Cái tin huyện thái gia định kiếm nơi gả Bạch cô nương vừa truyền ra, các bà mối đã vội chạy ngay đến phủ tri huyện làm cho cả phủ náo nhiệt hẳn lên. Truyền thuyết về Bạch cô nương đã từ lâu được kẻ ăn người ở trong phủ Cát đồn thổi ra ngoàị Nghe nói, nào người đẹp như hoa như ngọc, nào múa dẻo hát hay, lại còn pháp lực vô biên... ai mà chẳng hiếu kỳ? Ai mà chẳng muốn kiếm của huyện thái gia một món của hồi môn hậu hĩnh? còn có những người hơi chút mê tín vào câu chuyện "tiên hồ ly" thì mong lấy về để khu tai trục họạ Thế là cứ đua nhau ùa tới như đàn vịt, có lúc làm cho phủ Cát chật cổng không vào lọt nữạ Lộng Ngọc thì tíu tít tiếp cái bà mối, Vân Bằng thì ra sức thẩm tra xem xét bằng hết tư cách và gia thế những người đến cầu hôn, còn Ngâm Sương thì saỏ từ khi đề cập chuyện hôn nhân, cô liền thay đổi hẳn, không còn vui vẻ tươi hoạt bát như thường ngày nữa, có thể là do cô xấu hổ nên bắt đầu tự nhốt mình trong phòng riêng không có viêc gì lắm thì không ra ngoàị Hơn thế nữa cô tự nhiên gầy yếu hẳn đi, xanh xao hẳn đi và rất trầm lặng. Mọi người chỉ cho là sắp là cô đây nên tỏ vẻ ngượng ngùng, không chú ý gì lắm. Riêng Vân Bằng không nghĩ thế, chàng vẫn để tâm theo dõi Ngâm Sương; không nghe thấy tiếng cười nói ríu ran, không trông thấy nụ cười xinh đẹp của cô nữa, chàng thấy suốt ngày bâng khuâng như mất một cái gì. Hay là cô cảm thấy hoang mang sợ hãi đối với việc hôn nhân của mình? Như vậy cũng dễ hiểu thôi: hai con người vốn không hề quen biết gì nhau, tự nhiên phải kết đôi chồng vợ, ai dám nói là tính tình tương hợp? Ai dám nói là cùng sống tốt đẹp với nhau được? Vì vậy, đối với việc này Vân Bằng thấy mình càng thận trọng hơn. Hôm đó, Lộng Ngọc đi đến thư phòng của Vân Bằng. - Chàng có biết nhà họ Trương ở phía bắc thành không? -Lộng Ngọc hỏi - Cái nhà mà dân chúng thường gọi là Trương bách vạn ấỷ - Có biết ông ta có đến mấy trại làm da thú, phất lên nhờ săn bắn, trong nhà nuôi hàng trăm thợ săn chứ gì? - Vân Bằng nói - Thế thì saỏ - ông ta cũng đã đến giới thiệu con trai ông ta đấỵ Anh ta là con thứ ba, người khá thanh tú, đi học được mấy năm, chàng thấy thế nàỏ - Gia đình anh ta ấy à? - Vân Bằng trầm ngâm, do dự - Kể ra thì cũng khá, chỉ tội không phải là môn đệ thư hương. - Thế con trai nhà Lưu tú tài thì saỏ - Anh ấy à? cũng được, là nhà có học đấy, tuy nhiên lại nghèọ Lộng Ngọc bất giác mỉm cười và khe khẽ liếc nhìn Vân Bằng. Lát sau nàng nói: - Chàng có nhất định gả chồng cho Ngâm Sương không đấỷ - Sao thế, không phải là đã nói rõ việc tìm chồng cho cô ấy rồi saỏ còn có gì thay đổi nữa đâủ - Vân Bằng dựa vào lưng ghế, có vẻ bồn chồn, tay mân mê cái chặn giấy trên bàn - Con gái lớn thì gả chồng chứ saỏ - Mỗi tội, hình như nhà chồng khó tìm quá thì phảỉ - Lộng Ngọc lại mỉm cười, hơi có ý giễu - Công tử thứ hai nhà họ Ngô, gia thế đã tốt, lại cũng là người có học, chàng chê người ta là đầu to mình nhỏ, không cân đối; Thiếu gia thứ ba nhà họ Lưu, mọi điều kiện đều hợp tốt, chàng lại chê người ta đầu nhỏ mình tọ Đến vị con nhà họ Cao, người đẹp đẽ, có tiền, có thế, thì chàng chê là