hải đến 3 giờ sáng chúng tôi mới rời phố Greuse. Cuộc điều tra vẫn không tiến triển thêm được một bước nào.Mười lần, thậm chí hai mươi lần, chúng tôi cùng các nhà hành pháp đã săm soi căn hộ trên tầng ba cũng như căn phòng của cô gái bất hạnh Adèle. Chúng tôi không thể nào tìm ra một dấu hiệu nào dù nhỏ nhất.Chỉ có cái cách mà thảm kịch đã xảy ra - nghĩa là vụ giết người ở tầng ba - là giải thích được dễ dàng. Và ông cảnh sát trưởng đã trình bày ý kiến chung một cách tóm tắt như sau:Ông và bà Vigneray bắt đầu ăn tối thì kẻ lạ mặt bước vào. Ông Vigneray lao vào hắn ta và trong khi hai người đàn ông đánh nhau, bà Vigneray chạy vội ra cửa sổ kêu cứu. Khoẻ hơn địch thủ, tên giết người vùng ra và bắn vào bà Vigneray, rồi lại đánh nhau tiếp. Sau vài giây, tên đốn mạt lại dùng súng hạ gục địch thủ.Ngoài chuyện đó ra, chúng tôi không biết gì nữa. Hung thủ đã đi vào phòng bằng chìa khoá vạn năng ư? Hay hắn đã bấm chuông và các nạn nhân tội nghiệp đã mở cửa cho hắn? Chúng tôi không biết. Chi tiết ấy có vẻ không quan trọng so với điều bí ẩn mà sự biến mất của hung thủ đem lại.Còn về vụ giết cô hầu - giả thiết tự sát bị loại bỏ - ở đây cũng lại là một điều bí ẩn hoàn toàn.Tại sao lúc đầu Adèle không có mặt cạnh ông bà chủ để phục vụ bữa tối? Bởi vì không thể tưởng tượng được là tên giết người lại ra tay lần thứ ba trong căn hộ. Tại sao hắn lại không để xác cô ta lại đó? Tại sao hắn lại đem cái xác lên tầng sáu và nhất là hắn đã vận chuyển nó như thế nào?Nhưng mặt khác, cũng không thể chấp nhận được việc vụ giết người đó xảy ra trong phòng của cô gái tội nghiệp.Lần đầu khi ông cảnh sát trưởng đến, căn phòng đó trống không và còn có viên cảnh sát đứng trước cửa. Đương nhiên là viên cảnh sát đó phải nghe thấy tiếng súng. Nhất là anh ta phải nhìn thấy cô hầu và tên sát nhân đi vào phòng.Vậy mà viên cảnh sát đó khẳng định chả nhận thấy gì và anh ta rất cương quyết.Vậy mà chỉ trong vòng một giờ sau cuộc đên thăm đầu tiên, chúng tôi lại đi vào căn phòng ấy và tìm thấy xác của Adèle.Và lần này nữa, hung thủ cũng không thể thoát ra bằng cửa đi hoặc cửa sổ, những lối ra duy nhất của phòng cô hầu.Những lối ra duy nhất! Đấy là cái mà chúng tôi buộc phải chấp nhận, và vẫn nghĩ là những chỗ trốn hay lối thoát bí mật chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của các tiểu thuyết gia. Có không một cái cửa cũ, một cái cửa sổ trên mái, một cái bẫy được nguỵ trang một cách khéo léo?Sàn nhà, tường, trần nhà đều được thăm dò, buộc chúng tôi phải công nhận là cả căn hộ của vợ chồng Vigneray và phòng của Adèle đều không có một lối thoát bí mật nào.Suy nghĩ của ông Herbray tóm tắt lại tình hình như sau:“Đây là ba vụ giết người... vậy mà sự hiện diện của hung thủ lại là điều thực tế không thể có”.Câu nói đó gây sửng sốt nhưng rất đúng, tôi không ngừng nhắc đi nhắc lại, trong khi chúng tôi quay lên phố Kléber và đi về phía bệnh viện