uổi chiều ở thành phố này thật đẹp và nên thơ. Tôi dựa lưng vào nệm xe, hai tay khoanh trước ngực nhìn về phía trước. Xe chạy chậm trên nững những triền đồi, nên những hình ảnh tuyệt đẹp xung quanh được tôi thâu nhận rõ ràng và khá tỉ mỉ. Tôi có cảm tưởng như mình đang có mặt tại một vùng ngoại ô nào đó của nước Pháp. Từ lâu tôi đã nghe nhiều người cho rằng Đà Lạt từ khí hậu đến những cảnh đẹp không thua gì Tây Phương, bây giờ tôi mới được thưởng thức và thấy điều họ nói thật không ngoa.Từ lúc bước lên xe đi thong dong như thế này để biết Đà Lạt, Sa-Lyn ngồi bên tay trái, cạnh tôi không nói một điều gi hết. Chúng tôi mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng của mình. Dừng xe lại dưới một ngọn đồi chênh chếch, bên trên đồi là một rừng thông dầy đặc. Tôi nghe tiếng gió đi về trên những ngọn thông đó, gió rít qua từng kẽ lá thành những âm vang thật buồn.Khóa “công tắc” xe, Sa-Lyn quay sang tôi:- Mình lên trên đó chơi cho biết đi!Với Sa-Lyn thì không một chút gì là xa lạ hết, nhưng với tôi mọi sự đều xa lạ và ngỡ ngàng. Tôi gật đầu theo Sa-Lyn bước ra khỏi xe. Thật gọn gàng, nhanh nhẹn, Sa-Lyn đi trước dẫn tôi. Đi sau Sa-Lyn một khoảng ngắn, bước chân tôi dẫm bừa lên những cành hoa dại tím ngắt, những dốc đá nằm trơn tru và buồn nản. Những gì xảy ra trong đêm ăn tiệc ở nhà Nghiệp làm cho tôi buồn chán vô cùng! Ba lúc nào cũng coi tôi như một con bé chưa biết gì. Tôi chỉ nói chuyện với Nghiệp trong một thoáng chốc mà ba cũng không bằng lòng nữa. Sa-Lyn như chỉ tìm dịp để ngăn cản không cho tôi gần gũi với Nghiệp. Phải chi ở Saigon thì tôi đã đem nổi buồn này trút vào mấy con nhỏ bạn, nhưng ở đây thì không thể được!Sa-Lyn dừng lại trên một khoảng dốc rộng, có cỏ non trải đều xanh mướt. Dựa lưng vào một gốc thông, Sa-Lyn đưa mắt thả xa lên bầu trời nhiều sương. Tôi đứng một bên nàng nhìn những bông hoa mỏng manh lung lay theo gió lướt về. Thật lâu chúng tôi không nói gì với nhau. Tiếng Sa-Lyn bỗng cất lên trong trẻo, xé tan bầu không khí tịch mịch đang bao trùm chúng tôi.- Ở đây đẹp hén Kim Anh?Tôi buôn thỏng:- Nhưng buồn quá!- Chắc Kim Anh đang có chuyện gì buồn lắm?Không trả lời câu hỏi Sa-Lyn, tôi bước đến một gốc thông gần đó, nhìn xuống chiếc xe đen bóng nằm dưới chân đồi. Con lộ dài mướt lạnh vắng ngắt bộ hành. Một vài con chim thật bơ vơ từ một nhánh thông bay vút lên.Sa-Lyn tiến lại sau lưng tôi, dịu dàng vuốt lại mái tóc tôi đang bay tung trước gió. Bằng một giọng thật nhẹ, nàng hỏi:- Chuyện gì đã xảy ra ở đây làm em buồn? Kim Anh có thể nói cho chị nghe được không?Tôi bặm môi, lạnh lùng, nhìn ra xa Sa-Lyn đều đều tiếp:- Chị không hiểu sao mấy hôm rồi Kim Anh rất thân mật với chị... Mà sao hôm nay Kim Anh có vẻ không ưa chị nữa? Hay là chị có điều gì sơ suất làm phiền Kim Anh?- Đó là ý nghĩ của chị!