oọng Mén như con chim sẻ, loắt thoắt trên những lối trơn trợt, sình lầy.
Hai bạn đi cạnh thấp thỏm, cố gắng giữ cự ly.
Họ nhận ra Mén là cô bạn tuyệt vời. Cô luôn cười cười nói nói trước những tình huống căng thẳng. Cô bộc trực chân tình không đạo đức giả như các cô gái khác ở thành phố.
Qua bỡ ngỡ lúc đầu, bây giờ họ rất hiểu biết nhau.
- Có còn xa lắm hôn, sao đi mãi thế này?
Việt không nén nổi lo âu và nói tiếp:
- Bỗng chốc chuyên về thủ đô bị biến thành cuộc hành trình bị săn đuổi.
Noọng Mén cười nhạo:
- Giời, công tử chẳng bằng. Bạn học câu này rồi chứ:
“Đi cho biết đó biết đây,Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn?”Hùng chợt hỏi:
- Bạn học lớp mấy?
- Tụi này học hết cấp ba. - Việt nói chen vào.
- Mình đỗ Trung học phổ thông. Bố gọi về.
Nổi u uất ẩn chứa chợt hiện về trong đôi mắt cô.
Mén khẽ nói:
- Những khi thời tiết thế này, bố thường trầm lặng bên chiếc bàn con. Ông nhìn ngắm mãi chiếc vòng của kẻ thù mà ông luôn mang theo người và thở dài. Mình biết nổi sầu của bố to tác vô cùng. Mình không đi học nữa, ở nhà chăm sóc, an ủi cha. Khi đủ trí khôn và bản lĩnh với đời, mình sẽ trả thù cho mẹ...
- Hy vọng hảo huyền như tìm cây kim dưới đáy bể. - Hùng chép miệng than dùm cho bạn.
- Thôi đi, đừng nói nữa. Chuyện buồn không hợp khẩu tớ đâu.
Câu nói của Việt làm tan ngay suy tưởng mông lung của hai bạn. Họ trở lại cười nói, tiếp tục băng rừng.
Nắng tắt, hoàng hôn xuống dần.
Lòng đầy lo lắng, họ cất bước nhanh.
Đến một nơi hoang vu hiu quạnh, chợt Noọng Mén chộp lên vai hai bạn.
Cô chỉ trỏ ngón tay về hướng chiếc chòi cô độc:
- Kìa, nhà của bà ấy đấy!
- Bạn nói nhà của bà tốt bụng bạn thường lui tới?
- Đúng. Mỗi lần đi mót củi về, mình được bà ấy gọi vào cho uống nước.
- Nhưng chắc gì người ta chứa chấp tụi này?
- Không đâu. Mình bảo đảm, bà ấy tử tế lắm.
Hùng, Việt nhóng mắt quan sát. Đó là ngôi nhà hai gian, mái tranh vách đất xinh xinh.
Khuôn sân nhỏ trước nhà được quét sạch sẽ, lại thêm trồng cây ăn quả xum xuê. Ở giữa rừng xanh, ngôi nhà đúng là nơi dừng chân lý tưởng cho những kẻ lạc đường.
Cách không xa ven không rừng chồi, ngôi miếu nhỏ cũng có khuôn sân, mọc lên đơn độc. Một tiếng động nhỏ làm hai bạn quay lại.
Từ trong nhà, một người đàn bà xăng xái bước ra. Không thể đoán được số tuổi của bà, có thể vì thời gian khắc nghiệt làm tàn úa nét xuân xanh. Nhưng phong cách của bà có thể khắng định bà là một phụ nữ có học.
Bà ôm chầm lấy Noọng Mén như gặp lại người xa mới về.
Bà ve vuốt mái tóc cô bé, ra chiều âu yếm:
- Chậc chậc. Noọng vắng Mệ lâu ghê!
Noọng Mén ngoẹo cổ lên vai bà, nũng nịu:
- Con nhớ Mệ ra riết. Nhưng...
- Sao hỉ?
- Bố có lắm việc. Con phải ở nhà.
- Việc mô hỉ? - Chợt bà quay sang Hùng, Việt nhìn hai bạn lom lom.
Noọng Mén hiếu ý, cầm tay hai bạn nói nhanh:
- Anh Hùng, Anh Việt là bạn của con. Bố bảo dẫn đến nhờ Mệ...
Cô bé thuật lại rành rẽ những chuyện xảy ra ở nhà Đèo Lán.
Người đàn bà gật đầu, tỏ ra thông cảm, nhưng ánh mắt thể hiện sự ngại ngùng, dè dặt.
Lát sau, chợt bà nói:
- Ta vào trong. Đứng ở ngoài không tốt.
Khi mấy bạn ngồi cả lên chiếc phản duy nhất trong nhà, người đàn bà nói, vẻ phân vân:
- Biết thế ni được không? Số là...
Chợt bà ngưng bặt. Lại nhìn hai cậu học sinh. Noọng Mén nằng nì:
- Hai bạn ở nhà không lâu đâu. Bố sẽ đến đón hai bạn rồi đưa ra thị trấn.
