Tôi cũng không còn cháu ngoại. Tôi gục đầu xuống, khóc nức nở. Đến trưa, từ trong buồng có bác sĩ đi ra nói:- Đẻ rồi, một thằng cu.Nhị Hỷ vừa nghe đã cuống quit, nhảy quớ lên bảo:- Tôi không cần con.Bác sĩ nói:- Mẹ cũng không việc gì.Phượng Hà cũng không sao ư? Trước mắt tôi nảy đom đóm, có tuổi rồi, cơ thể không chống đỡ nổi. Nhị Hỷ mừng quýnh lên, nó ngồi cạnh tôi cứ run bần bật, đó là nó cười sung sướng quá đấy mà.Tôi nói với Nhị Hỷ:- Bây giờ thì đã yên tâm, bố đi nghỉ một lúc rồi đến thay con.Nào ngờ tôi vừa đi thì Phượng Hà đã có chuyện. Tôi vừa đi có vài phút, những mấy bác sĩ chạy vào buồng đẻ, còn kéo cả bình oxy theo. Sau khi sinh con, Phượng Hà ra nhiều máu quá, trước khi trời tối thì tắt thở. Hai đứa con của tôi đều chết khi đẻ. Hữu Khánh chết khi người ta đẻ, còn Phượng Hà chết khi sinh con.Hôm ấy mưa tuyết rất to. Sauk hi chết, Phượng Hà nằm trong gian nhà nhỏ ấy. Tôi đến thăm nó, vừa nhìn thấy gian nhà đó, tôi không sao bước vào nổi. Hơn mười năm trước, Hữu Khánh đã chết ở đây. Đứng trong tuyết tôi nghe Nhị Hỷ ở trong nhà cứ gọi Phượng Hà hết lần này đến lượt khác; lòng đau đớn tôi ngồi xổm xuống đất. Hoa tuyết lả tả rơi xuống, tôi nhìn không rõ cửa vào, chỉ nghe thấy Nhị Hỷ gào khóc ở bên trong. Tôi liền gọi Nhị Hỷ, gọi mấy tiếng, Nhị Hỷ ở trong nhà mới đáp một tiếng. Nó đi ra cửa, nói với tôi:- Con cần mẹ, họ lại cho con con.Tôi giục:- Ta về nhà đi, bệnh viện này kiếp trước có thù oán với chúng ta. Hữu Khánh chết ở đây. Phượng Hà cũng chết ở đây. Nhị Hỷ ơi, bố con ta về nhà thôi, con ạ.Nhị Hỷ nghe lời tôi, cõng Phượng Hà lên vai, ba chúng tôi đi về nhà. Lúc ấy trời đã tối, đường phố toàn là tuyết, không thấy một bong người, gió tây bắc thổi vù vù, hoa tuyết tạt lên mặt chúng tôi rát rạt y như ném cát. Nhị Hỷ khóc đến mức giọng khản đặc. Đi được một đoạn nó nói:- Bố ơi, con không đi nổi nữa.Đó là do khóc đấy mà, khóc đến nỗi đau cả lưng. Về đến nhà, Nhị Hỷ đặt Phượng Hà lên giường, rồi ngồi ở mép giường chằm chằm nhìn vợ. Người Nhị Hỷ co rúm lại. Tôi không nhìn con rể mà nhìn vào cái bóng Nhị Hỷ và Phượng Hà in trên tường, chừng ấy cũng khiến tôi đau khổ tới mức không nhìn tiếp được. Hai cái bóng ấy vừa đen vừa to, một bóng nằm, một bóng như đang quì, đều không nhúc nhích. Chỉ có nước mắt của Nhị Hỷ đang rơi, tôi nhìn thấy từng chấm từng chấm đen to rỏ xuống giữa hai cái bóng. Tôi chạy xuống bếp đun một ít nước để Nhị Hỷ uống cho ấm người, khi tôi đun được nước sôi bưng lên thì Nhị Hỷ và Phượng Hà đã ngủ.Phượng Hà, Gia Trân và Hữu Khánh chon chung một chỗ. Hôm ấy tuyết đã dừng, nhưng gió tây bắc vẫn thổi dữ, cứ vù vù, gần như át cả tiếng lá cây. Chôn xong Phượng Hà, hai bố con vác cuốc xẻng đứng ở đó, gió thổi mạnh tới mức cả hai cứ lảo đảo chực ngã. Chỗ nào cũng tuyết phủ, dưới ánh nắng cứ loa lóa cả mắt. Chỉ có trên mộ Phượng Hà là không có tuyết. Nhìn đống đất ướt rượt ấy, hai bố con tôi không sao bước nổi chân ra về. Nhị Hỷ chỉ ngay vào chỗ đất trống ngay đó, nói với tôi:- Bố ơi, con chết chôn ở chỗ kia.Tôi thở dài nói với Nhị Hỷ:- Chỗ này để lại cho bố, thế nào bố cũng chết trước con.Chôn xong Phượng Hà thì đứa con cũng được đưa từ bệnh viện về nhà. Nhị Hỷ bế con trai đi hơn mười dặm về làng thăm tôi, nó bảo tôi:- Bố ơi, bố đặt tên cho cháu.Lúc bấy giờ tuyết chưa tan hết, tôi nhìn mộ Phượng Hà ở đằng tây làng, đứng tuy xa, nhưng tôi vẫn nhìn rõ trên mộ Phượng Hà không có tuyết, đó là một nấm đất nhỏ đen sì. Tôi nói:- Thằng bé này vừa đẻ ra đã không có mẹ, cứ gọi nó là Khổ Căn.Nhị Hỷ bỏ tiền thuê người may cho một cái địu. Khổ Căn liền suốt ngày ở trên lưng bố. Nhị Hỷ làm việc vốn đã vất vả mệt nhọc rồi, nay lại còn cõng them một đứa con. Khổ Căn đói bụng thì Nhị Hỷ đi tìm người mẹ nào đang cho con bú, đưa ra một hào, khe khẽ nói:- Xin cho cháu bú mấy miếng.Nhị Hỷ không bố của những em bé khác chỉ biết nhìn con lớn khôn. Nhị Hỷ cảm thấy Khổ Căn địu trên lưng nặng hơn một chút liền biết con mình đã lớn thêm một chút. Trong lòng người làm bố tự nhiên vui vẻ, nó nói với tôi:- Khổ Căn lại nặng hơn rồi bố ạ!Tôi lên thành phố thăm bố con nó, thường nhìn thấy Nhị Hỷ kéo xe cải tiến, mồ hôi đầm đìa đi trên phố. Khổ Căn ở trong cái địu sau lưng bố thò cái đầu con con ra ngoài cứ lắc la lắc lư. Tôi thấy con rể cực quá liền khuyên nó để tôi đưa Khổ Căn về nuôi. Nhị Hỷ không đồng ý, cậu ấy bảo:- Bố ơi, con không xa Khổ Căn được.