CHƯƠNG 10-12
Sự đê hèn và lòng cao thượng

    
hững chiến binh da đen trợn tròn mắt nhìn con báo Sêta xuất hiện bên cọc trói Tácdăng. Thoạt đầu họ rất lo sợ. Nhưng khi biết chắc rằng đó chỉ là một con báo bằng xương bằng thịt chứ không phải là thứ ma quỷ nào tới phá lễ, họ dần dần lấy lại được bình tĩnh. Chả lẽ hàng chục mũi lao nhọn này lại chịu thua một con thú bốn chân? Rôcốp thúc dục những người đang nhảy cầm vũ khí tấn công con vật. Viên thủ lĩnh cũng chuẩn bị ra lệnh chiến đấu. Nhưng ngay lúc đó, hắn trông thấy người tử tù bên cọc cứ ngoái cổ nhìn đăm đăm vào một vật gì đó nằm sâu trong bóng tối. Hắn ta nhìn theo hướng Tácdăng rồi thét lên một tiếng hoảng hốt, vắt chân lên cổ mà chạy vọt ra khỏi hàng rào.
Đám chiến binh còn lại cũng giật mình, hoang mang không hiểu vì sao thủ lĩnh của mình bỏ chạy. Tới khi xác định được nguyên nhân, cả đám sợ tới mức co dúm hết cả chân tay. Ngay phía sau lưng họ, trong ánh lửa vàng nhợt đã xuất hiện một đàn vượn hung hãn do Acút dẫn đầu. Đám người dự lễ co cẳng chạy trốn, vừa chạy vừa kêu khóc ầm ĩ. Tácdăng thét lên một tiếng thét man rợ, át cả tiếng người kêu khóc. Tiếng thét đó là mệnh lệnh của chàng thôi thúc đàn thú bước vào cuộc chiến. Biết không thể chạy kịp, một vài chiến binh buộc phải dừng lại chống cự. Nhưng mọi sự cố gắng tuyệt vọng của họ đều trở nên vô nghĩa. Chỉ trong vài giây họ đã bị quật ngã và bị xé xác. Phía bên ngoài những chiến binh nhanh chân đã vọt được qua hàng rào của làng. Mấy phút sau, trong khu làng đã vắng ngắt, không còn một bóng người. Tácdăng gọi đàn thú của mình quay trở lại.
Lúc này Tácdăng vô cùng lúng túng. Chang không biết phải làm gì cho lũ bạn 4 chân hiểu tình thế. Ngay cả Acút - một con vượn thông minh nhất trong đàn cũng không biết làm cách nào để ông chủ của mình thoát khỏi chiếc cọc, Tácdăng sử dụng hết mọi từ ngữ của bộ lạc. Chàng vừa nói vừa lắc đầu nheo mắt, rồi lại ra hiệu bằng mấy ngón tay hi vọng khuấy động dược những bộ nảo nhỏ bé, u mê của loài vật. Đáp lại những cố gắng của chàng, Sêta và Acút vẫn chỉ giương mắt nhìn chàng bằng cái nhìn ấm ức và bối rối. Thời gian còn lại. Nếu chàng không thoát khỏi dây trói, những người da đen và mấy tên da trắng có thể quay trở lại với cung nỏ và sung đạn trong tay. Chàng và đàn thú sẽ bị bọn chúng bắn tỉa. không còn sót một ai.
Sêta là con báo khá khôn ngoan. Tuy vậy do bản chất của giống loài, Sêta hiểu TácDăng kém hơn so với đàn vượn. Bù lại trí hiểu biết, Sêta lại là con vật trung thành, đáng mến hơn hết. Bằng chứng rõ ràng về lòng tận tụy của Sê ta là nó đã từ biệt chàng để quay lại tìm đàn vượn, dẫn tất cả đến cứu chàng. Phải chăng, cả ở loài thú lẫn loài người, lòng tốt có thể làm cho người ta hành động một cách thông minh hơn, hiệu quả hơn một thứ trí khôn nhưng vô tình và lạnh lẽo.
Tới lúc này Tácdăng mới dật mình nhớ ra sự vắng mặt của Mugambi. Chàng hỏi Acút xem chàng thủ lĩnh da đen đó gặp chuyện gì. Chàng sợ khi vắng mặt chàng, lợi dụng cơ hội đó Sêta và đàn vượn có thể làm hại Mugambi. Hiểu lời Tácdăng, Acút cứ chỉ tay rất nhiều lần về phía rừng sâu.
Đêm đã qua lúc nào không biết. Tácdăng vẫn bị trói chặt vào cột gỗ. Chàng biết rằng tình thế mỗi lúc một nguy hiểm. Bởi vì khi mặt trời vừa ló lên cuối chân rừng, chàng đã trông thấy những chiếc lưng trần thấp thoáng ngoài hàng rào. Những người da đen đang tìm cách trở lại ngôi làng của mình. Dưới ánh sáng ban ngày, họ có đủ dũng khí đánh nhau với bầy thú – những kẻ xâm lược đã quấy phá lễ hội và xua đuổi họ ra khỏi làng. Nếu khắc phục được nỗi ám ảnh về chuyện quỷ thần trừng phạt, họ sẽ tụ họp lại với nhau, bàn mưu tính kế phản công để lấy lại ngôi làng. Kết cục của cuộc chiến sẽ không có gì khác hơn là: Tácdăng và bầy thú sẽ lần lượt gục ngã trước làn đạn của bọn da trắng hoặc những mũi lao nhọn phóng từ xa của các chiến binh da đen.
Quả nhiên, từ khu rừng thưa thớt phía xa đã vọng lại tiếng reo hò. Những chiên binh da đen đang nhảy múa. Họ vừa nhảy nhót vừa vung những ngọn lao lên trời và đồng thanh thét lên tiếng thét quyết chiến. tác Dăng biết ngay đó là một hình thức nghi lễ khai mào cho các trận chiến đấu của thổ dân vùng này. Nghi lễ đó sẽ kéo dài cho tới khi nào các chiên binh sôi máu, nổi khùng, sẵn sang lao vào cái chết. Họ không cần uống rượu. Chính các vũ điệu man rợ có thể thay cho men rượu, làm cho họ bị kích động như những kẻ lên đồng.
Còn đang dự đoán tưởng tượng. Tácdăng đã thấy một mũi tên từ xa bay tới, cắm phập vào khoảng đất trước mặt chàng. Đó là mũi tên báo hiệu trận tấn công thứ nhất. Tácdăng thét lên một tiếng và hất đầu về phía hàng rào. Ngay lập tức, đàn thú của chàng chồm dậy. Dưới sự cầm đầu của Sêta, đàn vượn của chàng lao ra hàng rào chẳng khác gì một cơn lốc đen. Tiếng reo hò của những chiến binh da đen tắt ngấm, chỉ còn có tiếng chân trần đạp vào cổ khô rào rào. Cuộc phản kích bị bẻ gãy.
Rút kinh nghiệm thất bại lần đầu, các chiến binh da đen lại mở đợt tấn công thứ hai. Lần này, họ không cất tiếng reo hò, cúi lom khom luồn qua tưng bụi cây, áp sát dần tới hàng rào. Nhưng mọi chuyện động nhỏ ở bìa làng không thể thoát khỏi tầm quan sát tinh tường của Tácdăng. Chờ tới khi những chiến lưng đen bóng phơi trần trên các cọc rào, Tácdăng huýt sáo miệng. Đàn thú lại lao ra, bất chấp những mũi lao và những ngọn tên yếu ớt cùa đối thủ.
