gũ chỉ chùy hợp trảo thực ra là một cục bông tròn trịa, nhưng nó tuyệt đối đơn giản chỉ là một cục bông. Khi cục bông vừa dính phải người, từ bên trong sẽ vươn ra năm móc câu sắc nhọn giống như những ngón tay quặp lại đâm sâu vào cơ thể, bấm chặt lấy thân người. Sau đó, sợi dây điều khiển sẽ kéo căng, hoặc do người trúng bẫy giãy giụa, khiến các ngón tay thép càng siết càng chặt, đầu móng sắc nhọn cũng càng đâm càng sâu, cho đến khi da thịt nát nhừ, xương cốt đứt đoạn mới thôi. Không những thế, những khớp nối trên các ngón tay còn liên tục co duỗi mà xuyên sâu thêm vào cơ thể, để đâm móc, cào rạch, đục khoét, nên mới gọi là “chùy hợp”.*
Chương 3.1 KÉO ĐAO BẮN
Bị trói chặt trong Lưới trời bắt sẻ, nhưng Quan Ngũ Lang vẫn đứng nguyên tại chỗ, không những thế, anh ta còn gắng sức để khom lưng xuống. Lẽ nào anh định dùng chính tấm lưng vạm vỡ để chống đỡ chín mũi phi mâu mỏ phượng nhọn hoắt chi chít trên trần nhà? Lẽ nào tấm lưng của anh còn rắn hơn cả mai rùa thép tấm?
Lớp lớp mũi nhọn của phi mâu mỏ phượng rùng rủng rọi ánh hàn quang, những thẻ tre trên đuôi mâu bị kéo căng, đồng loạt kêu lên ken két. Quan Ngũ Lang biết rõ, chúng có thể lấy mạng mình chỉ trong nháy mắt, nên anh cần phải hết sức nhanh chóng vùng vẫy để thoát ra. Thế nhưng cơ thể cường tráng của anh chắc chắn không thể chui lọt qua mắt lưới, anh chỉ có thể gắng sức đưa đao cán đao dài mài từ sắt sống ra ngoài.
Đao pháp của Quan Ngũ Lang là Khuyên nhi đao, hay còn gọi là toàn đao pháp (đao pháp xoay tròn). Mặc dù đao pháp này không có nhiều chiêu thức biến hóa, nhưng cũng không đơn giản chỉ là nắm chặt cán đao rồi xoay bừa chém loạn, mà đao pháp còn được chia thành hai loại là vòng đơn và vòng kép. Vòng đơn là chỉ xoay mũi đao hoặc chuôi đao, vòng kép tức là xoay chuyển cả mũi đao và cán đao. Sự biến hóa giữa hai kiểu xoay vòng này không chỉ dựa vào lực xoay của thân người là có thể thực hiện được, mà được khống chế nhờ vào thiết kế xảo diệu và cơ quan ẩn trong bản thân cây đao.
Tại sao cán đao của Quan Ngũ Lang lại được mài từ sắt sống, chứ không phải làm từ gỗ tần bì như cán đao thông thường? Nguyên nhân là bên trong chuôi đao có ẩn tàng cơ quan. Thanh phác đao hai lưỡi này còn được gọi là đao Như ý tam phân nhẫn (lưỡi chia ba tùy ý), chuôi đao có thể gập thành ba khúc, được nối liền bằng xích sắt, sau khi các khúc chuôi đao đã được tách rời, hình dạng giống như côn ba khúc. Trong truyền thuyết, thanh đao ba mũi hai lưỡi của Nhị Lang Thần có thể tự uốn cong để đả thương địch thủ, nhờ vào gợi ý đó mà người ta đã sáng chế ra cây đao này. Vì vậy, đao Như ý tam phân nhẫn có một độc chiêu, đó là trong lúc xoay mình tấn công, có thể đột ngột tách rời mũi đao hoặc chuôi đao, từ đó thay đổi hướng chém, khiến đối phương không kịp trở tay.
Quan Ngũ Lang là người chất phác. Nếu đao pháp biến hóa quá nhiều, anh sẽ học không nổi, vì vậy Lỗ Ân và Lỗ Thịnh Nghĩa đã phải bỏ ra rất nhiều công sức vào thiết kế cây đao, lại nhờ người thợ rèn nổi tiếng từ Quan Ngoại(*) là Nhậm Hỏa Cuồng dày công tôi luyện, nhằm mục đích lấy đao bù khéo, để bù đắp cho những điểm yếu về chiêu thức võ công của Ngũ Lang. Ai có thể ngờ một người thô vụng thật thà như Quan Ngũ Lang trong lúc giao chiến lại có thể ngầm sử hiểm chiêu. Bởi vậy, chiêu thức khiến đối phương không ngờ tới mới chính là chiêu thức hiệu quả nhất.
(*) Tức là ngoài biên ải, thường dùng để chỉ khu vực phía đông Sơn Hải Quan hoặc phía tây Gia Dụ Quan của Trung Quốc.Quan Ngũ Lang thấy phần lưỡi đao quá rộng, không thể lách qua mắt lưới. Vì vậy anh mới khom lưng, gắng thò chuôi đao ra ngoài. Sau đó, bấm mở cơ quan, chuôi đao liền tách ra một đoạn côn sắt dài chừng hơn một thước được nối liền bởi sợi xích sắt. Quan Ngũ Lang bèn xoay chuyển thân mình, xoay tít khúc côn sắt. Côn hình vừa kịp thi triển, cả giàn phi mâu mỏ phượng đã ào ào lao xuống như mưa rào.
Phi mâu tới tấp va vào màn côn sắt, văng ra tứ phía, đan xéo vào những dãy phi mâu đang lao thẳng xuống ở xung quanh, nháo nhào thành một đám. Chỉ thấy phi mâu, gỗ vụn, gạch vỡ bay mù mịt. Thế nhưng vòng tròn từ khúc côn vẫn không đủ lớn, đã có hai ngọn phi mâu lọt qua đâm trúng vào sau mông của Ngũ lang.
Chín mươi chín ngọn phi mâu mỏ phượng đã phóng hết, nằm la liệt kín cả sảnh đường. Thông thường những loại nút sát thương bố trí dày đặc như thế này đều là nút tịnh(*), không dùng nút đục(**). Bởi vì khi trúng phải nút này, nếu là cao nhân sẽ lập tức giải được nút, cạm bẫy không thể giữ chân họ; còn nếu như đã bị nút này trói chặt, chắc chắn khó mà có được cơ hội sống sót. Về mức độ hiểm độc của đối phương, những người nửa giang hồ nửa thợ mộc trong nhà họ Lỗ không bao giờ có thể hình dung được.
(*) Tức chỉ dùng một loại ám khí, một lần phóng hết toàn bộ.(**) Tức là có nhiều chủng loại ám khí xếp thành nhiều lớp, phóng ra theo từng đợt.Quan Ngũ Lang không thấy đau đớn, mà chỉ cảm thấy vết thương tê dại và ngứa rần. Anh liếc mắt nhìn mấy ngọn phi mâu rơi bên cạnh chân, thấy trên mũi mâu sáng loáng có lẫn chút ánh chàm, chắc hẳn chúng đã được tẩm độc. Bây giờ anh chỉ có hai sự lựa chọn: một là bình tâm tĩnh khí để hạn chế chất độc phát tán, đợi người đến ứng cứu; hai là nhanh chóng tìm cách thoát khỏi tấm lưới Dây mây bờm ngựa đang trói chặt lấy mình, đi tìm người giải độc.
Trong lúc Ngũ Lang còn đang do dự, bỗng từ trên lầu vọng xuống một âm thanh, khiến anh lập tức đưa ra quyết định. Đó là tiếng kêu lanh lảnh của Lỗ Thiên Liễu. Với Ngũ Lang, tiếng kêu đó khác nào một mệnh lệnh quyết tử.
Anh không hề thu cán đao lại, vì như vậy sẽ khiến thanh phác đao trở nên ngắn hơn, càng dễ xoay xở trong tấm lưới. Anh nhích về phía trước chừng hai bàn chân, giẫm thật chặt lên mảng lưới ở trước mặt, sau đó cố gắng đứng thẳng dậy. Lúc này hai chân và đầu của Ngũ Lang đã trở thành hai điểm kéo, khiến tấm lưới bờm ngựa bị kéo căng hết cỡ.
Tấm lưới Dây mây bờm ngựa dai bền đặc biệt, để có thể dùng chân và đầu kéo căng tấm lưới như Ngũ Lang, lưng eo phải có một sức lực cực lớn. Ngũ Lang từ nhỏ đã theo nghề chèo thuyền, kéo thuyền trên sông, sau khi đến nhà họ Lỗ, lại suốt ngày đẵn gỗ khiêng cột. Anh ta bẩm sinh sức lực hơn người, sau khi trải qua những hoàn cảnh trên đã tôi luyện được một tấm lưng có sức mạnh ghê gớm.
Quan Ngũ Lang “hự” lên một tiếng, vận lực vào lưng eo kéo mạnh, tấm lưới Dây mây bờm ngựa liền bị kéo thẳng căng như dây đàn. Những dây lưới được kết từ dây mây và bờm ngựa bị kéo dài thêm nửa thước.
Quan Ngũ Lang đưa mũi đao xỏ ngang vào một mắt lưới, chuôi đao gác trên vai, sau đó lại vận khí hét lên một tiếng, gồng lưng hết cỡ, kéo lưới thật căng, cánh tay phải đánh ngang một cú sấm sét vào chuôi đao.
Tấm lưới Dây mây bờm ngựa bền chắc kinh người, nhưng sợi dây dù chắc chắn đến đâu, sau khi bị kéo căng tới cực điểm cũng sẽ trở nên yếu ớt. Quan Ngũ Lang từ nhỏ đã quen kéo thuyền buộc cáp, nên anh hiểu rất rõ điều này.
Nút khảm đã bị phá, tấm lưới đã bị thủng một lỗ, mặc dù không lớn lắm. Ngũ Lang tất bật tay lôi tay cứa một hồi, cuối cùng đã chui ra khỏi tấm lưới.
Vừa thoát thân ra ngoài, Ngũ Lang lập tức cảm thấy hoa mắt chóng mặt, chất độc bắt đầu phát tán. Anh ta thu lại chuôi đao như lúc ban đầu, tì mũi phác đao xuống đất, cố định thần trong giây lát. Sau đó bước vội về cây cột ở bên tường, áp tai lên cột, hơi nheo mắt lại tập trung nghe ngóng.
Đây là một chiêu trong công phu Lập trụ, gọi là “nghe khe hở”. Khi dựng nhà, giữa cột nhà và rui xà, giữa cột nhà và đá kê cột, giữa cột nhà và xà ngang nối liền cột với cột đều có điểm ráp nối, trong đó có nhiều chỗ khuất không thể quan sát bằng mắt. Bởi vậy, nếu muốn biết những chỗ ráp nối có được khít khao chắc chắn hay không, cần phải dùng tai để lắng nghe, đây chính là kỹ pháp “nghe khe hở”. Tức là gõ vào một cây cột, cây xà ở chỗ này, rồi áp tai vào một bức tường chỗ khác để nghe ngóng, sau đó căn cứ vào âm thanh nghe được, lại căn cứ vào chất liệu gỗ và kết cấu lắp ghép để phán đoán xem bên trong liệu có khiếm khuyết gì hay không. Thợ mộc bình thường chỉ có thể nghe qua một điểm, nhiều nhất là hai điểm, còn cao thủ có thể nghe được qua nhiều điểm.
