Chương 4

Trời cũng cảm động trước lòng trắc ẩn của con người, nên hôm ấy đang trên đường đi về, trời chợt đổ cơn mưa. Thời cơ đã đến cho Quốc Trường, anh có cơ hội để tỏ tình:
– Hồng Nhung! Cô lấy áo mưa này mà mặc.
Nhìn anh, cô nở nụ cười duyên:
– Dạ, cám ơn anh. Nhưng mà.. – Sao vậy Hồng Nhung?
– Nhung mặc rồi anh ướt làm sao?
Tỏ thái độ vững chãi trước một cô gái, Quốc Trường cũng cười rồi nói:
– Mình là nam nhi, lạnh chút có sao đâu.
Hồng Nhung vẫn ngần ngại:
– Rủi anh bị bệnh thì sao?
– Làm gì mà yếu dữ vậy Nhung? Đừng sợ, coi vậy chứ khỏe lắm.
Cầm chiếc áo mưa do Quốc Trường đưa, HồngNhung chẳng muốn tí nào nhưng vẫn nói:
– Vậy Nhung cảm ơn anh nhé.
– Sao Nhung lại khách sáo vậy? Mình là bạn của nhau mà.
Mặc chiếc áo mưn của Trường đưa, Hồng Nhung cảm thấy ấm lại, cô nói:
– Nhung về nhé!
Quốc Trường gật đầu rồi nhìn theo cô cho đến khi đã khuất vào dòng người qua lại.
– Hì hì... Thôi, mất dạng rôi đừng nhìn nữa.
Quốc Trường biết Bảo Triều cười mình nên nói:
– Tại cậu chưa thương trộm nhớ thầm ai nên vội cười tôi. Mai mốt rồi sẽ biết.
Vỗ vỗ lên vai bạn, Bảo Triều lắc đầu nói:
– Mình đâu có cưới gì bạn đâu. Mình cười là mừng cho bạn đó.
– Mừng ư? Mà mừng cái gì chứ?
– Thôi đi ông, chẳng phải cô ta chịu lấy áo mưa đó sao?
Chợt hiểu ra, Quốc Trường cũng bật cười theo:
– Hiểu rồi. Nhưng mà chỉ có vậy thôi, làm sao mà biết lòng người ta được.
– Chuyện gì cũng từ từ, cậu làm gì mà nóng vội đến như vậy.
Đỏ mặt, Quốc Trường chống chế:
– Tại vì mình yêu cô ta chân thật mà.
Nắm tay bạn, Bảo Triều động viên:
– Đừng lo! Tụi mình sẽ kiếm cớ mở nhiều cuộc vui chơi để bạn có thời gian mà tiếp cận đối tượng.
– Trăm sự nhờ bạn đấy.
– Thứ bảy tuần này tụi mình rủ nhau đi dã ngoại.
Quốc Trường sáng mắt, nói với Bảo Triều:
– Vậy thì cậu hãy vạch kế hoạch đi nhé.
– Được rồi! Cậu hãy chuẩn bị tinh thần đi, chúng ta sẽ đi biển một chuyến.
Quốc Trường bỗng thấy nôn nao:
– Nghe cậu nói mình thấy nôn nao quá, mong cho chóng đến ngày ấy!
Bảo Triều hất mặt:
– Nè, có quà gì để đền ơn không đấy?
– Dĩ nhiên là có rồi. Hãy đợi đấy!
Quốc Trường chia tay với Bảo Triều mà lòng vui lắm. Nhớ ánh mắt nai tơ của Hồng Nhung mà mỉm cười.
Lan Thảo cùng Thơ Thơ đang vẫy nước vào nhau đùa giỡn cười đùa, còn Hà Tiên thì ngồi quỳ gối xới cát đắp ngôi đài:
– Hà Tiên lại đây!
Tiếng Lan Thảo vọng vào, Hà Tiên lắc đầu:
– Mình không tắm đâu. Mình đang xây lâu đài.
Lan Thảo nhìn Thơ Thơ hai người cười khúc khích. Thơ Thơ nói với bạn:
– Nhỏ ấy xem ra mơ mộng rồi đấy.
– Mi biết là ai không?
– Chắc là ông thầy chứ còn ai.
Lan Thảo nhận xét:
– Nếu là mình, mình cũng thao thức con tim chứ đừng nói là ai?
Thơ Thơ liếc bạn:
– Trời đất! Hổng lẽ mi đã...
Lắc đầu, Lan Tháo cong môi:
– Mi đừng có nghĩ quấy cho ta.