Được cái Khổ Căn lớn rất nhanh. Khổ Căn đi được thì Nhị Hỷ đỡ vất vả hơn. Khi nó bốc dỡ hàng thì để con chơi bên cạnh, khi kéo xe thì đặt Khổ Căn lên xe. Khổ Căn lớn thêm một chút thì nó cũng biết tôi là ai, nó thường nghe Nhị Hỷ gọi tôi là bố và ghi nhớ. Mỗi lần tôi lên thành phố thăm con cháu, Khổ Căn ngồi trong xe cải tiến, vừa nhìn thấy tôi đã gọi lanh lảnh:- Bố ơi, bố của bố đến kia kìa.Có thể là để trả nợ Phượng Hà không biết nói, thằng bé này lúc còn bé tí tẹo đã dẻo mỏ biết gọi dạ bảo vâng. Khi còn ngồi trong địu sau lưng bố, nó đã biết chửi người, lúc cáu tiết lên cái mồm bé xíu cứ lẩm bà lẩm bẩm, mặt đỏ phừng phừng. Chẳng biết nó nói gì, chỉ thấy nước bọt từ miệng bắn ra. Chỉ có Nhị Hỷ biết. Nhị Hỷ nói với tôi:- Nó đang chửi người đấy.Khi Khổ Căn biết đi, biết nói mấy tiếng thì nó càng tin khôn. Hễ nhìn thấy con nhà ai cầm cái gì hay hay trong tay, nó liền cười hì hì vẫy tay rối rít:- Lại đây, lại đây, lại đây!Thằng bé kia đi đến trước mặt, nó liền giơ tay vồ luôn đồ chơi trong tay con người ta. Đứa bé kia không cho nó, nó trở mặt liền, xồng xộc đuổi người ta đi, nó bảo:- Đi đi, đi đi, đi đi!Không có Phượng Hà, Nhị Hỷ chẳng bao giờ hoàn hồn lại nữa. Vốn đã ít nói, sau khi vợ chết, Nhị Hỷ lại càng lầm lì. Người ta nói điều gì đó, Nhị Hỷ chỉ ừ một tiếng coi như đã nói. Chỉ có nhìn thấy tôi, nó mới mở miệng mấy câu. Khổ Căn trở thành cái núm ruột, cái gốc rễ của mạng sống chúng tôi. Nó càng lớn càng giống mẹ, càng giống Phượng Hà, cũng có nghĩa là chúng tôi nhìn thấy cháu mà trong lòng đau đớn. Có lúc Nhị Hỷ cứ nhìn Khổ Căn, nhìn mãi rồi rưng rưng nước mắt. Làm bố vợ, tôi liền khuyên:- Con chỉ có một chút hạnh phúc này để nhớ tới Phượng Hà.Sau đó tôi phải về làng, Nhị Hỷ cũng phải đi làm việc. Chúng tôi cùng đi. Vừa ra đến ngoài, Nhị Hỷ đi sát vào tường, cái đầu vẹo hẳn đi rất nhanh, y như sợ người ta nhận ra. Khổ Căn bị bố kéo theo cứ lảo đa lảo đảo, người nghiêng hẳn. Tôi cũng không tiện nói, tôi biết sở dĩ Nhị Hỷ như vậy là do mất Phượng Hà. Người láng giềng nhìn thấy, liền gọi Nhị Hỷ:- Anh di chầm chậm thôi kẻo Khổ Căn ngã bây giờ.Nhị Hỷ vâng một tiếng, vẫn đi rất nhanh về phía trước. Khổ Căn bị bố lôi xềnh xệch, người hết oặn sang phải lại ẹo sang trái, cặp mắt tròn cứ đảo đi đảo lại. Đến chỗ ngoặt, tôi nói với con rể:- Nhị Hỷ ơi, bố về nhé!Lúc này Nhị Hỷ mới đứng lại, cong vênh đôi tai nhìn tôi. Tôi nói với Khổ Căn:- Khổ Căn ơi, ông về nhé!Ai ngờ ngày hôm ấy Nhị Hỷ đã chết. Đi được mấy bước tôi quay lại nhìn hai bố con nhà nó, Nhị Hỷ bám sát tường dắt Khổ Căn đi xuyên qua một đám đông, rồi tôi không nhìn thấy nữa. Đấy là Nhị Hỷ tôi nhìn lần cuối cùng. Nhị Hỷ sau khi chết đã không còn ra dáng người nữa.Nhị Hỷ bị hai tấm bê tong kẹp chết. Làm công việc bốc vác, hễ sơ ý một chút là bị va chạm toạc da chảy máu, nhưng mất mạng thì chỉ có Nhị Hỷ. Mạng người của gia đình họ Từ ai cũng khổ. Hôm ấy, mấy an hem bọn Nhị Hỷ bốc tấm bê tông đặt lên xe đẩy. Nhị Hỷ đứng ở trước một dãy bê tông; xe cần cẩu cẩu bốn tấm bê tông lên, không biết đã xảy ra sai sót gì, lại gạt sang phía Nhị Hỷ. Không ai nhìn thấy Nhị Hỷ đứng đó, chỉ nghe Nhị Hỷ đột nhiên hét lên một tiếng khủng khiếp:- Khổ Căn!Bạn bè Nhị Hỷ nói với tôi, tiếng thét ấy khiến bọn họ sợ hết hồn. Không ngờ Nhị Hỷ lại có giọng to đến thế, cứ tưởng như hét vỡ toang cả lồng ngực. Ngoài chân và đầu ra, toàn than Nhị Hỷ bị chèn bẹp dúm, ngay đến một khúc xương lành lặn cũng không tìm được. Máu thịt bám vào tấm bê tông trông như hồ dán. Bọn họ nói, khi Nhị Hỷ chết cái cổ đột nhiên duỗi thẳng ra, mồm há hốc, đó là lúc Nhị Hỷ gọi con trai của mình.Khổ Căn ở bờ ao gần đó đang ném đá xuống nước. Nghe thấy tiếng kêu của bố trước khi chết, nó liền quay đầu lại bảo:- Gọi con làm gì thế?Chờ một lúc không thấy bố gọi nữa, nó lại tiếp tục ném đá. Mãi cho đến lúc Nhị Hỷ được đưa vào viện, biết Nhị Hỷ đã chết, mới có người đi gọi Khổ Căn.- Khổ Căn ơi, bố cháu chết rồi.Khổ Căn rút cuộc đã biết chết là thế nào đâu, nó liền quay đầu đáp một tiếng:- Biết rồi.- Lại tiếp tục ném đá, phớt bơ cả người gọi.Lúc bấy giờ tôi về đến nhà đã lâu. Người cùng làm việc với Nhị Hỷ chạy đến báo tin:- Nhị Hỷ sắp chết rồi, đang ở trong bệnh viện, ông mau mau đến đó đi.Vừa nghe tin Nhị Hỷ bị tai nạn đưa vào bệnh viện, tôi đã khóc, nói ngay với người đó:- Nhanh nhanh khiêng Nhị Hỷ ra đi, không được đến bệnh viện.Người báo tin thừ ra nhìn tôi, cứ tưởng tôi điên. Tôi nói:- Nhị Hỷ đã vào cái bệnh viện đó thì chỉ có chết mất thôi.Hữu Khánh, Phượng Hà đều chết ở đấy. Không ngờ rút cuộc Nhị Hỷ cũng chết ở đấy. Anh nghĩ xem, cuộc đời tôi đã ba lần nhìn thấy gian nhà xác nhỏ ấy, đã ba lần người ruột thịt của tôi nằm trong đó. Tôi già rồi chịu