Lúc này Ngũ Lang muốn lợi dụng khả năng truyền âm của cây cột để phán đoán tình hình trên lầu. Nãy giờ đã không còn nghe thấy tiếng tỳ bà vẳng xuống. Nhưng ban nãy, trong lúc quyết chiến với “Ngô Câu”, Ngũ Lang có nghe thấy hàng tràng những tiếng rầm rầm giống như rất nhiều vật nặng va đập xuống sàn gỗ.
Lúc này, qua cây trụ gỗ, Ngũ Lang đã nghe thấy trên lầu có tiếng bước chân rất đỗi quen thuộc, đang thoăn thoắt di chuyển như đang tránh né. Ngũ Lang cũng yên tâm phần nào. Thân thủ vẫn hết sức tinh nhanh, chứng tỏ Lỗ Thiên Liễu vẫn còn ứng phó được. Đồng thời, Ngũ Lang còn nghe thấy một tiếng bước chân khác rất quái dị, nặng nề hơn bước chân của Lỗ Thiên Liễu, nhưng cũng rất mau lẹ, đang đuổi sát theo Lỗ Thiên Liễu.
Ngũ Lang không kịp suy nghĩ nhiều, lập tức rút từ trong chiếc gùi tre sau lưng ra một sợi dây thừng bện bằng gân trâu có sức đàn hồi cực tốt, rồi buộc hai đầu thừng lên hai cây cột. Để cột nhà được thẳng đứng không nghiêng lệch, sau khi dựng lên còn phải thực hiện rất nhiều điều chỉnh. Khi đó, cần dùng sợi dây thừng này để cố định bốn xung quanh cây cột rồi mới tiến hành điều chỉnh, như vậy vừa có thể giữ cho cây cột không bị đổ, lại có thể dịch chuyển được dễ dàng mà không cần phải tháo dây thừng. Trong “Tân công trí vật thuyết”(*) không rõ của ai xuất hiện vào đời Minh có viết: “Người thợ phương Tây dùng dây bằng gân dựng cột nhà, công sức đều giảm bớt”.
(*) Trước tác ra đời vào thời Minh, chưa rõ người biên soạn là ai, chủ yếu ghi chép về một số kỹ thuật xây dựng mới, trong đó đa phần được du nhập từ nước ngoài. Thời đó, cuốn sách này thực sự có tác dụng hướng dẫn và chỉ đạo tích cực đối với kỹ thuật xây dựng của Trung Quốc, nhưng do môi trường xã hội mê tín và khép kín lúc bấy giờ, cộng thêm tư tưởng cố chấp cổ hủ của người dân, nên đã có sự bài trừ mạnh mẽ đối với kỹ thuật được ghi chép trong sách. Bởi vậy, cuốn sách chỉ được in một hai bản, sau đó không khắc in nữa, đến nay còn lưu truyền rất ít.Trên cột vốn đã có các móc sắt để móc tấm lưới Dây mây bờm ngựa, nên sợi thừng gân trâu được buộc lên rất dễ dàng. Ngũ Lang đặt cây đao Như ý tam phân nhẫn lên sợi thừng gân trâu, sau đó lùi lại, lôi sợi thừng thật căng như đang kéo một dây cung lớn. Ngũ Lang lùi dần về phía một cột trụ khác, đây chính là phương pháp “định vị góc độ qua hai cột’(*) trong khâu Lập trụ, nhưng lúc này đã được Ngũ Lang biến hóa thành “kéo thừng bắn đao” – một chiêu thức tấn công thực thụ. Đây là tuyệt chiêu mà Lỗ Ân đã nghiên cứu giúp Ngũ Lang trong quá trình anh ta học công phu Lập trụ. Nhưng anh ta cũng đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt học lên học xuống không biết bao lần mới thuần thục được chiêu này.
(*) Một kỹ thuật trong xây dựng thời cổ đại. Thông qua khoảng cách, độ cao giữa hai cái cột trụ, kéo dây thừng để xác định vị trí các góc nhà, vị trí góc mái hiên, vị trí đặt xà nóc, từ đó tính toán được số lượng và quy cách của nguyên vật liệu cần sử dụng.Cuối cùng, Ngũ Lang cũng đã kéo được sợi thừng tới trước cây cột thứ ba. Rồi vừa kéo giữ sợi thừng, vừa áp tai vào cột nghe ngóng. Anh ta phải nghe thật rõ mọi động tĩnh phía trên lầu rồi mới có thể bắn đao đi. Nhưng sau một hồi gắng sức, độc tính đã phát tác khắp cơ thể. Ngũ Lang cảm thấy hai chân mềm nhũn, không còn đủ sức trụ lại trước phản lực đàn hồi ghê gớm của sợi thừng gân trâu, nhất thời không biết nên để sợi thừng kéo mình trượt về chỗ cũ, hay buông tay phóng đao ra.
Chỉ thoáng chốc do dự, bàn tay thoắt đã buột ra, Như ý tam phân nhẫn lập tức bắn vọt về phía trước…
Đối diện với mụ béo càng lúc càng bốc mùi hôi thối đến lợm giọng, trong đầu Lỗ Thiên Liễu vẫn chưa nghĩ ra được biện pháp nào để đối phó. Trong công phu Tịch trần hay chút vốn liếng Thiên sư pháp sơ sài học mót từ chỗ ông Lục đều không có chiêu thức nào dùng để hóa giải xác sống, bởi vậy cô chỉ biết né tránh.
Lỗ Thiên Liễu dang rộng hai tay, di chuyển bằng cách trượt chân sang bên cạnh, bước chân không rộng, biên độ xoay chuyển cũng không lớn. Trong quá trình di chuyển, Phi nhứ bạc trên hai tay rất tự nhiên bay lượn thành vòng Thái cực, thân thủ cực thanh thoát mà nhẹ nhàng, hệt như chim én chao mặt sóng.
Mụ xác sống liên tục vặn vẹo cơ thể, hai chân bật hẳn khỏi mặt đất nhảy chồm chồm mà đi. Mặc dù bật không cao, chỉ khoảng một tấc, nhưng lại vọt đi rất xa. Đặc biệt trước khi tiếp đất, mũi chân của mụ gần như quét trên sàn nhà, tựa như một con ngỗng núc ních choãi hai bàn chân to bè trượt trên mặt nước.
Động tác di chuyển tuy rất khác biệt, nhưng hiệu quả về tốc độ lại tương tự nhau. Lỗ Thiên Liễu chạy kiểu gì cũng không thể thoát thân, mụ béo lúc nào cũng lù lù ngay trước mặt, cầm chân cô trước lối vào của cầu thang đuôi én bên trái.
Lỗ Thiên Liễu nhanh chóng quét ánh mắt nhìn khắp lượt đầu tiên, cô nhận thấy mình có thể lui dần về phía cầu thang, sau đó tìm cơ hội tẩu thoát xuống dưới. Nhưng trên cầu thang bên phải nơi cô vừa bước lên có bố trí cạm bẫy vô cùng hiểm độc, thì chắc chắn cầu, lùi bước, rồi lại lùi bước… Đúng vậy, gã chỉ còn nước lùi về phía sau, mà không thể tránh sang bên cạnh, vì làn gió xoáy tạo ra từ đao quang đã trùm kín cả sảnh đường. Những mảnh bàn ghế vụn nát bay tung tóe.
Bộ pháp giật lùi của “Ngô Câu” rất khớp với nhịp đàn, chẳng khác gì đang nhảy múa, mặc dù trông quái dị nhưng rất đúng âm luật. Đột nhiên, gã đứng khựng lại bất động, lẽ nào gã không định tiếp tục tránh né? Không phải vậy, mà vì cơn lốc đao quang dữ dội kia đã không thể chém được đến gã nữa.
Ngũ Lang đã quá sơ suất. Ở những nơi như thế này, võ công chỉ là thứ yếu, thứ nguy hiểm thực sự chính là bố cục, là khảm diện, là nút lẫy. “Ngô Câu” không tiếp tục lùi nữa, là vì nút đã khởi động, và gã chắc mẩm mười mươi rằng Ngũ Lang sẽ bị trúng rút.
Khảm diện “Lưới trời bắt sẻ” có nút đầu tiên là một tấm lưới dây mây bờm ngựa. Đây không phải là nút chết, mà chỉ là một nút cố định. Nút này có bố cục bốn chân một đầu, tấm lưới được gác trên bốn cây cột ở hai bên sảnh đường, kéo về bốn góc tạo thành thế “chân hổ”, còn nút bật lẫy được gọi là “đầu phượng”.
“Ngô Câu” đã sắp đụng phải bức tường phía sau. Gã không thể chống đỡ nổi trận đao phong áp đảo, nên buộc phải lùi lại. Gã muốn kéo lẫy bật nút, cũng buộc phải lùi lại.
Gã đã dừng lại, bởi vì chân trái đã giẫm được lên “đầu phượng”, đó là một viên gạch xanh được bố trí như một cần bập bênh. Viên gạch vừa bị giẫm xuống, “đầu phượng” lập tức bật lên, “chân hổ” thình lình tung ra.
Cơ quát vô cùng nhạnh bén, lẫy bật rất nhanh, tấm lưới dây mây bờm ngựa tựa như một đám mây đen chụp thẳng xuống đầu Ngũ Lang.
Ngũ Lang vẫn đang tiếp tục xoay tròn cùng thanh đao, chưa kịp phản ứng đã bị tấm lưới chụp gọn. Điệu múa của gã áo đen cũng đã thu thế, thanh Ngô Câu uốn cong chợt biến thành một thanh Long Tuyền(*) thẳng tắp đâm thẳng lên không. Cơn lốc đao phong chỉ còn cách gã chừng nửa tấc.
(*) Long Tuyền là tên gọi của một thanh kiếm nổi tiếng trong truyền thuyết thời cổ đại.Gã áo đen nở một nụ cười đắc ý, nhưng khóe miệng còn chưa kịp nhếch lên, nụ cười đã lập tức biến dạng thành một nỗi kinh ngạc.
“Bốn chân kéo bờm ngựa, quạ sẻ khó thoát thân”, cho dù là cao thủ võ nghệ tuyệt luân, một khi sa vào trong lưới, thoát thân còn không xong, chứ đừng nói tới tiếp tục giao chiến.
Quan Ngũ Lang không phải là cao thủ. Anh ta, chỉ là một gã thợ chuyên xây nhà dựng cột. Bởi vậy, khi bước chân vào sảnh đường, những thứ khác có thể chưa nhìn rõ, nhưng trong sảnh có mấy cột mấy giá, cùng vị trí cự ly, chênh lệch độ cao giữa chúng, vừa liếc qua đã biết được ngay. Phương pháp ước lượng bằng mắt chính là một trong những kỹ xảo cơ bản của công phu Lập trụ. Khi tấm lưới vừa chụp xuống, anh ta biết rất rõ mình đang đứng ở vị trí nào. Đao pháp Toàn phong sát vốn dựa vào động tác xoay tròn để tăng cường uy lực, mỗi khi đao xoay thêm một vòng, lực sát thương lại tăng thêm một bậc.