Thơ Thơ bắt bí:
– Nhưng mỗi lần gặp ta mi đều nhắc đến thầy của Hà Tiên.
Lan Thảo bị hỏi bất ngờ nên ngập ngừng:
– Thì tại vì... thầy của Hà Tiên vừa có tài vừa đẹp trai nữa, ai mà chẳng thích chứ.
Thơ Thơ điểm điểm ngón tay:
– Vậy là mi đã thừa nhận rồi phải không?
Lan Thảo lắc đầu quầy quậy:
– Mi đừng có xuyên tạc đi nha.
Đứng lên bờ, Hà Tiên đứng nhìn về phía hai bạn, cô nói to:
– Hai đứa mi đang nói chuyện gì thế?
Thơ Thơ cưới khúc khích nói với Lan Thảo:
– Mi nhắc đến ''thầy" của nó, nó đang hỏi mi đó.
– Nè, chúng mi nói gì thế?
Thơ Thơ to tiếng:
– Đang nhắc đến thầy của mi đó.
– "Thầý' mình làm sao?
Thơ Thơ càng nói to:
– Nó khen thầy của mi đẹp trai và còn...
Thơ Thơ vờ bỏ lửng câu nói, Hà Tiên chạy ùm xuống nước bơi đến cạnh bạn:
– Nè, mi nói gì thì nói đi, mình đến rồi đây.
Lan Thảo cười quay mặt đi, Thơ Thơ liến thoắng:
– Nhỏ ấy đòi “cua” thầy của mi đó:
Hà Tiên nhìn Lan Thảo chu môi:
– Mi cũng tinh tường dữ nha.
Lan Thảo lại hỏi:
– Ý mi thế nào?
– Nghĩa là sao mới được? - Hà Tiên hỏi lại.
Thơ Thơ kêu lên:
– Trời ơi! Hôm nay sao mà mi tối dạ đến như vậy?
Lan Thảo trêu bạn:
– Phải tối dạ không, hay tại Hà Tiên chẳng chịu hiểu.
Thơ Thơ bá vai bạn, cô nói luôn:
– Nghĩa là Lan Hương đã có tình ý với ''Thầý' mi đó.
Tròn mắt, Hà Tiên nhìn Lan Thảo:
– Mi nói thật hay đùa vậy?
– Nói thật đó.
Cả ba cùng cưởi giòn tan, rượt đuổi trên biển.
Trúc Đào nhảy cẫng lên, miệng cô vang vang:
– Ôi! Lâu lắm rờI, tôi chẳng ra nơi này. Trời hôm nay đẹp quá.
Thủy Cúc lườm bạn:
– Mi làm như còn con nít vậy! Như vừa được mẹ cho đi chợ.
Trúc Đào càu nhàu:
– Mi thật khéo léo tưởng tượng. Ta vầy mà bảo là con nít được.
Hồng Nhung xen vào:
– Hai đứa mi chẳng sợ ai cười cả.
– Xì! Mi sợ thì hãy thùy mị, đoan trang đi - Thủy Cúc lườm bạn.
Quốc Trường cứ mãi lo xách lỉnh kỉnh nào nước, nào thức ăn, anh luôn là người đi cuối cùng. Thấy vậy, Bảo Triều bảo:
– Cậu đưa mình tiếp một tay!
Quốc Trường tuy có mệt nhưng vẫn cố cười khì khì:
– Được rồi có gì đâu.
Bảo Triều lắc đầu:
– Đúng là tiếng sét của tình yêu.
Quốc Trường bặm môi:
– Vậy mà cậu còn phá mình được sao?
Hồng Nhung đưa tay chỉ về phía những người đang tắm biển.
– Người ta tắm kìa, vui nhỉ.
Quốc Trường liền lên tiếng:
– Thế Nhung có muốn tắm không?
Lắc đầu cô rùng mình:
– Nói vậy thôi, chứ Nhung đâu có muốn tắm.
Bảo Triều đề nghị:
– Đi cũng lâu rồi đói quá, hay tụi mình ăn cái gì đi.
Quốc Trường sốt sắng:
– Đúng đấy? Hôm nay mình chuẩn bị nhiều thức ăn lắm.
Nói là làm, Quốc Trưởng đưa ra tấm mủ trải xuống bãi cát. Rồi bày thức ăn ra. Thủy Cúc và Trúc Đào liền sà vào, còn Hồng Nhung vẫn đứng trơ ra đó. Mắt cô nhìn đăm đăm ra biển chẳng ai biết trong lòng cô đang nghĩ gì nữa.