Bà lúc lắc đầu, như nói với chính mình:
- Biết... nó có làm cho người ta sợ không?
Noọng Mén cũng ngạc nhiên. Cô trố mắt hỏi:
- Nó? Ai cơ?
Người đàn bà không giải thích. Nét mặt dào dào. Cuối cùng bà quyết định:
- Được, tôi nhận cho hai cậu tạm thời nghỉ lại nơi gian phòng bên - Và bà nói thêm, giọng cương quyết - Ban đêm không được tùy tiện mở cửa ra, hoặc đi lại trong nhà.
Đêm đó Hùng, Việt trăn trở mãi. Nỗi nhớ nhà, sự lo lắng những hiểm nguy chập chùng sẽ xảy đến không biết lúc nào, làm hai bạn không ngủ yên.
Hai bạn ngồi dậy, khẽ nâng tấm liếp tre. Nhìn ra ngoài, gió lạnh ập vào.
Con trăng rằm mười sáu lơ lửng trên cao, tỏa ánh sáng ngập tràn trên rừng núi. Hai bạn nhô đầu ra, hít thở không khí trong lành.
Chợt cổ họng của họ như tắt nghẹn. Việt câu mạnh vào tay mình thấy đau nhói và biết cậu không ngủ mê.
Hùng đứng cạnh, cùng một trạng thái sửng sốt bàng hoàng.
Hình ảnh trước mắt cho hai người cảm giác nằm mơ cũng không thể thấy được. Sừng sững trước ngôi miếu cổ, một hình thù quái đản đang nhảy múa và trừng trừng vào họ.
Con người hay quái vật đúng hơn. Mình trần trùng trục, bên dưới vẻn vẹn chiếc quần rộng thùng thình xơ xác, nó không giống chút nào là con người.
Tóc dài rũ xuống tới vai, mồm rộng, mũi toạt, đôi mắt thồ lộ như mắt cóc, nó hao hao như khỉ vượn với hai cánh tay dài thỏng và nhanh nhẹn.
Chợt nó bui bui mớ tóc, vươn tay chộp lên một cành cây và thoắt cái nhảy qua bãi sình lầy trơn trượt rồi mất dạng.
- Ghê rợn quá!
- Hạ nhanh tấm liếp xuống!
Hai bạn chỉ nói được thế thôi, rồi thẩn thờ, bất động.
Trí xét đoán nhanh nhẹn vẫn không tài nào hiểu được.
Đêm kinh hoàng nặng nề trôi qua.
*
Bình minh. Rồi buổi sáng cũng đến. Trời rạng dần, nhưng mặt trời chưa mọc, rừng núi còn chìm trong lớp sương mù trắng đục, màu nước gạo vo.
Gian nhà của Mệ bắt đầu một ngày mới với ba người khách trẻ. Họ ngồi quây quần trên phản, sau khi được lót lòng thịnh soạn bằng sắn luộc chấm muối mè.
Mệ xuất hiện, điềm đạm và đôn hậu. Mệ biết các bạn rất nôn nóng muốn nghe chuyện đời mình. Chuyện đã gắn liền thời xuân trẻ của mình với núi rừng, như cuộc tình thiên niên kỷ.
Mệ là người Thừa Thiên vốn dòng dõi quý tộc. Mệ kết hôn với một nhà khoa học người Sài Gòn. Ông đam mê nghiên cứu, tìm hiểu các tập quán, hủ tục của đồng bào ít người di cư nơi những vùng rừng núi trong nước.
Hai vợ chồng Mệ đều là nhà nhân chủng học.
Qua nhiều năm dài tìm tòi nghiên cứu, họ quyết định cống hiến đời mình cho khoa học huyền bí. Từ đó vợ chồng Mệ hăng say đi sâu vào những vùng chưa biết ở mạn ngược, vòng đai biên giới Thái - Lào.
Đang khi sắp được thành quả về đặc tính chữa bệnh của các loại ngải, nghệ, chồng Mệ bị sốt rét ác tính.
Biết chồng mình không thoát khỏi bàn tay thần chết, Mệ tìm cách liên hệ các chàng trai trẻ mang cáng chuyển nhanh người bệnh về trạm y tế thành phố.
Đoàn người võng bệnh nhân băng rừng sâu giữa đêm gió rét căm căm, bất ngờ già làng xuất hiện.
Ông cương quyết buộc phải mang vị ân nhân của mình về cho thần linh quyết định sự sống hay cái chết.
- Kìa, vô lý quá! Họ phải biết bệnh sốt rét ác tính là thứ sinh mệnh con người như chỉ mành treo chuông, nếu không có sự can thiệp kịp thời của khoa học.
Hùng bất mãn kêu to.
Mệ lắc đầu buồn bã. Bà kể tiếp với giọng trầm trầm vô cảm:
- “... Ở đây có nhiều nơi, người dân còn tin tưởng một cách mù quáng rằng núi rừng có những vị thần riêng, quyết định sự sống hay cái chết của từng con người.