không nổi những chuyện như thế. Khi vào nhận Nhị Hỷ, vừa nhìn thấy gian nhà ấy, tôi liền ngã vật ra đất. Tôi được khiêng ra khỏi bệnh viện ấy như Nhị Hỷ.Sau khi Nhị Hỷ chết, tôi đưa Khổ Căn về làng nuôi. Hôm rời khỏi thành phố, tôi đã đem đồ dung trong nhà Nhị Hỷ cho gia đình hàng xóm, mình chỉ dọn mấy thứ nhẹ nhàng đem đi. Khi tôi dắt Khổ Căn đi thì trời sắp tối. Bà con hàng xóm đều sang tiễn tôi, tiễn ra đầu phố họ nói:- Từ nay về sau, ông cháu thường xuyên về thăm chúng tôi nhé!Có mấy người đàn bà còn khóc. Họ vuốt ve Khổ Căn:- Thằng bé này khổ thật.Khổ Căn không thích nước mắt họ nhỏ vào mặt mình. Nó cứ kéo tay tôi giật giật mạnh và giục tôi:- Đi đi, mau mau đi đi ông.Lúc ấy trời đã lạnh, tôi dắt cháu Khổ Căn đi trên phố, gió lạnh cứ ù ù luồn vào cổ, càng đi càng tê tái. Thầm nghĩ ngày trước cả nhà quây quần đông vui, đến bây giờ còn lại một già một trẻ, lòng tôi cay đắng tới mức ngay đến thở dài một tiếng cũng không nổi. Nhưng nhìn Khổ Căn tôi lại có niềm an ủi. Trước kia không có Khổ Căn, giờ có Khổ Căn rồi thì khỏi lo, hương lửa sẽ có người cúng vái, cuộc sống sẽ tiếp tục khá lên.Đi đến chỗ có quán mì phở, Khổ Căn t:10px;'>
Tôi đáp:- Anh cõng vợ mình chứ cõng ai mà cười.Gia Trân bắt đầu thích nhắc lại những chuyện cũ; đến chỗ nào, cô ấy cũng nói chuyện của Phượng Hà và Hữu Khánh trước đây. Cô ấy cứ kể, kể mãi rồi cười. Tới đầu làng, Gia Trân liền nhắc đến chuyện hôm tôi trở về, Gia Trân đang làm việc ở ngoài đồng, nghe thấy có ai gọi to Phượng Hà và Hữu Khánh, ngẩng đầu lên thì nhìn thấy tôi, lúc đầu còn không dám nhận. Nói đến đây, Gia Trân cười rồi khóc, nước mắt nhỏ xuống cổ tôi. Cô ấy nói:- Anh trở về là mọi việc đều tốt.Sau khi Gia Trân ốm không dậy được, gia đình thiếu đi một người làm công điểm, đời sống đương nhiên là khổ đi nhiều. Phượng Hà càng mệt, ngoài việc đồng áng không hề giảm, việc trong nhà trước kia mẹ làm thì nay dồn hết cho con gái. Được cái nó còn trẻ, làm việc quần quật cả ngày, ngủ một giấc sáng mai lại có sức lại hăng hái. Hữu Khánh cũng phải làm việc nặng, nó không thể chỉ trông coi hai con dê mãi, ruộng phần trăm của nhà cũng cần nó gánh vác ít việc. Năm Hữu Khánh mười ba tuồi, nghĩa là sau khi Gia Trân không còn khâu vá được, chiều tối hôm ấy tôi đi làm về, Hữu Khánh đang xới cỏ ở thửa ruộng phần trăm, nó gọi tôi một tiếng. Tôi bước lại gần, thằng bé tay giữ cán cuốc, cúi đầu nói:- Con đã học được rất nhiều chữ, bố ạ!Tôi đáp:- Tốt lắm.Nó cúi đầu nhìn tôi một cái rồi nói tiếp:- Những chữ này đã đủ để con dùng một đời.Tôi nghĩ bụng khẩu khí thằng này lớn thật; không để ý đến ý tứ gì khác của con, tôi nói luôn:- Con vẫn phải chịu khó học tập.Lúc này nó mới nói thật:- Con không muốn đi học nữa.Tôi vừa nghe đã sa sầm nét mặt:- Không được!Thật ra tôi cũng đã từng nghĩ để Hữu Khánh thôi học. Tôi bỏ ý định này là vì Gia Trân.Hữu Khánh không đi học, Gia Trân cũng chẳng sống được bao lâu. Gia Trân biết nhà nghèo quá mới không cho Hữu Khánh đi học, cô ấy sẽ cảm thấy mình đã làm khổ Hữu Khánh. Tôi bảo với Hữu Khánh:- Mày không chăm chỉ học tập, ông sẽ chọc tiết!Nói xong câu ấy, tôi có phần hối hận. Chẳng phải vì cái gia đình này mà Hữu Khánh mới có ý định bỏ học đấy ư? Đứa con mười ba tuổi đã hiểu biết như vậy, khiến tôi vừa vui mừng vừa đau khổ, tôi thầm nhủ từ nay trở đi không thể đánh con một cách tùy tiện nữa.Một hôm, tôi vào thành phố bán rau, bán xong tôi bỏ ra năm xu mua năm cái kẹo cho Hữu Khánh. Đây là lần đầu tiên trong đời làm bố, tôi mua quà cho con. Tôi cảm thấy nên thương yêu Hữu Khánh hơn nữa.Tôi quẩy quang gánh đi vào trường học. Trường học chỉ có hai dãy nhà, các em đang học bài trên lớp. Tôi đi hết lớp nọ đến lớp kia tìm Hữu Khánh. Hữu Khánh ở lớp học ngoài cùng. Cô giáo đang giảng bài gì đó trước bảng đen. Qua cửa sổ tôi nhìn thấy Hữu Khánh. Hễ nhìn thấy Hữu Khánh tôi lại bực, thằng bé không chăm chỉ học tập, nó đang cầm cái gì đó ném lên đầu một em ở bàn trước. Để nó đi học, Phượng Hà đã chịu cảnh phải đem cho người ta, Gia Trân ốm đau đến mức này cũng không để nó phải bỏ học, vậy mà nó lại hỉ hỉ hả hả đến lớp học đùa nghịch. Lúc ấy tôi tức đến bất chấp tất cả, quăng luôn quang gánh, xông vào lớp, nhằm trúng Hữu Khánh tát một cái. Hữu Khánh ăn đòn xong mới nhìn thấy tôi. Nó sợ bệch mặt ra. Tôi bảo:- Mày làm tao điên tiết lên thế hả!Tôi quát lên.Hữu Khánh run cầm cập. Tôi lại tát cái nữa. Hữu Khánh co rụt người, sợ hãi đến độ đờ người ra. Lúc này, cô giáo kia giận dữ xông đến hỏi tôi:- Ông là ai? Đây là trường học, không phải nhà quê.Tôi đáp:- Tôi là bố