---~~~mucluc~~~---


CHƯƠNG 2
Lực lượng và tinh thần quân đội dưới quyền Trần Quốc Tuấn

     uốn rõ võ công của Trần Hưng Đạo, tất trước phải xét đến lực lượng binh bị, tổ chức quân sự và tinh thần quân nhân đương thời.
Theo các sử cũ, sách xưa, thì binh chế đầu đời Trần đại khái như thế này:
Toàn thư, quyển 5; Cương mục, quyển 6 có chép:
Tháng ba, năm Kỷ Hợi22 (1245), tuyển trai tráng làm binh lính, chia ra ba bậc thượng, trung và hạ.
Tháng hai, năm Tân Sửu23 (1247), tuyển những người có sức mạnh, am hiểu võ nghệ, sung làm Thượng đô túc vệ (Toàn thư, quyển 5, tờ 12a);
Cương mục, quyển 6, tờ 20b-21a chép:
Tháng hai, năm Bính Ngọ (1246), biên định quân ngũ:
Lựa những người khỏe mạnh sung vào quân Tứ thiên, quân Tứ thánh, quân Tứ thần24.
Các lộ Thiên Trường25 và Long Hưng đặt làm quân Nội Thiên thuộc, quân Thiên cương, quân Chương thánh, quân Củng thần.
Các lộ Hồng (nay là Hải Dương), Khoái (nay thuộc Hưng Yên) đặt làm quân Tả Thánh dực và Hữu Thánh dực.
Các lộ Trường Yên (nay thuộc Ninh Bình), Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình) đặt làm quân Thánh dực, quân Thần sách.
Còn thì sung làm Cấm vệ; ba bậc Cấm quân sung làm đoàn đội trạo nhi (tay chèo thuyền)26.
Tháng hai, năm Tân Dậu (1261), tuyển dân đinh các lộ; phàm người khỏe thì cho làm binh lính; còn thì sung làm sắc dịch ở các sảnh, viện, cục và làm đội tuyển phong ở các lộ, phủ, huyện (Cương mục, quyển 7, tờ 1b).
Tháng tám, năm Đinh Mão (1267), chế định quân ngũ.
Quân gồm 30 đô, mỗi đô có 80 người; tuyển trong họ tông thất lấy người thông võ nghệ, sáng binh pháp để coi quản (Toàn thư, quyển 5, tờ 31a-b).
Ngoài ra còn có quân Tứ xương là những binh lính phải thay phiên nhau, canh giữ bốn cửa ngoài thành. Song, hạng quân Tứ xương này không bì được với quân Cấm vệ (Cương mục, quyển 6, tờ 9a).
Khi đánh Mông Cổ lần đầu (Đinh Tỵ, 1257), nhà Trần còn có quân “Tinh cương”, nên vua Trần Thái Tôn có hỏi Thái úy Trần Nhật Hiệu rằng “quân Tinh cương ở đâu?”
Mục “Binh chế” trong An Nam chí lược (quyển 14, tờ 6a-7a) của Lê Tắc có chép: Quân không có số nhất định (định tịch) tuyển những người khỏe mạnh trong dân đinh làm lính. Năm người là một ngũ; mười ngũ là một đô. Lại cân nhắc lựa lấy hai người lanh lẹ, tài tuấn cho giữ việc rèn luyện võ nghệ27. Lúc điều động thì gọi ra lính, lúc yên hàn thì cho về làm ruộng.
Các ngạch quân chia làm thân quân, du quân, và vương hầu gia đồng.
Thân quân:
1) Thánh dực đô,
2) Thần dực đô,
3) Long dực đô,
4) Hổ dực đô,
5) Phụng nha quan chức lang.
(Từ đây trở lên đều có tả hữu cả)28.
Du quân:
1) Thiết lâm đô,
2) Thiết hạm đô,
3) Hùng hổ đô,
4) Vũ an đô.