Những tình cảm xấu tốt hoặc thương yêu oán hận trong mỗi con người đều do mỗi vị thần ấy phán xét, quyết định. Trong mỗi địa hạt đều có một ông thầy mo là người được thần lựa chọn, thay mặt thần có quyền sinh sát, quyết định số phần cho từng người trong làng, trong bộ lạc. Đây là vị thần sống, mọi người phải răm rắp tuân theo. Những tín ngưỡng này đã mọc gốc bám rễ trong đầu óc mỗi người qua nhiều thế hệ. Thậm chí các tù trưởng quyền uy, các già làng cũng không lay chuyển nổi...”
Giọng của Mệ hạ xuống một âm sắc, tức tưởi nghèn nghẹn:
- “Tôi đã khóc hết nước mắt để quỳ lạy.
Nhưng cuối cùng vẫn bất lực đứng nhìn. Thầy Mo là lão già khẳng khiu như que củi, hốc mắt trũng sâu, thân hình bó rọ, trong bộ áo choàng đỏ bẩn thiu, nặng mùi mồ hôi khăm khẳm và mùi rượu. Lão bắt lột hết quần áo chồng tôi, cột ngải vào đầu ngón tay, ngón chân anh.
Lão cho nhà khoa học uống thứ thuốc có mùi chua quả bứa và mùi nồng nặc của củ nghệ. Sau đó lão cho khiêng anh ra, vất xuống suối bảo rằng nước là thần dược tống xuất quỷ ma. Chưa tàn cây nhang, chồng tôi được vớt lên, mang vào nhà dùng roi dâu, tuốt hết lá quất vào mình anh đến rướm máu.
Lúc đầu chồng tôi còn rên nho nhỏ. Về sau tắt thở.
Nhà khoa học lìa đời, bên cạnh người vợ máu huyết đầm đìa với đứa con sinh non tám tháng...”
- Mệ, Mệ có người con? - Noọng Mén hỏi thảng thốt.
Hùng, Việt buồn rầu nói nhỏ:
- Trong hoàn cảnh thế này nó cũng sẽ... chết theo!
Người đàn bà đau khổ lắc đầu, nói giọng cương quyết và đầy tin tưởng.
- Không! Hòn máu duy nhất của tôi vẫn sống! Tuy nó sống trong dị tật bẩm sinh, trong gớm ghiếc của dân làng phải trốn vào rừng sâu lúc lên ba, nhưng nó vẫn sống, vẫn đầy ắp tình yêu thương mẫu tử.
Hùng lẫn Việt há hốc mồm, nói:
- Hóa ra... đứa bé xuất hiện trong lúc nửa đêm, trèo lên cây nhảy qua sình lầy là... con của Mệ?
Mặt người đàn bà buồn dào dào.
Bà nói thấp giọng nhưng khúc chiết:
- Phải. Đứa con đó là đứa con duy nhất của tôi. Nó được sinh ra và lớn lên trong trái khoái đau lòng. Dù bị tống khứ vào rừng sâu, sống với loài khỉ vượn, nhưng vẫn còn tình người biết cội nguồn cha mẹ. Hàng ngày nó biết bắt thú rừng, đốn củi để tôi kiếm sống.
Hùng hoàn toàn bị bức xúc:
- Nhưng bà không thể để đứa bé sống rời xã hội loài ngứời. Bé phải được chăm sóc tử tế, được học hành như biết bao trẻ bất hạnh khác...
Bà thở dài ngao ngán và như nói vói chính mình:
- Thân phận một nhà khoa học giỏi giang thành đạt tự nhốt kín trong rừng sâu, rồi trở về với đứa trẻ dị hình gớm ghiếc. Không, tôi không bao giờ làm điều đó. Tôi sẽ ở mãi trong rừng sâu và chết sống với con tôi.
Hai cậu thanh niên đoán biết trong giọng nói ấy nỗi ám ánh mặt cảm thất vọng.
Họ cố phấn đấu gạt bỏ ý tưởng bi quan trong lòng bà.
- Có một giải pháp khả thi. Hiện nay tại thành phố có rất nhiều tổ chức từ thiện, cơ quan y tế giáo dục, các nhà nhân chủng học, cơ quan chỉnh hình, các trường dạy trẻ khuyết tật, họ sẵn sàng...
Người đàn bà vội cắt ngang:
- Trong khi tôi không có ít nhất phương tiện tối thiếu là tiền trong tay.
Việt nhanh nhảu nói tiếp ý nghĩ của bạn:
- Cháu sẽ thưa lại ba má đóng góp tài chính, vận động kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước tổ chức thiện nguyện.
Lần đầu tiên hai bạn thấy nét rạng rỡ hiện lên trên gương mặt phúc hậu cùa người đàn bà.
Hùng đứng lên nói giọng cương quyết:
- Việc này chỉ còn là vấn đề của thời gian.
Cậu định nói tiếp nhưng kịp ngừng.