nó.Tôi đang cơn bực tức, giọng vang vang. Cô giáo kia cũng nổi nóng. Cô cất giọng nói lanh lảnh:- Ông đi ra ngoài kia cho, ông đâu có giống người làm bố, tôi thấy ông giống phát xít, giống Quốc dân đảng.Tôi không biết phát xít, nhưng quốc dân đảng thì tôi biết. Tôi biết cô giáo đang mắng tôi, thảo nào Hữu Khánh không chịu khó học tập, nó đã gặp một cô giáo chửi bậy. Tôi bảo:- Cô mới là Quốc dân đảng, tôi đã nhìn thấy Quốc dân đảng cũng chửi người như cô.Cô giáo kia há mồm, không nói được mà lại khóc. Thầy giáo ở lớp bên cạnh đi sang kéo tôi ra, họ vây chặt lấy tôi ở bên ngoài, mấy cái mồm cùng một lúc nói với tôi, tôi chẳng nghe rõ câu nào. Sau đó, thầy giáo béo tốt dạy thể dục đi tới, ông ấy nhận ra tôi, hỏi tôi tại sao đánh Hữu Khánh. Tôi kể rõ sự việc với ông ấy. Ông ấy nói với các thầy cô khác:- Để ông ấy về.Khi quẩy đôi quang gánh ra về, tôi thấy tất cả các cửa sổ của lớp học đều chen chúc những cái đầu nho nhỏ nhìn theo tôi. Phen này tôi đã làm mất mặt con trai. Điều Hữu Khánh buồn đau nhất không phải là tôi đánh nó, mà là tôi đã làm trò hề trước mặt biết bao nhiêu thầy cô giáo và học sinh. Tôi về đến nhà còn ấm ức, ngồi xuống cạnh giường, tôi kể lại với Gia Trân. Cô ấy nghe xong, khe khẽ trách tôi:- Anh làm thế thì Hữu Khánh biết làm người thế nào trong nhà trường.Nghe vợ nói, tôi cảm thấy đúng là mình quá quắt, làm bẽ mặt mình không kể, còn làm bẽ mặt con trai. Trưa hôm ấy, Hữu Khánh tan học về nhà, tôi gọi nó, nó cứ phớt bơ, cầm liềm xách rổ định đi. Gia Trân gọi nó một tiếng, nó đứng lại. Gia Trân bảo nó đến gần, nó đến đứng cạnh giường mẹ, cổ cứ rụt lên rụt xuống, rồi gục vào cánh tay Gia Trân khóc nức nở, khóc tới mức đau lòng, thảm thiết.Trong hơn một tháng sau đó, Hữu Khánh sống chết thế nào cũng phớt bơ tôi. Tôi sai nó làm gì, nó làm ngay, chỉ có điều không nói chuyện với tôi. Nó cũng không làm điều gì sai, tôi chẳng có cớ nào mà trút giận với nó.Nghĩ lại tôi thấy mình cũng quá thể, trái tim của ột nhiên nói to lên:- Cháu không ăn mì sợi.Tôi đang mien mang nghĩ chuyện mình, không lưu ý lời của cháu. Bước đến cửa, Khổ Căn lại nói:- Cháu không ăn mì sợi.Nói xong, nó kéo tay tôi không đi nữa. Lúc này tôi mới biết nó muốn ăn mì sợi. Thằng bé mồ côi cha mẹ, nó muốn ăn mì sợi thì cho nó ăn một bát. Tôi dẫn nó vào trong quán ngồi xuống, bỏ ra chín xu mua một bát nhỏ mì sợi. Nó xì xụp, mồ hôi nhễ nhại, lúc đi ra lưỡi còn liếm môi, nó nói với tôi:- Ngày mai lại đến ăn ông nhá!Tôi gật đầu đáp:- Được!Đi được một quãng thì đến một cửa hàng bánh kẹo. Khổ Căn lại kéo tay tôi đứng lại, vểnh tai lên nói nghiêm chỉnh:- Cháu vốn muốn ăn kẹo, nhưng ăn mì sợi rồi, cháu không muốn ăn nữa.Tôi biết nó gợi ý bảo tôi mua kẹo cho nó, tôi sờ tay vào túi, tìm được hai xu, suy nghĩ một lát liền lấy ra năm xu mua cho Khổ Căn năm cái kẹo.Về đến nhà, Khổ Căn oai oái kêu chân đau. Đi ngần ấy đường đấy nó đã mệt. Tôi bảo Khổ Căn nằm trên giường, mình đi đun một ít nước nóng cho cháu ngâm chân. Khi đun được nước đem ra thì Khổ Căn đã ngủ tít thò lò. Thằng bé gác hai chân lên tường, ngủ ngon lắm. Nhìn dáng vẻ của nó, tôi bật cười, gác chân đau lên tường để dễ chịu hơn đấy mà, còn nhỏ bằng ngần ấy nó đã biết tự lo cho mình. Lòng tôi xót xa, nó vẫn chưa biết chẳng bao giờ còn trông thấy bố mình nữa.Tối hôm ấy khi ngủ, tôi cứ cảm thấy trong lòng tưng tức hoang hoảng, thức dậy mới biết cái mông nho nhỏ của Khổ Căn đè ráo lên ngực mình. Tôi dịch mông nó sang một bên. Một lúc sau, khi tôi sắp sửa đi vào giấc ngủ, cái mông Khổ Căn động đậy rồi lại đè len ngực tôi. Tôi sờ tay vào mới biết cu cậu đái dầm, ướt hẳn một vệt ở bên dưới, thảo nào nó dịch mông đè lên ngực tôi. Tôi nghĩ đã đè thì cứ để cho nó đè.Ngày hôm sau thằng bé này nhớ bố. Tôi làm việc dưới ruộng, nó ngồi chơi trên bờ, chơi mãi, chơi mãi, đột nhiên nó hỏi tôi:- Ông đưa cháu về, hay bố cháu đến đón?Dân làng trông dáng vẻ thằng bé ai cũng bảo nó đáng thương.Có người nói với nó:- Cháu không về nữa đâu.Nó lắc lắc đầu, nói nghiêm chỉnh:- Phải về chứ!Đến chiều tối, không thấy bố đến đón, Khổ Căn có vẻ sốt ruột, mồm cứ lặp bặp nói rất nhanh, tôi chẳng hiểu gì hết. Tôi nghĩ có thể nó đang chửi ai đó, cuối cùng nó ngẩng đầu lên nói:- Thôi, không đến đón thì thôi, cháu là trẻ con không biết đường, ông đưa cháu về đi!Tôi bảo:- Bố cháu không đến đón cháu đâu. Ông cũng không thể đưa cháu về. Bố cháu chết rồi.Nó nói:- Cháu biết bố cháu chết rồi. Trời tối rồi sao không đến đón cháu.Tối hôm ấy nằm trong chăn, tôi giảng giải cho Khổ Căn hiểu thế nào là chết. Tôi bảo, người chết phải đem chôn, người còn sống không bao giờ nhìn thấy người chết nữa. Đầu tiên thằng bé sợ run cầm cập, sau đó nghĩ đến không bao giờ nhìn thấy Nhị Hỷ nữa, nó đã khóc huh u. Khuôn mặt bé nhỏ áp sát và cổ tôi, nước mắt nóng hôi hổi rơi xuống ngực tôi, nó cứ khóc, cứ khóc mãi rồi ngủ lúc nào không biết nữa.