Sau hai lần thất bại, những người đàn ông trong làng lại lùi ra xa hơn. Họ lại tiếp tục nhảy múa, hò hét. Hình như họ nghĩ rằng mình nhảy múa chưa đủ độ và chưa làm các bậc thần linh động lòng thương xót mà rat ay cứu giúp. Nghe tiếng binh khí lách cách và tiếng kêu thảm thiết của một người da đen từ rừng xa vọng tới. Tácdăng vô cùng lo lắng. Chàng nghĩ rằng trong cuộc tấn công lần thứ 3 sắp tới, các chiến binh của ngôi làng sẽ thành công. Dù còn mê tín và suy nghĩ chậm chạp, dù sao họ cũng là người. Trong khi đó thì đàn thú của chàng hoàn toàn vô tư, chẳng biết nói gì với nhau một câu sau mỗi lần chiến thắng. Không những thế có mấy con vượn tòn tỏ ra khoái chí khi thấy ông chủ của mình bị bó chặt vào chiếc cột bẩn thỉu. Mặc dù Acút là một con vượn khôn ngoan hơn cả nhưng lúc này nó cũng chả biết làm gì khác hơn là lởn vởn bên chân Tácdăng, thỉnh thoảng lại xoa xoa, vuốt vuôt vào vai chàng mấy cái. Chàng có nói dến khản cổ, nó vẫn chỉ giương hai mắt, phân vân nhìn chàng không hiểu. Chàng không thể nổi cáu, quát mắng đàn thú bởi vì xét cho cùng, chúng đã cố gắng làm tất cả những gì nằm trong khả năng tự nhiên của chúng và rồi sớm muộn, chúng cũng cùng chàng chịu chung một số phận hẩm hiu….
Từ ngoài cánh rừng tiếng reo hò lại rộ lên. Những người da đen đang chuẩn bị mở đợt tấn công thứ 3. Họ vừa chĩa mũi lao về phía trước, vừa thúc giục động viên nhau tiến lên. Hình ảnh đứa con trai chợt hiện lên trong lòng Tácdăng. Thằng Giêch bé bỏng của chàng đang sống ở đâu? Tácdăng thấy lòng ngực đau ngắt. Thế là chỉ vài phút nữa, chàng sẽ vĩnh viễn không còn khả năng cứu được đứa con mình. Chàng cảm thấy ân hận. Chàng đã có tội là đã sinh ra nó trên đời mà không bảo vệ được nó. Lại còn Gian Potơrôva nữa! Vì sao chàng lại để Gian ràng buộc vào cuộc đời bất hạnh và ngắn ngủi của chàng? Nỗi day dứt, uất hận và bất lực khiến đầu chàng nóng rực lên. Chàng giẫy giụa, vòng dây càng thít sâu hơn vào da thịt. Phút cuối của cuộc đời chàng đã tới!
Những người da đen lại tiến vào khoản đất trống gần hàng rào. Chợt Tácdăng thấy một con vượn trong đàn cứ nhìn đăm đăm vào một túp lều gần đó. Biết có chuyện lạ Tácdăng nghiến răng chịu đau, cố gắng xoay đầu để nhìn theo hướng con vượn. Trái tim chàng như nhảy lên loạn xạ vì vui sướng: Mugambi đang lao về phía chàng! Bước chân của chàng thủ lĩnh da đen tập tễnh, không đều. Rõ ràng là chàng ta đã chạy tới kiệt sức.
Mugambi xuất hiện đúng lúc đúng lúc đám thổ dân ăn thịt người đang leo qua hàng rào. Mugambi nhanh tay chặt đút dây trói cho Tácdăng. Xung quanh chân cột hành hình có rất nhiều thứ vũ khí bị vứt lại trong đêm hành lễ. Tácdăng chộp lấy một ngọn lao và một chiếc dùi cui rồi nhắc nhở đàn thú chuẩn bị chiến đấu. Những chiến binh thổ dân đầu tiên đã vượt qua hàng rào tiến vào làng.
Cuộc chiến diễn ra hết sức khốc liệt và man rợ. Dám thổ dân không ngờ rằng họ không chỉ phải dối mặt với đàn thú dữ mà còn phải chống đỡ với hai lực sĩ một da trắng và một da đen. Tácdăng và báo Seta không giết chết hẳn một ai. Cả hai chỉ làm bị thương hoặc tước khí giới của địch thủ rồi lại quay sang kẻ khác. Việc kết liễu số phận địch thủ đã có Acút và đàn vượn thong thả làm sau. Không đầy một phút,hàng chục chiến binh da đen đã bị xé xác. Trước cảnh tượng rung rợn ấy, những người còn lại buộc phải tháo chạy.
Tácdăng chộp lấy một thổ dân để tra hỏi xem Rôcốp và đồng bọn của hắn ở đâu. Người tù binh rất ngang bướng, nhất định không khai. Chỉ tới khi Tácdăng hứa rằng sẽ trả lại tự do cho anh ta nếu chàng được biết sự thật, anh ta mới chịu nói ra tất cả những gì mình biết. Anh ta nói rằng, từ sáng sớm hôm nay, thủ lĩnh của anh ta đã khẩn khoản nài ép những người da trắng quay trở lại, dùng súng tiêu diệt đàn thú xâm lược. Mặc dù bị đe dọa, dụ dỗ, nhưng Rôcốp và đồng bọn của hắn không nghe theo thủ lĩnh. Nghĩ tới Tácdăng và đàn thú, Rôcốp còn sợ hơn những kẻ ăn thịt người. Nói đến mấy Rôcốp cũng không dám bén mảng tới gần hàng rào. Một vài giờ sau, cả bọn bỏ trốn đâu mất. Tới gần sáng mới có người báo rằng bọn da trắng ấy đã lấy trộm mấy chiếc thuyền độc mộc rồi đang cố gắng chèo chống vượt về thượng nguồn.
Sau khi biết tin Tác dăng cùng đàn thú vội vã lên đường, lần theo dấu vết của bọn Rôcốp. Chàng đi chẳng biết bao ngày, qua rất nhiếu miền rừng hoang dã và rồi cuối cùng mới biết rằng mình đã lạc hướng. Sau những trận chiến đấu trong làng. Tácdăng đã bi mất 3 người bạn đồng hành. Cả 3 đều bị chết trong trận đánh. Đội quân của chàng lúc này chỉ còn Acút và 5 con vượn đực, báo Sêta và chàng da đen Mugambi. Tácdăng không biết Rôcốp chạy hướng nào. Ngay cả nhóm người chạy trốn Rôcốp chàng cũng không bíêt rõ là ai. Tất nhiên chàng vẫn đoán rằng đứa trẻ trong tay người phụ nữ chính là thằng Zếch con chàng. Nhưng còn người phụ nữ đó và người đàn ông da trắng thì chàng không đoán nổi là ai. Điều chàng tin chắc nhất là Rôcốp đang đuổi theo bộ ba da trắng đó. Nếu như chàng tìm được Rôcốp, chàng tin rằng sẽ lấy lại được đứa con. Cuộc truy đuổi của Tácdăng đang lâm vào bế tắc thì một hôm chàng lần ra hơi hướng của Rôcốp và đồng bọn. Rôcốp phát hiện được điều đó, hắn cũng lập tức dìm thuyền lên bờ tìm kiếm. Tácdăng hởi thăm thổ dân dọc đường. Hầu như bất kỳ người nào cũng nói rằng trông thấy nhóm người có Rôcốp nhưng còn về nhóm có 3 người thì không ai biết gì. Chuyện Tácdăng hỏi thăm thổ dân vùng này cũng không phải là dễ dàng. Cứ trông thấy đàn thú của chàng là người ta rụt cổ bỏ chạy. Vì vậy chàng không còn cách nào khác ngoài cách chặn đường hoặc phục kích đón những người đi lẻ.