Người đàn bà trí thức đã đoán được niềm u uất của hai chàng trai.
Bà dè dặt hỏi dọ:
- Nguyên nhân nào đưa hai cậu lạc lối vào chốn rừng sâu?
Hùng, Việt thành thực trình bày hoàn cảnh éo le của hai cậu và ước mơ tìm lại cô bạn không hiểu nguyên nhân nào đột nhiên bị mất tích.
Người đàn bà trầm ngâm suy nghĩ, đột nhiên lên tiếng:
- Nếu tôi đoán không lầm, giờ này cô bé đang ở... Trà Púi...
- Là đâu? Nhưng tại sao bạn Thùy lại ở đấy?
- Là nơi bọn người tứ xứ sống ngoài vòng pháp luật hội tụ lại dựng lán trại đào đãi vàng bất hợp pháp. Cô bạn gái của hai cậu bị bắt lên đó để phục dịch lao động cho bọn chúng!
- Trời ơi, dã man quá! - Hùng tức bực la lên. Chợt Mén nhảy dựng lên.
Cô huơ tay múa chân nói một mạch.
- Đúng rồi, đúng rồi! Chính thằng Nồng Pan và Tào Chịt bắt cóc bạn Thùy. Một hôm tình cờ mình nghe được chúng nói với nhau rất khẽ trong bếp ăn.
Có tiếng một đứa nói:
“... Trót lọt, nhưng hơi gay vì có thể chúng nghi ngờ...
- Nó bị một quả có lẽ mê man rồi...
- Tào Chịt, chính mày phải biết chứ!
- Nhưng tao phải bắt nó câm miệng. Con bé gớm quá! Nó cào, nó cắn. Mày có biết nó là con nhà ai không?”
Nghe tiếng của bố bước vào, chúng im lặng. Mỗi đứa đi một nơi...
Nghe kể, Hùng tức điên người, cậu nạt cô bé:
- Trời ạ, cớ sự tài trời như vậy đến giờ mới phún miệng hến.
Lần này Việt giữ được kiên nhẫn. Cậu quay qua người đàn bà, lễ phép hỏi:
- Thưa Mệ, Trà Púi có xa không?
Khu rừng này thuộc thôn A Chia giáp giới Lào, thuộc quản hạt nước ta, tỉnh Quảng Nam. Khu vực đào đãi vàng. Trà Púi ở xã Lăng, huyện Hiên cũng thuộc tỉnh Quảng Nam. Tuy cùng là một tỉnh nhưng đường đi rất cam go và hiểm trở. Dù vậy với người địa phương am hiểu địa hình vẫn có thể đến nơi không khó khăn. Bỗng nhiên Noọng Mén cười hềnh hệch.
- Em nè, em biết rành chỗ đó lắm. Chỗ “chủ tướng” Đèo Lán lập trại đào dãi vàng đúng hôn? Em thường xuyên mang tải gạo lên đấy mà lị.
Hai bạn Hùng, Việt như bắt được vàng. Họ cầm tay cô bạn, hỏi han rối rít.
Cuối cùng họ xin phép giả từ Mệ và cương quyết nói:
- Tụi cháu nhất định đến đấy, mang bạn Thùy về với gia đình.
Việt nắm tay Mệ, giọng chân thành:
- Ba mẹ cháu sẽ đánh xe lên thăm Mệ một ngày không xa.
Người đàn bà bùi ngùi rưng rưng nước mắt.
*
Dù thế nào Noọng Mén phải báo tin về cho bố biết. Rằng cô sẽ hướng dẫn hai bạn đến Trà Púi.
Cô phải khẩn trương còn quay nhanh lại, vì hai bạn đang mỏi mắt chờ nơi đầu rừng.
Buổi trưa gió lặng, không gian yên ắng. Núi rừng như ngừng thở, vạn vật im lìm.
Noọng Mén lầm lũi đi, quanh đi ngoảnh lại vẫn chỉ chiếc bóng của mình. Cô còn phải đi ít ra trên cây số để về đến nhà.
Vừa vội vã bước, Noọng Mén vừa nghĩ ngợi miên man. Hai bạn Hùng, Việt mới quen đã thấy thân nhau rồi. Nghĩ ra ở chốn đèo hút gió này hiếm khi được gặp những người bạn như vậy. Cho nên Noọng Mén trân trọng.
Còn công việc của hai bạn cũng là nỗi lo của Noọng Mén. Họ mạo hiểm đi tìm Thùy, há chẳng phải là việc nên làm ru? Xã hội này tuyệt đối tôn trọng quyền con người, không cho phép bất cứ ai chà đạp lên nhân phẩm người khác. Bọn người kia vì tham vọng đồng tiền, thách thức pháp luật.
Hai bạn Hùng, Việt đã nhập cuộc. Mình phải cùng họ nêu gương sáng của tuổi trẻ. Niềm vui hớn hở trong lòng, Noọng Mén cất bước nhanh.
... Ở dấu ngoặc cách lối vào cái thum của chú Mười, A Lến đang cùng lũ bạn hì hục đào một cái hố, loại bẫy thú.