- Thái độ của Kim Anh làm chị phải nghĩ như thế. Chắc Kim Anh không quen khí hậu trên này nên trong người mệt mỏi? Biết vậy khi nãy chị không rủ Kim Anh đi dạo, ở nhà nghỉ cho khỏe.Tôi vẫn thường ít nói mỗi khi bực tức chuyện gì, dù người thân yêu cố dỗ dành mấy đi nữa. Nhớ ngày trước đi học, vào lớp gặp ông giáo sư khó tính. Mỗi lần bài vở không vừa ý ông là ông gọi đến tên và quát tháo ầm ĩ. Tôi không nói một tiếng. Yên lặng, khuôn mặt đóng kín và ánh mắt trống rỗng là thái độ chống đối hết sức tiêu cực, nhưng hữu hiệu nhất. Nhưng Sa-Lyn bên cạnh tôi không phải là một giáo sư khó tính. Nàng tỏ ra một người bạn, một người chị thật dịu dàng. Tôi không thể giữ mãi được yên lặng. Tôi trả lời khô khan:- Không... Không mệt mỏi gì hết!Sa-Lyn cười mỉm, cố vỗ về tôi:- Cô bé khó tính lắm cô bé ạ?!- Lúc còn ở Saigon cứ tưởng đặt chân lên đây sẽ được tự do bay nhảy như chim rời khỏi tổ. Nhưng lên đây rồi mới thấy... không như mình nghĩ. Cái gì cũng bị đóng trong khung khổ. Thật là chán!- Kim Anh nói gì chị không hiểu?- Chị cũng như ba tôi có th! Anh đưa mắt nhìn chúng tôi giọng không thiếu vẻ châm biếm:- Tâm đầu ý hiệp như thế bài phóng sự hay là cái chắc!Sa-Lyn bật cười dòn, nheo mắt nhìn Hoài giọng nói thật mướt:- Tâm đầu ý hợp là một chuyện nhưng việc làm chắc gì đã ý hợp như thế.Phải chi giây phút này chỉ xảy ra giữa tôi và Nghiệp thì hay biết mấy! Nhưng chúng tôi đâu có ở một mình với nhau. Bên cạnh chúng tôi còn có Sa-Lyn và Hoài đang lải nhải những câu nói khôi hài khiêu khích. Những câu nói của họ cũng như cử chỉ của họ đúng là một sự trả đũa của họ mà đối tượng là tôi và Nghiệp, tôi dư sức để hiểu điều đó. Thế là cả bốn người chúng tôi không bỏ sót một lời cười nói, đùa giỡn nào mà không chứa đựng một chút mỉa mai. Nhưng tự trong thâm tâm mỗi người đều cố đè nén nỗi đau xót như đang dâng lên, dâng lên mãi. Sở dĩ Sa-Lyn tự dối lòng và làm như thế để trả đũa Nghiệp, ngay tại quán ăn này, là vì những thực khách chung quanh có thể đã biết rõ mối tình giữa nàng và Nghiệp. Thực ra Nghiệp cũng chẳng có tội tình gì để Sa-Lyn trả đũa như thế. Nhưng tôi không khỏi giận đến tím mặt khi thấy Hoài bày đặt hưởng ứng trò chơi chua xót này với Sa-Lyn. Thật khó xử cho tôi khi phải đối phó với hoàn cảnh này: giữa một thanh niên đã đính hôn và một anh “bồ” cũ đang tán tỉnh bạn gái của mình.Buổi ăn được chấm dứt một cách ngượng ngùng khó chịu. Nghiệp không như lúc đầu nữa, anh chỉ hỏi tôi những chuyện cần thiết. Và tôi chỉ đáp lời anh thật nhỏ, vắn gọn.Vừa ra khỏi quán ăn Nghiệp lại bày ra chuyện khác:- Hôm nay gần mùa hè rồi, cứ coi như đang nghỉ hè đi, chúng ta nên làm một tua du lịch quanh bờ hồ đi!Sa-Lyn tiu nghỉu:- Đi đâu chớ ra bờ hồ thì có gì thú?...Không để Sa-Lyn nói hết câu, Nghiệp cắt ngang:- Mình quá quen