đã có một đời vợ, không chịụ Con út nhà họ Viên từ trước đến nay chưa lấy vợ lần nào, chàng lại bảo tuổi còn ít quá chỉ đáng làm em của Ngâm Sương. Họ Trương thì không phải môn đệ thư hương, họ Lưu thì nghèo quá... ôi, ông huyện của em ơi, chàng rút cục định chọn người thế nào đâỷ Chỉ sợ cứ thế này mà chọn thì Ngâm Sương có chờ đến bạc đầu cũng chưa chọn xong đâu! Vân Bằng nhíu nhíu đôi mày - Chẳng lẽ Ngâm Sương đã trách móc ử Cô ấy sợ không kịp lấy chồng ử - Trời ạ, Vân Bằng chàng đừng nghĩ oan cho cô ấy, nếu chàng thật sự quan tâm đến cô ấy thì chàng hãy xem xem, chàng có thấy hiện giờ cô ấy thần sắc kém xưa không? - Sao rồi - Vân Bằng càng cảm thấy không yên tâm. - Em cũng không biết cô ấy thế nào - Lộng Ngọc lại ngầm liếc nhìn Vân Bằng - Chỉ biết là từ sau Tết đến nay, cô ấy có vẻ buồn chán thế nào ấỵ Em nói với chàng nhé, chàng định kiếm chồng cho người ta thì cũng phải hỏi thăm ý tứ của bản thân họ thế nào chứ? người ta xét kỹ ra thì cũng không hẳn là người nhà mình đâu! - Thế thì đó là việc của nàng, nàng nên đi hỏi thăm cô ta một tý. Có thể là trong lòng cô ấy cũng có ý định gì chăng? cô ta đồng ý người thế nàỏ - Em cũng nghĩ như vậy - Lộng Ngọc mím môi cười kín đáo - cũng đã hỏi rồi, nhưng cô ấy không chịu hé môi nói một tiếng nàọ Em hết cách rồi - Sao chàng không thử tự đi hỏi xem saỏ dù sao chàng cũng là ân nhân cứu mạng của cô ấy, có thể cô ấy sẽ nói với chàng cũng nên? - ân nhân cứu mạng cái gì, chẳng qua là ta giúp cô ấy mai táng cho cha, không thể coi như là cứu mạng được. - Ơ, em có định nói việc đó đâu - Lộng Ngọc vén rèm cửa định đi khỏi, trước khi đi còn quay đầu lại nhìn Vân Bằng rồi cười - Tự chàng biết quá còn gì! Lộng Ngọc đi rồi, còn lại mình Vân Bằng trong phòng ngồi ngây ra nhìn bức mành trúc, Bỗng chàng nghe thấy tiếng đàn hòa theo tiếng hát dìu dặt từ vườn hoa vọng tớị Chàng biết đó là Ngâm Sương đang ôm đàn mà hát. Chàng tự nhiên chống tay bên má, yên lặng lắng nghẹ Lúc đầu chàng không nghe rõ lời ca vì ở đó cách xa quá, sau định thần, cố sức nắm bắt dần dần chàng cũng nghe ra mấy câu rằng: "Tỉnh giấc nồng Tô lại son môi chê chán Vội vàng vấn búi tóc tha hương - Hỉ Nhi hãy bảo Cát Thăng ra cửa ngoài xem xem ai đang hát mà buồn thảm vậỷ Họ có oan khuất gì chăng? Hỉ Nhi đi rồỉ Vân Bằng vẫn ngồi vậy nghe tiếng ca đứt nốị Càng nghe càng thấy xốn xang trong lòng, ca nữ đi hát rong như vầy thực chẳng có gì là lạ, nhưng ở đây có khác là lời ca buồn thương sâu lắng không tầm thường tí nàọ Một lát sau Cát Thăng và Hỉ Nhi cùng trở vàọ Cát Thăng chắp tay bẩm. - Thưa gia gia, ngoài kia có cô gái nhỏ chuyên hát rong, cô ta đang muốn bán mình để mai táng cha đấy ạ. - Nói gì? bán mình tang cha ử - Vân Bằng lấy làm lạ. - Thưa vâng, cô ta nói cha con cô phiêu bạt giang hồ, cha thì kéo đàn, con thì hát. Chẳng may đến Dương Gia Tập đây thì cha ốm chết, nay thi thể đang quàn ở quán trọ, không có tiền làm ma, cô ta đành phải nghĩ đến việc bán mình lấy tiền trang trải, miễn sao đủ an táng cho chạ - Thế ử - Vân Bằng trầm tư trong tiếng hát không ngừng vọng đến, giờ đây cô gái