Beaujon.Trời lạnh và chúng tôi lật cao cổ áo ba-đờ-xuy lên. Tôi chỉ nhìn thấy có mũi và mắt của Brunei. Nhưng với cái nhíu mày, cái nhìn bất động của bạn tôi. Tôi đoán là anh đang cố hết sức để suy nghĩ và hẳn anh đang thấy rất bứt rứt.Girard cũng có vẻ mặt nhăn nhó. Đôi khi, môi ông ta hé mở và tôi cảm thấy rằng ông cố kiềm chế để không nói. Rõ ràng là ông ta không dám quấy rốỉ sự suy nghĩ của Brunei.Rất nhiều lần, ánh mắt tôi gặp ánh mắt của viên thanh tra. Girard hướng mặt lên trời và lắc đầu, cử chỉ của một người cảm thấy rã rời, bất lực.Chúng tôi tới bệnh viện.Sự tò mò của các y tá trực, người đưa chúng tôi đến phòng bà Vigneray, làm chúng tôi hiểu rằng họ đã biết cái hoàn cảnh kỳ lạ trong đó người đàn bà bất hạnh đã bị thương.Khi chúng tôi đến căn phòng cách ly nơi người đàn bà bất hạnh nằm, chúng tôi thấy một người đàn ông nhỏ bé có bộ râu quai nón trắng và vầng trán cao. Đấy là giáo sư, người đã trả lời điện thoại.- Thế nào, bác sĩ? Brunei hỏi khi tay vừa chạm quả đấm cửa.- Viến đạn xuyên từ đằng sau ra đằng trước. Nó đi hơi xiên và nằm lại trong gan sau khi đã làm vỡ một góc! Rất khó lấy ra, bây giờ chưa thể mổliền được.- Bà Vigneray đã tỉnh lại chưa?- Chưa, bà ấy vẫn hôn mê.Hơi lưỡng lự, Brunei hỏi:- Ngài chẩn đoán ra sao, thưa bác sĩ?Ông già tỏ ra nước đôi, không trả lời gì cả.Khi chúng tôi vào, cô y tá ngồi gần giường đứng dậy và tránh ra để chúng tôi đến gần. Nhưng chỉ có giáo sư tiến đến còn chúng tôi đứng giữa phòng.Mặc dù cặp mắt nhắm nghiền, cánh mũi phập phồng và đôi môi mím chặt như bị khâu lại, Simone Vigneray vẫn đẹp.Người phụ nữ bất hạnh mặt đẫm mồ hôi. Nàng đắp chăn mỏng, tấm chăn làm nổi rõ thân hình.Dù không muốn, tôi cũng không kìm được ngắm nhìn vẻ tinh khiết của cơ thể nàng. Nàng được đặt nằm giữa giường, hai tay buông xuôi. Nàng không hề động đậy. Bộ ngực khẽ phập phồng. Trông nàng như một bức tượng- nhất là vì nước da trắng xanh đến trong suốt.Ông bác sĩ nhìn biểu đồ treo ở đầu giường như một cái máy, rồi cúi xuống người bệnh như nghe hơi thở.Ông ta đứng lên, lại gần chúng tôi, lắc đầu. Chúng tôi rời phòng bệnh.- Tôi không thấy chúng ta có thể làm gì lúc này - Girard nói khi chúng tôi quay lại Saint-Honoré. Tôi ở gần đây, tôi muốn tạt qua nhà. Vợ tôi không thể quen như thế này, cô ấy hẳn lo lắng lắm - ông nói thêm - Mời các ông về với tôi ăn chút gì.Brunei cảm ơn con người trung hậu:- Chúng tôi đến sẽ làm bà nhà hoảng hốt... vả lại chúng tôi muốn hít thở khí trời.. Phải không?Anh cũng chẳng chờ tôi đồng ý.- Đi thôi, cố ngủ đi một chút. Hẹn lát nữa, lúc 7h kém 20, ở Montparnasse.Sau khi bắt tay, Girard vội đi ra xa.Brunei đi đến đại lộ Haussmann. Tôi hỏi anh ta:- Chúng ta đi đâu?- Tôi biết à? Chắc anh không muốn đi ngủ chứ?- Hẳn rồi.- Vậy thì cứ đi.Tôi buộc bạn tôi dừng lại và nhìn vào mắt anh.- Bạn ơi, nói riêng với tôi thôi, chân thành đi! Hẳn bạn đã có ý tưởng?Anh cúi đầu xuống.