Được hai hôm, tôi nghĩ nên đưa cháu ra thăm mộ bố, liền dắt nó ra đằng tây làng. Tôi chỉ cho nó biết mộ nào của bà ngoại, mộ nào của mẹ nó, mộ nào của cậu nó. Tôi chưa nói mộ nào của Nhị Hỷ, thì nó đã chỉ tay vào mộ bố nó khóc ròng, nó bảo:- Kia là mộ của bố cháu.Sau đó, trong làng thực hiện khoán sản lượng đến từng hộ gia đình, đời sống khó khăn. Tôi được chia một sào tám ruộng, không thể nào làm việc cùng những người trong làng như trước đây, nếu mệt vẫn có thể lén bỏ việc. Bây giờ việc ngoài đồng luôn kêu gọi tôi, tôi không đi làm thì chẳng ai làm thay.Khi tuổi đã cao thì con người sinh ra đủ thứ tội, lưng ngày nào cũng đau, mắt thì lòa. Trước kia quẩy gánh rau vào thành phố, chỉ đi một mạch là đến. Bây giờ thì vừa đi vừa nghỉ, hết nghỉ lại đi. Hai tiếng đồng hồ trước khi trời sáng, tôi đã phải từ nhà gánh đi, nếu đến muộn thì rau ế. Tôi biết than phận mình, chim vụng thì phải bay trước. Chỉ khổ thằng cháu Khổ Căn, đang lúc thằng bé ngủ ngon nhất, thì bị tôi lôi dậy; hai tay nó bám chặt cái sọt ở đằng sau, mắt nhắm mắt mở đi theo tôi lên thành phố. Khổ Căn là thằng bé ngoan, đến lúc nó tỉnh hẳn, nhìn thấy tôi gánh nặng quá nó cứ bảo ông ơi nghỉ một lát. Nó lấy hai cây rau từ trong hai sọt ra bê vào ngực đi lên trước tôi, lại còn luôn quay đầu lại hỏi ông:- Có nhẹ hơn không?Tôi vui vẻ đáp:- Nhẹ đi nhiều.Kể ra thì Khổ Căn mới lên năm đã trở thành tay giúp việc tốt của tôi. Tôi đi đâu, nó đi theo đến đó. Sống với tôi ngay đến lúa nó cũng biết gặt. Tôi liền bỏ tiền thuê thợ lò rèn tèn cho nó một cái liềm nho nhỏ, nó sướng lắm, đi ngủ cũng ôm liềm. Tôi không cho ôm, nó liền để xuống gầm giường. Sáng dậy, việc đầu tiên của nó là đi sờ liềm ở gầm giường. Tôi bảo nó cái liềm càng cắt càng sắc, con người càng siêng năng càng có sức khỏe. Thằng bé chớp chớp mắt nhìn tôi lâu lắm, đột nhiên bảo:- Liềm càng sắc, sức cháu càng khỏe.Dù sao thì Khổ Căn cũng còn bé, đương nhiên cắt lúa chậm hơn tôi nhiều. Hễ nó nhìn thấy tôi cắt nhanh là không vui, nó gọi:- Phú Quí ơi, ông cắt chầm chậm thôi.Dân làng gọi tôi là Phú Quí, nó cũng gọi Phú Quí, nó không gọi ông ngoại. Tôi chỉ vào chỗ lúa mình cắt, bảo:- Chỗ lúa này Khổ Căn cắt đây.Nó liền tươi cười, cũng chỉ vào chỗ lúa mình cắt, nói:- Chỗ lúa này Phú Quí cắt đây.Khổ Căn còn nhỏ, cũng chóng mệt, nó thường hay chạy lên bờ nằm nghỉọi bác sĩ.Bác sĩ ngồi xuống đất đặt ống nghe vào nghe, rồi bảo:- Tim ngừng đập mất rồi.Bác sĩ cũng không lo lắng đến việc này lắm, chỉ mắng tên nhân viên hút máu một tiếng:- Cậu làm ăn vớ vẩn thế.Nói xong cho qua, rồi đi vào buồng đẻ cứu vợ chủ tịch huyện.Buổi chiều hôm đó, trước lúc tôi đi làm đồng về, một em bé ở làng bên cạnh, là bạn học của Hữu Khánh, hớt ha hớt hải chạy đến, vừa chạy đến trước mặt chúng tôi, liền hỏi giật giọng:- Ai là bố của Từ Hữu Khánh.Tôi vừa nghe em hỏi, tim đã đập loạn xạ, đang lo không biết Hữu Khánh đã xảy ra chuyện gì thì em bé kia lại hỏi:- Ai là mẹ của Từ Hữu Khánh?Cậu bé nhìn tôi, lau mũi nói:- À, phải rồi, là ông. Mời ông đến lớp học của chúng cháu.Tôi hồi hộp quá, tim sắp sửa bật ra khỏi lồng ngực. Lúc này cháu bé mới bảo:- Hữu Khánh sắp chết rồi, đang ở trong bệnh viện.Mắt tôi tối sầm lại, tôi hỏi cậu bé:- Cháu nói gì vậy?Cậu bé đáp:- Ông mau mau đến bệnh viện. Từ Hữu Khánh sắp chết rồi.Tôi vứt cuốc chạy lên thành phố, trong lòng rối bời bời. Thầm nghĩ, trưa nay lúc tách ra đi riêng, Hữu Khánh vẫn còn khỏe khoắn bình thường, sao bây giờ lại bảo sắp chết cơ chứ! Đầu tôi cứ ong ong rối mù, chạy đến bệnh viện tỉnh, nhìn thấy người thầy thuốc đầu tiên tôi chặn ông ấy lại hỏi:- Con trai tôi đâu?Người thầy thuốc ấy nhìn tôi, cười đáp:- Tôi làm sao biết được con trai ông?Nghe ông ấy nói, tôi ngớ người, nghĩ bụng hay là nhầm,nếu là nhầm thì hay quá. Tôi nói:- Họ bảo con trai tôi sắp chết, cần tôi đến bệnh viện.Người thầy thuốc đang định bước đi, đứng lại nhìn tôi hỏi:- Con trai ông tên là gì?Tôi đáp:- Hữu Khánh.Ông ấy giơ tay chỉ vào gian phòng ở mãi tít cuối đường đi, bảo:- Ông đến đằng ấy mà hỏi.Tôi vội vàng chạy đến gian phòng đó, một người thầy thuốc đang ngồi viết cái gì đó ở bên trong. Tim đập thình thịch, tôi đi vào hỏi:- Thưa bác sĩ, con trai tôi còn sống không?