càng hát một cách bi thiết hơn: Quê hương cách xa kia xa tít đường mây Buồn luân lạc kìa, ruột xót suốt đêm chầy Phiêu dạt kìa chân trời, dạn dày cùng sương gió Đau lắm cha! kìa sao đã nỡ vội đỉ... Vân Bằng nhíu nhíu mày, ngẩng đầu lên nhìn Cát Thăng nói: - Có người nào cho cô ta tiền không? - Thưa gia gia, người đứng xung quanh xem thì nhiều người cho tiền thì ít. Vân Bằng cảm khái, gật gật đầụ - Cát Thăng! - Dạ thưa gia giả - Đưa cô ta vào đây, ta hỏi chuyện xem saọ - Thưa vâng. Cát Thăng kính cẩn lui rạ Hỉ Nhi bước vào phòng tiếp tục quạt. Lát sau, thấy tiếng ca ngừng lại, một lát nữa, Cát Thăng đã đứng ở cửa, lớn tiếng bẩm báo: - Đã dẫn cô gái hát rong vào rồi, thưa gia giạ Vân Bằng ngẩng lên, đôi mắt chàng chợt sáng trong khoảng khắc. Một thiếu nữ đang nhẹ nhàng chầm chậm bước vào cửa, toàn thân phủ bộ quần áo tang trắng toát: áo cánh, áo dài, thắt lưng, giày vải,... tất cả đều một màu trắng, trên đầu không có bất kỳ một đồ trang sức nào, chỉ có một bông hoa trắng nhỏ gài bên tóc maị Màu trắng toát trên mình cô gái nọ chẳng hiểu sao bỗng làm cho Vân Bằng nhột một cái trong lòng, nghĩ đến một màu trắng tuyền nào đó, nhưng chàng đã kịp tự trấn an, cho rằng đó là do họ để tang cho đúng hiếu đạo, không có gì lạ cả. Cô gái đứng trước mặt chàng, đầu cúi thật thấp nên chàng chỉ có thể trông thấy cái chỏm mũi nho nhỏ và hai hàng lông mày dài cong cong hình viền lá quạt của cô thôị Cô cúi đầu chào, lại sụp lạy nữa, miệng nói rất rành rẽ: - Tiểu nữ Bạch Ngâm Sương khấu kiến huyện thái giạ Vân Bằng lại thấy nhột trong lòng, chàng ngồi ngay ngắn lên, nói: - Thôi, không nên đa lễ, hãy đứng dậy đi, cô nương, cô hãy nói tên cô là gì? - Thưa, tiểu nữ họ Bạch tên là Ngâm Sương, chữ Ngâm trong ngâm thơ, chữ Sương trong sương gió ạ. - Tên hay đấy - Vân Bằng lẩm bẩm trong miệng, mắt nhìn chăm chú sang phía cô ta - Cô hãy ngẩng đầu lên! Cô gái ngoan ngoãn ngẩng lên, ánh mắt sáng xanh chiếu thẳng vào Vân Bằng, đôi mắt trông đem thẫm, trong veo, sâu thẳm mà mang đầy vẻ thảm thê, bi thiết và nài xin giúp đỡ! Hình như đã nhìn thấy đôi mắt này ở đâu thì phảị Cũng ánh nhìn ấy, cũng thần thái ấy! thương sao, khổ sao, nhưng vẫn không dấu vẻ âm thầm kiêu hãnh, thế mới lay động hồn người, Vân Bằng phải lấy hết nghị lực của mình ra mới bắt buộc đôi mắt chàng rời khỏi ánh mắt cô gáị Rồi chàng chú ý đến vẻ đẹp phi phàm, toát lên từ toàn thân cộ Tuy không điểm phấn tô son nhưng làn da cô vẫn trắng mịn như tuyết, môi đỏ như son, chân mày xanh biếc như vẽ càng làm nổi lên đôi mắt đen trắng phân minh "Bạch Ngâm Sương" cái tên nghe thật hay, vừa thuần khiết vừa thanh nhã. - Có phải cha cô mới mất? - Vân Bằng hỏị - Thưa vâng. - Nếu tôi đưa cô tiền để cô làm ma chay cho cha thì... - Tiểu nữ xin nguyện là nô tì, dù có phải tan xương nát thịt cũng không dám từ - Ngâm Sương nói và quì ngay xuống. - Đừng làm thế - Vân Bằng phẩy phẩy tay - ý của ta là muốn hỏi cô sau khi mai táng cho cha, cô có thể trở về quê hương không? Gia đình cô còn những aỉ - ôi! - Ngâm Sương ngạc nhiên ngẩng đầu, đôi mắt sáng nhìn Vân Bằng không chớp - Bẩm lão gia, thân mẫu của tiểu nữ qua đời đã lâu, ở quê không còn một người thân nàọ Tiểu nữ theo cha phiêu bạt đó đây, bặt tin tức quê nhà từ lâu rồị Vậy nên, xin lão gia ban ân điển, nếu giúp được việc an táng phụ thân thì cũng xin thu nhận cho tiểu nữ dung thân. Tiểu nữ xin nguyện hầu hạ phu nhân và các tiểu thự Tuy đường kim chỉ vá may chưa thạo nhưng sẽ xin chịu khó học hỏi thêm ạ. Vân Bằng chăm chú ngắm nhìn khuôn mặt xinh đẹp thanh nhã của cô, trầm ngâm hồi lâu, mới hỏị - Tôi vừa nghe tiếng cô hát, vậy ai dạy cho cô đó? - Thưa, phụ thân ạ. - Thân phụ cô chỉ dựa vào nghề hát để mưu sinh? - Thưa không, cha tiểu nữ trước kia cũng đã học không ít thi thư; xuất thân từ gia đình khoa cử nhưng có khiếu nên tinh thông âm luật. Chỉ vì cửa nhà sa sút, nghèo khó không còn đường sinh sống; vốn đã đậu tú tài nhưng mấy lần thi hương đều bị đánh trượt, từ đó cha tiểu nữ xem nhạt đường lợi danh sĩ hoạn. Sau khi mẹ tiểu nữ qua đời, cha mới bắt đầu bước vào con đường lưu lạc giang hồ... Vân Bằng se sẽ gật đầu, bất giác không nén nổi tiếng thở dàị nghe thân thế, thì ra cũng là con gái nhà lành, chỉ tiếc là thời vận chưa đến mà thôi, nhìn người thì rõ ràng chẳng phải không có ai thương đến, nghe thân thế thấy cảnh ngộ thật đáng thương. Vân Bằng quay sang nói với Hỉ Nhi: - Hỉ Nhi, dẫn cô gái này vào trong nhà để gặp phu nhân hỏi xem phu nhân có muốn lưu côg nói thêm một ý nào, một người tiến đến nhanh nhẹn cởi trói cho hồ ly, nó vừa thoát khỏi dây trói, bèn lật ngay mình đứng lên, đứng dậy lúc lắc đầu, rung rung bộ lông một lúc, vươn thẳng mình ngẩng đầu lên, dưới ánh sao, bộ lông của nó óng ánh như tuyết, mắt nó sáng như sao, nó đứng đó, mang một vẻ đẹp đẽ vừa cao sang vừa uy nghiêm khó tả nổị - Con vật thật là hay! - Vân Bằng gật gật đầụ Sau đó chàng vẫy tay nói với người nhà - thôi kệ nó, lên kiệu đi, chúng ta lỡ mất khá nhiều thời gian rồi đó! Chàng đã lên kiệu rồi, những người thợ săn cúi đầu tiễn chào chàng. Ngồi trong kiêu chàng còn kéo màn gió để vẫy tay từ biệt bọn thợ săn. Kiệu đã nhắc lên vai, phu kiệu chuẩn bị bước đi thì con hồ ly nọ chợt trở lại chắn ngang đằng trước mặt. Phu kiệu đứng ngây người, chỉ còn biết ngẩn ra nhìn con vật, Vân Bằng cũng nhìn nó, lạ lùng. Nó đứng cúi đầu, thõng đuôi xuống, cổ họng phát ra tiếng kêu khe khẽ, dịu dàng, tựa hồ như đầy lòng cảm kích mà không diễn tả ra được. Sau đó nó vòng ra phía sau kiệu mà bước những bước chậm rãi và nghiêm trang rồi lại vòng trở lại, cứ thế đúng ba vòng. Trong rừng núi, dưới ánh trăng, hành động của con hồ ly thật là kỳ dị làm sao, nó đầy vẻ thần bí. Tiếp đến, hồ ly dừng trước mặt kiệu, cúi đầu thấp xuống như chào rồi ngẩng lên, phát ra tiếng hú ngắn, sau đó cong đuôi quay một vòng và biến mất tăm vào bụi cây ven đường, thân hình trắng muốt kia không để lại dấu tích gì. - "Quân tử hữu hiếu sinh chi đức" - Vân Bằng thầm thì tự nhủ - Đi cẩn thận nhé hồ ly trắng. Kiệu bắt đầu chuyển động, hàng người tiếp tục mải miết đi trong đêm rừng núi âm u, gió núi se lạnh, trăng sao lờ mờ. Phía xa, đèn đóm ở Thập Lý Phố cũng dần dần tắt ngấm.