- Chả có gì cả, cậu bé ạ. Tôi chỉ gắng suy nghĩ... Vậy mà không được.- Cậu muốn nói gì?- Rằng... tôi vẫn chưa đặt lại được vấn đề. Đúng như vậy đấy. Tôi chắc là tôi thiếu dữ liệu hoặc đúng hơn là những cái tôi có lại sai lệch. Trước khi tìm cách giải quyết vấn đề, tôi tìm cách đặt ra, phát hiện một hoặc nhiều yếu tố còn thiếu.- Nhưng bạn có nghĩ là các yếu tố đó ẩn chứa chính đáp số của điều bí ẩn, nói cách khác, bạn có nghĩ là vấn đề được đặt ra đúng đắn là ngang với việc giải quyết nó không?- Có chứ, tôi tin thế, Brunei đồng ý. Tôi tin chắc thế. Tuy vậy... - Anh ngừng lời rồi nói tiếp - Tuy vậy chúng ta cần phải có tất cả các yếu tố... Tóm lại, đây là tình thế rối rắm, phải chọn một giữa hai con đường. Một mặt, vấn đề như nó đã được đặt ra là không thể giải được, chúng ta rút ra là nó đã bị đặt sai, rằng các mối tương quan của phương trình là không đầy đủ để tìm ra X. Mặt khác, có vẻ như không thể có những mốỉ tương quan còn thiếu.- Này nhé:1. Vấn đề được đặt ra theo cách đó không thể giải được.2. Không thể đặt vấn đề theo cách khác.- Vậy thì?- Vậy thì mới có bốn giò sáng, trời lạnh như chó chết... và chúng ta đi đo đường.Một tiệm rượu còn mở.- Chúng ta nên ăn và nghỉ một chút, Brunei nói.Quán nhỏ hẹp. Anh hầu bàn ngủ đứng như một con chim.Chúng tôi ngồi vào bàn ở góc phòng gọi bánh kẹp và rượu, ăn mà chẳng thấy ngon.- Tôi vào nghề đã lâu - Brunei nói và đặt cốc rượu xuống - vậy mà tôi không nhớ đã gặp cảnh nào tương tự. Tôi thật sự có cảm giác mất thăng bằng, trống rỗng. Thường thì, dù khó khăn đến đâu, tôi vẫn cảm thấy thành công và thắng lợi ngay từ đầu. Lần này, tôi chẳng thấy gì cả. Tôi như kẻ bơi ngược dòng, không tiến lên được. Tôi cảm thấy sự hão huyền của các cố gắng của tôi, tuy vậy tôi vẫn cứ bơi.- Theo cả hai nghĩa của từ đó.Brunei mỉm cười buồn bã. Chúng tôi ăn bánh kẹp xong và ngồi thật thoải mái trên ghế dài.Tôi nhắm mắt, nhưng vô ích, tôi không ngủ được, tôi quá bồn chồn và gọi thêm một cốc rượu.Brunei dựa lưng vào một góc ghế dài và duỗi chân, ngáy phì phò.Mấy phút dài dằng dặc trôi đi. Anh bồi hiểu rằng chúng tôi không vội đi, bèn đi lại quầy rượu.Đột nhiên, Brunei giật mình. Một đốm sáng loé lên trong mắt anh, rồi lại tắt ngay. Một lần nữa anh lại chúi vào góc ghế.Tôi cúi mình về phía anh:- Anh có tìm thấy gì mới không?Anh bĩu môi:- Không. Chỉ một ý tưởng... nó chẳng dẫn đên đâu cả.- Nhưng còn nữa không?- Đây nhé. Chúng ta có thể tìm ra động cơ của tội ác, tôi đột ngột đặt ra một câu hỏi khác, nó cho phép chuyển đổi vấn đề. Liệu hung thủ sẽ làm gì nếu như Simone Vigneray không kêu cứu nhỉ? Liệu hắn vẫn cứ giết hai vợ chồng hay không? Hẳn là như thế vì tiếng kêu cứu chứng tỏ rõ ràng là hai người em họ của Roland đang gặp nguy hiểm.Câu hỏi phải chăng là: Liệu hắn vẫn cứ giết Adèle hay không? Hay tốt hơn là trả lời khẳng định cho câu hỏi này: liệu hắn sẽ làm gì với cái xác? Chúng tôi nhẽ ra sẽ tìm thấy nó ở đâu?