Bố nuôi bảo nó phải làm thế. Ngồi chơi, ngồi chơi chờ chị Noọng Mén về và báo chị biết để tránh xa.
Nó rất thích đào bẫy thú. Chiếc bẫy đã đào xong, sâu bốn mét đều nhờ sự giúp đỡ năng nổ của bọn nhỏ.
Nói cho cùng, những việc thế này không lạ lắm với chúng: đào hầm bẫy lợn rừng.
Duy có điều khiến nó không đồng ý. Đây không phải là lối đi của dã thú. Chính ngõ ra vào thường xuyên của những người trong ngôi nhà mái đỏ của “chủ tướng”.
Trong ngôi nhà mái đỏ, Nồng Pan - Tào Chịt đã bàn xong kế hoạch.
- Tao cược, phen này thăng Mười Rỗ phải trả mối nợ quá lớn với tụi này - Giọng cương quyết của Nồng Pan.
- Từ chiều tao qua không thấy con nhỏ ở nhà.
Tào Chịt phân vân. Nồng Pan cười nham hiểm.
- Nhưng tao biết nó ở đâu. Tao còn biết nó dẫn hai thằng ranh đi trốn và sẽ trở về sáng nay để thông tin cho Mười Rỗ.
- Mẹ kiếp, “chủ tướng” đã nuôi ong tay áo.
- Mình chận đường về của Noọng Mén bắt nó quỳ trước “chủ tướng” kể tội của bố nó.
Chợt Nồng Pan quay qua thằng đồng bọn:
- Dây thừng và gậy gọc đã sẵn chưa?
- Đủ cả rồi!
Nồng Pan không dằn được nụ cười đắc chí:
- Nghĩ tới lúc Mười Rỗ gục đầu xin tha mạng, tao hả hê cả người.
- Nó hết đời rồi!
- Ha... Ha... Ha...!
Từ trên cây leo xuống, A Lến ngồi chia mấy quả bứa cho đám nhóc tì.
Chúng vừa nhai vừa trầm trồ các công trình trước mắt.
Cái hố đã xong, sâu bốn mét bên trên phủ cỏ xanh, chễm chệ giữa dường.
Một nhóc đập đập lên vai A Lến, chỉ trỏ cái hố.
Nó lướt khướt:
- Rủi có người té xuống.
A Lến gảy gảy tai.
Chính nó đang lo chuyện này. Nó không thể hiểu tại sao bố bảo làm thế. Nguy hiểm lắm mà. Nhưng nó tín bố có lý do. Biết đâu bố ngửi được mùi heo rừng. Biết chúng bị lạc đàn hay gì gì đó, sẽ chạy toáng vào lốì ngoặc, độc đạo này!
Bỗng mặt nó đổi sắc, tái mét. Rõ ràng từ trong ngôi nhà mái đỏ, hai bóng người một dài ngoẵng, một lùn tịt vun vút bước ra.
Họ đi thẳng tới bọn nhóc, ngay chỗ cái hố.
Mà lại mang theo dây thừng gậy gọc nữa chứ.
- E, họ đi bắt heo rừng của mình.
- Ê, chưa có con nào sất.
Bọn nhóc líu lo suy đoán.
Duy chỉ có A Lấn chợt hiểu rõ.
- Bố bảo mình rủ thật nhiều bạn, ra đào cho xong cái hố này, trước khi chị Noọng Mén trở về nhà. Bây giờ hai thằng cha này vác xác ra đây. A, biết rồi! Chúng đi bắt chị Mén nên bố bảo mình với các bạn ra đây đào hố ngăn chúng lại.
Nghĩ đến đây, bỗng nó nghe mấy bạn kêu nhốn nháo.
Kịp nhìn lại, nó thấy hai thằng kia tay cầm gậy gọc, huơ đuổi theo.
- Bọn con nít đi chỗ khác chơi. - Thằng cao khỏng nạt nộ rượt đuổi theo.
A Lến chưa kịp ù té chạy, bỗng nghe một tiếng la hoảng hốt.
Nó ngoảnh mặt lại. Cái hố vừa đào xong đã thủng lỗ hông hốc. Hai thằng cha hung ác bị rơi xuống đó, cỏ rác phủ sâu ngập đầu.
*
Khoảng mười hai giờ đêm, Mười Rỗ bị đánh thức vì những tiếng ồn ào vang lên từ ngôi nhà mái đỏ.
Việc ông cho bọn nhỏ đào lỗ phục kích hai thằng ác ôn mưu hại Noọng Mén đủ cho ông hả giận lắm rồi.
Ông không còn làm chung với chúng nữa. Tào Chịt được đưa vào chỗ của ông. Quản gia Lị được mời ra gác cổng. Nồng Pan phom phom trám vào.
Những tiếng ồn ào bên kia cho biết bọn bát nháo chuẩn bị làm theo lời Đèo Lán: Kéo róc lên Trà Púi... làm cả bọn Mã Lâu Sù - Con khỉ điên. Có thể chúng chuẩn bị làm chuyện khác.