Một hôm Tácdăng phát hiện thấy một người da đen đang cầm lao săn đuổi một con thú nào đó trong các bụi cây dọc đường. Quan sát 1 lúc, chàng mới biết rằng, kẻ bị săn đuổi không phải là một con vật mà là một người da trắng. Khuôn mặt người đàn ông da trắng đó chàng thấy rất quen như đã gặp ở một nơi nào đó rồi. Đôi mắt nhỏ, trũng sâu bộ ria vàng và cái nhìn buồn bã của chàng ta khiến tác dăng phân vân. Có một điều chắc chắn là chàng ta ko thuộc nhóm người hộ tống Rôcốp và giúp Rôcốp bắt giữ Tácdăng. Mà nếu vậy thì chỉ còn một khả năng: Đây chính là người đàn ông đã cùng một người đàn bà da trắng và đứa trẻ đang chạy trốn Rôcốp.
Nhìn khuôn mặt nhăn nheo của người đàn ông Thụy Điển, Tácdăng tái mặt vì giận giữ. Trong giây lát, chàng đã hiểu hết ý nghĩa những lời đe dọa của Rôcốp. Vết sẹo trên trán chàng tự nhiên đỏ hồng lên. Đúng lúc ấy người da đen đã tìm thấy người đàn ông Thụy Điển trong bụi rậm. Mũi lao của người da đen đã hoa lên 1 dòng chuẩn bị bay tới mục tiêu. Trong đầu Tác Dăng, một ý nghĩ vụt qua như tia chớp: Phải cứu ngay người đàn ông Thụy Điển!
Cú nhảy của Tácdăng cũng nhanh như ý nghĩ trong đầu. Từ trên cành cao, chàng lao bổ xuống bên người da đen, đánh bật mũi lao khi nó chỉ còn cách lưng người da trắng không đầy một gang tay. Bị mất đà, người da đen nổi giận xoay sang lao vào tấn công đối thủ mới. Trong lúc đó từ trong bụi cây, người đàn ông Thụy Điển co cổ nhìn ra theo dõi cuộc chiến. Hình ảnh người khổng lồ da trắng đang một mình tay không đương đầu với ngọn lao của người chiến binh da đen khiến cho người đàn ông Thụy Điển sửng sốt. Mọi sự đã quá rõ! Người khổng lồ da trắng này chẳng phải ai xa lạ. Đó chính là vị huân tước Anh mà chàng ta đã gặp trên tàu Kin Xây. Và đó cũng chẳng phải ai khác ngoài huân tước Grayxtau nổi tiếng mà người đàn bà mất con đã kể cho anh ta nghe dọc đường chạy trốn. Cũng giống như phần lớn thủy thủ trên tàu Kin Xây, khi đó Anđécxen không biết Tácdăng là ai.
Tácdăng lúc này vừa tránh đòn vừa kêu gọi người da đen dừng tay, hòa hoãn. Bất chấp lời đề nghị hòa bình, người da đen vẫn kiên quyết tiêu diệt đối phương. Không còn cách nào khác, Tácdăng buộc phải giết chết người da đen. Cuộc chiến đấu vừa kết thúc người đầu bếp Thụy Điển giật mình vì một tiếng thét quái đản. Trước mắt anh ta, Tácdăng đang đạp lên xác chết, ngửa mặt nhìn lên cao, kiêu hãnh thét lên một hồi – tiếng thét chiến thắng chiến thắng của bộ lạc vượn
Anđécxen lạnh hết cả cột sống, anh ta chưa biết xủ trí ra sao thì đã thấy Tácdăng quay sang với bộ mặt lạnh lẽo như băng giá. Trong đôi mắt của Tácdăng có bóng dáng lởn vởn của thần chết.
- Vợ ta đâu? – Tácdăng rủ mái tóc dài lên tiếng hỏi.
Người Thụy Điển đang định cất tiếng trả lời thì ngã gục mặt xuống bụi cây. Hóa ra trên lưng anh ta vẫn còn một mũi tên cắm sâu xuống phổi. Sau một vài tiếng ho nặng nề, từ miệng và mũi của anh ta trào ra hai dòng máu tươi
Tácdăng đứng im phăng phắc như bức tượng đồng. Chàng chờ cho cơn đau của người Thụy Điển qua đi rồi mới tra hỏi. Nhung người Thụy Điển vẩn tiếp tục ho mỗi lúc một yếu dần. Sau khi lau bớt máu trên miệng, ghé sát mặt nạn nhân, anh ta cố nhếch môi trả lời. Tácdăng vội quỳ xuống, ghé sát vào mặt nạn nhân.
- Người đàn bà và đứa trẻ đâu rồi? -Tácdăng hỏi.
- Gã người Nga bắt họ rồi – Anđécxen thều thào chỉ tay về phía lối mòn.
- Làm cách nào mà ông đến được nơi này?- Tácdăng tiếp tục hỏi- Tại sao ông không đi với Rôcốp?
- Họ bắt chúng tôi - Người đầu bếp trả lời – Tôi đã đánh lại. Nhưng đánh một mình. Tất cả những người hộ tống tôi đều bỏ chạy. Chúng tôi bị thương, Rôcốp để tôi ở đây cho chó sói ăn thịt. Điều đó còn đáng sợ hơn là giết chết. Rôcốp đã bắt vợ con ông rồi.
- Thế ông định làm gì vợ con tôi? Ông muốn dẫn họ đi đâu? – Tácdăng nghiến răng hỏi. Chàng nhìn người Thụy điển bằng đôi mắt căm thù vì vẫn chưa tự chủ được - Vì sao ông lại làm hại vợ con tôi? Ông nói đi! Nếu không tôi sẽ để ông nằm cho chó sói ăn thịt. Cầu chúa tha tội cho ông! Nói đi! Nói hết mọi chuyện. Nếu không tôi sẽ xé ông thành từng mảnh. Ông đã thấy tôi trừng phạt kẻ chống đối mình rồi đấy.
Khuôn mặt Anđécxen như méo xệch đi vì đau đớn và ngạc nhiên.
- Tại sao ông nói thế? Anđécxen thều thào kêu lên. Tôi chỉ bảo vệ vợ con ông trước Rôcốp mà thôi. Trên tàu vợ ông rất tử tế với tôi. Tôi đã nghe tiếng trẻ con khóc trên tàu. Tôi cũng có vợ và một đứa con ở nhà. Vì vậy, tôi không chịu được cảnh mẹ con phải sống xa nhau. Tất cả chỉ có thế thôi. Trông tôi xấu xí và độc ác phải không?
Người đàu bếp nói được chừng ấy rồi lại nằm lăn ra ho sặc từng hơi. Anh ta cố gắng vòng tay ra sau vai, lắc lắc mũi tên cắm sâu ở lưng mình.
Trong giọng nói của người Thụy Điển có một vẻ gì đó vừa rất chân thành vừa rất ngang bướng. Chính giọng nói đó buộc Tácdăng phải tin là anh ta đã không nói dối. Hơn nữa, anh ta đã bị thương quá nặng. Biết mình sắp chết, anh ta không còn lo sợ trước những lời đe dọa của Tácdăng. Rõ ràng là anh ta đã nói toàn bộ sự thật.
Tácdăng cúi xuống, đặt tay lên má người hấp hối.
- Tôi rất tiếc là đã đến quá muộn! - Tácdăng nói - trong con tàu của Rôcốp, tôi không hề gặp một người lương thiện. Tôi vẫn nghĩ rằng, tất cả đều là ác thú. Nhưng bây giờ gặp ông, tôi mới biết là mình đã định kiến sai lầm. Hãy bỏ qua cho tôi điều đó! Còn bây giờ thì cần phải tìm chỗ cho ông nằm và chạy chữa cho ông. Tôi tin rằng ông sẽ khỏe mạnh trở lại rất nhanh.
