảnh-bao”. Người làng ai cũng biết chuyện hổi đó ông Toán có hỏi cô Nai (tên tục mẹ Kha) hoa khôi của làng nhưng bị cô từ chối, chê là trọc phú. Cô ưng lấy chàng thư sinh gia tư bậc trung tên là Lãm mà sau này thi đỗ được bổ làm giáo viên tiểu học, dạy học năm năm ở trường phủ Hoài-Đức, rồi đuổi Tuyên Quang dạy hơn hai mươi năm nữa, ngày gần về hưu thì mất ở đó. Bị thất tình, ông Toán bắt đầu đọc truyện Kiều và thuộc rất nhiều đoạn. Ông đã lấy vợ và có nhiều con mà vẫn còn nhắc đến hận xưa. Thấy bà giáo hiếm-hoi, sinh nở mấy lần mà rồi chỉ còn được có Kha, ông thường nói: “Giá lây mình có phải con cái đầy đàn không”. Thỉnh-thoảng gặp Kha – hồi Kha còn nhỏ -trên đường làng, ông Toán thường chỉ vào mặt hỏi: -Có phải mày là thằng “Tuyên” con giáo Lãm? Kha sinh ở Tuyên-Quang nên ông Toán nhất định gọi Kha là “Tuyên”, ông làm như không hề biết có tên Kha và cho rằng ông có quyền đặt tên Tuyên” cho con ông giáo Lãm, ông lại đinh ninh rằng rồi đây cả làng sẽ công nhận cái tên đó. Ông đã đứng tuổi, vẫn tiếp tục đọc Kiều, thuộc có thể nói gần trọn quyển và nảy ra tính thích đố Kiều. Ngày ngày sau bữa cơm, ông phe-phấy cái quạt ra hàng nước, ông đọc một câu tám chữ và thách người nghe đọc ngay câu sáu chữ ở trên. Khi vừa bước qua cổng làng, Kha nhận ngay ra ông và ông cũng nhận ra Kha ngay. Mặt ông đỏ gay, ông nói sặc mùi rượi. Ông chỉ vào mặt Kha: -Có phải anh là thằng Tuyên con giáo Lãm ở xóm chùa? (ông phất cái quạt lông về phía trước). Trông anh tôi biết ngay là thằng Tuyên! Ông kéo bừa Kha vào hàng. Bà hàng và mấy người có mặt trong làng lúc đó đều là bà con gần họ xa cả. Kha lễ phép cúi chào tất cả mọi người. Ông Toán nắm độc quyền câu chuyện. Ông vừa phe-phẩy quạt vừa nói với “Tuyên” là ông chán đời, chán “anh Hồ” lừa dân bán nước (đã từ một năm nay có đồn binh Việt-Pháp đóng ở cánh đồng cuối làng nên những dư luận loại đó nói công khai mà không sợ). Ông chán cả mấy anh “chó chết” trong vùng quốc gia cũng lừa dân bán nước. Ông nhắc lại cho “Tuyên” nhớ-tuy chàng vẫn nhớ lắm – trước đây ông là một trong những người giàu có nhất làng. Rồi ủng hộ “anh Hồ”, rồi ba năm tản cư, rồi đến khi “biết thừa” cộng sản – tuy là mãi đến ba năm sau mới… “biết thừa” – ông hồi cư, thì gia sản mười phần còn một. Giờ đây ông chỉ còn hơn hai mẫu ruộng tốt và một ao thả cá mè. Ông chẳng ham làm giầu như ngày xưa nữa, ông uống rượu cho mát phổi – ông bảo thế - và cho quên sầu. (Thực dân còn nắm chính quyền kia, rượu đâu có thiếu!) Mỗi ngày hai bữa túy lúy! Ông còn rắp tâm hút thuốc phiện nữa (thứ này càng không thiếu) nhưng cũng là may cho ông – và không may cho thực dân – ông lại sáng suốt nhận thấy rằng ông đã sa-sút, số gia sản ít ỏi còn lại kia không cho phép ông lao mình vào khói thuốc để quên sầu. Thấy câu chuyện tâm sự của ông đã vời-vợi, Kha chào ông, chào mọi người. Vừa bước ra khỏi cửa hàng, chàng đã nghe