Tất cả chuyện đó không làm Mười Rỗ đau đầu bằng việc đứa con gái cưng đang trên đường cùng hai cậu trai đến các khu đào đãi vàng. Nhưng ông tin tưởng Noọng Mén sẽ báo tin trước khi nó dẫn các bạn đi.
Qua hai ngày rồi còn gì? Liệu ba đứa trẻ đến nơi được an toàn không. Và đêm nay nữa!
Bọn cặn bã trôn lánh pháp luật đang mưu tính lảm điều ngu xuẩn!
Liệu mấy đứa nhỏ thoát khỏi tai họa không?
Ông chong đèn ngồi, trầm ngâm suy nghĩ.
Chỉ mới đây thôi, đâu lâu lắc gì. Từ thôn A Chia này nhân dài các xã dọc Trường Sơn, một số người vô lương tâm lấy đồng tiền làm đạo lý mua chuộc, o ép số dân người từ trung bộ đổ vào, bắt họ làm công cụ đào đãi vàng.
Chẳng mấy chốc, các xã ấp vùng sâu vùng xa ở mút phía tây Quảng Nam biến thành hầm hố, lán trại mọc như nấm.
Bọn chủ nhân phỉnh gạt, đốc xúi phu phen tối mắt vì vàng đấm đá lẫn nhau vì... vàng.
Không nói chi xa, chỉ hai nhóm Đèo Lán với Mã Lâu Sù - Con khỉ điên - cũng đã là vết thương nhức nhối rồi.
Nghĩ đến đây, Mười Rỗ bắt đầu rùng mình.
Ông đã nghe không sót về những trẻ bất hạnh nhảy tàu vào miền Nam kiếm sống. Trên bước đường trôi dạt, những đứa trẻ này bị vướng vào các bãi đào đãi vàng, sung vào tạp dịch khổ sai!
Có những đứa phải Làm quần quật 14 đến 16 giờ mỗi ngày, cơm không đủ ăn và còn bị roi đòn hành hạ. Một địa ngục trần gian chẳng bằng.
Lúc ấy, giữa màn sương đêm giá lạnh, bỗng ba hiệu còi rút lên lanh lảnh một ngắn hai dài đứt quãng, làm xao động khắp rừng xanh.
Mười Rỗ lắng nghe và giật mình thảng thốt.
Ông nhủ thầm:
- Còi báo động! Việc gì đã xảy ra?
Mười Rỗ đặt chân xuống phản, bước tới rút cây thông hồng cầm tay, giở tấm liếp, nhìn ra ngoài.
Súng bắt đầu nổ thưa thớt và lẻ tẻ. Những hòn đạn lửa vi véo về hướng cái thum. Mười Rỗ tái mặt.
- Rõ ràng chúng tấn công mình!
Những đớm đuốc sáng trưng, những làn đạn những tiếng chửi rủa văng tục nghe rất gần, tạo thành cảnh hỗn độn bắt nháo chưa từng thấy.
Mười Rỗ hãi hùng lùi vào trong, tắt nhanh cây đèn bão treo trên vách, vai trái hất tấm phân, tay phải cầm cây thông hồng, lùi dần ra ngả hậu.
Ông biết ngả cầu thang chắc chắn bị Đèo Lán và đồng bọn án ngử, không để ông thoát.
Từ trên tấm liếp, Mười Rỗ lấy đà phóng vụt xuống, lăn tròn như cuốn chiếu, chẳng may vai phải một hòn đá, máu bắt đầu rịm trên đầu.
Đau rần nửa thân trên, ông lòm còm chồi dậy, lắng tai nghe ngóng.
Tiếng súng nổ rất gần, đạn bay vèo vèo. Nhiều bóng đen đã thấy xuất hiện. Chúng xuất hiện và đang chạy lúp xúp về chiếc lều.
Hốt hoảng, Mười Rỗ nằm sụp xuống một bãi cỏ ướt dẫm sình lầy, rút khăn tay lau vội mấy giọt máu bắt đầu nhỏ giọt từ vết thương.
Mười Rỗ thầm ước tính. Muốn thoát khỏi vòng vây, cơ may duy nhất của ông là phải trườn dần về phía sau. Cạnh một ngọn đồi, nơi có nhiều bụi cây rậm rạp. Bên kia ngọn đồi có nhiều thum dân cư mọc rải rác.
Vì vết thương trên đầu, khái niệm về thời gian và địa thế của Mười Rỗ có phần mơ hồ, nhưng theo quán tính, ông vẫn cố gắng trườn từng thước đất tới phía trước. Khi cảm thấy mình đã đủ khá xa vùng hiểm địa, Mười Rỗ đứng lên và chạy lúp súp.
Ông đã tới mạn sườn đồi là nơi trú ẩn an toàn. Ông đang tựa lưng vào một hốc đá thẳng đứng, thở lấy hơi, thì một sự cố hết sức bất ngờ lại dẫn đến.
