Dừng tại thành phố Salt Lake, rời khỏi xe bus, vali trong tay, Niles lại tiếp tục cuộc hành trình với việc nhớ thêm những mục trên bảng chỉ đường. Tiền dự trữ của anh chỉ còn 63 đô la và anh sắp phải dùng nó rồi. Niles đã tìm được chân rửa chén đĩa trong một nhà hàng dưới thị trấn và khi vừa kiếm đủ 100 đô la, anh đã thôi không làm nữa. Niles tiếp tục đến Cheyenne, đi nhờ xe của một cụ già tên Thomas. Anh đã ở đó một tuần rồi lên một xe bus đêm đến Denver nhưng anh lại rời Denver để đi tiếp đến Wichita. Wichita đến Des Moines. Des Moines đến Minneapolis. Minneapolis đến Milwaukee, sau đó vòng qua khắp Illinois, cẩn thận tránh xa Chicago, and tiếp tục đến Indianapolis. Chuyến du hành này đã là một câu chuyện cũ. Niles buồn bã mừng sinh nhật thứ hai mươi chín của mình trong một căn hộ kiểu Anh vào một ngày tháng mười mưa phùn. Ký ức của anh bừng sáng những kỷ niệm cũ xưa của bữa tiệc sinh nhật năm anh bốn tuổi, đó là năm 1933… một trong những ngày hạnh phúc thuần khiết hiếm hoi nhất của đời anh. Có mặt tất cả mọi người: toàn bộ đội bóng, cha mẹ, anh trai anh là Hank trông cực kỳ nghiêm trang so với một đứa trẻ tám tuổi và chị gái anh là Marian thật xinh với hai bím tóc dày. Có quá nhiều nến và những đặc ân đối với bọn trẻ, đó là rượu pân (rượu nóng có pha đường, sữa, chanh, đủ loaị gia vị,…) và bánh ngọt. Bà Heinsohn, người hàng xóm cạnh nhà, ngồi xuống và nói: "Nó trông như một người đàn ông thu nhỏ vậy!". Cha mẹ cười rạng rỡ với anh. Mọi người đã cùng hát và có một thời gian tuyệt diệu. Và sau đấy, khi trò chơi cuối cùng đã chơi xong, món quà cuối cùng đã mở, khi những chàng trai và những cô gái đã vẫy tay tạm biệt và dần mất hút trên đường, khi những người lớn đã ngồi vòng lại nói chuyện về vị thủ tướng mới và nhiều điều kỳ lạ đã xảy ra trong nước, thì Tommy nhỏ bé ngồi giữa sàn nhà, nghe và ghi nhớ mọi thứ ấm áp và sôi nổi, lòng tự hỏi không biết làm sao trong suốt buổi chiều ấy không ai nói hoặc làm bất cứ điều gì tàn nhẫn với mình. Anh thật hạnh phúc trong ngày đó, và đến lúc đi ngủ anh vẫn còn hạnh phúc. Niles cho ký ức mình chiếu lại bữa tiệc ấy đến hai lần, giống như xem một cuốn phim cũ mà anh đã rất yêu. Nhưng những hình ảnh chứa đựng trong đầu anh bền vững hơn nhiều vì chúng không bao giờ trở nên sờn cũ, màu sắc, âm thanh và cả cảm xúc luôn được giữ lại rõ ràng và nguyên vẹn hình dạng như nó đã được nạp vào. Giờ anh ngồi đây và vẫn nếm trải được hương vị ngọt ngào của ly rượu thời xa xăm. Cuối cùng, Niles để cho ánh sáng của buổi tiệc nhạt dần và một lần nữa anh ở trở lại với căn nhà kiểu Anh trong một buổi chiều xám xịt ảm đạm, một mình đơn độc trong căn phòng có sẵn đồ đạc giá 8 đô la một tuần. "Chúc mừng sinh nhật tôi", anh chua chát nghĩ, "chúc mừng sinh nhật". Anh chăm chú nhìn vào bức tường xanh lá cây đầy vết bẩn với bức tranh Corot rẻ tiền treo hơi nghiêng. "Mình có thể là dạng đặc biệt nào đó", anh nghiền ngẫm, "một trong những kỳ quan của thế giới… ha ha… Thay vì cứ cố làm một quái vật đang lẩn trốn con người trong tầng ba bẩn thỉu này. Nhưng trước tiên mình hãy thưởng thức âm nhạc cái đã". Anh đào sâu vào bên trong ký ức của mình để đến với buổi trình diễn chín tác phẩm Beethoven của Toscanini mà anh đã nghe ở Carnegie Hall một lần khi anh còn ở New York. Nó hay gấp bội phần so với buổi biểu diễn sau đó mà Toscanini trình bày để ghi âm. Khi đó người ta còn chưa dùng micro. Buổi trình diễn rực sáng và lộng lẫy âm thanh. Niles nhớ lại không chỉ biển âm thanh kỳ vĩ của nó mà cả những điều nho nhỏ: sự hùng vĩ của bộ trống một mặt trong dàn nhạc cộng hưởng với người hát giọng nam trầm luôn đổ mồ hôi nhưng hát nên những giai điệu tuyệt vời, quả cầu len ngộ nghĩnh trên cái mũ sừng kiểu Pháp của người nhạc trưởng đại tài, những lưng ghế trường kỷ êm ái làm nhăn lưng áo dạ hội của các quý bà và mỗi khi Niles cúi ngả người trên ghế của mình, mũi giày phải lại bó chặt lấy đầu ngón chân anh… Anh có nó tất cả, trong sự chính xác cao nhất. "Ít ra cũng có một điều gì đó để bù đắp", anh nghĩ và nở nụ cười buồn.