Bởi vậy, đến lúc này, toàn bộ lực đạo mà anh ta tích lũy được đã đủ để anh ta xoay thêm một vòng nữa sau khi toàn thân đã bị trói chặt trong lưới. Trong cú xoay cuối cùng này, Ngũ Lang điểm nhẹ mũi chân xuống đất, khiến cơ thể ơi bật cao, mũi đao xuyên qua mắt lưới cũng tiến về phía trước thêm được một tấc. Một tấc này trừ đi khoảng cách nửa tấc với “Ngô Câu” khi nãy, vẫn còn dư ra nửa tấc. Và nửa tấc dư ra đó đã chạy ngang qua mặt “Ngô Câu”.
“Ngô Câu” đổ xuống, viên đá xanh dưới chân gã đã bị buông ra, “đầu phượng” liền rơi xuống. “Đầu phượng” rơi xuống, chuyện gì sẽ xảy ra? Sẽ là một cú mổ trí mạng. Đây là khảm diện Lưới trời bắt sẻ, con sẻ đã rơi vào bẫy, làm sao có cơ hội sống?
Trần nhà rung lên bần bật, nút lẫy thứ hai của khảm diện đã xuất hiện trên đầu Ngũ Lang. Đó là chín mươi chín cây chi mâu mỏ phượng được lên dây cót rất căng.
*
Chương 2.2 ĐÂM TRONG HỘP
Lỗ Thiên Liễu đi sang gian tiền sảnh, vẫn không thấy Lỗ Ân và Lỗ Thịnh Nghĩa đâu. Cô định quay lại bàn bạc với Ngũ Lang, nhưng bỗng nhiên xuất hiện một thứ mùi khác lạ đã kích thích lên khứu giác của cô. Với một người sở hữu các giác quan dị thường như Lỗ Thiên Liễu, ngửi thấy hơi hướng lạ thường cũng khác nào kẻ tham ăn ngửi thấy mùi sơn hào hải vị, nhất định phải tìm cách xem xét rõ thực hư.
Khứu giác nhạy bén của cô có thể phát hiện ra những thứ ô uế âm tà, nhưng thứ mùi mà cô đang ngửi thấy không có vẻ gì ô uế. Vì trong trí nhớ của cô, những thứ đó thường có một mùi sặc sụa, nóng rực. Nhưng giờ đây, thứ mùi này tuy cũng khiến người ta nhức mũi, nhưng lại rất âm u, lạnh lẽo.
Thứ mùi đó đang âm thầm từ lầu trên lan tỏa xuống, chỉ hơi phảng phất, người thường chắc chắn không thể nhận ra. Lỗ Thiên Liễu tập trung tinh thần để biện nhận được rõ hơn. Đột nhiên, tim cô nảy lên một nhịp, hai đầu lông mày nhíu lại. Cảm giác này rất bình thường, dường như ẩn chứa một thứ gì rất quái dị. Cô quyết định lên lầu tìm hiểu xem sao, nhưng chỉ lên một mình, không gọi Ngũ Lang đi cùng, đề phòng nếu không may bị trúng bẫy, ít ra vẫn còn có người ứng cứu.
Cô đi đến đầu cầu thang, chuẩn bị leo lên. Có những hai cầu thang ở hai bên trái phải. Đúng ra phải là trái lên phải xuống, trái thiên phải địa, nhưng Lỗ Thiên Liễu lại cảm thấy tầng trên giống với “địa” hơn, vì thứ mùi kia chỉ xuất hiện từ những thứ ở trong lòng đất. Cuối cùng, cô quyết định đi lên theo cầu thang bên phải.
Cô đặt chân lên bậc cầu thang thứ nhất. Bậc gỗ dẻo quẹo dưới chân khiến cho cô có cảm giác mình đang đi xuống. Khi bước chân lên bậc cầu thang thứ hai, cô loáng thoáng nghe thấy một tiếng đàn khô khốc, âm vực không cao, chỉ độc một tiếng, tựa khi vặn căng dây, sợi dây đàn kẹt ở một bên bật mạnh xuống phím. Và âm thanh đó càng khiến cô cho rằng đích thị là mình đang đi xuống.
Tiếp đó, cứ mỗi khi cô bước lên một bước, lại một tiếng tì bà bật lên. Bước đi của cô cũng mỗi lúc một nặng nhọc, hai bàn chân cứ như rơi xuống, va lên mặt cầu thang thành những tiếng nặng nề, dáng vẻ càng giống như đang đi xuống.
Không biết bên trên kia có thứ gì? Mà có lẽ nên hỏi bên dưới kia có thì gì mới đúng. Lỗ Thiên Liễu không biết, nhìn bộ dạng của cô bây giờ, có vẻ đến mình là ai cô cũng không biết nữa. Cô chỉ biết một mực đi tìm kiếm thứ âm thanh và mùi vị đã cảm nhận được, bất kể phía trước là địa ngục hay tiên cảnh cũng mặc.
Lên được hơn nửa cầu thang là đến chỗ ngoặt, phải đi qua một đoạn gấp khúc một trăm tái mươi độ, giới thợ thuyền gọi kiểu này là “ngoặt hoàn toàn” hay “ngoặt thẳng”. Đi qua chỗ ngoặt, tiếp tục tiến lên, phía trên đã không còn là trần nhà nữa, mà là sàn gỗ của gian lầu bên cạnh. Lúc này, đứng trên cầu thang vươn tay ra đã gần chạm đến sàn lầu lát bằng những tấm ván rộng. Chỗ ngoặt nằm đúng ở góc tường phía sau, chiếu nghỉ cầu thang được gác lên trên bức tường sau và tường dọc.
Lỗ Thiên Liễu vòng qua chỗ ngoặt, tiếp tục bước lên bậc thứ nhất, bậc thứ hai, rồi bậc thứ ba. Bộ pháp của cô vẫn nặng nề tựa như đang đi xuống dưới. Tiếng tì bà vẫn liên tục vang lên theo từng nhịp bước. Nhưng khi bàn chân cô vừa đặt lên bậc thứ ba, tiếng đàn không vang lên nữa, mà thay vào đó là tiếng bật rất căng của lò xo.
Mặt cầu thang của bậc thứ nhất không có động tĩnh gì, bậc thứ hai cũng vậy… Tất cả các mặt cầu thang vẫn nằm im lìm không động tĩnh. Thế nhưng các tấm ván chống bên dưới các bậc thứ tư, năm, sáu, bảy, tám đều đột ngột bật tung ra.
Từ bên dưới mỗi bậc thang vụt ra năm cây thương hoa lê nhọn hoắt đâm thẳng đến trước mặt. Chỗ này trên có trần sau có tường, không còn khe hở nào để né tránh. Thêm nữa, vào đúng lúc các bậc cầu thang bật mở ra, tấm ván trần phía trên đầu cũng đột ngột mở toang, từ phía trên phóng xuống năm hàng thương hoa lê tương tự. Những viên gạch xanh trên bức tường dọc sau lưng cũng nhanh chóng bật mở, lại thêm năm dãy thương nhọn hoắt lao ra.
Đây là một khảm diện cổ điển cực kỳ lợi hại, có tên là “đâm trong hộp”. Nó lợi dụng những vị trí và hoàn cảnh đặc biệt, đẩy con người vào chỗ giống như bị nhốt trong hộp kín, sau đó phóng ám khí khắp ba bề bốn bên mà đâm chết. Thời Đường Võ Chu(*), Thái Bình công chúa từng thiết kế kiểu khảm diện này tại lầu Thị Phật, nơi cất giấu những bí mật của bà ta.
(*) Tức thời kỳ Võ Tắc Thiên (624 – 705) xưng đế cai trị triều Đường, đổi tên nước là Chu, nên sử sách mới gọi thời kỳ này là Đường Võ Chu.Trong “Đại Chu công chúa tục ký”(*) có viết: “Ngầm xây lầu Thị Phật, rất bí mật, người ngoài không thể lên được, trên cầu thang có bố trí cạm bẩy đâm trong hộp”.
(*) Một bộ dã sử giả tưởng, do Thân Sắc người đời Minh viết ra. Thân Sắc đồng âm với “thanh sắc”, có lẽ là tên giả. Trong sách có rất nhiều đoạn miêu tả chi tiết về cảnh tượng dâm loạn và giết chóc. Cuốn sách từng thịnh hành một thời gian vào khoảng giữa triều Minh, nổi tiếng không kém “Kim Bình Mai”. Đến đầu đời Thanh còn được tái bản đến mấy lần. Về sau này không biết nội dung nào trong sách đã trở thành điều cấm kỵ của giới quan lại, đến đầu đời Khang Hy đã bị cấm đoán và thiêu hủy.Từ xưa đến nay, mới chỉ có hai người thoát chết khi trúng phải khảm này. Người thứ nhất là một tên trộm võ nghệ cao cường đời Tống, hắn không những có thuật khinh công độc đáo tuyệt luân, mà còn có chiêu rút xương thu mình trong nháy mắt. Khảm diện vừa động hắn lập tức tung người lao vụt sang bên cạnh, rút xương thu nhỏ người lách qua khe lan can thoát được ba mặt phi thương. Người thứ hai là một gã lùn võ công cực kỳ thâm hậu sống vào đời Nguyên, khi khảm động đã trực tiếp vận lực xuống chân đạp vỡ ván gỗ mà rơi xuống dưới lầu.
Bởi vậy, từ khi khảm diện này được sáng tạo ra cho đến ngày nay, nó mới được cải tiến hai lần. Lần thứ nhất là sửa ba bậc cầu thang trên cùng của nửa khúc cầu thang phía dưới thành “hầm trăm dao ván lật”(*) hay “bẫy kẹp răng hổ”(**), nếu như muốn lách sang bên cạnh thoát thân, chỗ đặt chân sẽ trở thành nút chết. Lần thứ hai là đổi ba bậc cầu thang gỗ dưới cùng của nửa khúc cầu thang phía trên thành thép, hoặc tạo thành bấy “khuôn sắc cắt đậu phụ”(***), khiến những người muốn thoát thân bằng cách đạp võ cầu thang rơi xuống cũng hết đường, hoặc sa vào bẫy mà bị cắt nát như đậu phụ.