Một thằng vô lại, mình trần trùn trụt, mặt mày hung ác, tay cầm mã tấu, từ trong một bụi rậm bên kia sườn đồi nhảy chồm vào Mười Rỗ.
Sức lực hầu như cạn kiệt, Mười Rỗ vẫn chống trả mãnh liệt và dồn được đối thủ vào thế bất lực.
Thực ra cuộc chạm trán đầy kịch tính này được diễn ra có thể do hoàn toàn bất ngờ. Vì thế, ngay từ lúc đầu, gã kia lộ vẻ hoang mang, ngơ ngác.
Nắm bắt được nhược điểm, Mười Rỗ đã khóa được bàn tay cầm hung khí của đối thủ và hạ nó té nhào xuống bằng một thế nhu đạo hiểm hóc.
Mười Rỗ chân ấn vào ngực, tay cầm cây mã tấu đã tước đoạt được, ghìm vào mặt nó và gằn giọng hỏi:
- Mày là thằng nào? Ai sai khiến mày tới đây?
Thằng kia nằm ngửa dưới mặt, rên:
- Dạ, em theo phe... Mã Lấu Sù... em đi thám thính.
Mười Rỗ ngạc nhiên hỏi tới:
- Con khỉ điên đến đây định làm gì?
- Dạ, nó dẫn tụi em tới để lén... cướp tù.
- Tù của ai? Tại sao cướp, cướp được chưa?
- Dạ, tù của Đèo Lán. Nó bắt cóc một đứa con gái. Nghe nói nó định đòi tiền chuộc vì bố mẹ cộ gái rất giàu. Mã Lấu Sù phỏng tay trên, chờ Đèo Lận dẫn quân đi đâu đó, cho tụi em lén vào và cướp được cô gái.
- Hiện cô gái ở đâu?
- Đã đưa về nhốt trong trại của Mã Lấu Sù.
Chỉ bấy nhiêu thông tin cũng đủ cho Mười Rỗ nắm được hầu như toàn bộ vấn đề.
Thì ra cô bạn mà hai cậu học sinh đã phải bỏ bao công sức kiếm tìm, đang nằm trong tay bọn đào đãi vàng bất hợp pháp tại Trà Púi.
Người ta thường nói “Trong cái rủi, có cái may”. Không ngờ trong cơn thập tử nhất sinh, mình khám phá ra âm mưu bắt cóc của bọn đào đãi vàng...
Ông nghiến răng nghĩ tiếp:
“Đã đến lúc dẹp sạch những cái ung nhọt xã hội”.
Nghĩ đoạn, ông gằn từng giọng nói với tên kia:
- Muốn sống, mày phải dẫn tao tới chỗ nhốt cô gái.
Thằng này lộ vẻ sợ hãi.
- Không được, khó lắm.
- Tại sao khó?
- Mã Lấu Sù cho canh phòng rất nghiêm ngặt. Rủi nó biết ra, sẽ rất nguy hiểm cho em.
Mười Rỗ nhìn nó, cười khinh bỉ.
- Được! Tao sẽ giao mày cho cảnh sát. Có thể sẽ ít nguy hiểm hơn.
Thằng kia giẫy như đĩa phải vôi. Nó nói líu lưỡi.
- Được, được. Em xin khai rành mạch các nơi hầm mỏ của “Con khỉ điên”.
*
Đèo Lán hớn hở đốc xuất đám phu phen “cửu vạn” ô hợp bao vây chiếc thum của Mười Rỗ.
Lão gào thét hết cả hơi:
- Bắt sống lấy nó, đốt luôn cái chòi.
Tuy nhiên, thâm tâm lão có không ít ngờ vực. Mười Rỗ không phải hạng người dễ dàng chịu khuất phục nằm im để bị bắt hay đầu hàng. Thế sao đến giờ này, hắn vẫn im hơi lặng tiếng? Hắn chết khiếp hay đang có âm mưu gì khác.
Con cáo già chợt nghĩ ra giải pháp, mà lão đắc ý cho là tối ưu.
Lão quay qua ra lệnh cho Nồng Pan và Tào Chịt:
- Chia làm hai tốp. Tốp vây kín mặt trước và phía sau căn lều. Tốp mang hết chất dẫn hỏa và thứ dễ cháy đến nhanh cho ta.
Vừa lúc một tiếng nổ như long trời lỡ đất phát lên từ phía lán trại, cách chỗ lão đứng trên trăm mét.
Đèo Lán mặt đỏ tía tai. Lão gầm lên ỏm tỏi:
- Chưa có lệnh tao, thằng nào dám khai hỏa?
Như để trả lời, một loạt tiếng nổ khác vang rền, kéo theo những tiếng la thét như giặc chòm.
Đèo Lán như người bị rút hết máu, bộ mặt trắng bệch như bụng cá chết. Lão nói líu ríu:
- Lính... lính tới hả?
Đúng lúc, một thằng cai phu đào mỏ, quần áo rách tươm như nhúm giẻ, từ khia đào đất đãi của lão hớt hải chạy nhào tới.