Ông ta ngẩng đầu nhìn tôi rất lâu rồi mới hỏi:- Ông có mấy đứa con trai?Chân tôi lập tức bủn rủn, đứng run run tại chỗ, tôi đáp:- Tôi chỉ có một đứa con trai, xin bác sĩ làm ơn cứu cháu.Ông bác sĩ gật gật đầu, tỏ ra có biết, nhưng lại hỏi:- Tại sao ông chỉ đẻ có một đứa con trai?Hỏi thế thì tôi biết trả lời thế nào. Tôi cuống lên hỏi ông ta:- Con trai tôi còn sống không?Ông ta lắc đầu, nói:- Chết rồi.Tôi bỗng dưng chẳng còn nhìn thấy ông bác sĩ nữa, đầu óc tối sầm,chỉ có nước mắt rơi lã chã. Tôi hỏi ông ta:- Con trai tôi đâu?Hữu Khánh nằm một mình ở trong một gian nhà nhỏ, cái giường ấy kê bằng gạch. Khi tôi bước vào thì trời chưa tối, tôi thấy thân thể bé nhỏ của Hữu Khánh nằm trên giường, vừa gầy vừa nhỏ, trên người mặc bộ quần áo cuối cùng mẹ khâu cho. Con trai tôi nhắm mắt, mồm cũng ngậm chặt. Tôi cứ Hữu Khánh, Hữu Khánh gọi liền mấy tiếng.Hữu Khánh không nhúc nhích, tôi biết nó đã cứng lạnh. Tôi nghĩ mãi mà không sao hiểu nổi, tại sao đây là Hữu Khánh cơ chứ! Tôi nhìn Hữu Khánh, sờ sờ nắn nắn vào bả vai gầy gò cảu nó, đúng là con tôi rồi. Tôi cứ khóc, khóc mãi, đâu có biết thầy giáo thể dục của Hữu Khánh cũng đã đến. Nhìn thấy Hữu Khánh thầy cũng khóc, cứ nói đi nói lại với tôi:- Thật không ngờ! Thật không ngờ!Thầy giáo thể dục ngồi xuống cạnh tôi. Hai chúng tôi cùng nhìn nhau khóc. Tôi sờ mặt Hữu Khánh, thầy cũng sờ. Lâu lắm tôi mới sực nhớ ra, mình đã biết con trai vì sao bị chết đâu. Tôi hỏi thầy giáo, lúc này mới biết Hữu Khánh bị chết vì bị rút hết máu. Lúc này tôi đã muốn giết người, tôi đặt con trai xuống xông ra ngoài, xông ra buồng bệnh, nhìn thấy một bác sĩ, tôi liền túm chặt ông ta mà chẳng cần biết ông ta là ai, đấm luôn một quả vào mặt. Bác sĩ ấy ngã gục ra đất kêu ầm ĩ. Tôi nhìn ông ta, thét lên:- Mày đã giết con trai tao!Thét xong lại giơ chân đá ông ta. Có người ôm chặt tôi, quay nhìn thì đó là thầy giáo thể dục. Tôi liền bảo:- Thầy buông tôi ra.Thầy giáo thể dục nói:- Ông không được đánh lung tung.Tôi đáp:- Tôi phải giết hắn!Thầy giáo thể dục cứ ôm chặt tôi. Tôi gỡ không nổi, liền khóc van xin thầy:- Tôi biết thầy đối xử tốt với Hữu Khánh, xin thầy buông tôi ra.Thầy giáo thể dục vẫn không buông, tôi đành phải dùng khuỷa tay thúc thục mạng, thầy vẫn ôm tôi khư khư, để cho người bác sĩ kia đứng dậy chạy đi. Rất đông người đã xúm lại, tôi nhìn thấy trong đó có hai bác sĩ, liền nói với thầy giáo thể dục:- Xin thầy buông tôi ra.Thầy giáo thể dục to khỏe lực lưỡng ôm chặt tôi, tôi không sao gỡ ra được. Tôi lại giơ khuỷa tay hích thầy, thầy cũng không sợ đau, cứ nói hết lượt này đến lượt khác:- Ông không được đánh lung tung.Lúc này có một người đàn ông mặc quần áo kiểu Tôn Trung Sơn đi tới, ông ta bảo thầy giáo thể dục buông tôi ra và hỏi tôi:- Ông là bố đẻ của học sinh Hữu Khánh ư?Tôi phớt bơ ông ta. Thầy giáo thể dục vừa buông tôi ra, tôi liền xô vào một bác sĩ, người bác sĩ ấy quay người chạy biến. Tôi nghe ai đó gọi người đàn ông mặc quần áo kiểu Tôn Trung Sơn là chủ tịch huyện.Tôi chợt nhớ, thì ra ông ta là chủ tịch huyện, chính vợ ông ta đã cướp mất mạng sống của con trai tôi. Tôi giơ chân đạp một phát vào bụng chủ tịch huyện. Chủ tịch huyện kêu hự một tiếng rồi ngồi phệt xuống đất. Thầy giáo thể dục lại ôm chặt tôi, nói:- Đó là chủ tịch huyện họ Lưu.Tôi nói:- Người mà tôi phải giết chính là chủ tịch huyện.Tôi giơ chân đạp tiếp thì chủ tịch huyện đột nhiên hỏi:- Anh là Phú Quí có phải không?Tôi đáp:- Hôm nay tao phải xé xác mày bằng được!Chủ tịch huyện đứng dậy, nói với tôi:- Phú Quí ơi, tôi là Xuân Sinh đây.Ông ta vừa nói vậy, tôi đã ngớ người ra. Tôi nhìn ông ta một lúc, càng nhìn càng giống, liền bảo:- Anh đúng là Xuân Sinh.Xuân Sinh bước tới cũng nhìn tôi một chặp, rồi bảo:- Anh là Phú Quí.Nhận ra Xuân Sinh, tôi bớt giận đi nhiều. Tôi khóc nói với Xuân Sinh:- Anh to cao và béo ra đấy.Xuân Sinh mắt cũng đỏ hoe, bảo tôi:- Phú Quí ạ, tôi cứ tưởng anh đã chết.Tôi lắc lắc đầu:- Chưa chết.Xuân Sinh lại nói:- Tôi cứ tưởng anh đã chết như lão Toàn.Nhắc đến lão Toàn, hai chúng tôi đều khóc hu hu. Khóc xong một trận, tôi hỏi Xuân Sinh:- Anh có tìm được bánh nướng không?Xuân Sinh lau nước mắt, đáp:- Không. Chắc anh còn nhớ chứ, tôi ra đi liền bị bắt làm tù binh.Tôi hỏi Xuân Sinh:- Anh có được ăn bánh bao không?Xuân Sinh đáp:- Được ăn.Tôi bảo:- Tôi cũng được ăn.Nói xong cả hai chúng tôi đều cười, cười mãi cười mãi; nhớ đến đứa con trai đã chết, tôi lại khóc. Tay Xuân Sinh bóp bóp vào vai tôi. Tôi nói:- Xuân Sinh này, con trai tôi chết rồi. Tôi chỉ có mỗi đứa con trai.Xuân Sinh thở dài nói:- Làm sao lại là con trai anh được nhỉ?Tôi nghĩ đến Hữu Khánh đang nằm một mình ở gian nhà nhỏ, trong lòng đau đớn không chịu nổi. Tôi nói với Xuân Sinh:- Tôi phải đi coi con trai đây.Tôi cũng không định giết ai nữa, ai ngờ Xuân Sinh đột nhiên xuất hiện. Đi được mất bước, tôi quay đầu nói với Xuân Sinh:- Xuân Sinh này, anh nợ tôi một mạng sống, kiếp sau phải trả tôi đấy nhé!