(*) Một loại hố bẫy, có ba phương thức hoạt động đóng mở, kéo và xoay chuyển. Bên trong có bố trí hàng trăm mũi dao nhọn theo các chiều ngang, thẳng, chéo, nếu rơi vào chắc chắn không còn đường sống.(**) Một loại kẹp làm bằng thép, hai bên đều có những răng cưa sắc bén như răng hổ. Nhưng điểm khác biệt với những loại kẹp răng thép khác, đó là nó không phải một lần kẹp chết, mà nhờ vào tác dụng của lò xo và cần quay, nó sẽ kẹp đi kẹp lại nhiều lần theo chiều từ dưới lên trên, giống như một miệng hổ khổng lồ, trước tiên cắn nát bắp chân, sau đó đến đùi, rồi đến hông, đến khi cắt đứt cơ thể thành mấy khúc mới thôi.(***) Một loại lưới làm bằng thép có mười ô ngang và mười ô dọc đan xen nhau giống như dụng cụ ép đậu phụ trước đây. Có điều tất cả các sợi thép đều được mài rất sắc, và vị trí giao nhau của các sợi thép ngang dọc có thể chuyển động được, có thể co kéo để cưa cắt. Người nào rơi vào trong đó, sẽ lập tức đứt da rách thịt. Khi cơ quan hoạt động, nạn nhân sẽ bị cắt nát như đậu phụ.Như vậy, Lỗ Thiên Liễu lần này chắc hẳn là chỉ có đường chết? Nhưng không! Cô không những không chết mà còn không sứt sát đến một sợi lông.
Bởi vì cô căn bản vẫn chưa giẫm vào khảm diện.
Dòng họ Lỗ có công phu Tịch trần vô cùng lợi hại. Quét dọn lau chùi bình thường không phải là công pháp Tịch trần trong Lục hợp chi lực của Lỗ gia, đó chỉ là quét dọn. Trong Lục hợp chi lực, Tịch trần là công phu duy nhất yêu cầu phải luyện được khinh công thượng thừa. “Trần” ở đây tức là bụi, trước tiên là chỉ bụi bặm trong mọi ngóc ngách, kẽ hở, khe rãnh, khung nẹp; thứ hai là chỉ những thứ ác phá ô uế ẩn giấu trong những rãnh ngầm khe tối kín đáo, có thứ là cố tình yểm chú trù ếm, cũng có thứ chỉ là các đầu đinh vụn gỗ vô ý đánh rơi, hoặc những vết rạch vết ố vô tình; ngoài ra, còn có một số thứ âm tà ô uế rất khó hình dung khác nữa. Vốn dĩ công pháp Tịch trần phải do nam thanh niên trai tráng dương khí sung mãn đảm nhiệm, nhưng Lỗ Thiên Liễu lại nhất quyết muốn học. Lỗ Thịnh Nghĩa cũng đã nhờ mấy vị cao nhân nửa tiên nửa phàm chỉ điểm, sau một hồi tính toán, họ đều nói rằng Lỗ Thiên Liễu học công phu này sẽ còn xuất sắc hơn cả nam giới.
Hơn nữa, có một số thứ mà ngay cả người thường không cần tụ khí ngưng thần cũng phát hiện ra được, nhưng là phát hiện trong trạng thái bị mê hoặc, hoặc hồn xiêu phách lạc. Vì khi họ phát hiện ra, cũng là lúc bắt đầu bị thứ đó khống chế. Lỗ Thiên Liễu cần phải tụ khí ngưng thần để cho tà không nhập vào tâm, uế không nhập đến thần. Người đã đạt đến trình độ này, chắc hẳn sẽ không bị mê hoặc bởi những tiếng đàn khô khan kỳ dị khi nãy.
Những bước chân cố làm ra vẻ nặng nề cùa Lỗ Thiên Liễu chính là để đánh lạc hướng kẻ đánh đàn ở trên lầu. Mặt khác, cô cũng cần thiết phải bước đi như vậy. Những cái giẫm chân thật mạnh sẽ chấn động đến các lẫy cài của cơ quan, khiến cơ quan bị bật nút.
Đúng là cô đang lên lầu, nhưng cô không giẫm lên các mặt cầu thang. Từ sau khi rèn luyện công phu Tịch trần, rất ít khi cô giẫm lên các mặt cầu thang, vì bình thường, cô thường chỉ quét dọn phần mép, rìa ngoài và mặt đáy của các bậc thang. Vừa nãy, cô đã đi lên bằng cách men theo các rìa mép bậc thang ở bên ngoài lan can, chỉ đặt nhẹ hai ngón tay lên mép ngoài tay vịn. Nhờ vào thân thủ nhẹ nhàng, cảm giác khi đi lên lầu chẳng khác gì so với người giẫm trực tiếp lên một ván cầu thang.
Khảm diện đã động, hộp đã khép kín, “đâm trong hộp” cũng đã đâm ra, nhưng đều không ảnh hưởng gì tới Lỗ Thiên Liễu. Những mũi thương đều phóng vụt qua ngang dọc bên người cô. Còn lại, nào là hầm trăm dao ván lật, nào là bẫy kẹp răng hổ, nào là khuôn sắc cắt đậu phụ, đều không mảy may động chạm tới thân thể.
Cô tiếp tục di chuyển lên trên, nhưng bước chân không còn nặng nề như khi nãy, mà thay bằng những bước nhảy nhẹ nhàng không một tiếng động. Khảm diện bố trí đến bậc tận bậc thang thứ tám, đây cũng là bậc cao nhất của cầu thang, có nghĩa là trên cầu thang sẽ không còn bất kỳ khảm diện nào khác nữa.
Cô đã lên được đến cầu thang của lầu trên. Tại đây, cô nhìn thấy một sân khấu thấp, trên sân khấu bày một bàn hai ghế, rất giống với cách bài trí sân khấu bình đàn(*) Tô Châu.
(*) Bình đàn là một loại hình khúc nghệ dân gian thịnh hành ở vùng Giang Nam. Bình tức là bình thoại, có nghĩa là kể chuyện. Đàn tức đàn từ, vừa kể vừa hát. Đàn từ thường kết hợp với các nhạc cụ như tì bà, tam huyền. Nội dung thường kể về những tiểu thuyết, dã sử, truyền kỳ lưu truyền trong dân gian.Trên mặt bàn bày một cây đàn tam huyền nhỏ, hai chiếc ghế đặt hai bên đều đã có người ngồi sẵn. Một bên là một người đàn bà mập mạp, bên kia là một lão già gầy xác.
Lão già thân người gầy đét, hệt như một bộ xương khô, khuôn mặt dày cộm những phấn. Lớp phấn trắng bệch không thể bám chặt vào lớp da mặt chằng chịt nếp nhăn, rơi xuống dính khắp thân người, thành những vệt trắng loang lổ trên tấm áo dài xanh sẫm đã bạc phếch. Tư thế ngồi của lão cũng rất dị thường, cả người thẳng đuột ngã ra phía sau, đầu gác trên ghế, mông chỉ hơi chạm vào mặt ghế, bộ dạng giống như đang ngủ, nhưng mắt thao láo miệng há hốc hướng lên trần nhà, im lìm như khúc gỗ.
Còn người đàn bà lại phì nộn khác thường, trên mặt trét một lớp phấn sáp bóng mỡ, trắng nhễ nhại, lại vẽ vợi thêm đủ loại sáp màu lòe loẹt, lông mày, bóng mắt, bóng mũi, má hồng chẳng thiếu món gì, đến bộ móng tay cũng quết sơn đen bóng. Mụ ta ngồi rất ngay ngắn, tay ôm một cây đàn tỳ bà.
Lỗ Thiên Liễu đã nghe bình đàn mấy lần, đều là ông Lục dẫn cô đi. Mặc dù các diễn viên xướng đều có trang điểm, nhưng chưa thấy ai bôi trét mạnh tay như bọn họ.
Người đàn bà vừa nhìn thấy Lỗ Thiên Liễu, lập tức giơ ngón tay cái chặn lên các dây đàn, mắt mở trừng trừng, vẻ mặt ngạc nhiên đến ngơ ngác, ý chừng không hiểu tại sao khảm diện “đâm trong hộp” lại không thể ngăn chặn được cô gái này?
Đứng ở đầu cầu thang, thứ mùi kỳ dị lại càng thêm nồng nặc, có vẻ như chúng phát ra từ cơ thể của hai con người quái đản kia, nhưng Lỗ Thiên Liễu vẫn chưa nhận ra đó là thứ mùi gì. Điều này càng khiến cô cảm thấy hai kẻ trước mắt sao mà gớm ghiếc.
Lỗ Thiên Liễu nhìn thật kỹ hai người này mấy lượt, không bỏ sót một tiểu tiết nào. Cuối cùng, cô đã chú ý đến hai điểm, đó là khuôn mặt của lão gầy và đôi giày thêu hoa của mụ béo.
Lớp phấn trắng trên mặt lão gầy không phải là phấn trang điểm, khứu giác nhạy bén của Lỗ Thiên Liễu đã ngửi ra, đó là vôi bột. Khi còn ở dưới lầu, cảm giác cay xốc mà cô cảm nhận được chính là mùi của vôi bột. Tại sao lại phải trát vôi bột dày cộm lên mặt? Để ngăn không cho da thịt thối rữa chăng? Đôi giày thêu hoa dưới chân mụ béo không phải là giày mới, mà cứ như vô số năm rồi không đi đến. Mép đế giày không vương chút đất bụi, nhưng có vẻ hơi ẩm ướt và ố vàng, cũng dính chút bột gì trăng trắng. Cũng là vôi bột! Tại sao dưới đế giày lại có vôi bột? Phải chăng để thấm bớt nước vàng rỉ ra trong giày?
Khuôn mặt bôi trát lòe loẹt, đôi giày không dính bụi, vôi bột, nước vàng, cùng thân hình khô xác thẳng đuột của lão già, những điểm này đều không có gì đặc biệt. Nhưng nếu liên kết chúng lại với nhau, thì chỉ có một nơi có thể trông thấy cảnh tượng này, đó là nghĩa địa.
Lỗ Thiên Liễu lại tiếp tục ngưng thần tụ khí. Lúc này, cô gần như có thể nghe thấy được âm thanh của một thứ gì đang thối rửa.
Trước mặt cô chính là hai cái thây ma không biết đã chết tự bao giờ! Lỗ Thiên Liễu khắp người nổi da gà, không phải vì cô sợ xác chết, mà cô sợ xác sống. Giống như mụ đàn bà béo mập kia, rõ ràng là một cái thây ma đã chết, nhưng vẫn mắt mũi lán nằm sóng soài trên mặt đất, nhất thời chưa thể hồi phục. Tay chân ông mềm nhũn như sợi bún, hai tai ù ù như sấm rền, đầu óc một đám bùng nhùng như cháo đặc.
Nhưng ông lập tức nhận ra đây chính là cơ hội, ông nhất định phải đứng dậy, mau chóng tìm cách thoát ra khỏi hang, không được đợi đến lúc đối phương hồi phục trở vào, tiếp tục tháo nút mở khảm.
Đứng dậy không có gì khó. Một nam tử hán bao phen bôn ba hiểm địa, ra sống vào chết như Lỗ Thịnh Nghĩa, cho dù có chết vẫn có thể đứng vững. Nhưng thoát ra khỏi nơi đây lại là chuyện khác. Trong hang vẫn một màu tối đen như mực, cho thấy cửa hang vẫn còn bịt kín. Nếu như luồng gió chưa ngừng thổi, vẫn có thể lần theo hướng gió đến gian mật thất, tìm ra chỗ khuyết của khảm diện để thoát thân. Nhưng giờ đây gió đã ngừng bặt. Cho dù không có gió, nhưng dòng khí trong hang kín khi đến chỗ khuyết của khảm diện chắc chắn sẽ thay đổi, có thể nương theo đó để tìm ra chỗ khuyết. Nhưng với khả năng của ông, chắc hẳn không thể cảm nhận được sự thay đổi rất mực tinh vi đó.