- Thế cái lập luận như vậy đưa anh đến đâu?- Chả đến đâu cả, tôi đã nói rồi. Tôi chỉ trình bày ý tưởng để chỉ cho anh một cách nhìn nhận sự việc mới. Chúng ta chưa tiến lên chút nào. Vả lại, cái gì chứng minh rằng Adèle không bị giết đầu tiên?Chuông báo đã năm rưỡi. Một người đi bán bánh mì dạo. Cái sọt bánh bốc khói nghi ngút. Rồi những người đi làm sớm đến đầy tiệm.- Đi thôi, Brunei nói.Chúng tôi đi thẳng đến ga Montparnasse. Girard đã có mặt. Anh ta đang đi đi, lại lại.- Tôi chẳng chợp mắt chút nào, anh ta lẩm bẩm khi bắt tay chúng tôi. Khỉ thật!Hãy còn sớm. Chúng tôi đi đến quầy ăn và uống cà phê nóng bỏng. Rồi chúng tôi nhìn ra đồng hồ bên ngoài, sáu giờ 35.- Ông Charasse đến muộn à? Girard hỏi và lôi đồng hồ ra.- Tôi ngạc nhiên đấy, Brunei trả lời, Roland là người rất đúng giờ. Và ông ta lại ở gần đây.- Phố Guynemer thì phải.- Đúng, phố Guynemer.Tuy nhiên, cái kim dài vẫn tiếp tục quay. Chỉ còn sáu phút nữa là tàu chuyển bánh. Brunei bắt đầu lo lắng.- Thế nghĩa là sao?- Có thể ông ấy chưa tỉnh giấc, tôi liền nói. Chắc ông ta mệt rũ ra.- Không đâu! Tôi cá là ông ta cũng chẳng chợp mắt đâu.- Vậy làm sao đây? Girard hỏi.Brunei đi vòng quanh chúng tôi, mắt nhìn chằm chằm vào đồng hồ. Chỉ còn ba phút nữa là tàu chạy.Brunei chợt đứng khựng lại.- Tôi sợ, anh nói.Chúng tôi sửng sốt nhìn anh.- Thế à, anh nghĩ gì vậy? Girard kêu lên.- Tôi nghĩ đây là lần đầu tiên Roland đến muộn, mà cuộc hẹn này là quan trọng nhất đối với anh ta.- Tóm lại, anh không định nói là...- tôi bắt đầu nhưng không dám nói hết.- Nào! anh định nói gì? Brunei nói thô bạo.- Tôi muốn nói là tôi hoàn toàn hiểu sự sợ hãi của anh đối với Julien Blanchot, cái chết của Adèle làm chúng ta thấy sợ hơn. Nhưng rõ ràng là Roland Charasse không biết gì hết, nếu biết anh ta đã nói cho chúng ta.- Tất nhiên anh ta không biết gì cả, nhưng anh ta biết rõ Julien Blanchot, anh ta có thể bắt Julien nói những điều mà kẻ sát nhân không muốn.Chúng tôi chỉ còn lại một phút để lên tàu.- Chúng ta đi chứ? Girard nóng ruột hỏi.Không trả lời, Brunei dán mắt nhìn vào cái kim dài chỉ 7h kém mười.- Chúng ta đến đó bằng ô tô. Ta qua nhà Roland trước đã.Anh lao xuống thang.- Taxi, đến phố Guynemer, nhanh lên!Sự lo lắng của Brunei lan sang cả chúng tôi. Tay tài xế thật khéo léo, vượt xa các đồng nghiệp của anh ta. Tuy vậy tôi vẫn cảm thấy như chúng tôi không nhích lên được chút nào.Chiếc ô tô vừa đậu sát hè là chúng tôi đã nhảy cả xuống. Theo sau Brunei chúng tôi chui qua vòm cửa của một toà nhà hiện đại và xa hoa.Ông Roland Charasse sống ở tầng hai. Chúng tôi trèo thang bốn bậc một và Brunei gõ cửa.Một phút trôi qua. Cuối cùng chúng tôi nghe thấy có tiếng sột soạt. Cửa mở, trước mặt chúng tôi là một người đàn ông to béo, già và hói, mặc một cái quần và một cái áo ngủ quá dài. Ông ta có cặp mắt sưng lên vì thiếu ngủ. Khuôn mặt ông để lộ sự lo lắng, nhưng ngay sau khi nhận ra Brunel, ông béo tươi tỉnh lên.