Người Thụy Điển bật cười rồi lắc đầu nói:
- Ông cứ đi tìm vợ con đi! Hãy coi tôi như đã chết rồi. Nhưng mà…-Anđécxen lịm đi vài giây rồi cố gắng lấy hơi nói tiếp – Nhưng tôi không muốn trông thấy chó sói. Đau lắm và lâu chết lắm. Ông làm ơn giúp tôi chết sớm. Cho tôi một nhát để tôi thoát khỏi nỗi hành hạ.
Tácdăng khẽ rùng mình. Trước đó vài phút, chàng có ý định giết người đàn ông Thụy Điển này. Còn bây giờ chàn lại thấy khổ tâm vì không thể giúp gì được cho anh ta như giúp một người bạn tốt. Chàng nâng đầu Anđécxen lên để cho anh ta dễ thở. Anđécxen lại bắt đầu ho. Những cơn ho tắc nghẹn vì sặc máu. Sau cơn ho cuối cùng, anh ta nằm im, nhắm nghiền mắt lại. Tácdăng nghĩ rằng anh ta đã chết. Nhưng ngay sau đó anh ta vẫn còn mở mắt.
- Gió lớn sớm nổi gió – Người Thụy Điển thều thào rồi tắt thở.

Con quỷ trắng vào làng
Tácdăng đào cho Anđécxen một chiếc hố cạn. Chàng không ngờ rằng trong cái cơ thể thô kệch của người đầu bếp Thụy Điển này lại ẩn dấu một trái tim nhân hậu, ấm nóng tình người. Đắp cho anh ta một ngôi mộ là việc duy nhất mà chàng có thể làm cho cái người đã liều mạng cứu vợ con chàng.
Đắp điếm xong xuôi, Tácdăng lại lên đường truy tìm Rôcốp. Cuối cùng thì chàng đã chắc chắn rằng người đàn bà đang chạy trốn trong rừng chính là Potơrôva – vợ mình. Cái tin Potơrôva lại lọt vào tay Rôcốp thôi thúc chàng lao về phía trước như một chú diều hâu. Tuy vậy chàng vẫn có cảm giác rằng mình đang đi rất chậm, chẳng khác gì một con ốc sên.
Giữ cho đúng hướng đi lúc này không phải là chuyện dễ. Bởi vì thỉnh thoảng chàng lại gặp những con đường mòn nhằng nhịt. tỏa đi nhiều hướng. Dân cư vùng rừng này đã biết canh tác trồng trọt. Họ mở rất nhiều con đường ra những nơi khai khẩn đất rừng. Dấu vết của những người da trắng đi qua bị lẫn vào giữa dấu chân của những người thợ khuân vác và những người làm đồng. Phủ lên những dấu chân ấy là những dấu chân của những loài thú săn đêm. Bất chấp mọi nghi ngờ, Tácdăng vẫn lao về phía trước, quên cả nghĩ ngơi. Chàng chỉ còn biết tin vào hai cánh mũi và các giác quan nhậy cảm của mình.
Mặc dù khá thông thuộc rừng núi, ban đêm nhiều khi chàng vẫn lúng túng trong rừng lạ. Chàng biết rằng, dù mình đi nhanh và bỏ xa đến mấy, đàn thú sau lưng chàng vẫn đang cố gắng bám theo. Vì vậy, chàng tận dụng mọi cơ hội đánh dấu hướng đi của mình cho đàn thú đỡ mất công tìm kiếm, khi thì chàng đập dập một bụi cây, khi thì dật đứt mấy đoạn dây leo, khi thì dậm bàn chân xuống đất thật mạnh trên những ngã tư đường. Những dấu vết tưởng như vô hình ấy có giá trị như những mũi tên chỉ đường cho đàn thú đuổi theo ông chủ.
Một buổi hoàng hôn, chàng đang mãi miết trên đường thì cơn mưa rào ập xuống. chàng chẳng còn cách nào khác là chui vào một hốc cây cổ thụ trú mưa và chờ sáng. Chàng không ngờ là trận mưa lại kéo dài đến thế. Cùng với những làn chớp rạch trời, nước từ trên cao cứ đỗ xuông ầm ầm, xuyên ngày xuyên đêm. Suốt một tuần lễ, đất trời tối sầm vì những lớp mây đen vần vũ bốn phương. Ngồi trong hốc cây nhìn ra, chàng biết rằng trời đất không chiều ý chàng, không một ai có thể liều mình trên đường trong đợt mưa bão này được nữa. Chàng chỉ còn biết ngồi trong hốc cây mà thở dài. Mưa gió xóa mất hết những dấu vét mà chàng để lại trên đường cho bầy thú. Nó cũng xóa hết những dấu vết của cuộc sống dân cư vùng này kể cả dấu vết của Rô cốp. Vì chưa đặt chân tới vùng rừng này lần nào, chàng không thể xác định nổi phương hướng. Bốn bề trời đất chìm trong bão táp mưa sa. Ban ngày không thấy mặt trời, ban đêm không hề ló lấy một ánh sao.
Tới ngày thứ bảy, cuối cùng thì mặt trời cũng xé được mây đen mà ló mặt trình diện với loài người. Những tia sáng đầu tiên của mặt trời rọi xuống chói lọi. Trước cảnh mặt trời lặn, lần đầu tiên trong đời Tácdăng thấy mình bối rối giữa rừng già. Chàng vô cùng thất vọng. Sau 7 ngày bị kìm chân trong mưa bão, cái ý nghĩ chộp ngay kẻ thù và gặp mặt người thân của chàng đã biến thành một ảo tưởng vô vọng. Trong 7 ngày qua, với các phương tiện đi rừng đầy đủ, kẻ thù của chàng đã tiến được bao xa? Trong 7 ngày tàn nhẫn ấy, chúng có gặp mưa không, và nếu chúng đi thì đi theo hướng nào? Chưa bao giờ Tác dăng cảm thấy thiên nhiên tai ác với chàng đến thế!
Nghĩ tới Rôcốp là Tácdăng căm uất đến nghẹn cổ. Chàng chẳng lạ gì tâm địa của cái gã người Nga thô bỉ này. Nếu có ý định trả thù ai, Rôcốp có thể nghĩ ra đủ mọi cách. Tácdăng biết rằng Rôcốp đã bỏ thuyền lên bờ để đuổi theo Anđécxen. Nhưng hắn tiếp tục đi sâu vào lục địa hay quay trở lại Ugami – điều đó vẫn còn là một câu hỏi đau đầu.
Dòng sông chảy qua vùng này thu mình hẹp lại, vì vậy nước chảy rất xiết và nhiều xoáy dữ. Nếu dùng thuyền độc mộc vượt qua dải đất này thì thật là một việc làm phiêu lưu, liều lĩnh. Mà Rôcốp với bản tính hèn hạ xưa nay thì hắn không bao giờ giám nghĩ tới chuyện ấy. Nhưng nếu hắn không chạy bằng đường sông thì hắn đi hướng nào? Qua tin tức những thổ dân dọc đường, Tácdăng biết rằng người đầu bếp Thụy Điển cùng vợ con chàng có ý định xuyên rừng tới Dandiba. Nếu Rôcốp cũng chạy theo đường ấy thì chỉ vì lo sợ trước sự trừng phạt của Tácdăng nhiều hơn là vì muốn đuổi bắt Potorova.