Đêm hôm ấy tôi bế xác con về, cứ đi lại nghỉ, nghỉ lại đi, bế mệt quá thì cõng con trên lưng, vừa đặt con trên lưng thì trong lòng đã hoảng, lại bế con ra đằng trước. Tôi không thể không nhìn con. Tôi cứ vừa nhìn con vừa đi. Lúc về đến đầu làng, càng đi càng nặng trĩu, tôi sẽ ăn nói làm sao với Gia Trân đây? Hữu Khánh chết đi thì Gia Trân cũng chẳng sống được bao lâu, cô ấy đã ốm đau đến mức ấy. Tôi ngồi xuống bờ ruộng ở đầu làng, đặt xác con lên chân. Cứ nhìn thấy con trai là tôi không sao cầm nổi nước mắt, khóc một thôi một hồi, xong tôi lại nghĩ Gia Trân sẽ thế nào đây? Nghĩ đi nghĩ lại, vẫn là nói dối với Gia Trân trước đã thì hơn. Tôi đặt Hữu Khánh ở bờ ruộng, về nhà len lén lấy cái cuốc; rồi lại ôm xác con đi đến trước mộ bố mẹ, tôi đào một cái hố.Sắp chôn Hữu Khánh rồi, tôi luyến tiếc không nỡ xa lìa con. Tôi ngồi trước mộ cha mẹ, ôm chặt con không buông. Tôi áp má con vào cổ mình, mặt Hữu Khánh như băng lạnh cứng áp vào cổ tôi. Gió đêm thổi lá cây trên đỉnh đầu kêu xòa xòa. Thân thể Hữu Khánh cũng bị sương thấm ướt. Tôi cứ nghĩ hết lượt này đến lượt khác, lúc trưa nay con trai tôi còn nấp ở đằng sau gốc cây nhìn bố cơ mà. Tôi nói với đứa con đã tắt thở:- Hữu Khánh ơi, bố biết trong lòng con yêu bố.Nghĩ đến Hữu Khánh không bao giờ còn nói được nữa, không bao giờ cầm giày chạy bộ nữa, lòng tôi đau quặn từng cơn, đau tới mức tôi không khóc được nữa. Tôi cứ ôm con ngồi, nhìn trời sắp sáng rồi, không thể không chôn. Tôi liền cởi quần áo, xé ống tay áo bịt mặt cho con, lấy quần áo gói xác con rồi đặt xuống hố. Tôi nói trước mộ của bố mẹ:- Hữu Khánh sắp xuống dưới đấy, bố mẹ đối xử với cháu tử tế một chút. Khi cháu còn sống, con hay đánh mắng cháu, bố mẹ thay con thương yêu cháu nhiều hơn nhé.Hữu Khánh nằm trong huyệt, càng nhìn tôi càng thấy con mình nhỏ bé, không giống đứa trẻ mười ba tuổi, ngược lại giống như lúc Gia Trân vừa sinh nó ra, tôi e sỏi đá sẽ làm đau con tôi. Chôn xong Hữu Khánh thì trời tang tảng sáng. Tôi thong thả đi về nhà, cứ đi vài bước lại quay lại nhìn. Về đến cửa, vừa nghĩ từ nay sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy con trai nữa, không nén nổi tôi đã khóc thành tiếng, nhưng lại sợ Gia Trân nghe thấy liền bưng chặt mồm ngồi xuống. Tôi ngồi xổm lâu lắm, nghe thấy tiếng mọi người í ới gọi nhau đi làm, tôi mới đứng lên vào trong nhà. Phượng Hà đứng ở cạnh cửa tròn mắt nhìn tôi. Nó chưa biết em trai đã chết. Khi cậu bé ở làng bên cạnh đến báo tin, nó cũng ở đó nhưng không nghe được.Nằm trên giường, Gia Trân gọi tôi một tiếng. Tôi đến cạnh giường, nói với vợ:- Hữu Khánh bị tai nạn đang nằm ở bệnh việnHình như tin lời tôi, Gia Trân hỏi:- Tai nạn gì?Tôi nói:- Cũng không rõ, khi đang ngồi học đột nhiên nó ngã lăn ra, được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ bảo loại bệnh này phải mất vài hôm để chữa.Mặt Gia Trân nhăn nhó, nước mắt ứa ra. Gia Trân nói:- Mệt đấy mà, em đã làm khổ nó.Tôi bảo:- Không phải, mệt cũng không mệt đến mức ấy.Khổ Căn chết được hai năm thì tôi góp đủ tiền tậu trâu; thấy mình còn sống được vài năm nữa nên cũng cần phải mua một con trâu. Trâu là một nửa con người, nó có thể làm việc thay tôi, lúc rảnh rỗi cũng có kẻ làm bạn, lúc buồn lòng thì chuyện trò với trâu. Dắt nó ra bờ ao bờ sông ăn cỏ như dắt một đứa trẻ.Hôm mua trâu, tôi mang tiền trong người đi Tân Phong, ở đó có một cái chợ trâu bò to lắm. Khi đi qua một làng bên cạnh, nhìn thấy một đám người vây quanh sân phơi, tôi bước đến xem thì thấy một con trâu, nó đang nằm trên sân, ngoẹo đầu sang một bên, nước mắt chảy lã chã; một người đàn ông cánh tay để trần ngồi bên cạnh mài dao mổ trâu soàn soạt. Người vây chung quanh đang bảo thọc dao vào chỗ nào là tốt nhất. Tôi nhìn thấy con trâu khóc thương tâm quá, trong lòng cũng thấy bùi ngùi, nghĩ bụng làm thân con trâu thật đáng thương, thay người kéo cày kéo bừa khó nhọc cả mộ đời, khi về già, không còn mấy sức nữa thì bị giết ăn thịt.Tôi không nhẫn tâm nhìn nó bị giết, liền rời sân phơi tiếp tục đi. Đi mãi, đi mãi, cứ thấy băn khoăn về con trâu này, nó biết mình sắp chết, cái đầu gục xuống bên một bãi nước mắt… Tôi càng đi càng do dự, sau đó quyết định mua luôn con trâu này. Tôi vội vàng quay lại, đi đến sân phơi. Họ đã buộc chặt chân trâu, tôi chen vào nói với người đàn ông mài dao:- Xin ông rủ lòng bán cho tôi con trâu này.Người đàn ông cánh tay để trần đưa ngón tay thử lưỡi dao, nhìn tôi một lát mới hỏi:- Ông bảo sao cơ?Tôi đáp:- Tôi định mua con trâu này.