Trúc Đào than van:
– Còn mình chẳng biết bao giờ mới có người chịu năn nỉ đây.
Bảo Triều ngó hai cô:
– Các cô thì lúc nào cũng muốn người ta phải năn nỉ mãi.
Trúc Đào chợt hỏi:
– Vậy cô học trò của anh có như vậy không?
Bảo Triều lắc đầu, anh khoe:
– Không đâu, cô ấy rất ngoan và...
– Dễ thương nữa phải không? - Hồng Nhung xen vào.
Biết Hồng Nhung có tình ý với mình từ lâu Nhưng Bảo Triều cũng biết Quốc Trường đang thương thầm Hồng Nhung nên anh cố tình giúp Quốc Trường được toại nguyện. Cho nên Bảo Triều gật đầu tán thành câu nói của Hồng Nhung.
– Đúng như lời của Nhung nhận xét, cô ấy rất đẹp và dễ thương lắm.
Thủy Cúc xen vào:
– Hèn gì anh chịu nhận kèm người ta.
Trúc Đào cũng chẳng chịu à ngoài cuộc lại xen vào:
– Hèn gì trong đám sinh viên nữ tụi mình, anh ấy cho de hết thảy.
Câu nói của Trúc Đào làm Hồng Nhung trái ý nên nói:
– Làm gì mà hạ mình dữ thế vậy Đào?
– Mình nói chẳng đúng sao?
Thủy Cúc vừa nhai vừa nói:
– Sinh viên tụi mình vừa xấu vừa thỏ, hèn gì Bảo Triều không chê làm sao được.
Quốc Trường vội phân minh:
– Thằng Triều nó chê chứ tôi thì không có à nha.
Mấy cô nhao nhao:
– Anh thích ai vậy?
– Ai hân hạnh vậy anh Quốc Trường.
Quốc Trường đỏ mặt lắc đầu:
– Thôi, không nói đâu.
Thủy Cúc xoay xoay vai anh nói đùa:
– Nói đi, em hay là Trúc Đào.
– Sai bét! - Bảo Triều trả lời thay.
– Hả! Vậy là Hồng Nhung. - Cả hai cô đồng thanh nói to.
Hồng Nhung giật nảy mình:
– Gì mà có tôi nữa? Tôi xin hai chữ bình yên!
Thủy Cúc lại nắm tay Quốc Trường:
– Có phải vậy không?
– Phải gì chứ! - Quốc Trường nhăn mặt.
– Phải anh để ý đến HồngNhung không?
Quốc Trường ngập ngừng:
– Chuyện này... chuyện này...
Trúc Đào giục:
– Có hay không nói đại cho tôi mừng coi.
Thủy Trúc trợn mắt:
– Mừng cái gì mới được. Bộ mi cũng...
Trúc Đào gật đầu thật mạnh:
– Đúng vậy!
Hồng Nhung đứng lên bỏ đi:
– Thấy ghét? Ai muốn nói gì đó thì nói đi.
Thủy Cúc khều Trúc Đào cô trách:
– Sao mi nói gì kỳ vậy?
– Có gì đâu mà kỳ.
– Xời ơi! Bộ bạn không biết Hồng Nhung đang thích Quốc Trường sao?
Trúc Đào đáp thản nhiên:
– Thì biết nên mới nói thế.
Thủy Cúc cằn nhằn:
– Ta chưa thấy ai mà như mi cả:
– Ta làm sao?
– Đã biết vậy mà còn định xen vô giữa hai người.
Đang nhai miếng chả ngon lành, Trúc Đào phải phun ra, trợn mắt hỏi bạn:
– Mi nói cái gì thế? Ta xen vào giữa hai người ư?
Thủy Cúc hậm hực:
– Vậy chứ còn gì nữa.
Đưa tay chỉ vào ngực mình, Trúc Đào hỏi lại:
– Ta mà yêu Quốc Trường ư?
– Vậy chứ sao hồi nãy mi nói vậy?
– Nói vậy là sao?
– Mi nói mi mừng đó.
Lắc đầu, thà dài ngao ngán, Trúc Đào chắp hai tay xá mấy xá.
– Thưa chị Hai tài lanh! Em nói mừng là mừng cho hai người ấy đó, chứ em đâu có ý gì.
Mấy người hiểu ra cười nghiêng ngả. Còn Hồng Nhung vẫn thản nhiên...
