Khi tiếng còi toét lên vào lúc sáng sớm, cái đáng sợ nhất đối với tôi là phải cởi bỏ bộ quần áo ấm và sạch để xỏ vào người bộ phòng hộ lao động lâu ngày không được giặt vì ở trên cao rất hiếm nước, dày cộp đất cát, mồ hôi và bồ hóng của những buổi tối, đi rừng về hơ nó trên ngọn lửa. Suốt ngày, cái bộ đồ dã chiến đỏ lúc nào cũng tạo cho tôi một cái mùi như mùi... ổ chó. Mỗi lần thay quần áo, thấy tôi cứ ngập ngừng mãi, thằng cấp dưỡng lại cười riễu:Nhịn đánh răng rửa mặt đi, năm ngày có năm bi đông nước là đủ giặt quần áo đấy.Tôi nhắm mắt choàng cái ổ chó vào người chạy nhanh ra chỗ bọn nó đang giơ tay, giơ chân tập thể dục theo tiếng còi của ông toán trưởng. Quả thực, đối với chúng tôi suốt ngày luôn chân luôn tay leo trèo như khỉ thì cái trò thể dục này là rất hài hước. Tuy nhiên nó lại là một phong trào nằm trong báo cáo thi đua ông toán trưởng hàng ngày vẫn báo cáo về Ban chỉ huy qua cái máy VTĐ của ông thì làm sao có thể bỏ được trừ ra những ngày mưa lớn. Vậy là chúng tôi giơ tay, xoạc chân cốt cho xong bảy độn g tác thể dục để rồi còn lao vào chậu cơm bốc khói nghi ngút thằng cấp dưỡng mới bày ra kia.Tuy nhiên, sáng nay, thể dục xong, thằng học giả kéo tay tôi, nán lại ở đầu núi. Nó nhìn trừng trừng ra phía trước, chỉ tay, hỏi tôi:Mày có thấy cái gì không?Tôi căng mắt nhìn mãi chẳng thấy cái gì ngoài những đỉnh núi lô nhô còn đắm chìm trong màn sương dày. Thằng học giả bỗng trầm giọng:.Bao nhiêu năm nay, cứ thức dậy tập thể dục tao lại thấy những dãy núi trước mặt giông giống như những bức tường trại giam. -Tôi ngẩn người ra vì cái ý tưởng kỳ lạ của nó. Nó vẫn sống, làm việc, học tập như những người công nhân tự do đấy chứ, có ai giam hãm tù đày gì đâu. Thằng này không khéo mắc bệnh thần kinh, chắc tại nó ngốn nhiều sách quá đây mà. Quả thực bỗng dưng nó nổi khùng với tôi:Chúng mày đúng là một lũ trâu bò. Ăn ngủ, kéo cày hùng hục, thế là đã mãn nguyện lắm rồi. Đ. mẹ nó, sống thế này cũng gọi là sống hả?Nó run bắn lên giận dữ. Thằng này thiếu an tâm công tác rồi, tôi nghĩ thế, hóa ra bao nhiêu điều ông toán trưởng vẫn thường dạy dỗ chẳng lọt vào đầu nó tý nào. Theo cách nói của ông, như thếlà nó đã có vấn đề về tư tưởng, hoặc chi ít cũng ngại khó ngại khổ, thiếu ý chí chiến đấu. Mặc xác nó, cuối năm bọn tôi trở về xuôi, qua một đợt chỉnh huấn mùa đông là cu cậu lại đâu vào đấy ngay ấy mà. Nhìn vẻ mặt lầm lầm của tôi, nó lại hiểu khác đi. Nó rít lên:Đi mà báo cáo với thằng bố mày. Tao thách đấy...Tôi vung tay đấm thẳng vào mặt làm nó ngã dúi xuống.