Ông ta toét miệng cười hì hì, những người ở bên cạnh cũng cười rộ lên. Tôi rút tiền trong túi áo ra đặt vào tay ông ta, nói:- Ông đếm đi.Người đàn ông ở trần như ngớ người ra, cứ nhìn tôi mãi rồi hỏi:- Ông mua thật à?Tôi ngồi xuống cởi dây thừng buộc ở chân con trâu, vỗ vỗ vào đầu nó. Con trâu này còn thông minh lắm, biết mình không chết, liền đứng ngay dậy, cũng không khóc nữa. Tôi cầm dây thừng buộc mũi trâu, nói với người đàn ông kia:- Ông đếm tiền đi.Ông ta giơ nắm tiền lên trước mắt như là xem dầy bao nhiêu, rồi nói:- Không cần đếm nữa. Ông dắt đi.Tôi liền dắt trâu đi, ở phía đằng sau họ cười nói ầm ĩ. Tôi nghe thấy người đàn ông kia nói:- Hôm nay trúng quả đậm.Trâu biết tính người, khi tôi dắt nó về nhà, nó biết tôi đã cứu mạng nó, nên cứ cọ sát thân vào người tôi, tỏ ra thân thiết lắm. Tôi nói với nó:- Này trâu, mày đừng có mừng vội. Ta dắt mày về là phải kéo cày đấy, không phải nuôi mày như nuôi bố ta đâu.Tôi dắt trâu về làng, cả làng kéo ra xem. Ai cũng bảo tôi lẩm cẩm mua phải con trâu già lõ đít. Có người bảo:- Phú Quí ơi, tôi trông… nó còn lớn tuổi hơn ông là cái chắc!Người sành về trâu nói với tôi, nhiều lắm thì con trâu này chỉ sống nổi hai ba năm nữa là cùng. Tôi nghĩ, hai ba năm là đủ rồi, chắc gì mình còn sống được lâu thế. Nào ai ngờ chúng tôi đều đã sống đến hôm nay. Người trong làng vừa ngạc nhiên vừa lạ lung, thì mới hôm trước còn có người bảo chúng tôi là “hai lão già không già”.Trâu đã đến nhà thì cũng là thành viên trong gia đình, nên đặt cho nó một cái tên. Nghĩ đi nghĩ lại, cứ cảm thấy gọi là là Phú Quí thì hơn. Tôi quyết định đặt tên nó là Phú Quí. Nhìn trái nhìn phải, tôi đều cảm thấy nó giống tôi, tôi mừng khấp khởi. Sau đó, người làng cũng bắt đầu nói hai chúng tôi y hệt nhau. Tôi cười hì hì, nghĩ bụng tôi đã biết nó giống mình từ lâu rồi.Phú Quí giỏi ra trò, có lúc cũng trốn tránh khó nhọc, nhưng con người cũng thường hay trốn tránh khó nhọc đấy thôi, kể gì đến con trâu. Tôi biết khi nào thì nên sai bảo nó làm việc, khi nào nên để nó nghỉ ngơi. Chỉ cần tôi mệt là tôi biết nó cũng mệt, liền cho nó nghỉ một lúc; tôi nghỉ đã thấy khoe khỏe thì nó cũng nên đi làm.… Ông già nói rồi đứng dậy, phủi phủi bụi đất ở mông đít, quát con trâu già bên bờ ao một tiếng. Con trâu liền bước tới đứng cạnh ông, cúi đầu xuống. Ông già đặt vạy cày lên vai trâu, cầm thừng trâu đi chầm chậm.Trân chân của hai Phú Quí đều bám đầy bùn đất. Khi đi, hai cơ thể đều hơi rung rung. Tôi nghe thấy ông già nói với con trâu:- Hôm nay, Hữu Khánh, Nhị Hỷ đã cày xong một mẫu. Gia Trân, Phượng Hà cũng cày được bảy tám sào. Khổ Căn còn bé mà cũng cày được nửa mẫu. Còn mày cày được bao nhiêu ta không nói ra, nói ra mày sẽ bảo là ta bôi bác làm mày xấu hổ. Nói đi thì cũng phải nói lại, mày đã ngần ấy tuổi đầu, cày được từng ấy ruộng cũng là đã hết lòng hết sức lắm rồi.Ông già và con trâu đi xa dần. Tôi nghe thấy cái giọng khàn khàn làm cho người nghe hết sức cảm động ấy của ông già từ xa xa vọng lại. Giữa buổi chiều tối vắng vẻ, tiếng hát của ông già lại vang lên, bay bay như gió thoảng. Ông hát rằng:Còn trẻ đi lăng quăngĐứng tuổi muốn tìm vàngVề già làm hòa thượng.Khói bếp bay nghi ngút trên những nóc nhà nông dân, sau khi tản mát lên bầu trời ngợp rang chiều, liền mất hút. Tiếng các bà mẹ gọi con í ới nổi lên hết đợt này đến đợt khác như sóng nước. Một người đàn ông gánh thùng phân đi qua trước mặt tôi, chiếc đòn gánh cứ vang lên kĩu kà kĩu kịt. Dần dần, cánh đồng trở nên yên tĩnh, bốn phía bắt đầu mờ mờ, ráng chiều phai dần. Tôi biết hoàng hôn đang sắp tắt, bóng tối trùm xuống đến nơi rồi. Tôi ngắm nhìn ruộng đồng bao la lộ rõ bộ ngực chắc nịch, đó là tư thế vẫy gọi, giống như người mẹ vẫy gọi con cái, đồng ruộng đang vẫy gọi bóng đêm về.----Hết----Ngoài lề:- Sống được giải Mười cuốn sách hay của Thời báo Trung quốc (Đài Loan), giải Mười cuốn sách hay của tạp chí “Bác ích” (Hồng Kông) và giải thưởng Văn học Gelin thân kapo của Ý.- Tác phẩm này đã được Trương Nghệ Mưu dựng thành phim cùng tên.- Ngoài Sống hiện Dư Hoa còn có tiểu thuyết Huynh Đệ đã được dịch ra tiếng Việt nhưng chỉ mới được tập 1 và “Chuyện Hứa Tam Quan bán máu”.- Đánh máy hoàn thành lúc 9h55’ ngày 23 tháng 7 năm 2006 bởi Cao Đăng Lưu và Hồ Lê Tuấn Anh