Lỗ Thịnh Nghĩa cố gắng định thần, đưa tay áo quệt lớp mồ hôi trên trán. Lúc này ông mới phát hiện trong tay mình đang cầm một thứ, hẳn là ông đã vô tình túm được khi gắng gượng đứng lên, nãy giờ vẫn vô thức giữ ở trong tay mà chưa vứt đi. Vừa nhìn thấy nó, hai mắt Lỗ Thịnh Nghĩa thoắt sáng bừng, vì thứ này đem lại cho ông hy vọng thoát khỏi khảm diện, tìm lại cơ hội sống.
Lúc này, trước mặt Lỗ Ân chỉ còn sót lại hai gã Ngô vũ phu, nhưng tình cảnh lại trở nên nguy hiểm hơn gấp bội: tay phải của ông không thể cử động được nữa, hai chân lại đang lún sâu trong bùn nhão nhất thời chưa thể nhấc lên. Nhưng ông lại phải đối mặt với hai mũi giáp công đến từ hai phía trước sau. Một đao khách tay không tấc sắt, một mục tiêu không thể di chuyển, một gã “dưa vỡ” bị khảm diện khóa chặt, cái chết đã quá hiển nhiên!
Từ trên thềm đá lao thẳng đến một “tảng đá” đầm đìa máu chảy, Lỗ Ân không có cách nào phân biệt được các bộ vị trên cơ thể gã. Thanh đao bị cướp đi lúc nãy cũng không thấy đâu nữa. Còn nhân khảm đang vọt lên từ mặt nước tập kích đến sau lưng, ông không nhìn thấy, cũng chẳng kịp quay đầu lại nhìn.
Không thể di chuyển, Lỗ Ân chỉ còn nước thuận thế ngã người về phía trước, đồng thời dùng miện cắn lấy một đầu của dải da cá. Khi ngã xuống được nửa chừng, ông đã kịp dùng miệng và tay trái thắt một nút thắt “khóa xà” trên dải da cá, đây là nút thắt thường được sử dụng nhất trong công phu Cố lương, còn được gọi là nút thắt thợ mộc. Kiểu nút thắt này có thể rút chặt, nhưng buông tay là lập tức bung ra, cực kỳ linh hoạt.
Tảng đá đẫm máu lao thẳng về phía Lỗ Ân, nhưng không ngờ Lỗ Ân lại chúi người về phía hạ bộ của gã. Gã nhất thời không hiểu nổi đây là chiêu thức quái dị gì, được sử dụng với ý đồ gì? Sau khi trúng một đao của Lỗ Ân tại hành lang, gã đã có phần dè chừng, nên lần này không dám khinh suất nữa. Nhưng đà lao tới đang gấp, gã không thể né sang hai bên, lại không thể lùi lại. Vì vậy gã đành phải nhảy lên cao, định vọt qua đầu Lỗ Ân.
Trên người nhân khảm mang theo các lớp hóa trang hình đá tảng, sàn nhà, đường mòn… khá nặng nề, lại cộng thêm vết thương ở đùi khiến gã hành động có phần chật vật, cũng không thể bật lên quá cao. Vì vậy, để né tránh Lỗ Ân, khi nhảy lên gã đã cố gắng dang rộng hai chân để gia tăng khoảng cách.
Chớp sáng xanh biếc vụt lên từ mặt nước cũng không thật cao, vì nếu quá cao tốc độ sẽ chậm lại, lực tấn công sẽ yếu đi. Hơn nữa ngọn đoản mâu đang cắm trên vai Lỗ Ân cũng ảnh hưởng đén góc độ tấn công của thanh loan đao.
Nhưng Lỗ Ân lại đột nhiên ngã người về phía trước, khiến gã hết sức bất ngờ. Để đánh trúng Lỗ Ân, gã lập tức đâm hết cỡ cánh tay cầm đao về phía trước.
Và kết thúc! Mọi thứ diễn ra chỉ trong nháy mắt. Bắt đầu bằng một tiếng rú thảm thiết, và kết thúc cũng bằng chính tiếng rú đó.
Tất cả đều giống hệt như những gì Lỗ Ân dự liệu, may mắn là đã không hề sai lệch một ly. Kết cục này hai gã nhân khảm nằm mơ cũng không thể ngờ tới. Bọn chúng sẽ về chầu Diêm Vương trong khi không biết bản thân đã sơ hở chỗ nào.
Chiêu thức mà Lỗ Ân vừa sử dụng chính là một hiểm chiêu đoạt mệnh thoát hiểm dùng trong giao đấu trực diện, nhưng vì thủ pháp hạ lưu, nên thường bị các cao thủ võ lâm rất mực khinh thường, song áp dụng trong hỗn chiến lại rất hiệu quả. Không những Lỗ Ân biết sử dụng chiêu này, mà ông còn cải tiến sáng tạo thêm, khiến nó trở nên hiểm hóc và thực dụng hơn nhiều.
Hai gã nh&ay vị thiết huyết đao khách năm xưa đã hai chục năm nay chưa hề dính máu. Vì vậy, ánh mắt của ông giờ đây cũng giống hệt lưỡi đao, liên tiếp lóe lên những tia sáng lạnh. Ai cũng nhận ra, ánh mắt rừng rực ấy đang khao khát điều gì.
*
Chương 1.3 NGƯỜI MẤT DẤU
Hơn hai mươi năm về trước, Lỗ Ân là một thiết huyết bảo tiêu trong nha môn quan tuần phủ Chiết Giang. Lúc đó, đội ngũ Thiết huyết từ trên xuống dưới được chia làm ba cấp, đó là đao khách, đao vệ và đao thủ. Lỗ Ân khi đó là một đao khách cao cường. Ông vốn đã có công phu gia truyền, sau khi gia nhập đội ngũ Thiết huyết, lại được rèn luyện đao pháp thực dụng nhất, hiệu quả nhất trong chiến đấu thực tế, nên mọi chuyến bảo tiêu đều vượt qua hiểm nguy hoàn thành nhiệm vụ.
Nhưng trong một lần, khi Lỗ Ân đến Phúc Kiến đón người nhà của quan tuần phủ, trên đường đã bị cường đạo tập kích. Trong lúc giao chiến hỗn loạn, ông đã đánh nhầm phải đại công tử đang cuống cuồng bỏ chạy. Sau khi đến Hàng Châu, do vết thương quá nặng, đại công tử đã không qua khỏi, Lỗ Ân cũng khó thoát khỏi tội chết.
Lúc đó, Lỗ Thịnh Nghĩa cũng vừa đến Hàng Châu bái kiến đại sư phong thủy Định Vô Nghi. Nhận lời mời của quan tuần phủ, cả hai người đã đến dinh thự của ông ta để xem xét phong thủy. Lỗ Thịnh Nghĩa nhận ra kiến trúc nhà ở của tuần phủ có chỗ ác phá(*), và tìm được trên xà nóc của chính sảnh năm cây đinh quan tài gỉ sét đã bị cưa mất đầu mũ. Đó chính là thứ đinh “ngũ độc tuyệt hậu”. Lỗ Thịnh Nghĩa đã giảng giải cho quan tuần phủ về mức độ nguy hại ẩn tàng trong đó, gán nguyên do cái chết của đại công tử cho chỗ ác phá này. Nhờ vậy Lỗ Ân mới thoát khỏi tội chết, chỉ bị đuổi về quê.
(*) Trong Phong thủy học gọi những vị trí gây ảnh hưởng tới cách cục tổng thể là “phá”. Có loại “phá” được hình thành tự nhiên, cũng có loại là do con người tạo ra. “Ác phá’ ở đây là một thủ đoạn độc ác do con người tạo ra, cốt tình bố trí những thứ gây phá hoại cách cục phong thủy và gia thế vận đạo của người khác tại những vị trí xung yếu trong nhà của họ.Lỗ Ân là một hán tử cương cường trọng nghĩa, cho rằng mạng sống của mình do Lỗ Thịnh Nghĩa ban cho, nên đã đi theo Lỗ Thịnh Nghĩa từ đó. Ông ta cũng đổi sang họ Lỗ, lấy một chữ “Ân” để làm tên, thể hiện tấm lòng biết ơn và trung thành với Lỗ gia. Mặt khác, cũng đỡ mất công phiền hà giao nộp công văn đuổi về cho quan phủ tại quê cũ.
Lỗ Thịnh Nghĩa và Lỗ Thiên Liễu bám sát sau lưng Lỗ Ân. Lỗ Thịnh Nghĩa luôn đi trước Lỗ Thiên Liễu nửa bước, đó chính là thói quen của ông, ông cần phải đảm bảo an toàn cho Lỗ Thiên Liễu. Thói quen này xuất phát từ tình yêu thương ông dành cho cô, vốn dĩ cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng nếu suy xét một cách sâu xa, tại sao ông lại yêu thương cô đến thế, tự đáy lòng ông cũng cảm thấy rất khó giải thích.
Với ông, Lỗ Nhất Khí và Lỗ Thiên Liễu đều là những báu vật do ông trời ban tặng. Năm xưa khi ông và anh trai phá vách Bách anh dưới nước, đã trúng phải lời nguyền tuyệt hậu. Lời nguyền còn chưa hóa giải, vậy mà ông trời đã ban cho ông những hai đứa con bảo bối. Đứa con ruột Lỗ Nhất Khí chắc chắn là một bảo bối, nhưng ông không dám giữ bên mình; còn đứa con gái mà ông nhặt được đây cũng là một bảo bối, nhưng ông không thể rời xa.
Năm đó, sau khi gửi Lỗ Nhất Khí đi, ông Lục đã giúp ông tính toán quẻ Phục Hy. Quẻ tượng nói rằng phía tây nam Mộc vương, sẽ xuất hiện kỳ tài, ngày sau không chừng hữu dụng. Thế là ông một thân một mình lặn lội tìm kiếm khắp vùng tây nam, nhưng không gặp được gì cả.
Một hôm, ông đến vùng Đại Lý, nhận lời của Vô Do pháp sư tại chùa Thiên Long, đến giúp chùa điêu khắc một khám thờ bằng gỗ với chủ đề “Quan âm thuyết pháp lánh phàm trần”. Khi nhắc đến nhành liễu cầm trên tay Quan Âm, ngoài cổng bỗng xuất hiện một bé gái chừng năm sáu tuổi, áo quần rách rưới, mặt mũi lấm lem.
Đứa bé nhìn chằm chằm vào chiếc bát đựng mấy cái bánh mà Lỗ Thịnh Nghĩa chưa kịp ăn đang để trên bàn rụt rè lên tiếng:
- Cha ơi, con đói!