tiếng ông ngâm vang: Tấm riêng riêng những nặng vì nước non Tiếp theo là giọng thách thức: Tôi đó các ông, trên câu đó là gì? Kha thấy bà Nụ dường như vô tình tiến về phía chàng. Bà Nụ là cô họ chàng. Kha còn nhớ hồi còn nhỏ mỗi dịp hè hay mỗi dịp giỗ tết, họp mặt đông đủ, chàng vẫn được bà Nụ quý và chiều nhất trong hàng các cháu. Tuy rất nghèo nhưng chẳng lần nào gặp Kha bà không móc túi lấy ra cho cháu một trinh Khải-Định hay ba đồng Bảo-Đại. Có lần bà móc mãi chỉ thấy có đồng trinh Minh-Mạng - thứ tiền này gờ mép rộng hơn trinh Khải-Định và tiêu không được – Bà cũng ân cần trao cho Kha và Kha cũng sung-sướng nhận lấy, rồi cả hai cô cháu cùng hỉ-hả chẳng kém gì mấy lần trước. Tiến tới gần Kha, bà Nụ nheo mắt – bây giờ mắt bà kém rồi – bà chợt phá cười, chỉ vào mặt Kha, y như ông Toán chỉ vào mặt chàng khi nãy, bà nói: -Cái thằng bé kia, cháu cô! Kha cười: -Cô ơi, cháu cứ định thủ xem cô có còn nhớ cháu không? -Sao lại không nhớ!? – bà Nụ cướp lời – cô gì, cô lốc cô lô mà lại không nhớ cháu! Nghe cô nói “cái thằng bé kia” chẳng khác hồi nào cháu còn nhỏ. Bà Nụ cười… bà tíu –tít, Kha không kịp xen lời. Cũng may bà Nụ phải ra thăm đồng, Kha hẹn: -Sẽ có hôm cháu về ở hẳn nhà cô một buổi để cháu nói chuyện lâu! Rồi đến mấy ông chú, mấy ông anh họ, ông nào cũng để râu dài bằng ông Toán hay gần bằng ông Toán. Khả rẽ và một ngõ xóm thăm bà Quân – em ruột mẹ chàng. Ông Quân chết đã lâu, bà ở vậy nuôi ba con, đứa con trai lớn tên là Ty đã trưởng thành và đã dạm vợ; Thơ, cô gái thứ mới lên mười (năm bố chết cậu còn ẵm ngửa). Vừa bước qua cổng vào tới sân cỏ, mùi rơm ẩm, mùi phân lợn, phân bò quyện lấy Kha như một lời chào đón vô hình. Kha thấy dì cởi trần, vấy và yếm màu nước dưa, đang cho lợn ăn, Kha biết là dì vẫn nghèo như xưa. Thấy Kha vào, bà Quân cười ra nước mắt. Kha chạy ngay đến bên chuồng lợn. Bà Quân vừa lấy dải yếm chấm nước mắt vừa nói hết nỗi-niềm dì mong cháu, em (bà Quân) thương chị (mẹ Kha). Kha cũng không cẩm được nước mắt khi nghĩ đến cảnh mẹ góa con côi mà khi mẹ chàng chết cũng không được gặp con. Chàng mở cặp lấy ra bọc nhật trình: -Thưa gì cháu mua được mấy thước the La-Cả biếu dì để may áo dài. -Cháu ơi, cháu còn mua làm gì, cháu mới hồi cư đã phong lưu đâu.Có hết mới về, ai cũng vậy. Về mà dì cháu còn được gặp nhau, còn thấy nhau mạnh cả là mừng rồi. Không muốn đẻ dì băn-khoăn về chuyện biếu sén này, Kha hỏi sang chuyện khác, Kha hỏi thăm bà ngoại còn sống, Bà Quân nói: -Bây giờ bà già lắm cháu ạ. Khổ, thế mà cụ vẫn cứ thích nuôi lợn, ai lại tháng chạp năm ngoái, giời rét căm căm mà cụ dậy từ năm giờ sáng ta chợ xin bã rượi và nước chua về nấu cám cho lợn. Thấy và Quân lại băn-khoăn cúi nhìn bọc nhật trình, Kha vội xin phép dì đi thăm cụ ngoại ngay. Kha đi sâu vào ngõ xóm, rẽ vào cổng bên phải, chàng gặp ngay ông cậu ngồi trên thềm và bà mợ đứng dưới sân. Ông cậu vuốt râu – ông cũng mới để râu dài - nói: -Cậu được tin anh về định ra thăm nhưng ông Hạo cho biết anh sẽ về, bà con đừng ai phải ra thăm cả, thành thử cậu lại thôi. Cậu ít ra Hà-Nội, giá mà đi tìm được chỗ anh ở cũng vất-vả lắm. Tiếp chuyện cậu mợ được mấy câu, Kha nhìn quanh và hỏi: -Dạ thưa cậu mợ, bà đâu ạ? Bà mợ đáp: -Ấy cụ đang ngắm lợn ở sau vườn. Cụ ngắm con lợn nái của cụ cả ngày. Chả ngày nào cụ không nhắc đến cháu đâu. Kha ra sau vườn. Bà ngoại chàng quả đã già lắm. -Mày về đấy ư con – cụ vừa giữ lấy cả hai bàn tay Kha vừa nói – làm sao hôm nay mời về, bà mong mãi. -Tại cháu chưa có giấy. Thấy bà ngơ-ngác Kha biết cụ già, tai nặng, chàng ghé thấp xuống nói lớn hơn, ngắt câu thành tững quãng ngắn: -Cháu chưa có thẻ căn cước! Hôm nay cháu cũng chưa có thẻ căn cước. Nhưng nhớ bà cháu cứ về. Chiều cháu lại ra phố sớm! Cụ gật gật đầu: -À …à… Kha mở cặp lấy ra gói nhật trình khác, vẫn ghé xuống nói lớn: -Cháu mua biếu bà mấy thước the La-Cả để bà may áo dài, mấy thước vải chúc-bâu đã nhuộn nâu để bà may áo cánh và một chiếc khăn nhiễu. -Ồ … mua làm gì nhiều thế con, bao nhiêu tiền cả thảy? -Độ hai trăm rưỡi thôi bà ạ. Cụ cười: -Giá mày cứ đưa bà hai trăm rưởi, bà nuôi đôi lợn con, ngoảnh đi ngoảnh lại có nghìn bạc con ạ. Mày về mạnh khẻo thế này bà mừng, cứ như cậu mày thì đến chết cũng không quên được thằng Nam. Nam là con giai trưởng của ông cậu Kha. Nam chết vì bị máy bay bắn khi cùng gia đình tản cư từ Bắc-Ninh lên Bắc Giang. Ngày nay dưới Nam chỉ còn Bắc là giai, mười ba tuổi và Đông là gái mười một tuổi cùng theo học trường làng. Kha chào bà, chào cậu mợ, nói là còn về thăm nhà cũ của cha mẹ. Ra đến đường cái chính, Kha gặp ông tư Hi cũng vào vai chú họ chàng, người làng vẫn hay gọi ông là ông “Tư Cửu Văn”, có lẽ vì ông gầy lại lộ hầu, trong người lúc đi, lúc đứng, lúc ngồi đều dài ngoẵng như chữ “cửu văn” trên con bài tổ tôm. Lẽ cố nhiên ông “Tư Cửu Văn” cũng để râu dài. Trong lúc nói chuyện ông luôn luôn cúi sát xuống ta Kha nói thầm, thành thử câu chuyện có vẻ quan trọng tuy sự thực chẳng có gì quan trọng cả. Khi câu chuyện hàn huyên giữa hai chú cháu có bề ngoài quan trọng đó xong, Kha xin phép chú rẽ sang ngõ bên trái. Chàng phải đến thăm một nhà cuối cùng nữa, nhà ông cả Bê, ông bác họ nhưng lại là chỗ thân tình, gần gũi chẳng khác gì bác ruột. Khi gặp cụ bà thanh sinh ra ông cả Bê ở ngay ngõ. Cụ cũng già bằng bà ngoại chàng, nhưng tai thính hơn. Cụ khoe với Kha, cụ có bốn trăm bạc vốn đưa cho ông cả Bê, tháng tháng ông cả Bê cứ giữ bốn trăm để khi cụ “nằm xuống” lấy đó mà mua quan ván, thiếu bao nhiêu thì bù. Trong khi tiếp chuyện với cụ, ông bà cả Bê, nhận biết là Kha bèn ra tận ngõ đón chàng. Cả hai ông bà cùng mừng lắm. Kể tất cả những bậc vào hàng chú bác để râu mà Kha gặp từ nãy đến giờ thì bộ râu của ông cả Bê đẹp hơn cả. Râu năm chòm, đúng là râu Quan Công. Nhất là khuôn