Một lần nữa, Báo Triều vô tình phá đi ngôi lâu đài của Hà Tiên xây bằng cát. Cô quắc mắt nhìn Bảo Triều:
– Anh giỏi quá há chỉ biết phá đám người ta.
– Hà Tiên! - Bảo Triều kêu lên - Cô ra đây tắm à?
– Chẳng lẽ ra đây làm gì? - Hà Tiên trả lời gay gắt.
Bảo Triểu cười cầu hòa:
– Xin lỗi, hôm nay tôi nhất định đền cho cô.
– Anh giỏi lắm à? Làm sao mà đền y như của tôi được chứ.
Nghe lùm xùm, cả đám xúm lại. Trúc Đào phán một câu:
– Chỉ là đống cát thôi mà làm to chuyện.
Thủy Cúc thì nói khác:
– Đó cũng là một công trình mà.
Thấy mặt giận dữ của Hà Tiên, Hồng Nhung xuống nước năn nỉ:
– Cô đừng giận, tôi sẽ làm thế anh ấy trả cho cô.
Hà Tiên hất mạnh:
– Nè, cô biết gì mà xía vô?
Trúc Đào nghe câu nói trịch thượng của Hà Tiên, nóng miệng lên tiếng:
– Chuyện của anh Triều là chuyện của chúng tôi đấy.
Bảo Triều lắc đầu, anh đưa tay ngăn:
– Các bạn đừng bận tâm. Nên về trước đi, để tự tôi giải quyết được rồi.
Hồng Nhung nhìn anh, nhăn nhó:
– Nhưng mà tụi em đâu thể về mà bỏ anh ở lại đây.
Quốc Trường xen vào:
– Phải đấy! Để tui này giúp cậu một tay.
Bảo Triều tỏ ý không hài lòng:
– Được rồi, chuyện này hãy để một mình tôi giải quyết.
Đắc ý, Hà Tiên kênh mặt:
– Đó, nghe chưa! Một mình anh ấy là được rồi.
Hồng Nhung ấm ức:
– Sao vậy, chỉ vì một đống cát nhỏ mà làm khó người ta như vậy sao?
Hà Tiên chẳng biết cô ta là gì của Bảo Triều nhưng cố tình trêu tức:
– Tôi thích vậy thì sao?
Bảo Triều trề môi:
– Con gái gì mà quá đáng.
Hồng Nhung hỏi Bảo Triều:
– Tính sao đây anh Triều?
Quốc Trường không nỡ để Bảo Triều khó xử nên nói:
– Tụi mình về trước để Bảo Triều giải quyết rồi về sau.
Hà Tiên cau có nhìn Bảo Triều, cô cố tình làm khó anh:
– Một mình anh chưa đủ làm cho người ta khó chịu hay sao mà còn kéo cả đám ra đây.
Bảo Triều nghe Hà Tiên nói như vậy thì bật cười giòn:
– Cô làm như biển Hà Tiên này cô đã chiếm độc quyền vậy.
Hất mặt, Hà Tiên kêu hãnh đáp:
– Còn phải hỏi!
– Vậy sao cô chẳng chịu ra mà nói với mấy người đang tắm ngoài kia.
– Nhưng tôi chỉ thích gây chuyện với cô thì sao?
Nghe giọng thách thức của Hà Tiên, Bảo Triều ngồi phịch xuống cát và nói:
– Cô cứ tự nhiên gây chuyện. Tôi nghe đây.
Muốn bật cười vì mặt của Bảo Triều lúc này rất thảm làm sao. Nhưng Hà Tiên cố dằn xuống:
– Tôi đổi ý rồi. Không thèm gây sự với anh nữa đâu.
– Nhưng mà tôi thì muốn thế.
Tròn mắt nhìn Bảo Triều, Hà Tiên mấp máy đôi môi:
– Anh... - Rồi cô lại nói giọng cứng rắn - Anh không có quyền nói tôi như vậy đâu.
Gật đầu, Bảo Triều đáp lời:
– Phải, tôi biết cô là chủ, còn tôi chỉ là người làm công thôi chứ gì.
Quay mặt đi, Hà Tiên bảo:
– Biết vậy là tốt rồi.
Đứng lên, Bảo Triều nhìn vào mắt Hà Tiên:
– Tiếp theo bây giờ tôi phải làm gì đây. À! Mà không hôm nay là ngày tôi được nghỉ mà.
Ấm ức, Hà Tiên quắc mắt nhìn anh:
– Được rồi, anh hãy đợi đấy.