nên không thấy cái thú đi chơi bờ hồ. Nhưng Hoài và Kim Anh cần được hưởng không khí thoải mái ở đó sau những ngày đã thiêu mình ở Saigon. Chúng ta đi thôi.Nghiệp quả thực không phải hạng người tầm thường! Khi anh đã quyết định điều gì thì phải làm cho bằng được, và làm ngay. Không để cho Sa-Lyn kịp phản ứng, anh quay xe lái thẳng xuống bờ hồ Xuân Hương. Hầu như tất cả mọi người dù muốn dù không cũng phải theo ý muốn của Nghiệp. Lần này Sa-Lyn buồn khổ ra mặt, nhưng vẫn tuân theo tập quán quý hóa của người Chiêm: đàn bà phải im lặng khi người đàn ông lên tiếng. Sự chịu đựng của Sa-Lyn thực hiếm có, tôi chưa hề thấy nơi tất cả những cô bạn của tôi.Nghiệp cho xe dừng lại bên lề đường, cạnh chiếc cầu gỗ ngắn nối liền với ngôi nhà thủy tạ. Tôi đưa mắt nhìn con đường tráng nhựa ngoằn ngoèo bò quanh bờ hồ, với giọng thật buồn tôi hỏi Nghiệp:- Anh định cho tụi này thả bộ dài dài quanh bờ hồ sao đây?Sa-Lyn nhảy ra khỏi xe trước, nhìn chúng tôi bước xuống, nét hờn dỗi vẫn còn trong đôi mắt, nàng mỉm cười nói với tôi:- Anh ỷ anh là một thể thao gia thượng thặng nên đi bao nhiêu cũng chả sao. Bọn liễu yếu đào tơ chúng mình có đi mãi rụm đầu gối cũng không lo, đã có anh cõng mà!Nghiệp quay lại cười:- Quý vị yên trí, khỏi phải đi xa một bước mà vẫn thưởng lãm được phong cảnh ở đây như thường.Nói xong Nghiệp huýt sáo bỏ đi thẳng về ngôi nhà thủy tạ, trong khi Hoài và Sa-Lyn đã bỏ đi xa cách xe một khoảng đường ngắn, nhìn ngắm những cành hoa “lai-ơn” dọc theo bờ hồ. Tôi nhìn theo Nghiệp đang nói gì đó với một ông già câu cá ở nhà thủy tạ. Xong, anh nhảy xuống một chiếc canot nhỏ nằm cạnh đó. Anh đứng thẳng chèo mạnh chiếc canot về phía tôi, trước sự ngỡ ngàng của Sa-Lyn và Hoài. Thuyền ghé sát vào chỗ tôi, Nghiệp nói:- Kim Anh, xuống đây! Đi chơi canot còn thú và an toàn gấp mấy xe hơi chạy quanh bờ hồ.Tôi bước xuống, Nghiệp đưa tay vẫy Sa-Lyn và Hoài, nói lớn:- Tí nữa gặp lại ở chỗ này nhé!Sa-Lyn vẫy tay chào lại với nụ cười thật buồn trên khuôn mặt. Hoài đứng đờ người ra, đôi mắt anh nhìn tôi tối sầm lại. Chúng tôi rời khỏi bờ. Chiếc canot nhỏ nhưng thật xinh xắn, có hai tay chèo đặt ngang nhau và hai băng ngồi. Nghiệp ngồi đối diện với tôi, hai tay chèo rất đều nhịp, rất thong thả. Nhưng chiếc canot vẫn lướt thật nhanh trên mặt nước, đưa chúng tôi đi thật xa, hướng về ngã Lycée Yersin. Một lát sau, tôi không còn thấy Sa-Lyn và Hoài đâu nữa. Có lẽ hai người dẫn nhau vào một vườn hoa nào đó hoặc ngồi trên nhà thủy tạ. Những ngọn gió thật nhẹ và mát đem theo hương thơm của các loài hoa dại mọc ven hồ. Tôi thích thú thòng hai bàn tay xuống nước xanh. Nghèm hiểu con nhỏ này đâu, không lạ gì mà nó bị hất hủi là phải!Sau câu nói của tôi, khuôn mặt Sa-Lyn lộ ra một chút bỡ ngỡ. Buông thỏng cánh tay đang đặt trên vai tôi xuống, giọng