Đánh đi, mày cứ đánh nữa cho tao chết đi...Nó lồm cồm bò dậy, mặt rúm ró, bày ra một vẻ thảm hại khiến tôi bỗng thấy đau nhói ở ngực. Thà nó chồm lên đấm trả lại tôi cho hộc máu mồm ra còn hơn là nó nhìn tôi với đôi mắt như thế. Nó đùng đục như đôi mắt cá chết nhưng mà lại bỏng rẫy lên ở trong tôi. Ngày hôm đó tôi phát cây như một thằng điên. Tôi đẩy thằng học giả ra, giành lấy phần của nó, lao vào những bụi cây đầy gai góc, men người trên vách đá chặt những dây leo lơ lửng... không hé răng lấy một lời khi nó xách dao lẽo đẽo đi sau tôi, lải nhải Thôi,. nghỉ tay để tao phát đỡ cho... Ngày hôm đó năng suất bỗng vọt lên gấp đôi: chúng tôi phát được một đoạn đường dài những ba ngàn rưởi mét. Ông toán trưởng đi sau kéo thước đo và ghi vào sổ, cười nói hể hả. Đấy, như thế mới gọi là thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua một người làm việc bằng hai chứ. Cố gắng lên các đồng chí, cố chiếm được đỉnh cao tăng năng suất hai trăm phần trăm để lấy thành tích chào mừng Đại hội Công đoàn sắp tới. Được lời như cởi tấm lòng, thằng hộ pháp thích chí cười ha hả:Vậy tối nay thủ trưởng thưởng cho anh em nồi cháo đi.Ông toán trưởng tỏ ra dễ dãi nhất đời:Nhất trí hoàn toàn.. Muốn cháo thì tối nay sẽ ăn thêm cháo. Nhưng ngày mai mỗi bữa mỗi người bớt đi một lạng gạo nghe không?Tôi phải bịt mồm ngay thằng học giả lại không thì hẳn nó sẽ văng ra câu chửi chắc là tục lắm. May qúa, ông toán trưởng đi mãi đằng sau, khuất lùm cây nên không trông thấy. Chi li như thế kể cũng đúng thôi. Bởi vì ông đã tính toán trên bản đồ, số gạo mang theo chỉ đủ ăn cho tới lúc đi đến gần bản nhất, ở đó chúng tôi sẽ mua gạo để đi tiếp chặng sau. Mọi thứ trên đời đều đã được ông lên kế hoạch cả rồi, trong đó đương nhiên không thể có bữa cháo tối ngẫu hứng ấy được. Cứ ăn bừa cho thích khẩu, mai kia hết gạo không lẽ chết đói giữa rừng? Tôi đả thông cho thằng học giả như vậy, chẳng biết nó có thông không, chỉ thấy nó nhếch miệng cười nhạt.Tối hôm đó chỉ mới nhọ mặt người, thằng hộ pháp đã bắc nồi cháo xuống, miệng cười toe toét:Nào, chúng mày đâu, tế sớm khỏi ruồi.Thằng cấp dưỡng vừa thọc cái muôi xuống bát cháo, đưa lên miệng nhấm nhấm đã chu chéo:Thôi chết rồi, có nửa gói mì chính, thằng nào đem đổ hết vào đây thì cháo mới ngọt thế này chứ. Vậy từ mai lấy cứt bỏ vào canh hả?Nó chửi toáng lên như một bà nhà quê mất gà; cứ nhè cái đứa tham ăn tục uống nào đó, gói mì chính nó đã phải nhét tận đáy ba lô, hàng ngày chỉ dám lôi ra gảy gảy vài hạt vào nồi canh, vậy mà cái thằng độc ác bất nhân ấy đang tâm lấy cắp, đổ hết vào nồi cháo thì thử hỏi trong con người nó còn chút lương tâm nào không chứ?Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, cố đoán xem thằng nào là thủ phạm có gan tày đình như thế. Ông toán trưởng phải tạm dời cái máy vô tuyến điện, chạy từ trong hang hàm ếch ra phân xử:Đồng chí nào đã làm chuyện này nên tự giác, thành khẩn nhận khuyết điểm.Không một đứa nào đưa tay nhận tội mặc dù ông toán trưởng đã viện dẫn cả tới những phẩm chất ưu việt của con người mới xã hội chủ nghĩa ra để răn đe và thuyết phục. Chờ cho ông nói đến gần đứt hơi, thằng học giả mới chõ lênNhưng thưa đồng chí