Sau một hồi băn khoăn, tính toán, Tácdăng quyết định tiếp tục hướng tới vùng Đông phi, thuộc địa của nước Đức. Đi theo hướng ấy, biết đâu chàng sẽ gặp được một thổ dân nào dó có thể nói cho chàng biết đôi điều về đoàn người của Rôcốp. Quả nhiên tới ngày thứ hai sau cơn mưa nhỏ, chàng đã thấy một ngôi làng phía trước. Vừa trông thấy chàng, dân làng đã hò nhau bỏ chạy tuốt tuột vào rừng. Chàng chạy theo những tiếng kêu nháo nhác và chỉ một lát sau đã đuổi kịp một người thổ dân. Người đàn ông đó hoảng hốt tới mức vứt ngay vũ khí xuống đát rồi quỳ sụp hai gối, chắp tay lên trán, trợn mắt nhìn người khổng lồ da trắng trước mặt.
Tácdăng đã đủ mọi cách làm cho người đàn ông hết sợ, tỉnh táo trở lại hỏi han, dỗ đành tới mỏi mồm, Tác dăng mới được người thổ dân tiết lộ: Cách đó mấy hôm có một đoàn người cả da đen lẫn da trắng đi qua làng. Những người da trắng nói rằng họ dang bị một con quỷ da trắng đuổi theo. Con quỷ sẽ chạy qua làng và có thể bắt trẻ còn và người già làm đồ ăn trưa. Nối theo sau lưng con quỷ da trắng đó còn có một lũ quỷ hóa thân trong hình hài của hổ báo và đười ươi… Vì vậy trông thấy Tácdăng, cả làng đều nghĩ tới thảm họa quỷ trắng mà đoàn khách lạ đã báo trước.
Nghe người thổ dân kể lại, Tácdăng biết ngay đó là giọng lưỡi của Rôcốp. Hắn đã tìm đủ mọi cách để cản đường truy kích của Tácdăng, kể cả việc lợi dụng tín ngưỡng mông muội của thổ dân. Người đàn ông bị Tácdăng bắt giữ còn nói rằng có một vị khách da trắng trong đoàn hứa sẽ ban thưởng rất hậu cho người nào giết chết được con quỷ trắng. Nghe nói tới những đồ ban thưởng, các chiến binh trong làng đều hi vọng gặp may. Nhưng đúng như những người da đen khuân vác trong đoàn của vị khách da trắng đó dự đoán, vừa trông thấy Tácdăng các chiến binh trong làng cảm thấy máu trong người mình đã biến thành nước lã, chân tay như bị rút hết xương ống, mềm nhũn.
Sau một hồi trò chuyện, không thấy con quỷ trắng có ý định làm hại mình, người thổ dân đã bình tĩnh trở lại. Anh ta bảo Tácdăng ngồi chờ cho dân làng từ rừng quay về rồi dẫn Tácdăng vào làng.
- Này anh em ta ơi! - người thổ dân lên tiếng gọi- Ông quỷ trắng này rất hiền lành. Ông ta không đụng tới lông chân của chúng ta, nếu như chúng ta trả lời các câu hỏi của ông ấy.
Nghe tiếng gọi của người đồng tộc những người da đen bảo nhau lục tục kéo về làng. Họ vẫn nhìn Tácdăng bằng đôi mắt lấm lét, sợ hãi. Trong số những người từ rừng trở về có cả viên thủ lĩnh. Biết viên thủ lĩnh là người đã trò chuyện nhiều nhất với Rôcốp ngay lập tức Tácdăng bước tới làm quen.
Khác với thủ lĩnh lâu nay Tácdăng thường gặp, thủ lĩnh làng này là một gã đàn ông béo tròn, mặt mũi khó coi và có đôi tay dài quá cỡ. Cứ nhìn dung mạo của gã thì có thể đoán rằng gã có thể làm mọi chuyện tội lỗi mà chẳng cần băn khoăn do dự. Dường như chỉ vì thứ tín ngưỡng nguyên thủy và nỗi sợ hãi mơ hồ được khơi lên từ câu chuyện con quỷ trắng mà gã thủ lĩnh này không ra lệnh tấn công Tácdăng. Gã cầm đầu bộ lạc có thói quen ăn thịt người, kể cả người đồng tộc.
Nhìn da thịt Tácdăng gã thèm tới mức phải nuốt trộm nước miếng. Tuy vậy, gã vẫn hồ nghi. Biết đâu người khổng lồ da trắng này là một con quỷ thật? Biết đâu trong rừng sâu đám quỷ lâu la đang ẩn náu, chờ lệnh của con quỷ đầu đàn. Những ý nghĩ đó đã ngăn chặ gã thủ lĩnh – tên là GaNoDa phải chùn tay hành động.
Tácdăng kiên nhẫn dò hỏi, kết hợp những câu trả lời ấp úng của gã thủ lĩnh với những điều tiết lộ của chàng thổ dân chậm chân khi nãy, Tácdăng biết rằng Rôcốp và đồng bọn của hắn đã nhằm theo hướng bờ biển Đông phi. Dọc đường chạy, rất nhiều đầy tớ khuân vác đã bỏ trống Rôcốp. Chính trong làng này, Rôcốp đã treo cổ 5 người vì tội ăn cắp và âm mưu đào ngũ. Trông thấy 5 cái xác chết treo, những người còn lại trong đoàn không giám hé răng tiết lộ điều gì về ông chủ da trắng tàn bạo ấy. Nhưng rồi những người đầy tớ da đen trong đoàn vẫn thay nhau bỏ trốn, phó mặc số phận của mình cho sự may rủi của rừng già.
Mặc dù GaNoaDa thề rằng không trông thấy trong đoàn người da trắng một người phụ nữ và một đứa trẻ nào cả, Tácdăng vẫn không tin. Chàng đoán chắc là GaNaoDa nói dối. Nhưng hỏi đi hỏi lại gã thủ lĩnh trời đánh này vẫn khăng khăng thay đổi ý kiến. Tácdăng xin gã thủ lĩnh một ít thức ăn. Khi đã đỡ đói, chàng quay sang bắt chuyện với dân làng, đặc biệt là đám chiến binh ít tuổi, hi vọng moi được ở họ những tin tức cần thiết. Nhưng vì gã thủ lĩnh có mặt ở đó, đám trai làng chỉ gật gật, lắc lắc, không dám hé răng. Tácdăng tin rằng họ biết nhiều chuyện liên quan tới Rôcốp và số phận của vợ con chàng. Chàng quyết tâm ngủ lại trong làng một đêm để dò thêm tin tức. Chàng hy vọng vào buổi sáng hôm sau, chàng sẽ sáng tỏ nhiều điều.
Vừa thông báo cho thủ lĩnh biết quyết định ngủ lại trong làng Tácdăng đã thấy gã ta thay đổi hoàn toàn thái độ. Từ kẻ đối thoại ấp úng, lấm lét, đầy thăm dò, Ganoada thoắt trở thành một ông chủ niềm nở, hảo tâm, mến khách, đã sốt sắng dẫn Tácdăng tới ngủ trong một túp lều đẹp nhất trong làng, túp lều của vợ cả của gã. Còn gã thì sẽ ngủ đêm trong lều của một trong số những cô vợ trẻ của mình.
Nếu như khi ấy Tácdăng nhớ tới đống súng đạn và đồ dùng kim loại mà Rôcốp đưa ra làm phần thưởng cho kẻ giết được chàng, tất nhiên Tácdăng hiểu ngay sự thay đổi thái độ của gã thủ lĩnh. Tiếc rằng lúc này chàng chỉ nóng lòng nghĩ tới cơ hội trò chuyện với đám chiến binh trẻ tuổi. Còn Ganadoa thì khấp khởi mừng thầm. Trước sau thì hắn cũng kết liễu được gã khổng lồ da trắng và súng ống, đạn dược cùng những đồ dùng bóng loáng sẽ làm cho tiếng tăm thủ lĩnh vang xa. Tácdăng nhận lời mời của Ganoada, nhưng chàng xin ngủ cùng với một chiến binh để người vợ cả của thủ lĩnh khỏi phải ngủ ngoài trời lạnh. Khi biết Tácdăng quan tâm tới sức khỏe của mình, bà vợ móm của Ganoada tỏ ra rất quý mến chàng. Tuy vậy sau khi biết kế hoạch của mình bị lệch Ganoada sai người dẫn Tácdăng đến ngủ trong một ngôi lều rất sâu trong rừng.