Sa-Lyn nghe thật tha thiết, nhẹ như gió ru:- Kim Anh, em hãy bình tĩnh lại xem! Ở đây nào có ai muốn hất hủi Kim Anh đâu? À hay lên đây Kim Anh không có bạn để vui đùa, để tâm sự nên Kim Anh thấy như thế chăng?! Ba Kim Anh mắc bận chuyện riêng của ổng. Còn chị cũng lu bù thật nhiều với vụ biểu diễn xe. Vì thế không rảnh thì giờ để săn sóc cho em trong khi ở lứa tuổi em rất cần thiết những điều đó.Nói xong Sa-Lyn kéo tôi ngồi nhẹ xuống thảm cỏ, nàng có nét kiên nhẫn chịu đựng rất thuần hậu của một người mẹ. Tôi cảm thấy bớt bực tức.Khuôn mặt Sa-Lyn cúi xuống một chút, bàn tay trắng nuốt nhẹ bứt những cọng cỏ non thả bay theo chiều gió. Nàng mỉm cười, đưa đôi mắt tròn đen láy nhìn tôi:- Chị muốn kể cho em nghe một tin vui... Không biết em có muốn nghe không?Tôi ngồi co chân lại, tay vòng qua đầu gối, ngẩn mặt hỏi:- Tin vui gì vậy chị?- Chuyện riêng tư của chị.Chuyện riêng tư của Sa-Lyn là gì đây? Phải chăng là chuyện của Nghiệp và Sa-Lyn buổi tối hôm nào ngoài vườn hoa! Từ cái đêm hôm đó một thứ tình cảm thật lạ lùng chợt đến bên tôi, như tiếng sét chớp nhoáng giữa trời giông bão. Tôi có những ý nghĩ thật mâu thuẩn nhau, ý nghĩ mình đang được yêu thật nhiều, và cũng đang đau khổ ê chề vì bị hất hủi, bỏ rơi...Với Hoài, gã con trai đang đeo đuổi sự nghiệp nhiếp ảnh chỉ mang đến cho tôi thật nhiều niềm tin, hơn là mang đến một thứ tình cảm nhẹ nhàng, một thứ niềm vui lạ hoắc như Nghiệp. Nhớ hôm sửa soạn lên đây, tôi đến thăm Hoài: Anh giới thiệu Ánh Nga với tôi. Tôi thấy mình tức bực hơn là thất vọng.Còn Nghiệp thì khác. Anh mang đến cho tôi niềm vui rộn rã, những cảm giác mông lung dìu vợi như mấy trôi chậm dưới khung trời mùa thu. Và niềm vui của tôi bắt nguồn ở đó, nỗi buồn cũng đi từ chỗ đó.Sa-Lyn sẽ nói với tôi một tin vui, tin vui đó có liên quan gì đến Nghiệp không?! Tôi cố giữ gương mặt bình thản nói:- Chị nói cho Kim Anh nghe đi!Sa-Lyn nhìn ra xa, giọng trầm xuống đầy tin tưởng:- Đó là lễ thành hôn của chị. Lễ thành hôn này đã được dự tính từ lâu, nhưng tới hôm nay mới quyết định.- Ngày nào sẽ làm lễ thành hôn của chị?- Hôm bế mạc cuộc biễu diễn xe.- Chỉ còn vài ngày nữa thôi?!- Kim Anh thấy quyết định này có lý chứ?- Nhưng vị hôn phu của chị là ai? Kim Anh chưa được biết!- Anh Nghiệp.Tiếng anh Nghiệp thốt ra qua bờ môi Sa-Lyn mang một chút gì lạnh lùng và có vẻ thắng thế. Tôi phải chống chọi thật khốn khổ với bản thân để giữ nét mặt bình tĩnh. Vị hôn phu của Sa-Lyn là anh Nghiệp sao? Tôi nghe như có tiếng động thật mạnh dồn dập kéo đến xoáy vào đầu óc tôi, người tôi như tê điếng lại. Niềm vui rộn rã chưa đến trọn vẹn đã ra đi. Tôi nhìn xuống thảm cỏ xanh, những cọng cỏ thật buồn ngã nghiêng theo gió. Người tôi lảo đảo như muốn theo gió bay đi. Những giọt mồ hôi thật nhẹ, lạnh buốt, lăn xuống hai