mạt của ông cả Bê lại vuông chữ điền với nước da rám nắng, khỏe mạnh (ông vẫn có tiếng là người cày khỏe và hay làm nhất làng). Ba bác cháu vừa nói chuyện vừa hàn huyên được mấy câu thì có tiểng trẻ con khóc trong nhà, ông cả Bê bảo vợ: -Kìa bà vào bế cháu, nó dậy rồi. Bà cả Bê bế một thằng nhỏ chừng lên ba ra. Kha hỏi: -Thưa bác, có phải con anh hai Hứa cháu đấy không ạ? Bà Cả gật đầu: -Phải, con thằng Hai đấy. Tên nó là Hiến nhưng phải gọi chệch là Chiến vì bố nó đặt tên thế nào lại trùng phải tên cụ ngoại ông trưởng Thự đằng xóm chợ. Bố mẹ nó vừa ra thăm đồng, chẳng còn bao lâu nữa đã gặt vụ mùa rồi. Lúc đó Kha mới dám hỏi gượng nhẹ về chuyện Dinh. Dinh là con trưởng ông Cả, trước đây vào biệt động đội bị Tây lê-dương đi tuần bắt được bắn chết rồi quăng xác ở ngay đồng làng. Ông Cả chợp mắt im lặng. Bà cả thở dài nói: -Bác cứ nghĩ đến anh cháu lúc nào lại đứt từng khúc ruột. Một tay và kéo vạt áo lên chấm nước mắt. Kha hỏi: -Thưa bác thế chị Cả cháu đâu? Bà Cả nghẹn-ngào: -Từ ngày anh cháu lâm nạn rồi sau đó mấy tháng bác vợ nợ nó cũng chẳng về. Nó buôn bán ở Hải-Phòng. Hôm nọ giỗ hết anh cháu, nó về từ sớm, đến trưa lại đi ngay. Ông Cả tiếp: -Chồng nó chẳng may như vậy, con cái thì không… -Cả khuôn mặt ông Cả bỗng như chuyển động mạnh, quai hàm bạnh ra, ông khóc nức lên, hai giọt nước mắt lăn vội trên gò mà rồi đọng vướng ở hai bên râu mép, giọng ông như tiếng kêu ở một vật gì nứt rạn: -Giây rễ không có thì để mặc nó tìm giây rễ khác. Kha hiểu là ông cả Bê muốn nói: vợ Dinh đã không có con với Dinh thì đành để cho tái giá mà kiếm lấy chút giây rễ về sau. Tiếng khóc nức và hai giọt nước mắt đó cảu ông Cả còn ám ảnh Kha cho đến khi chàng theo bước chân bà Cả đưa ta thăm mộ cha mẹ. (Được ông Cả Bê cho hay ông bà Hạo đều ra đồng làm cỏ từ sớm, chàng không về thẳng nhà vội, mà theo bà Cả Bê ra thăm mộ cha mẹ trước). Kha đến chỗ góc ruộng khuất gió, đánh diêm châm hương rồi thành kính cắm lên hai nấm mồ xanh của cha mẹ gần sát nhau. Giờ vẫn vẩn mây, gió hiu-hắt … Cả ngày hôm đó như vậy. Kha cúi đầu nhìn là khói hương bốc lên tưởng tượng lại khuôn mặt cha rồi mẹ, chàng tưởng tượng lại ngày mẹ chết cô độc ở quê, cố suy đoán ý tưởng của mẹ lúc lâm chung. Hai giọt nước mắt ứ trên mi, hơi ứ lê cổ và chàng thở dài gượng nhẹ. Trong khi đó tiếng bà Cả khấn xuýt-xoa: -Thôi thì chú thím sống khôn chết thiêng, chú thím phù hộ cho anh chị làm ăn gặp vận, che-chở cho con cháu khỏi mọi tai ương. Chia tay cùng bà cả Bê ngoài mộ mẹ, Kha tiến thẳng vè phía lúy tre cuối làng rồi đi vào con đường đất gồ-ghề những về chân trâu, hai bên lề đường là loại cỏ may xác-xơ, vài chú bướm nhỏ xíu cánh tím phớt bay rất lẹ và đổi hướng luôn luôn, như lũ tre nghèo, khỏe mạnh và hồn nhiên miền quê. Thấp thoáng qua lũy tre, nơi là giếng khơi vắng người, nơi là ao bèo với những khoảng đất loang-lỗ ống ánh màu nước thăm –thẳm. Ngang