Vương hầu gia đồng:
1) Toàn hầu đô,
2) Dược đồng đô,
3) Sơn liêu đô.
……
Căn cứ vào các sử liệu trên đây và “Binh chế chí” trong Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, ta có thể tóm tắt sơ qua về binh chế hồi đầu Trần.
1. Số lượng – Mỗi quân có hai nghìn bốn trăm người. Kể cả các quân Cấm vệ và các lộ. Lúc thường có lẽ không đầy mười vạn. Nhưng khoảng niên hiệu Thiệu Bảo (1279-1284), vì có cuộc chiến tranh tự vệ, số quân sĩ được điều động có tới hai mươi vạn (200.000) người (1284). Dẫu vậy, đó chỉ là những quân lấy ở các lộ Đông, Nam, chứ bấy giờ từ Thanh Hóa trở vào hãy còn chưa hề tuyển đến. Cho nên, vua Trần Nhân Tôn có câu thơ rằng:
“Cối Kê cựu sự, quân tu ký;
Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh.”29
Ý nói: Anh nên nhớ chuyện Việt Câu Tiễn xưa; chỉ còn năm nghìn giáp, thuẫn, trú đậu ở Cối Kê, thế mà, về sau, diệt được nước Ngô, rửa được hờn nước; huống chi ta nay ở Thanh Hóa và Nghệ An còn có tới mười vạn quân chưa gọi đến.
Còn chế độ Cấm quân thì từ đời Trần Thái Tôn đã đặt, sau đó lại có tăng thêm, nhưng thực số là bao nhiêu, không thể khảo được.
2. Tổ chức – Về bộ binh, bấy giờ có quân Cấm vệ và quân các lộ như ta đã biết. Còn chu sư thì có “đoàn đội trạo nhi” là những tay chèo lái thuyền trận; thuyền trận thì có những danh hiệu như: “Kim phượng”, “Nhật quang” và “Nguyệt quang”… mà tháng mười năm Tân Sửu30 (1247), chính vua Trần Thái Tôn đi tuần lược nơi biên thùy, đã đem những thuyền ấy vào tận mấy trại Vĩnh An và Vĩnh Bình thuộc đất nước Tống. (Toàn thư, quyển 5, tờ 12b; Cương mục, quyển 6, tờ 21a-b).
Quân đội: Hoặc tuyển trong đinh tráng lựa lấy những người có sức mạnh, am hiểu võ nghệ; hoặc bắt những người giàu có khỏe mạnh mà không có quan tước thì sung làm quân, đời đời phải đi lính31 (Toàn thư, quyển 5, tờ 4b-5a).
Binh phục bấy giờ thế nào, không thấy sử chép; song nhân việc đạo quân của Trần Khánh Dư ở Vân Đồn32 có đội nón ma lôi33, có thể đoán rằng quân sĩ đương thời đều có đội nón.
Các vương hầu cũng được phép mộ trai tráng dân gian làm quân lính, nên năm Quý Mùi (1283) các vương Quốc Hiến, Quốc Tảng… đều đốc suất quân các xứ Bàng Hà34, Na Sầm35, An Sinh, Long Nhãn36… đến hội ở Vạn Kiếp.
Các vương hầu lại còn có ngạch “gia đồng”, đặt dưới danh hiệu là Toàn hầu đô, Dược đồng đô và Sơn liêu đô như trên đã nói. Chứng cớ là Trần Quốc Toản đã tự động tổ chức lấy đạo quân gia đồng hơn nghìn người gồm cả gia nô và thân thuộc (tháng mười, năm Nhâm Ngọ, tức năm 1282) để đánh Mông Cổ.
Cấp tướng coi quản các quân các đô phải là người trong họ tông thất, mà phải thông võ nghệ và sáng binh pháp.