bên thái dương. Dù cúi mặt bặm môi để khỏi bật khóc thành tiếng, tôi cũng không thể nào ngăn cản được giọt nước mắt đang âm thầm rơi xuống.Sa-Lyn không nhận thấy những biến đổi như cơn bão kéo đến trong tôi, bằng giọng thật chậm, rõ ràng. Sa-Lyn tiếp:- Kim Anh biết không, chị mồ côi từ lúc hai ba tuổi và gia đình Nghiệp đã nuôi cho ăn học đến ngày hôm nay. Anh Nghiệp và chị ngoài sự thương yêu ra còn có những kỷ niệm của tuổi ấu thơ. Kỷ niệm tuổi ấu thơ thì bao giờ cũng đẹp phải không Kim Anh? Người ta khó có thể quên nó, cho nên tình yêu giữa anh Nghiệp và chị nhờ đó mà bền chặt thêm.Tôi không muốn nghe một điều gì nữa hết! Khuôn mặt Sa-Lyn không chút gì thay đổi, có chăng là trên khuôn mặt đó còn thêm vài nét hớn hở. Sa-Lyn vô tình lắm! Nàng đâu biết rằng tôi đau khổ!Đứng lên tôi nói giọng thật nhỏ:- Thôi mình về đi chị!Sa-Lyn ngạc nhiên:- Sao khi chiều em đòi đi chơi loạn cả lên, bây giờ lại đòi về?Tôi thả lửng:- Ở đây buồn quá!- Chị sẽ đưa em đến những nơi khác?- Khi mình buồn thì chỗ nào cũng buồn.Trở về chiếc xe nằm dưới con dốc, trước khi cho xe dọt Sa-Lyn hỏi tôi:- Chắc cô nữ sinh Saigon nào cũng đa cảm, lãng mạn như em?Tôi trả lời thật vắn gọn:- Tùy người.Suacute;ch, bày biện những món ăn tây phương thật nhẹ cho buổi tối, và những chai rượu đắt tiền.Tôi trịnh trọng bước vào phòng khách. Nghiệp từ đâu nhào tới với chai rượu trên tay. Nghiệp tự nhiên như đã thân thiện với tôi từ lâu:- Kim Anh dùng một chút rượu cho ấm nha!Nhìn anh ta tôi nói:- Kim Anh không quen dùng rượu.- Không sao đâu! Kim Anh dùng một tí sẽ biết. Rượu Champagne thật nhẹ và mát.Khẽ gật đầu, hai má tôi như nóng ran bởi nụ cười và cái nhìn thật ý nhị của Nghiệp. Sự gặp gỡ ban đầu giữa tôi và Nghiệp như một tình cờ không sửa soạn, không chuẩn bị.Hồi nãy trước sân nhà, dưới ánh sáng của dàn hoa, vì sự ngượng ngập lúc đầu, tôi chỉ thoáng thấy Nghiệp như chiếc bóng lượn qua lượn lại trước hàng cột tranh tối tranh sáng. Giờ đây dưới ánh đèn sáng rực tôi mới dịp nhìn Nghiệp rõ hơn! Anh khỏe mạnh, cao lớn, cao hơn tôi một cái đầu. Khuôn mặt sạm nắng, cứng rắn, mang đầy sức sống mãnh liệt. Trong bộ đồ vét màu xanh che lấp phần thân thể khỏe mạnh, Nghiệp làm tôi liên tưởng đến những tượng thần Hy Lạp. Đôi mắt nhìn thẳng người đối diện như muốn nói hết những điều trung thực mà chàng đang có.Mặc dù anh lăng xăng tiếp hết người này đến người khác, từng câu chào hỏi, từng cái gật đầu thật hoạt bát và lịch thiệp, tôi có cảm tưởng như Nghiệp chỉ chú ý đến tôi mà thôi.Bằng một giọng rất ấm, anh bắt chuyện với tôi:- Saigon mấy lúc này mưa nhiều hở Kim Anh?- Mưa nắng thất thường! Nhưng những giọt mưa ở Saigon không đẹp bằng những giọt mưa ở Đà Lạt!Nghiệp đưa ly rượu vừa rót cho tôi, nhìn ra xa ngoài trời:- Ở đó cho tôi thật nhiều kỷ niệm ngày còn đi học.Tôi cười mỉm dấu nhẹm cử chỉ vụng về trong đôi mắt Nghiệp bằng cách hất mái tóc ra phía sau nói nhỏ:- Lâu rồi anh không về dưới đó sao?