Đêm hôm đó dân làng tổ chức lễ mừng công cho đoàn thợ săn mới từ rừng xa thắng lợi trở về. Tất cả trai gái già trẻ trong làng đều phải tham gia dự buổi lễ vì vậy Tácdăng phải ngủ trong lều 1 mình.
Thấy kẻ lạ mặt da trắng đã bị nhử vào cạm bẫy Ganoada liền gọi mấy chiến binh trẻ tuổi đến canh gác. Nghe lệnh Ganoada, mấy chiến binh đều nhăn nhó mặt mày. Họ rất sợ người khổng lô da trắng – 1 kẻ mà thực hư chưa rõ là người thường hay ma quỷ. Có điều lời cảu thủ lĩnh trong làng có nghĩa là pháp lệnh, đám chiến binh được tuyển lựa đành phải nín lặng ko dám ho he phản đối.
Trong lúc Ganoada dặn dò mấy chiến binh, bà già móm của hắn vẫn ngồi bên cạnh. Bà già giả vờ chăm sóc đống lửa nhưng đã nghe rõ từng lời của gã thủ lĩnh phản trắc xấu bụng.
Tácdăng một mạch hai ba tiếng đồng hồ bên ngoài lều vẫn vang lên tiếng hò reo của lễ mừng mùa săn bắn. Chàng chợt thức giấc vì tiếng động sột soạt. Có một người nào đó đang mò vào lều. Đống lửa trong lều đã tắt, nhưng ánh sáng của cục than hồng vẫn soi tỏ mọi đồ vật trong lều xiêu vẹo. Tácdăng tỉnh giấc hẳn, các giác quan của chàng như căng lên vì những tín hiệu của một vật thể sống rất đáng nghu ngoài vách lều. thoạt đầu chàng nghĩ đó là một chiến binh nào đó từ lễ mừng trở về ngủ với chàng. Bởi vì chàng vẫn còn nghe thấy tiếng hò hét theo nhịp trống bập bùng vọng tới. Nhưng vì sao người này lại đi đứng có vẻ rón rén thận trọng như vây?
Người lạ mặt vừa bước qua bậc cửa, Tácdăng đã chồm dậy chộp lấy mũi lao.
- Ai đấy? Tácdăng hỏi – Ai mà đi rón rén như con hổ đói thế?
- Khẽ chứ, ngài!- Giọng một người đàn bà vang lên nho nhỏ - Tôi là Tambugia vợ cả của tên thủ lĩnh. Nhờ ông mà tôi không bị đuổi khỏi lều, ngủ ngoài trời lạnh.
- Thế bà Tambugia cần gì ở Tácdăng? – Chàng trai hỏi
- Ông là vị khách duy nhất tử tế với tôi. Vì vậy tôi đến để báo cho ông một tin dữ.
- Tin gì mà dữ? - Tácdăng hỏi
- Ganoagia đã cử mấy người đàn ông trẻ tuổi đến gác quanh lều ông ngủ.- Tambugia giải thích - Tôi ngồi gần đó nên đã nghe hết mọi chuyện. Ganoada bảo họ cứ đi nhảy đến sáng rồi hãy quay lại lều tìm ông. Nếu khi đó ông thức thì họ phải giả vờ đi tìm chổ ngủ. Còn nếu ông ngủ thì họ phải giất chết ông. Ganoada dặn rằng, bằng mọi giá phải chờ cho ông ngủ say rồi mới được hành động. Hắn ta thèm giải thưởng từ người đàn ông da trắng râu đen mới qua đây ít ngày.
- Ồ, thế mà tôi quên mất giải thưởng vầ cái đầu của tôi - Tácdăng giật mình – làm sao mà Ganoada tin rằng có thể đem đầu tôi đi lĩnh thưởng trong khi không biết những người da trắng đó đi đâu?
- Họ đi không được bao xa đâu- Tambuda nói rất dứt khoát - Thủ lĩnh Ganoada biết khu trại của họ nằm ở đâu. Họ dựng trại bằng vải nên rất nhanh.
- Thế trại của họ về phía nào? - Tácdăng sốt sắng hỏi
- Ông muốn tìm họ à? – Tambuda hỏi lại.
Tácdăng gật đầu
- Tôi không biết nói thế nào cho ông biết chỗ. Nhưng tôi có thể dẫn ông đến chỗ của họ.
Vì mãi chuyện trò, bà vợ già của gã thủ lĩnh và Tác Dăng không để ý thấy có một bóng người nhỏ bé lọt vào trong lều rồi lại chui ra ngoài. Đó là Bulao, con trai của một trong số người vợ trẻ của Ganoada, một thằng bé lêu lổng, xấu tính, hay thù vặt. Nó rất gét Tambuda nên thường tìm mọi cơ hội để làm hại bà.
- Vậy thì chúng ta sửa soạn lên đường! - Tácdăng giục.
Thằng nhóc Bulao không nghe được câu nói cuối cùng đó của Tácdăng. Bởi vì nó vội chạy ra khu hành lễ. Ngoài dó ông bố say rượu của nó đang chuyển sang món nước ngọt mà nó rất mê. Nó sẽ được một cốc sừng trâu nước ngọt, vừa uống vừa giậm chân theo tiếng trống bập bùng của các đàn anh.
Khi Tácdăng và Tambuda vừa lao qua hàng rào biến vào bóng tối của rừng sâu thì ở lối mòn bên cạnh, một tốp chiến binh cũng lên đường bám theo lưng hai người. Chạy được một quãng Tácdăng quay sang hỏi Tambuda:
- Đoàn người của gã da trắng râu xồm có đàn bà, trẻ con hay không?
- Tôi nhớ ra rồi - Tambuda trả lời - Có một người đàn bà còn trẻ lắm và một đứa bé còn phải ẵm nhưng đứa bé đã chết vì sốt rét. Người ta chôn nó rồi.

Tấm lòng người mẹ
Lại dừng cho mọi người lên bờ nghĩ ngơi. Trông thấy Potơrôva lúc nào cũng phải bồng bế đứa trẻ, Anđécxen cho rằng cô dễ bị kiệt sức. Anh ta vô cùng ân hận vì đã nhầm lẫn, thay bé Giếch của cô bằng một đứa trẻ xa lạ, còn Potơrôva thì cố gắng an ủi rằng việc làm của anh ta là hoàn toàn vô tư, thiện chí, không cần phải tự dày vò mình làm gì cho khổ.
Hàng ngày, mỗi khi kết thúc một chặng đường, lên bờ nghĩ ngơi, Anđécxen cố gắng thu xếp để bà mẹ trẻ và đứa bé được ngủ yên giấc. Lều bạt của hai mẹ con bao giờ cũng kín đáo, được bao bọc bằng những túp lều của thợ khuân vác và cố hàng rào che chắn bằng gai nhọn. Ngay cả thức ăn của Potơrôva củng được chia theo một khẩu phần đặc biệt – ngon hơn và dễ tiêu hơn. Sự quan tâm chu đáo của người đầu bếp Thụy Điển làm cho Potơrôva rất xúc động. Cô không ngờ trong lồng ngực một người đàn ông thô kệch, dung mạo khó coi này lại ẩn chứa một trái tim cao thượng. Tấm lòng nhân hậu và lối cư xử hào hiệp của Anđécxen đã làm cho Potơrôva thay đổi hoàn toàn quan niệm về những người nấu bếp trên tàu. Cô đã nhìn thấy ở Anđécxen hình ảnh một người thủy thủ trong sáng, chân thực và một người bạn trung thành.