Đèo Lán chộp ngay lấy nó:
- Cái gì... Cái gì vậy? Lính hả?
Thằng này cái mồm méo xệch như khóc.
- Ghê quá... em chết mất thôi...
Đèo Lán nổi xung gan. Lão tức bực chộp áo tên này định đánh. Hắn tỉnh hồn, nói líu lo:
- Không phải lính, “Con khỉ điên”! Nó kéo quân đến đánh úp trại của mình.
Đèo Lán như vừa được tra luồn điện cực mạnh, lão giật nẩy người, đạp chân thình thịt xuống đất.
Lão rống the thé:
- Cả chuyện động trời này à? - Máu dồn cả lên, làm bộ mặt úc núc của lão nổi những chấm đỏ, như trẻ con lên sởi.
Lần này lão rống dữ dội:
- Tụi bây còn được mấy đứa?
Tào Chịt đứng bên, vội lên tiếng.
- Dạ, còn đủ. Có đánh đấm gì đâu.
- Được! Tập hợp cả lại, trở về giải vây cho đám quân cứu viện lán trại cho Đèo Lán.
Đám quân tấn công của Mã Lấu Sù “Con khỉ điên” cũng đang phân thành hai tốp. Tốp đi lùng sục để bắt người về làm lao động phục vụ đào hầm mỏ. Tốp đi hôi của, gọi thỏm là “thu chiến lợi phẩm”.
Tốp đi lùng sục đang tiến vào một chiếc chòi, cửa mở hai cánh chồng chất hòm to hòm nhỏ, thúng bao lỉnh kỉnh đủ các thứ.
Khi tiến vào, thằng đi đầu giật mình hốt hoảng.
Hình như có một hình người, lom khom ngồi trên đóng thùng hàng, không động đậy. Nó thận trọng bước vào gian lầu tranh tối tranh sáng và bất ngờ phát hiện một cô gái đang ngồi gục đầu bó gối.
Giữa lúc ấy, bên ngoài có nhiều tiếng nổ vang. Kèm theo tiếng la thét của “Con khỉ điên”.
- Thu vén nhanh, rút lẹ. Bọn chúng đang bao vây.
Liền đó có tiếng chửi rủa văng tục. Hình như hai bên đang đấm đá quyết liệt.
Thây tình huống hoàn toàn bất lợi, bên trong căn lều thằng quân bên phe “Con khỉ điên” chộp nhanh chiếc bao tải trong đóng thùng hàng, phủ ập lên đầu cô gái, rồi chạy thoát ra ngoài như ma đuổi.
... Chờ hai phe bát nháo Đèo Lán với “Con khỉ điên” im tiếng súng và sút hẳn đi, Mười Rỗ đứng lên phủi vội cát bụi bám dính trên quần áo và bước ra khỏi nơi ẩn nấp.
Ông đã trả tự do cho thằng quân thám thính của Mã Lấu Sù “Con khỉ điên” sau khi được nó khai hết những ngõ ngách vào tận sào huyệt của thằng chủ tướng của nó.
Vừa bước chân vào cửa thum, Mười Rỗ bùi ngùi đau khổ, pha lẫn căm hờn. Hầu hết cơ ngơi sự nghiệp của ông đã dày công xây dựng, phút chốc tan hoang do bàn tay phá hoại của bọn Đèo Lán.
Đang ngồi thở ngắn than dài, bỗng ông trông thấy Noọng Mén từ xa đang lúp xúp trèo lên cái thang tre.
Vừa gặp ông, cô bé đã tíu ta tíu tít:
- Hai bạn Hùng Việt đang ở trong nhà của Mệ. Họ chờ con về báo tin để bố biết, đồng thời xin phép bố cho con đi theo các bạn đến trại của Đèo Lán tìm chị Thùy.
Mười Rỗ ngồi đăm chiêu suy nghĩ, rồi nói:
- Bọn “Con khỉ điên” vừa kéo tới đập phá khu ở của Đèo Lán. Có thể giờ này chúng đã kéo về Trà Púi, cũng là nơi giam giữ cô bé. Cũng rất có thể cô bé còn ở trong tay của bọn Đèo Lán. Lão này còn có khu hầm mỏ cách chỗ của “Con khỉ điên” không xa. Vậy bố cho phép con hướng dẫn các bạn đi Trà Púi để tìm cô bé. Các con tìm cách thăm dò bên trại của Đèo Lán. Bố sẽ xông vào khu ở của “Con khỉ điên”. Kết quả như thế nào, khi gặp lại nhau sẽ biết.
Noọng Mén phân vân. Lát sau cô bé nói:
- Bố còn nhớ đứa con dị hình của Mệ không? Cậu ấy sẽ đi chung với tụi con...
Mười Rỗ gục gặc đầu:
- Càng hay! Khi lọt vào khu trại của Đèo Lán, các con nên làm thế này sẽ được thuận lợi.
Ông nói nhỏ vào tai con gái và hai cha con đồng cười.