- Thỉnh thoảng thôi, những lần về dưới bao nhiêu công chuyện phải lo, đâu còn thời giờ để sống lại những ngày cũ nữa.Tôi xoay ly rượu trong tay, màu vàng của rượu thật đẹp, óng ánh đôi mắt ủa Nghiệp bên trong. Tôi nói:- Ngày tháng thường làm ngày vui ấu thời qua đi, thường làm cho kỷ niệm mòn hao. Dù mình muốn tìm con đường cũ trở về thăm lại ngôi trường, hàng cây điệp rủ lá, nhưng con đường cũ đã bít lối, chỉ còn những nuối tiếc.Nở nụ cười thật kín đáo, Nghiệp nhìn tôi như muốn thu gọn lại.- Ở đây ồn ào quá! Mình ra bên ngoài có lẽ thú hơn.Tôi gật đầu bước theo Nghiệp qua dãy nhà lộ thiên. Qua khoảng đường nhỏ lót từng miếng gạch một trên sân cỏ, khu vườn rộng, gió thênh thang lướt về qua từng kẽ lá. Tôi kéo cổ áo lên cao che bớt cái lạnh đang ôm khoảng trống trên thân thể. Hương phong lan thoang thoảng đưa qua, đem cho tôi không khí thật dễ chịu, không như đứng trong phòng khách chộn rộn và bực bội.Bước đến cạnh một chiếc ghế đá Nghiệp lơ lửng:- Kim Anh thấy ở đây ra sao?- Buồn! Nhưng thơ mộng.- Nó có thể làm cho ta quên đi những mệt mỏi bủa vây hằng ngày khi đặt chân vào đây. Cũng như giờ phút này tôi không muốn nghĩ tới những nguy hiểm, khi cuộc biểu diễn xe sắp được tổ chức.Khi đặt chân đến đây tôi có nghe ông Hùng nói Nghiệp là người nòng cốt trong cuộc biểu diễn xe sắp tới. Tôi đã thầm phục lòng can đảm của anh, một con người thích đùa giỡn với tốc độ.Ngồi xuống băng đá tôi hỏi:- Anh không nghĩ đến những nguy hiểm tình cờ có thể xảy ra trong cuộc biểu diễn đó.?Nghiệp tự tin nói:- Thực ra không có gì đáng sợ, để mà lo lắng hay nghĩ đến nguy hiểm, khi người ta đã coi nó như một thói quen. Tôi đã từng chiếm nhiều giải đua xe gắn máy tổ chức ở Saigon. Lần này không phải đua để chiếm giải làm rạng danh cho cá nhân tôi, mà là một cuộc biểu diễn đem lại thắng lợi cho gia đình.Sau câu nói Nghiệp yên lặng nắm tay tôi. Một thoáng bối rối tôi nhìn xuống bãi cỏ mềm mại dưới chân. Nếu là ban ngày tôi sẽ thấy bãi cỏ xanh mượt như cánh đồng chạy dài ngút mắt đến một chân trời thật hồng. Chân trời đó tôi và Nghiệp gặp nhau chỉ vài phút trước đây, nhưng đã đem đến cho tôi nổi xao xuyến kỳ lạ. Bàn tay rắn chắc của anh như dìu tôi bay nhẹ lơ lửng, tôi bềnh bồng như những đám mây buổi sáng thật hồng. Sự cứng rắn và can đảm của anh làm tôi thấy mình nhỏ nhoi và yếu đuối như cỏ non dựa vào thân cây lớn.Bỗng dưng tôi cảm thấy lo lắng cho anh, giọng thật nhỏ:- Anh quá tự tin về việc làm của mình! Những bộ phận xe gắn máy do hãng anh chế tạo rave;ng sương mù này... Tất cả đối với tôi chẳng còn nghĩa lý gì nữa, tôi không còn thích thú tham dự cuộc đua, không muốn đi vào con đường thẳng nữa!!