Lỗ Thịnh Nghĩa nghe vậy, trong lòng trào dâng một nỗi xót xa, bàn tay cầm dao khẽ run rẩy, rạch hỏng cành liễu, cứa đứt cả ngón tay ông.
Một giọt máu hồng nhỏ trên cành liễu, hòa cùng một giọt nước mắt nóng hổi.
Lúc này, từ trong đại điện Phổ Tế, Vô Do đại sư đang tụng niệm Phật hiệu, bỗng cất tiếng sang sảng mà nói vọng ra:
- Vô Do tức là do trời, liễu đứt tức là liễu trời; ý trời tức là ý người, con gái của trời chính là con gái ông đấy!
Vàcirc;n khảm kia cũng chưa phải cao thủ võ lâm thực sự, chiêu thức tấn công có phần non nớt, rõ ràng còn thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế. Có lẽ điều này có liên quan tới việc bọn chúng học Ngô vũ phu và bố cục của khảm diện Tam tài khí hợp. Bọn nhân khảm này chỉ là những sát thủ cố định tại một chỗ, chỉ biết ôm cây đợi thỏ trong môi trường định sẵn, nên tuy là ba con người sống, nhưng chẳng khác gì so với những cung tên mâu kích cài trong khảm diện chết. Mặc dù bọn nhân khảm này cũng luyện võ công giống như những sát thủ chuyên chiến đấu bên ngoài, thậm chí một số sát thủ giữ nhà trình độ võ công còn cao cường hơn cả bọn được phái ra ngoài hành sự, nhưng nếu xét về mặt kinh nghiệm chiến đấu, lại là một trời một vực. Nói không ngoa, không chừng bọn sát thủ giữ nhà này suốt bao năm nay còn chưa đả thương nổi một người.
Một cao thủ giang hồ lão luyện đối mặt với hai nhân khảm non nớt thiếu kinh nghiệm, đây chính là ưu thế của Lỗ Ân.
Những người có dính dáng đến đao thương quyền cước, từ vị tướng quân đầy mình giáp trụ, đến kẻ mãi võ bán thuốc, điều quan trọng nhất là phải để cho các khớp xương được chuyển động linh hoạt tối đa, đặc biệt là phần hạ bộ. Nếu vị trí này cũng khoác giáp bảo vệ, thì đừng nói đến động võ giao chiến, chỉ di chuyển thôi đã bất tiện khó khăn. Kẻ hóa trang thành tảng đá cũng vậy, mặc dù trên người tầng tầng lớp lớp trang phục nặng nề, nhưng bên dưới vẫn phải mặc một chiếc quần rộng đũng.
Bởi vậy, gã vừa dang chân nhảy qua, nút thắt thợ mộc trên tay Lỗ Ân lập tức thắt ngay vào âm nang của gã, sau đó dùng miệng và tay trái thít chặt hai đầu. Nỗi đau đớn khủng khiếp nhất của đàn ông không gì khác là khi bị tấn công vào hạ bộ, “tảng đá” lập tức rống lên thảm thiết. Tiếng kêu rống đau đớn của gã khiến nhân khảm vừa vọt lên từ dưới nước giật mình kinh sợ, đờ ra một thoáng, hậu quả tất yếu là do dự, sơ hở, không biết phải làm gì.
Nhân khảm vọt lên từ mặt nước đã do dự, nên tất yếu cũng sẽ sơ hở. Bởi vì khi lao xuống, tầm nhìn của gã đã nằm trên một đường thẳng với ngọn đoản mâu đang cắm trên vai Lỗ Ân, bởi vậy trong mắt gã, ngọn mâu chỉ là một chấm tròn. Khi Lỗ Ân ngã sấp về phía trước, cán mâu liền tì lên mặt đất. Khi đó, mặt đất, đầu vai của Lỗ Ân và hạ bộ của nhân khảm tảng đá đã tạo thành ba điểm tì.
Khoảnh khắc do dự của nhân khảm kia đã khiến gã mất đi cơ hội biến chiêu, thanh loan đao trên tay cứ theo đà chém thẳng xuông người nhân khảm tảng đá đang khựng lại bất động. Khi phát hiện ra chấm tròn trước mặt chính là một mũi mâu đồng đen nhọn hoắt, gã đã không kịp né tránh. Ngọn mâu xuyên thẳng vào hàm dưới, lòi ra từ phía sau đầu, khóa chặt cổ họng của gã, chặn đứng tiếng rú đang muốn vọt ra, cũng chặn ngang số mạng của gã.
Nhân khảm trong hình dạng tảng đá cũng không kịp kêu thêm tiếng thứ hai. Thanh loan đao sắc lạnh như nước đã rạch thẳng một đường dài từ mặt, qua ngực, xuống bụng. Từ vết rạch trên mặt đá, máu tuôn xối xả, ruột gan xổ tung.
Lỗ Ân thả lỏng dải da cá trên tay, lực kéo cực mạnh khi nãy đã khiến các móc khóa mỏ ưng bằng đồng rạch đứt má và khóe miệng ông, khiến cả khuôn mặt máu tươi bê bết. Tảng đá đổ nhào về phía trước, tì lên nhân khảm dưới nước ở phía sau, tạo thành một hình chữ “nhân” cân đối. Lỗ Ân rút cán mâu khỏi cơ thể, để lại trên vai một lỗ tròn đẫm máu. Ông lại chống cán mâu lên mặt đất, làm điểm tựa cho hai nhân khảm, rồi lách mình qua hai xác chết nát tươm, bò ra phía ngoài.
Lỗ Ân mồ hôi lút mặt, toàn thân đẫm máu. Trận quyết đâu vừa qua tuy kinh tâm động phách, nhưng trước sau chỉ sử dụng đúng hai chiêu, nên cũng không tiêu hao bao nhiêu thể lực. Có đến phân nửa số mồ hôi là do căng thẳng và đau đớn. Còn máu trên cơ thể, có một phần máu của ông, và đa phần là của ba kẻ kia.
Ông đưa tay trái nhặt lấy thanh đao trong vũng máu bên cạnh nhân khảm tảng đá, sau đó chống mũi đao xuống đất, từ từ đứng lên. Nhưng ông còn chưa kịp đứng thẳng, cánh cửa sổ trên tầng gác của căn lâu nhỏ bỗng rung lên một cái, một luồng sáng đỏ chói phóng vút ra.
Luồng sáng lao đến cực nhanh, nhưng Lỗ Ân đã có đề phòng từ trước. Ông vẫn cảnh giác đối phương nhân lúc mình chưa kịp hồi phục sẽ tiếp tục tung đòn tập kích, nên đã dễ dàng tránh được. Luồng sáng đỏ lao trúng hai thi thể ở phía sau, chỉ nghe “bịch” một tiếng, hai các xác đã văng xuống ao, nổi lềnh bềnh trên mặt nước rồi bốc cháy. Ngọn lửa tuy không dữ dội, nhưng lóe ra ánh sáng đỏ đến chói mắt. Mặt ao xanh biếc, vạt cỏ úa vàng, thềm đá xanh mờ, bỗng chốc đều nhuốm màu đỏ rực.
Vừa né sau chuyến đi tây nam lần ấy, Lỗ Thịnh Nghĩa đã đưa theo về một cô con gái nhỏ, đặt tên là Lỗ Thiên Liễu. Lúc đó, Lỗ Thiên Liễu không biết mình từ đâu lưu lạc tới Đại Lý, cũng chẳng biết mình bao nhiêu tuổi. Lỗ Thịnh Nghĩa liền coi như đứa bé bằng tuổi Lỗ Nhất Khí, ngày sinh cũng lấy cùng với sinh nhật của Lỗ Nhất Khí.
Khi mới đi vào trong cổng, Lỗ Thiên Liễu bám sát theo sau Lỗ Thịnh Nghĩa, nhưng sau đó cô dần dần tụt lại. Không phải cô không theo kịp, mà cô cố ý bước chậm hơn. Vì cô còn phải vừa đi vừa tụ khí ngưng thần, giữ cho ba giác tỉnh táo, để đến lúc quan trọng có thể ứng phó kịp thời.
Ba giác tỉnh táo là gì? Thính giác, khứu giác và xúc giác của Lỗ Thiên Liễu đều nhạy bén khác thường. Cô chỉ cần ngưng thần tụ khí, tập trung tâm lực, ba giác này lập tức có thể cảm nhận được những thứ cực kỳ vi tế như kiến bò cỏ mọc, mùi khí vị đá, và đặc biệt rất nhạy cảm với những thứ ô uế quái dị. Chính nhờ khả năng đặc biệt bẩm sinh, nên cô đã dễ dàng luyện được công phu Tịch trần(*) của Lỗ gia.
(*) Tịch trần tức trừ bụi, có nghĩa là trừ bỏ những thứ ô uế. Kỹ thuật này xuyên suốt trong toàn bộ quá trình xây dựng, do mỗi một khâu, hoặc vô tình hoặc cố ý, đều có thể lưu lại chỗ phá bại, cần phải dùng phương pháp này để trừ bỏ và bổ cứu. Đặc biệt là sau khi khánh thành, phải tiến hành vệ sinh quét dọn tất cả mọi bộ phận của toàn bộ công trình kiến trúc. Cần phải dọn dẹp bụi bặm và những thứ dơ bẩn, đồng thời cũng phải loại bỏ tất cả ám phá minh xung gây phá hoại đến cát tướng phong thủy tổng thể. Vì vậy kỹ pháp này yêu cầu người thực hiện phải thuần thục khinh công mới có thể lên xuống dễ dàng trong toàn bộ công trình kiến trúc.Cô ngộ tính rất cao, luyện công phu Tịch trần chẳng tốn bao nhiêu tâm lực. Về sau, khi đã lớn lên, cô dần dần nhận thấy rằng, trong những thứ mà ba giác của mình có thể cảm nhận được, không phải thứ nào cũng có thể giải quyết bằng Tịch trần. Thế là cô cả ngày bám riết lấy ông Lục để học công phu Bố cát(*) và Thiên sư pháp. Ở bên ông Lục lâu ngày, giờ cô nói tiếng Ngô còn thuần thục hơn cả ông Lục.
(*) Tức là bố trí tốt lành, thực ra phương pháp này chính là xem phong thủy, định vị trí. Nếu có thứ gì gây nguy hại cho cát tướng phong thủy hoặc bản thân cách cụ có chỗ thiếu sót, có thể áp dụng một phương thức nhất định để bổ cứu. Phương pháo này cần phải kết hợp kiến thức của Phong thủy học và kiến trúc học. Trong toàn bộ quá trình xây nhà, tất cả những khâu cần phải dùng nghi thức để đảm bảo cho sự may mắn tốt lành của cách cục phong thủy, cũng đều được thực hiện bởi phương pháp Bố cát.Ông Lục thời trẻ đã học Thiên sư pháp ở núi Long Hổ, mặc dù chỉ học được chút ít, nhưng cũng đã đủ vốn liếng để đối phó với những thứ ma quỷ quái lặt vặt. Nhưng Lỗ Thiên Liễu vẫn chưa hài lòng, cô thậm chí còn theo ông Lục lên tận núi Long Hổ, nói là muốn học được Thiên sư pháp chính tông huyền diệu hơn nữa.