qua cổng chùa làng chừng năm mười thước tới dương cơ nhà Kha ở bên tay phải chênh-chếch đối diện với dương cơ nhà Vân bên tay trái. Dừng lại, quay nhìn về phía sau, Kha vừa kịp nhận thấy mấy cánh cò trắng bay nghiêng trên nền xanh mênh-mông và như bất động của cánh đồng lúa thấp –thoáng sau lũy tre già. Ông Hạo chưa đi làm đồng về. Qua cổng bước vào sân, mùi cống rãnh nhà hàng xóm bốc lên thoang-thoảng và thân thuộc không hề làm vẩn đục bầu không khí khoáng đạt và trầm lặng của cả vùng xóm này. Có tiếng võng kĩu-kịt từ một căn nhà tranh khuất sau hàng rào dâm bụt cao vồng bên kia vườn. Kha ngập-ngừng tiến thêm mấy bước nữa rồi đứng sững trước bực gạnh lên thềm nhà. Mặc dầu có chú thím trong nom mà cỏ vẫn mọc đây đó quanh thềm, Kha cảm thấy mình cũng yếu đuối như nhánh cỏ. Cô Hĩm – nhà trong sâu ngõ xóm – vừa bước vào cổng dáng tơi-tả. Giọng cô sang-sảng kiểu cách trong câu chuyện rất đượm vẻ xã giao thăm hỏi “bác giáo”, cô xin lỗi là đã không biết “bác giáo” về ngay từ phút đầu. Kha vẫn giữ khuôn mặt bình tĩnh và giọng nói điềm đạm trả lời cô câu này, bổ khuyết câu khác hoặc thân ái gạt đi khi cô trở lại chuyện quy lỗi về cô vì đã không biết tới đón. Giọng nói của cô không hề làm xao động cái yên tĩnh của xóm quê, trái lại giọng nói sang-sảng đó như biến thành một dòng âm thanh đơn độc để trang trí cho cái yên lặng đơn giản thơ-ngây của cả vùng. Ông bà Hạo cũng đã hay tin và hớt-hải tự ngoài đồng về, tuy nhiên câu chuyện hàn huyền giữa Kha với chú thím trầm tĩnh hơn nhiều. Cô Hĩm đa nhanh-nhảu vào bếp đặt nồi nước sôi, bắt gà, cắt tiết, làm lông … Kha hỏi thăm chồng con cô Hĩm thì được cô cho hay anh có chân trong ban chấp-hành liên-đoàn công-chức sở Thủy-Lâm chủ nhật này anh phải ra sở từ sớm để họp, chắc rồi vui anh vui em ở lại luôn đến chiều mới về. Lại thêm một dịp cô Hĩm tỏ lời ân hận vì “ nếu biết bác giáo về chơi thì chằng họp dừng hành, nhà em nhất định phải ở nhà chứ!” Mâm cơm gia đình hôm đó ăn muộn có đúng bốn người: ông bà Hạo, Kha và cô Hĩm. Ăn cơm xong vừa hai giờ chiều. Kha không sang thăm thi vì bà Hạo cho biết Thi đã ra Hà-Nội từ sớm. Đáng tiếc cho cả hai! Bốn giờ chiều, nắng hanh vàng mùa thu phơi-phới, Kha không ngớt cảm thấy mình ngợp trong hương quê và tình quê như con cá nhỏ sau một thời gian phiêu lưu bỗng tìm thấy đường trở về vịnh sông quen thuộc. Dẫu sao Kha cũng phải ra Hà-Nội sớm, hai xấp bài học trò chưa chấm còn đợi chàng ngoài đó. Tạm biệt chú thím, ra gần tới bến xe điện, Kha còn ngoái lại một lần nữa nhìn cổng làng với cây si, với lỹ tre, với cánh đồng xanh lúa bao quanh và Kha chợt cảm thấy cơ thể tràn ứ nhựa sống, tàm hồn sáng lộng một niềm tin. Chàng kiêu hãnh vô cùng về tình quê đó, chàng thấy mình đúng là một thân cây có rẽ bắt sâu xuống lòng đất mát rợi và phì nhiêu, mặc sức hút mầu lên nuôi thân vững chắc, nuôi lá xanh rờn, nuôi hoa kết trái.