- Armand, chủ anh đâu? bạn tôi hỏi.- Ông ấy không có ở đây mà ở phòng làm việc trên đại lộ Saint-Germain.- Ở phòng làm việc à? Ông chắc chứ?- Chắc chắn, thưa ông Brunei. Ông chủ đã về nhà hôm qua lúc 10 giờ. Ông ấy rất bối rối... Trời ơi! Một cú như thế...Và ông giúp việc đưa tay lên ngực,- Tôi muốn ông chủ đi ngủ và nghỉ ngơi. Nhưng ông ấy không nghe. Ông ấy đi đi, lại lại trong phòng. "Tôi nghĩ là tốt nhất tôi nên đi làm việc, cuối cùng ông ta nói, có lẽ như thế tôi sẽ đỡ phải nghĩ ngợi”. Và ông ấy đi đến phòng làm việc. Đấy cũng là thói quen của ông chủ, làm việc ban đêm và ngủ ban ngày. Như vậy, ông ấy không bị quấy rầy.Brunei không nghe thêm. Trước vẻ ngơ ngác của ông giúp việc, anh quay nửa vòng và chạy sầm sầm xuống thang. Chúng tôi theo kịp anh khi anh nhảy vào taxi.- Đại lộ Saint-Germain, góc phố Bac.Tí nữa thì anh ta bỏ rơi chúng tôi.- Tôi cho là anh chẳng cần hốt hoảng - Girard nói, thở hổn hển. Ông Charasse đã quên không ra chỗ hẹn.Brunei không trả lời.Chúng tôi chỉ mất ba phút để đến địa chỉ trên. Ông gác cổng đang cọ rửa vỉa hè trước cửa ra vào.- Ông Charasse có trong phòng làm việc không?- Hình như thế. Tôi thấy ông ấy đến tối qua và chưa thấy đi ra. Bây giờ thì tôi không dám khẳng định gì cả, ngôi nhà to lắm, biết bao nhiêu là lốiđi...Bạn tôi lẩm bẩm cảm ơn.Phòng làm việc của Roland Gharasse nằm ở trên gác. Brunei đấm cửa nhưng lần nà chẳng thấy có ai trả lời.- Chắc ông ta đi rồi. Ông ấy đợi chúng ta ngoài ga, tôi nói cố làm ra vẻ bình tĩnh.Vẫn đấm cửa, Brunei quay đầu lại.- Ông gác cổng có chìa khoá, đi hỏi đi. Ông ấy quen tôi và sẽ đưa.Ông này đưa ngay. Tôi lại trèo lên gác, tim đập thình thình. Brunei mở cửa.Khu làm việc của ông Charasse gồm ba phòng: phòng đợi, phòng làm việc và một gian bếp nhỏ. Chúng tôi chạy qua phòng khách, căn phòng bài trí xa hoa có hai cửa sổ lớn trông ra đại lộ, và lao vào phòng làm việc.Các ngăn tủ hồ sơ xếp cao đến tận trần nhà, một tủ sách có cửa bằng kính, ba ghế bành bọc da, một cái bàn giấy cỡ lớn. Trên bàn giấy, cạnh một bộ hồ sơ xem dở là một cái khay với một bình sữa màu trắng và một cái tách. Căn phòng dường như trống không.- Thấy chưa, Girard nói - ông ta đi rồi.- Trời ơi! Brunei rống lên và lao về phía sau bàn giấy.Roland Charasse nằm dài trên sàn nhà, tay ôm lấy bụng. Mặt ông ta tím ngắt, nét mặt rúm ró.Brunei quỳ xuống cạnh cái xác và cúi sát mặt mình vào mặt bạn, đồng thời anh luồn tay dưới áo vét bạn.- Thế nào? Chúng tôi, Girard và tôi, run run hỏi.- Ông ấy còn sống. Tim vẫn đập nhưng rất yếu! - Brunei đứng dậy- Bác sĩ nhanh lên. Gọi điện cho bác sĩ Didier ngay, đấy là bạn của Roland. Ông ta sống ở gần đây. Danh bạ trên bàn giấy ấy.Girard vội thi hành.Tôi cúi xuống anh bạn bất hạnh của chúng tôi.Không cần phải là một chuyên gia mới đoán đươc nguyên nhân nào đã làm Roland ngã vật xuống.