Ông Lục dẫn Lỗ Thiên Liễu lên núi Long Hổ, nhưng chỉ ở đó bảy ngày đã quay về. Các vị đạo sĩ già phong thái tựa thần tiên ở núi Long Hổ đều rất quý mế Lỗ Thiên Liễu, thế nhưng không ai chịu dạy Thiên sư pháp cho cô, mà chỉ giảng giải chút ít về Bát quái Dịch số, Kỳ môn Độn giáp, và kể cho cô nghe một số vật quái dị, việc ly kỳ khác. Họ đều cho rằng cô không cần phải học, vì cô đã lờ mờ hiển hiện tướng “bích nhãn thanh đồng”(*). Đạo gia và Đông y đều cho rằng “bích nhãn thanh đồng là thần tiên”. Vì vậy, chí ít Lỗ Thiên Liễu cũng là nửa người nửa tiên, yêu ma quỷ quái nhìn thấy cô sẽ phải né tránh. Lỗ Thiên Liễu lại cho rằng đó là cái cớ để các lão đạo sĩ từ chối truyền dạy tuyệt kỹ cho mình. Nhưng nghĩ lại mình cũng chỉ là một đứa con gái, quả thực không thích hợp để học các thuật rước thần đuổi ma, nên cũng thôi không nài nỉ thêm nữa.
(*) Có nghĩa là mắt biếc con ngươi xanh.Nhà cửa vùng Giang Nam thường có bố cục khuất khúc quanh co, ẩn tổng thể trong chi tiết. Rất nhiều viên lâm trạch viện lớn có bố cục chẳng khác nào một mê cung. Nhà cửa xây theo phong cách này, khi bày khảm đặt nút, hay ám toán kẻ đột nhập, thường sẽ nhắm vào người đầu tiên và cuối cùng để ra tay, chứ không hướng mũi tấn công vào những người ở giữa. Vì đường lối bên trong rất ngắn, liên tục rẽ ngoặt quanh co, che chắn khéo léo, người đi phía trước đã qua chỗ ngoặt đến mấy bước, mà người sau chưa chắc đã bám theo kịp. Người đi sau đến chỗ rẽ, phải quan sát kỹ mới biết được phía trước nên đi đường nào. Đôi khi, mặc dù đã nhìn thấy người phía trước, nhưng con đường dưới chân chưa chắc đã dấn được tới nơi, không chừng lại có ao nhỏ, cầu ngắn chắn đường, phải đi vòng sang bên cạnh. Chỉ có người ở giữa mới có thể luôn phối hợp được với hai phía trước sau, và trước mặt sau lưng cũng luôn có người hỗ trợ che chắn. Vì vậy, Quan Ngũ Lang vốn định đi sau cùng, nhưng đã bị ông Lục ngăn lại.
Ông biết rõ mặc dù Quan Ngũ Lang dũng mãnh kiên cường không màng sống chết, nhưng anh ta quá thật thà, rất dễ mắc lừa. Nếu như để anh ta đi đoạn hậu, chỉ cần hơi tụt lại phía sau, chắc chắn sẽ trúng bẫy.
Thế là Quan Ngũ Lang đi lên phía trước ông Lục. Anh ta đeo xéo cái gùi tròn sau lưng, tay nắm chặt chuôi đao bằng sắt sống. Dẫu rằng Ngũ Lang là đệ tử của Lỗ Ân, nhưng anh ta lại không biết đao pháp xuân thu. Điều này có liên quan tới ngộ tính và thể trạng, cũng liên quan đến tính khí và nhân cách của anh ta.
Ngũ Lang mới chín tuổi đã bắt đầu theo nghề kéo thuyền ở bên sông Vận Hà, nhưng khi đó, sức ăn đã khỏe gấp đôi người trưởng thành, sợi dây kéo thuyền sau lưng anh ta bao giờ cũng căng hơn tất cả những người khác. Ngũ Lang mồ côi cha mẹ từ tấm bé, bẩm sinh sức khỏe hơn người, nhưng lại không phải là một nhân tài luyện võ, vì bản tính quá chất phác, thiếu linh hoạt. Thế nhưng lại rất thích hợp để luyện kỹ pháp Lập trụ(*) trong công phu Lục hợp của Lỗ gia.
(*) Bất kể loại kiến trúc nào, sau khi định cơ (định móng) trước tiên phải dựng trụ cột chắc chắn cho những bộ phận chủ chốt, như vậy mới có thể tiến hành những công đoạn xây dựng tiếp theo. Các kiến trúc thời cổ đại lại càng coi trong công phu Lập trụ. Vị trí lập trụ thứ nhất phải ứng với phương vị phong thủy được xác định trong khâu Bố cát và Định cơ. Sau đó căn cứ vào vị trí, góc độ, khoảng cách giữa các điểm lập trụ để xác định độ lớn nhỏ và chất liệu của cột trụ, từ đó mới tính toán được lượng vật liệu cần sử dụng cho toàn bộ công trình kiến trúc. Đương nhiên, trong lập trụ quan trọng nhất là phải chắc chắn.Bình thường Quan Ngũ Lang rất mực cần cù chăm chỉ. Anh ta luôn nghĩ rằng có thể vào được Lỗ gia đã là một phúc khí lớn lao, nên luôn cần mẫn tận tụy, gắng làm thật tốt mọi việc được giao phó.
Lỗ Ân đã nhân theo con người anh ta mà cho luyện ngón phác đao, đồng thời truyền thụ chiêu pháp Khuyên nhi đao (đao xoay tròn) biến hóa cực ít. Đao pháp này trong giang hồ còn gọi là “toàn phong sát” (gió xoáy giết). Kỳ thực bản thân Lỗ Ân cũng không thuần thục đao pháp này, vì thứ nhất nó cần đến nhiều sức mạnh; thứ hai, đao thủ không được phép chóng mặt. Nhưng hai điểm này đều rất phù hợp với Ngũ Lang. Không những anh ta bẩm sinh sức lực hơn người, sóng gió đã quen, không hề biết thế nào là chóng mặt.
Ông Lục đi sau cùng, thần thái hết sức tự tin, giống như ông vẫn luôn tin tưởng vào bản lĩnh của mình. Thế nhưng, xuất thân là một thầy phong thủy lang thang phố chợ, bản lĩnh mà ông có được đều là những lý luận và phương thuật lạ lùng, cũ rích. Những cao nhân thật sự cho rằng đó là kiến thức nửa mùa, người ngoại đạo lại cảm thấy quá cổ lỗ vô dụng. Đặc biệt từ sau thời Dân quốc, nhiều người đổ xô theo thuyết mệnh lý chòm sao của phương Tây, vì vậy càng chẳng có mấy người chịu nghe ông. Thế nhưng trong cuộc đời, hẳn ai cũng có được một vài tri kỷ. Đối với ông, tri kỷ thật sự chỉ có hai. Một trong hai người đó chính là Lỗ Thịnh Nghĩa. Nhưng suy cho cùng, Lỗ Thịnh Nghĩa có vẻ giống như một người anh em, một người thân thuộc của ông hơn là tri kỷ. Đặc biệt là trong hơn hai mươi năm sống trong nhà họ Lỗ, ông thực sự đã coi đây là nhà của chính mình. Còn người tri kỷ thứ hai, ông giấu kín tận đáy lòng, chưa bao giờ mở miệng hé lộ với bất kỳ ai.
Các chiêu thức trong công phu Bố cát của nhà họ Lỗ rất trùng hợp với những phương thuật mà ông Lục đã học được. Các kỹ pháp cần sử dụng cả trí lực và sự khéo léo như tìm huyệt, chọn giờ, tàng bảo, cải tướng… trong thuật Bố cát đã giúp ông có cơ hội để bộc lộ tài năng vốn có.
Ông Lục ở nhà họ Lỗ đã nhiều năm, tất cả mọi người đều kính trọng ông, coi ông như người thầy, người thân thích. Ở đây, ông đã tìm lại được niềm vui và tình cảm mà lâu lắm rồi ông không có được. Với ông, một nửa là ơn tri ngộ, còn một nửa là tình thân, tình bằng hữu.
Trước khi bước vào cổng sau, ông đã kịp lấy bàn Độn giáp trong người ra xem thử, thấy cửu tinh chủ về sao Thiên Vệ, hợp với báo thù giải oan, ban ơn kết bạn. Bát môn là Kinh môn, hợp với bắt giữ trộm cướp, kiện tụng, mưu kế, tạo nghi ngờ. Ông không biết xét về mặt tướng số là Lỗ gia có lợi hay đối phương có lợi. Lời phán đoán có chút mâu thuẫn, cùng giống như mâu thuẫn đang ngấm ngầm khởi dậy trong lòng ông lúc này.
Khi ông Lục bước vào cổng sau, chỉ nhìn thấy ba người, Lỗ Ân đi đầu đã rẽ ngoặt về hành lang phía trước. Khi ông đến chỗ tiếp nối giữa mái hiên với hành lang phía trước, chỉ còn thấy Lỗ Ân và Lỗ Thịnh Nghĩa đang đi về phía bờ ao ở cách đó khá xa, mà không thấy bóng dáng Liễu Nhi và Ngũ Lang đâu nữa. Ông cũng không mấy bận tâm, vì rất có thể giữa ông và Lỗ Thịnh Nghĩa còn có một đoạn khuất khúc, phải ngoặt thêm một vài chỗ nữa mới có thể nhìn thấy người.
Đúng lúc đó Lỗ Thịnh Nghĩa ngoảnh đầu lại, nhìn thấy ông Lục ở tận phía sau, vẻ mặt đột nhiên biến sắc. Ông không nói gì, cũng không đi tiếp, mà đứng yên tại chỗ, đợi ông Lục đuổi tới. Ông Lục đuổi kịp tới nơi, nét mặt cũng ngẫn ra. Vì con đường ông vừa đi qua là đường thẳng, không hề có chỗ quanh co. Điều đó có nghĩa là Lỗ Thiên Liễu và Quan Ngũ Lang đã đột ngột biến mất.
Ở những nơi như thế này, nếu có người thình lình biến mất một cách vô duyên vô cớ, chỉ có một cách giải thích hợp lý duy nhất, đó là đã rơi vào cạm bẫy. Nhưng điều khiến người ta không thể ngờ được khảm diện ở đây lại ra tay với người chính giữa; hơn nữa, còn hốt mất hai con người sống hẳn hoi vừa mới sờ sờ ngay trước mắt một cách âm thầm gọn ghẽ không một tiếng động. Khảm diện đó rốt cục được bố trí theo kiểu gì? Thủ đoạn thật quá đỗi bất thường! Nhưng cho dù là bình thường hay bất thường, chúng đã đạt hiệu quả như mong muốn trong sự kinh ngạc sững sờ của đối thủ.
- Mọi người tiếp tục đi đi, tôi ở đây tìm họ! – Ông Lục nói. Ông vốn yêu quý Lỗ Thiên Liễu và Quan Ngũ Lang hết mực, với một người không nhà cửa vợ con như ông, niềm vui trong suốt những năm tháng vừa qua đều là nhờ hai đứa trẻ này mang lại. Tình cảm giữa họ đã gắn bó đến mức khó có thể chia lìa.