thủ trưởng, vấn đề chính ở đây là thằng cấp dưỡng có thực mất gói mì chính ấy không đã.Câu nói của nó vang lên như phát súng, thằng cấp dưỡng gào lên:Không mất thì mì chính trong cháo này đâu ra?Thằng hộ pháp nhảy ba bước vào góc bếp, xách chiếc ba lô thực phẩm, lôi ra vứt lung tung đủ thứ gói, hộp và cuối cùng nó reo lên:Gói mì chính đây chứ đâu, chưa chi đã nghi anh em ăn cắp, ông thì nhét cả vào mõm mày bây giờ.,,.Thằng cấp dưỡng cười bẽn lẽn:Thì cứ tưởng chỉ nhà bếp mới có mì chính. thôi, tớ xin lỗi, nhưng lạ nhỉ, vậy thằng nào có mì chính mà cất kỹ thế?Tôi chợt thấy ông toán trưởng sa sầm nét mặt, vội vă bước vào trong hang nơi ông cất ba lô. Thằng học giả cười khảy, bưng bát cháo lên miệng, rối rít khen ngọt, ngọt. Tôi hỏi nó:Mì chính của ai thế?Của con người luôn kêu gào chống chủ nghĩa cá nhân và luôn luôn đòi hỏi mình vì mọi người.Tôi hiểu nó ám chỉ ai, nhưng tôi không tin, hoặc cố không tin, tuy thế bát cháo vẫn trở nên nhạt nh ẽo và chán phèo, tôi quẳng nó xuống và đứng dậy. Chui người vào trong chiếc võng quen thuộe, tôi còn nghe tiếng cười của thằng học giả vẳng tới:Chúng mày cứ ăn cho chán đi. Nghĩ ngợi làm chó gì. Mặt trời còn có vết đen, huống hồ con người.Tôi cố nhắm mắt mà không sao ngủ được. Lần này thì không phải cái đói hay cái rét mà là những ý nghĩ của chính tôi. Ông ta là người đã rủ rê tôi theo ông. Cậu đang còn trai trẻ, quẩn quanh phố phường làm gì cho hèn người. Làm thằng đàn ông phải lên rừng, xuống biển cho phỉ chí nam nhi... Tôi kính trọng và nghe theo ông cũng vì một thời trai tráng ông đã: vùng vẫy như thế. Mới ngoài năm chục tuổi, ông đã có trên hai mươi năm lăn lộn khắp các vùng rùng núí Tây bắc, Việt Bắc khảo sát và thiết kế được biết bao nhiêu con đường quan trọng. Một con người cả đời đã được mưa rừng gió núi làm thoáng đãng tâm hồn, không lẽ lại làm cái việc nhỏ nhặt là giấu diếm một chút mì chính ăn riêng. Không, thằng học giả nói láo, sách vở chữ nghĩa làm méo mó đầu óc nó rồi. Ông toán trưởng thường bảo bọn trí thức là bọn đáng ngờ nhất, nếu không được giáo dục đến nơi đến chốn, bọn nó không đáng bằng cục cứt. May cho tôi không phải trí thức, tôi chỉ là thằng thanh niên lêu lổng, mới rời ghế nhà trường phổ thông, đầu óc chưa bị tiêm nhiễm nặng nề nọc độc của chủ nghĩa cá nhân tư sản, bởi thế như ông nói, tôi rất dễ phấn đấu vươn lên. Chao ôi, quả thực ông đã lầm lẫn khi chọn tôi làm nòng cốt để bồi dưỡng, đào tạo, tôi chẳng báo cáo được gì cho ông về những câu chuyện tào lao bọn nó vẫn đấu láo mỗi khi vắng mặt ông chẳng góp ý giúp đỡ được đứa nào mỗi khi khổ cực quá, chúng nổi khùng lên chửi cha cả cuộc đời. Tôi cũng không tha thiết lắm những điều ông vẫn hứa hẹn: lên lương, đi học, chức quyền... các cái đó với tôi, cũng xa xỉ và xa xôi hão huyền như những món ăn đặc sản thằng học giả thết chúng tôi buổi tối hôm nào vậy.