- Bị đầu độc à? tôi hỏi khẽ,- Bị đầu độc, Brunei nhắc lại.Anh đi lại bàn giấy và kéo cái khay về mình. Cái bình trắng vẫn còn cà phê, còn cái tách thì chỉ còn lại chút cặn ở đáy.- Thói quen của anh ấy là vừa làm việc vừa uống cà phê - Brunei giải thích. Ngày nào cũng vậy, Armand đến chuẩn bị cà phê. Roland uống nguội và không đường. Anh ấy thích thật đặc.Anh đưa cái tách lên mũi, rồi cầm lấy cái bình và ngửi. Anh đưa bình lên môi, ngậm một ngụm trong mồm một phút rồi đi vào trong bếp để nhổ ra.- Cà phê này có vị lạ nhưng rất mờ nhạt... Không thể nhận ra được nếu không biết trước.Trong lúc đó Girard gọi điện thoại.- Bác sĩ Didier sẽ đến ngay.Brunei mang một cái gối nhỏ đặt xuống dưới đầu Roland rồi anh quỳ gối, mắt đăm đăm nhìn khuôn mặt đau đớn của bạn.Girard đứng giữa phòng, tay nắm chặt, cằm nhô ra, như sẵn sàng chiến đấu vói một địch thủ vô hình.- A! Thằng đểu! anh ta kêu lên.Đúng như lời hứa, bác sĩ vừa đến. Ông ta đi dép trong nhà và không có cổ cồn.Ông vạch mắt nạn nhân, bắt mạch, ngửi hơi thở.- Tôi phải chuyển anh ta đến chỗ tôi ngay, ông ta nói vẻ quả quyết, che giấu nỗi lo lắng sâu sắc - Do dự một lát, ông nói thêm - Tôi không thể nói gì lúc này. Nhưng tôi thề là sẽ làm hết sức.- Cảm ơn bác sĩ, Brunei nói vẻ xúc động.Anh vẫn quỳ cạnh bạn. Nét mặt ủ rũ, môi run rẩy chứng tỏ anh đang đau khổ. Trong mắt anh, chợt tôi nhận thấy một nỗi lo sợ mới. Anh đứng bật lên.- Bác sĩ, đề nghị ông báo ngay cho cảnh sát trưởng. Chúng tôi không có thời gian. Ông báo cả cho thẩm phán nữa, ông Herberay ấy. Nói rằng chúng tôi không thể đợi ông ta. Ông ấy sẽ biết chúng tôi ở đâu.Girard và tôi nghe Brunei nói với vẻ sửng sốt. Thanh tra gào lên:- Sao, Brunei, chúng ta đi à?Brunei nhún vai, giọng khô khốc:- Anh không nghĩ là chúng ta có ích ở nơi ấy à? Chúng ta không còn việc gì để làm ở đây.Anh nhắc lại vẻ tuyệt vọng:- Chẳng còn gì! Chẳng còn gì!Anh xiết tay ông bác sĩ ngơ ngác.- Tất cả những gì có thể đều cố gắng làm bằng được, thưa bác sĩ.Và sau khi lướt nhìn đau đớn vẻ mặt rúm ró của Roland, anh ta đi ra cửa. Tôi chạy theo anh.- Gọi điện cho Julien Blanchot.- Không, để làm gì. Dù sao cũng phải tới đó.Girard theo kịp chúng tôi ở hành lang. Anh ta đã nghe thấy mấy lời cuối của Brunei.- Dù sao! A! Thế là thế nào? Hung thủ không thể nào có mặt ở khắp nơi được.- Vì thế mà hắn đã dùng thuốc độc vào lần này. Đầu độc, cái chết chậm, khoảng cách... Phương pháp giết người ở đây cùng lúc với ở nơi khác. Anh đã hiểu chưa?Tài xế ngủ gật trên ghế. Brunei vỗ vai anh ta.- Đến Mans. Tôi sẽ chỉ đường.Anh ta trợn mắt.- Đến Mans?... Ở vùng Sarthe à? Ông đùa đấy à?- Tôi có vẻ đùa không hả? Đi Mans, thưởng một ngàn quan, được chưa?Người kia nhìn anh vẻ lo lắng, Girard chìa thẻ thanh tra ra.Tài xê gật đầu:- Hừm!... Thế thì được.Brunei ấn chúng tôi vào xe và phát vào tay anh ta như phát mông ngựa.- Tôi đã nói là môt ngàn quan, nhưng sẽ là hai ngàn nếu chúng ta chỉ đi mất bốn giờ.