Lỗ Thịnh Nghĩa không nói lời nào. Trong ánh mắt ông, một niềm kiên nghị đã lấn át mọi cảm xúc khác. Ông quả quyết quay người bước đi. Và lúc này, ông mới phát hiện Lỗ Ân không hề dừng lại. Ông ta đã rẽ vào con đường nhỏ lát đá trứng ngỗng rợp bóng hoa che, và mất hút phía sau một hòn non bộ.
Lỗ Ân không hề quay đầu lại, ông tập trung toàn bộ sức chú ý vào con đường phía trước, không hề để ý đến phía sau. Cũng không trách được ông, vì nhiệm vụ của ông là đi trước mở đường. Hơn nữa, đi sau ông còn có mấy người bản lĩnh cao cường, nên ông cũng không cần thiết phải phân tâm.
Sau hòn non bộ có mấy cái gốc cây cao lớn, khiến cả một góc vườn trở nên âm u khác thường. Con đường nhỏ liên tục xuất hiện những đoạn bậc thang dẫn xuống phía dưới. Lỗ Ân thận trọng men theo, đến trước một căn lầu nhỏ bên cạnh ao nước. Căn lầu quả thực rất nhỏ, lầu trên lầu dưới đều chỉ có duy nhất một phòng, mặt tường quay về phía ao nước của cả hai tầng lầu đều lượn hình vòng cung. Tại tầng dưới, chỗ nhìn ra ao nước có một thềm đá bằng phẳng rộng chừng một hai trượng vuông chìa ra ngoài mặt nước. Mái lầu có đầu đao nhô lên cao vút, mái giữa hai tầng lầu cũng có đầu đao uốn cong. Dưới hai mái đều có treo hoành phi, bức phía trên viết “Gác Quan Minh”, bức dưới viết “Đài Hý Liên”.
Lỗ Ân dừng lại trước căn lầu, ông vẫn không quay đầu lại. Thật kỳ lạ, chẳng lẽ một vị thiết huyết đao khách lừng lẫy một thời, giờ nay ngay cả việc người sau lưng không đi theo kịp cũng không phát hiện ra hay sao?
Đúng vậy, ông không phát hiện ra. Vì trực giác đã mách bảo ông rằng, phía sau ông vẫn luôn có người bám sát. Mặc dù sau khi vào cổng, họ bước đi hết sức nhẹ nhàng, không phát ra một tiếng động, nhưng tất cả mọi hơi hướng động tĩnh dù nhỏ nhất cũng không thể lọt khỏi đôi tai tinh tường của Lỗ Ân. Vì thế mà ông biết, từ lúc bước vào cổng cho đến giờ, bước đi và động tác của người phía sau vẫn không hề thay đổi, mức độ nặng nhẹ cũng rất đồng đều. Và điểm quan trọng nhất chính là bước chân và động tác đó vô cùng quen thuộc với ông.
Lỗ Ân lại tiến thêm mấy bước về phía căn lầu, đến bên cạnh một gốc cây lớn ven bờ ao. Từ vị trí này, có thể nhìn xuyên qua chấn song hoa của cửa sổ tầng một, quan sát được mọi thứ bên trong. Căn lầu tuy nhỏ nhưng bài trí rất tinh tế. Bên trong có một bộ bàn ghế bằng gỗ gụ chạm hoa quét nhựa sơn, hai bên là chiếc trường kỷ bằng gỗ gụ kê sát tường. Ba mặt của căn phòng đều có cửa sổ. Tại mặt tường hướng về phía ao nước, ngoài cửa sổ còn có thêm một cánh cửa nhỏ tám ô khảm kính. Bước qua cánh cửa này, có thể đi xuống được thềm đá chia ra mặt nước. Cửa sổ tầng dưới và tầng trên đều khảm nhiều ô kính sặc sỡ đủ màu, nhà bình thường ít khi có kiểu cách xa hoa như vậy.
Các ô cửa sổ và cửa chính đều không đóng chặt. Một đợt gió lạnh từ mặt ao thổi tới, khiến những cánh cửa sổ rung lên khe khẽ. Các ô kính đủ màu cũng lấp loáng theo nhịp cửa rung.
Lỗ Ân đưa ánh mắt quét qua những ô kính màu, một luồng khí lạnh buốt bỗng chạy dọc sống lưng, toàn thân lông dựng đứng. Ông ngỡ rằng mình đã nhìn nhầm, nên lại đưa mắt nhìn thêm một lượt nữa. Kết quả khiến ông vô cùng kinh sợ, ông bèn dấn thêm vài bước về phía trước. Tiếng bước chân phía sau cũng lập tức bám theo, khoảng cách còn gần hơn so với ban nãy.
Lỗ Ân cảm thấy sống lưng căng thẳng, mồ hôi lạnh túa ra từ chân tóc, như một con sâu bò ngoằn ngoèo vào tận trong gáy.
Hình ảnh phản chiếu trên ô cửa kính đã phủ định thính giác của Lỗ Ân: sau lưng ông không hề có một ai!
Trong lòng Lỗ Ân khởi lên một nổi sợ hãi mơ hồ. Ông từng là một đao khách khét tiếng, biết bao sinh linh đã trở thành hồn ma dưới lưỡi đao của ông, nên ông không tin, cũng không sợ những thứ âm tà quỷ quái, huống chi là lúc này đang giữa thanh thiên bạch nhật.
Ông đã từng nhìn thấy ma, đó là ở trong một ngôi nhà hoang bên cạnh Thái Hồ. Khi đó, ông Lục hết thắp hương lại niệm chú, hết vẽ bùa lại vẩy rượu, cuối cùng cũng lôi ra được một hũ xương người dưới bậc tam cấp của gian nhà chính. Đó chính là “con ma” duy nhất mà ông từng thấy. Nếu ông Lục chịu nói sớm vị trí của điểm huyệt, ông chỉ đào vài nhát là lôi được cái hũ lên, lấy ra bảo bối trấn trạch ở phía dưới là xong chuyện, việc gì phải phí sức vẽ vời như thế.
Nếu đã không tin có ma quỷ, tại sao bây giờ ông lại cảm thấy sợ? Đó là vì ông tin rằng sau lưng ông thực sự có người, một người hoàn toàn có thể lấy mạng ông.
Nỗi sợ hãi đã thúc đẩy ông bước tiếp về phía trước, ông muốn nới rộng khoảng cách với kẻ đang bám theo phía sau, ông muốn tìm ra một vị trí có lợi cho mình.
Tiếng bước chân ở phía sau vẫn bám sát theo ông, khoảng cách cũng mỗi lúc một gần hơn.
Đột nhiên Lỗ Ân nhận ra điều gì đó. Thân thủ và bộ pháp của người phía sau quả thực vô cùng quen thuộc, quen thuộc đến mức giông hệt bản thân ông.
Hai mí mắt của Lỗ Ân bỗng dựng ngược lên. Không sai, đó chính là thân thủ bộ pháp của chính ông. Tại sao sau lưng ông lại có một Lỗ Ân nào khác bám theo nữa?
Lỗ Thịnh Nghĩa vòng qua hòn non bộ. Ông không nhìn thấy Lỗ Ân, chỉ thấy một con đường nhỏ khuất dưới bóng hoa lượn vòng vào một miệng hang đá dưới chân hòn non bộ. Miệng hang đá không cao, người lớn phải cúi thấp đầu mới có thể chui vào được. Đường dẫn vào hang cũng rất hẹp, chỉ đủ một người lọt qua.
Lỗ Thịnh Nghĩa là một cao thủ về kiến trúc xây dựng. Ông biết nhà cửa ở Tô Châu đều rất chú trọng cách thức bày đá dẫn nước, đá và nước phản chiếu lẫn nhau, cùng tạo thành chủ điểm trong bố cục viên lâm. Khoan chưa nói tới nước, hãy xem hòn non bộ kỳ dị này trước. Tô Châu ở sát Thái Hồ, đá Thái Hồ vốn hình thụ kỳ dị, sinh động nhiều thế, thường được dựng giữa sân để thưởng ngoạn. Từ đời Tống trở về sau, phát triển thành cách xếp đá tạo núi. Đá vốn dĩ đã có hình thù kỳ quái, xếp chồng thành núi cũng phải thuận ứng theo cái thế khúc khuỷu tính xảo của đá tự nhiên. Bởi vậy cửa hang tuy thấp nhỏ, lối vào chật hẹp, nhưng sau khi vào trong, bước thêm vài bước, có lẽ sẽ là một cảnh tượng khác hẳn.
Nhưng Lỗ Thịnh Nghĩa cũng không khỏi băn khoăn, tại sao Lỗ Ân không đợi ông đã vội đi vào? Một hang đá giả sơn như thế này, cho dù không khảm không nút, chỉ nhờ vào tạo hình của đá và những lỗ hổng muôn hình vạn trạng đã đủ để trở thành một nơi ẩn nấp lý tưởng cho những kẻ tập kích.
Lỗ Thịnh Nghĩa nâng chiếc hòm gỗ lên, che chắn trước ngực, tay còn lại nắm chắc con dao khắc lưỡi rộng, hơi gập hai gối, xoạc rộng chân theo thế cung bộ nhỏ, từ từ tiến vào trong hang. Ông dùng bộ pháp này để hạ thấp thân người mà không cần phải cúi đầu, đồng thời mở rộng khoảng cách giữa hai chân, một chân cố gắng tiến thật xa về phía trước. Thế đi này trong “Độn giáp – Vô kế thiên”(*) gọi là “thạch sùng bò ngược”, ưu điểm là nếu không may giẫm phải khảm, nút, hay chạm lẫy lọt bẫy, thì cơ thể vẫn chưa di chuyển đến nơi, nên chưa bị tổn thương đến chỗ hiểm, vẫn còn cơ hội thoát ra. Ngoài ra, nếu chẳng may bị khảm diện khóa chặt, khi vạn bất đắc dĩ vẫn có thể học cách thạch sùng đứt đuôi, tự cắt chân để bảo toàn tính mạng.
(*) Là trước tác của một tú tài cuối đời Minh, người Chiết Giang, không rõ tên tuổi, chỉ biết tên hiệu là “Tuyên Lạc Sơn Nhân”. Thực chất những nội dung trong sách không phải do ông viết ra, mà chỉ là thu thập chỉnh lý các phương pháp vận dụng Kỳ môn Độn giáp từ thời cổ cho về phía trước, kéo cả cơ thể lao theo.Ả đàn bà thấy ông Lục vẫn chưa chạm được đến đám lửa, bèn buông tay khỏi vai ông, nhưng vẫn giữ chặt lấy cổ tay. Xem ra ả dứt khoát muốn đích thân đưa ông vào hẳn bên trong biển lửa mới yên tâm buông tay, quả là một người đàn bà ân cần và kiên nhẫn, với một người đàn ông xa lạ mà vẫn có thể chu đáo đến vậy.Ông Lục miễn cưỡng và thong thả đưa cánh tay phải vươn vào trong lửa….