Tới một ngay nọ, khi đoàn người của Anđécxen đang đi bộ xuyên rừng thì được tin cho biết: có một người đàn ông da trắng đang đuổi theo họ. Anđécxen liền dẫn đoàn người quay ra sông. Gặp được thủ lĩnh của ngôi làng ven một nhánh sông Ugam, Anđécxen hỏi mua một chiếc thuyền độc mộc. Sau đó, cả đoàn người lên thuyền bơi ngược dòng chảy. Thuyền bơi rất nhanh. Chỉ ít lâu sau Anđécxen đã bỏ xa những kẻ truy đuổi. Nhưng rồi dòng sông càng về phía thượng nguồn càng thu hẹp lòng. Cuộc hành trình đường sông mỗi lúc một khó khăn hơn. Cuối cùng thì chẳng còn cách nào khác là quay thuyền lên bờ, tiếp tục trở lại đường rừng. Từ lúc đó, cuộc hành trình trở nên nặng nề chậm chạp và đầy đe dọa.
Sau ngày tạm biệt dòng sông lên bờ đi bộ, đứa bé bắt đầu lên cơn sốt. Nhìn đứa bé xanh xao, nóng bỏng như cục lửa, Anđécxen biết nó ko thể sống nổi. nhưng Anđécxen ko nỡ lòng nói thẳng sự thật với Potơrôva. Anh biết rằng Potơrôva đã yêu thương nó chẳng khác gì con đẻ của mình. Tình trạng đưá bé mỗi lúc bị nguy kịch. Anđécxen quyết định rẽ sang một lối mòn ven sông rồi chọn một khoảng rừng thưa hạ trại. Ở đó, Potơrôva có thể dành hết tâm lực chăm sóc cho kẻ chịu nạn tí hon. Cô đã làm đủ mọi cách cứu chữa đứa bé với tất cả lòng yêu thương và kiên nhẫn. nhưng sau bao nhiêu cố gắng cùng lời cầu nguyện mỗi lúc cô một buồn bã, sợ hãi và mất dần hy vọng.
Thế rồi ngay sau đó, một sự hành hạ mới lại giáng xuống Potơrôva. Có một người khuân vác sau khi vào rừng hái rau đã trở về mang theo một tin dữ: Rôcôp và đồng bọn của hắn đã hạ trại cách đó không xa và hiện tại chúng đang đi tới để tìm một khoảng rừng an toàn làm nơi hạ trại mới …. Nghe người thợ khuân vác hoảng hốt báo tin, ai cũng biết là phải nhanh tay nhổ lều bạt, tiếp tục lên đường. Cũng không vì đứa trẻ ốm mà ngồi chờ Rôcôp đến. Potơrôva thừa hiểu rằng, nếu Rôcôp tới đây, hắn sẽ cướp đứa bé khỏi tay cô và bỏ mặc cho nó chết.
Sau khi chạy ngược vào rừng sâu, men theo những lối mòn rậm rạp. Những người thờ khuân vác lần lượt bỏ trốn hết. Những người da đen đó chỉ sẵn lòng phục vụ Anđécxen cho tới khi nào chưa bị Rôcôp đe dọa. Vì vậy khi nghe tin gã người Nga độc ác đó tới gần họ đã nháy nhau bỏ chạy tản đi bốn phía. Sau mấy phút chỉ còn lại Anđécxen và Potơrôva. Người đầu bếp tốt bụng buồn bã đi trước dùng dao phạt những cành gai. Sau lưng anh, người bạn đồng hành ôm đứa trẻ tập tễnh nối gót.
Hai người đi suốt một ngày không nghỉ tới lúc chập tối, cả hai mới nhận ra là mình đã lạc đường. Té ra họ vẫn chỉ đi vòng thúng và lúc này chưa rời khỏi điểm xuất phát được quá trăm mét. Ngay sau lưng họ đã vang lên tiếng chân bước của những người đàn ông cùng chung một lối mòn. Nếu không ẩn nấp, chỉ vài giây nữa cả hai sẽ bị phát hiện. Anđécxen vội dấu Potơrôva và đứa bé vào một gốc cây rậm rạp và phủ thêm cành lá.
- Chỉ một đoạn nữa là gặp một ngôi làng – Anđécxen vừa che lá nói nhỏ với Potơrôva – những người khuân vác nói với tôi như thế, trước lúc họ bỏ trốn. Tôi sẽ đánh lừa Rôcôp ra khỏi lối mòn này. Còn cô sau đó đi vào làng da đen. Thủ lĩnh ở đó là bạn của người da trắng đấy. Cô phải nói cho họ hiểu. Không còn cách nào khác. Thủ lĩnh da đen đó sẽ chở cô ra biển. Ở đấy an toàn hơn. Chúc may mắn!
- Thế bây giờ ông đi đâu? Người bạn Thụy Điển! – Potơrôva lo lắng hỏi – tại sao ông không bỏ trốn và ra biển cùng chúng tôi?
- Tôi muốn nói với Rôcôp là cô chết rồi. Nó sẽ không tìm cô nữa – Anđécxen nói rồi nheo mắt cười.
- Tại sao ông không đi cùng chúng tôi, vào đây ẩn náu đã. Khi nào bị lộ thì hãy ra dánh lừa hắn – Potơrôva nài ép.
- Tôi chẳng đi cùng ai nếu chưa nói được Rôcôp là cô chết rồi.
- Ông nghĩ là Rôcôp không giết ông à? – Potơrôva hỏi. Bời vì cô biết Rôcôp sẵn sàng báo thù kẻ đã phản bội hắn.
Anđécxen không trả lời ngay. Anh chỉ ra hiệu Potơrôva im lặng và chỉ tay vào lối mòn.
- Tôi không cần biết lối mòn nào cứu được mẹ con tôi! – Potơrôva thì thào – tôi không thể để ông chết, một khi còn có thể bảo vệ được ông. Ông đưa khẩu súng đó cho tôi mượn. Ông vào đây nấp cùng tôi! Tôi cũng biết bắn đấy. Nhưng tôi chỉ dùng súng khi nào không còn cơ hội chạy trốn. Vào đây!
- Chẳng có nghĩa lý gì – người đàn ông Thụy Điển lắc đầu trả lời – Họ sẽ bắt được cả cô lẫn tôi. Như thế thì tôi không thể giúp gì được cho cô. Hãy nghĩ đến số phận đứa bé khi không may rơi vào tay Rôcôp! Hãy làm theo lời tôi dặn. Hãy cầm lấy súng và đạn. Rất cần đấy. Anđécxen nói rồi ấn khẩu súng cùng chiếc dây lưng gắn đạn vào bụi rậm cho cô gái.
Từ trong bụi rậm Potơrôva nhìn thấy Anđécxen xăm xăm trở lại lối mòn, đi về phía đoàn người của Rôcôp. Cô định chạy đuổi theo Anđécxen. Đằng nào thì với khẩu súng này cô cũng không thể tự vệ được giữa chốn rừng già. Với ý nghĩ ấy cô quyết định phá bụi cây ẩn náu của mình để đuổi kịp người đầu bếp Thụy Điển. Cô nâng đứa bé lên ngực và nhìn mặt nó. Chao ôi! Thật khủng khiếp! Khuôn mặt đứa bé đã dúm lại từ lúc nào không rõ. Cô đặt tay vào trán rồi vào ngực đứa bé. Da thịt đứa bé nóng như bình nước sôi. Cô ôm đứa bé chui ra khỏi bụi rậm rồi thở dài đau đớn. Giữa lối mòn cô đứng một mình, im lặng như hóa đá. Cô đẫ quên súng đạn trong bụi rậm. Cô quên cả Anđécxen lẫn Rôcôp. Điều duy nhất còn lại trong đầu cô là nỗi lo lắng cháy bỏng về số phận của đứa bé. Tội nghiệp! cái sinh linh bé bỏng yếu đuối này đang chìm trong cơn sốt. Bây giờ cô biết làm gì? Phải tìm ngay một người giúp đỡ. Tốt nhất là gặp một người đàn bà nào đó đang nuôi trẻ nhỏ như cô.