Đứng đầu bộ chỉ huy là “Tiết chế”. Tiết chế được thống lĩnh hết cả thủy bộ chư quân trong nước; nhưng không phải là một chức chính, mà chỉ là cầm quyền “đổng tổng”, điều khiển chỉ huy toàn thể bộ máy quân sự, như một vị Tổng Tư lệnh ngày nay.
Các tướng quân thì có Phiêu kỵ tướng quân, là chức riêng phong cho các hoàng tử. Còn thì Trấn quốc tướng quân, Phó tướng quân, Cấm vệ tướng quân, Chư vị tướng quân,… đều coi giữ việc binh cả.
Kỷ luật rất nghiêm; kẻ nào đào ngũ, bắt được thì chặt ngón chân; nếu còn cứ cam tâm lại trốn thì có khi phải tội voi giày.
Noi theo phép đời Lý, Trần cũng cấp tuế bổng cho quân Túc vệ; còn quân các đạo thì khi yên hàn, cho chia phiên nhau về làm ruộng để đỡ tốn công khố37.
Tổ chức binh bị hồi Trần sơ đại để là, lúc bình, tuyển theo ngạch số đã định, lúc có chiến tranh, cứ chiếu sổ đinh, gọi tất cả trai tráng ra lính, ai cũng là quân cùng nhau góp sức chống giặc. Cho nên Cương mục, quyển 6, tờ 27b đã dựa vào tài liệu của Lịch triều hiến chương mà kết luận rằng: “Khi vô sự thì cho tản về làm ruộng nơi đồng nội; lúc có việc thì toàn dân là quân lính cả.”
3. Trình độ văn hóa – Từ trước, theo pháp chế đã đặt, quân sĩ Thiên Thuộc38 không được tập văn nghệ, là vì “sợ đói hơi kém sức”39. Đến tháng giêng, năm Tân Tỵ (1281), tuy lập trường học ở phủ Thiên Trường, nhưng vẫn cấm người làng Thiên Thuộc không được vào học, là có ý “chuộng sức mạnh”40.
Nên chú ý: cái lệ trên đây chỉ áp dụng cho hạng quân Thiên Thuộc, chứ đối với quân sĩ các lộ khác, không thấy hạn chế như thế.
Các cấp tướng tá dưới quyền tiết chế của Hưng Đạo vương không biết có được tập “văn nghệ” hay không, có điều chắc chắn là họ tất có được học, nên khi dụ bảo họ, ngài mới viết hịch bằng Hán văn mà cũng có thể thông dụng được. Nhưng chắc họ cũng chỉ thiệp liệp41 kinh sử, học hành ít nhiều, chứ không được tinh thông “văn nghĩa” cho lắm; chẳng thế; trong bài hịch ngài đã phải nói: “Nhữ đẳng thế vi tướng chủng, bất hiểu văn nghĩa, ký văn kỳ thuyết nghi tín tướng bán...”. (Các người nối đời, làm con nòi nhà tướng, không thông hiểu văn nghĩa, nghe lời ta nói, nửa tin, nửa ngờ...).
Rồi trong bài hịch ấy, ngài khuyên họ rèn luyện quân lính, tập tành cung tên, khiến mỗi người là một Bàng Mông42; mỗi nhà một Hậu Nghệ43... (Huấn luyện sĩ tốt, tập nhĩ cung thỉ, sử nhân nhân Bàng Mông, gia gia Hậu Nghệ...)44.
Mấy chứng cớ ấy tỏ rằng tướng sĩ đứng dưới bóng cờ Trần Hưng Đạo bấy giờ chuộng võ hơn chuộng văn, trọng thực hành hơn nói suông lý thuyết.
4. Tinh thần chiến đấu − Khi giặc Mông Cổ sang lấn cướp, quân sĩ đương thời, do máu nóng sôi nổi y&!!!15564_5.htm!!! Đã xem 21107 lần.

Mọt Sách sưu tầm
Nguồn: Công ty CP Sách Alpha
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 3 tháng 6 năm 2015