Potơrôva nhớ tới ngôi làng mà Anđécxen nói là rất cần. Bây giờ vấn đề là thật nhanh! Không thể để phí một giây do dự giống như một con vượn cái nổi khùng, Potơrôva lao về phía lối mòn mà Anđécxen đã chỉ. Lá rừng quấn vào mặt cô như một cơn mưa đá. Lẩn trong tiếng lá cây lạc xạc, hình như cô nghe thấy sau lưng có tiếng người gọi và tiếng súng nổ rồi sau đó lại im ắng như cũ. Cô đoán là Anđécxen đã gặp Rôcôp.
Potơrôva chạy được một lúc thì kiệt sức. Cũng may là cô đã tới bìa làng. Ngay lập tức đàn ông đàn bà, trẻ em vây lấy cô. Những người thổ dân da đen trút vào cô hàng chục câu hỏi nhưng cô không biết trả lời thế nào. Với đôi tròng mắt đẫm nước cô chỉ biết giơ tay trỏ vào đứa bé đang co giật trong lòng cô và lắp bắp một từ duy nhất sốt rét, sốt rét!
Những người da đen tò mò không hiểu cô nói gì nhưng đã trông thấy đứa bé bị ốm. Một người đàn bà trẻ dìu cô vào lều rồi gọi mấy người bạn nữa tìm cách cứu chữa đứa bé. Một lát sau, có ông thầy cúng bước vào lều. Ông đốt một đống lửa bên cạnh đứa bé rồi đặt nồi thuốc gì đó lên đun. Khi ngọn lửa bốc cao ông vỗ tay từng nhịp chậm chạp, vừa vô vừa hú lên nho nhỏ. Cuối cùng ông thả vào nồi thuốc đang sôi một chiếc đuôi rắn hổ mang rồi lôi lên, nhỏ vào mặt đứa bé vài giọt. khi thầy cúng kết thúc phần việc của mình, những người đàn bà ngôi quanh đó bắt đầu ngửa mặt lên trời đồng thanh nguyền rủa ma quái. Họ nguyền rủa giữ dội và rất thành tâm, nhưng Potơrôva có cảm giác là chỉ biết một lúc nữa đầu cô sẽ bị vỡ. Biết rằng những người da đen đang làm hết cách để cứu đứa trẻ, Potơrôva cố gắng chịu đựng để khỏi phụ lòng những người tốt bụng.
Vào khoảng nửa đêm, đứa trẻ vẫn không mở mắt. Nhưng rồi trong làng đột nhiên náo động. Từ ngoài lều, Potơrôva nghe thấy tiếng chân người rầm rập bước tới. Cô vẫn ngồi im với đứa bé trên đùi bên cạnh đống lửa khi mờ khi tỏ. Cô nhìn đau đáu vào gương mặt đứa trẻ. Nó vẫn nằm im với đôi mắt nhắm nghiền. Khuôn mặt này không phải con cô! Máu của nó, thịt của nó không phải từ máu thịt của cô vậy mà sao nó đáng yêu đến thế, quý giá với cô đến thế! Cô đã bị mất đứa con đút ruộc của mình và cô đã dồn hết tình thương của người mẹ vào đứa con không tên tuổi lai lịch này. Cô đã làm tất cả những gì mà cô có khả năng làm được. Tiêc rằng cô không thể níu giữ được sự sống cho nó. Cái chết đang đến giật nó khỏi vòng tay cô! Cái ý nghĩ đó làm lòng cô đau thắt. Nhưng rồi thỉnh thoảng nhìn đứa bé lên cơn giật cô lại mong cái chết hãy đến nhanh hơn để nó thoát khỏi sự hành hạ của bệnh tật. Tiếng bước chân người dừng lại ở cửa lều, có tiếng thì thào trao đổi giây lát rồi một người da đen đứng tuổi bước vào. Đó chính là Ganoada – thủ lĩnh của bộ lạc. Potơrôva không nhận ra hắn bởi vì khi mới chạy đến làng những người giúp cô chủ yếu là đàn bà. Tới lúc này cô mới nhìn tận mặt hắn – một khuôn mặt vừa nhiều thịt vừa nham nhở những vết sẹo. Nhìn hắn Potơrôva có cảm giác gặp một con khỉ độc hơn là gặp một con người.
Hắn định thông báo cho cô gái biết điều gì đó nhưng thấy cô không hiểu, hắn quay ra gọi một người phía ngoài lều. Sau tiếng gọi, một người đen khác bước vào, khuôn mặt và dáng người da đen này rất khác. Thoạt nhìn Potơrôva đã biết người mới vào thuộc một bộ lạc khác. Đó là người phiên dịch cho thủ lĩnh. Vừa nghe xong câu hỏi đầu tiên, Potơrôva đã cảm thấy tên thủ lĩnh có một âm mưa gì đó. Cô rất ngạc nhiên khi hắn hỏi rất tỉ mỉ lí do vì sao cô dừng chân nghỉ trong làng này và kế hoạch sắp tới của cô ra sao.
Mặc dù nghi ngờ nhưng Potơrôva nghĩ rằng cô không cần nói dối làm gì cho mệt óc. Khi tên thủ lĩnh hỏi cô có còn hy vọng gặp lại chồng nữa không, cô chỉ lắc đầu. Thấy cô lắc đầu Ganoada thông báo cho cô biết vì sao hắn tới thăm cô.
- Những người đàn ông da đen cắm trại ven sông vừa cho tôi biết – Ganoada nói rằng chồng cô đã đi ngược dòng sông tìm cô. Nhưng ông ta đã bị bắt và bị giết chết rồi. Tôi nói cho cô biết thế để cô đừng nhọc công và phí thời giờ tìm kiếm. Cô chẳng còn hy vọng gặp chồng nữa đâu. Tốt hết là cô hãy quay trở lại bờ sông.
Potơrôva cố gắng làm một cử chỉ cảm ơn. Cô cảm thấy sắp ngả vào đống lửa vì cái tin sét đánh ấy. Chúa trời lại bắt cô chịu đựng cả điều ấy nữa ư? Cố gắng giữ sức, giữ thăng bằng, và ngồi im nhìn đứa bé trên đùi.
Ganoada bước ra khỏi lều, một lát sau Potơrôva lại nghe thấy tiếng chân người bước vào. Khung cửa chật hẹp hiên ra bóng dáng một người đàn ông da trắng. Một người đàn bà da đen trong lều vứt thêm vào đống lửa mấy cành củi khô. Một ngọn lửa mới bừng lên chiếu sáng khắp lều. Potơrôva nhìn kĩ mặt đứa bé rồi lại áp tai vao người nó. Đứa bé đã chết. nó chết lâu chưa? Điều đó cô hoàn toàn không rõ. Cô bật lên một tiếng ho sặc vì nước mắt chảy vào tận họng. Dứt tiếng ho cô gục đầu xuống. Túp lêu im lặng đến ghê người. Sau đó một người đàn bà da đen bật khóc. Người đàn ông da trắng bước tới bên Potơrôva hắng giọng và xưng danh. Potơrôva giật mình nhìn lên. Đó là khuôn mặt đê tiện của Nicolai Rôcôp.