Nói xong, Hà Tiên đùng đùng bỏ đi, Bảo Triều lẽo đẽo theo sau, cô gắt:
– Anh đi theo tôi làm gì?
– Ơ... biển công cộng, ai cũng có quyền đi hay ở cơ mà.
– Nhưng không muốn anh đi theo tôi.
Bảo Triều đành ngồi lại một tảng đá to:
– Vậy tôi ngồi đây không ảnh hưởng đến cô chủ chứ.
Quay mặt đi điểm một nụ cười, Hà Tiên cảm thấy thích thú, cô bước thêm vài bước nữa và gọi:
– Lan Thảo! Thơ Thơ ơi, lại đây!
Cả hai cái đầu ló ra. Tiếng của Thơ Thơ cằn nhằn:
– Mi làm cái gì mà lâu thế?
Lan Thảo cũng cau có:
– Bộ mi muốn muối hai đứa mình để làm mắm hay phơi để làm khô luôn.
Nghe bạn nói, Hà Tiên lè lưỡi, rụt cổ lại:
– Ôi trời! Mi ví dụ gì mà nghe ghê khủng khiếp vậy.
Thơ Thơ dáo dác:
– Tù binh của mi đâu rồi?
Hất mặt về phía tảng đá to phía phải, Hà Tiên bảo:
– Anh ta bị phạt ngồi ở đó.
Cười khúc khích, Thơ Thơ trỏ một ngón tay và tán dương Hà Tiên:
– Mi quả thật là số một đó.
Nhưng cuộc vui bị gián đoạn khi người nhà của Thơ Thơ ra tận bờ biển đón cô, cả ba nuối tiếc chia tay. Hà Tiên còn lại một mình cũng định về luôn thì Bảo Triều nói:
– Tôi đưa cô về.
– Anh đâu có nhiệm vụ ấy.
– Thì tôi tự nguyện.
– Nhưng tôi thì không muốn thế.
– Tôi lại muốn sẵn sàng phục vụ cô.
– Vì cái gì chứ?
– Chẳng vì cái gì cả. Có thể nói vì cô là học viên của tôi.
– Cô chủ chứ!
– Cũng tốt! Nhưng tôi chỉ có một yêu cầu nhỏ.
– Chuyện gì?
– Ngày mai học nghiêm túc là được rồi.
Hà Tiên nhìn Bảo Triều, cô nói một câu mà anh cũng không ngờ được:
Dĩ nhiên rồi. Ngu sao không học, đâu phải tiền là giấy đâu.
Bảo Triều cười một mình. Thấy lạ, cô hỏi:
– Anh cười gì vậy?
– Đó là vì tôi đang mừng đấy.
– Anh mừng ư?
– Đúng vậy!
– Tại sao?
Vì bắt đầu ngày mai, tôi không còn nói dối nữa.
Tròn mắt nhìn anh, Hả Tiên chưa hiểu anh muốn nói điều gì, nên hỏi:
– Anh nói dối ai?
– Mẹ cô!
– Hả! Tại sao anh phải nói dối với mẹ tôi.
– Vì tôi không muốn mẹ cô phải buồn vì cô.
Đăm đăm nhìn anh, Hà Tiên vẫn chưa hiểu:
– Mẹ tôi buồn vì tôi ư? Sao vậy?
Thở dài, Bảo Triều đành nói:
– Vì mẹ và chị của cô luôn quan tâm đến cô, nên bà luôn hỏi tôi về sự học hành của cô đó.
Hà Tiên lo lắng:
– Anh nói sao? Có chuyện ấy nữa sao?
– Tôi đâu có xạo với cô làm gì?
Hai người vẫn đi sóng đôi với nhau. Cảm thấy ân hận trong lòng, Hà Tiên tự nhủ, từ nay sẽ cố gắng học nên nói với Bảo Triều:
– Ngày mai anh đến sớm nhé.
– Chi vậy? Nhưng tôi chỉ đến đúng giờ qui định.
– Từ nay tôi sẽ học hành nghiêm túc lại.
Đứng lại, Bảo Triều nhìn vào mắt Hà Tiên:
– Cô không đùa đó chứ?
– Thật chứ đùa sao được.
Bảo Triều chắp hai tay, anh lẩm bẩm:
– Mô phật! Cám ơn trời đất!
Bặm môi, Hà Tiên quắc mắt:
– Anh làm cái trò gì thế?
– Không, tôi hơi mừng vậy thôi!
– Hừm!
Hai người vừa đi vừa nói chuyện cũng đã đến nhà Hà Tiên, cô lại nói:
– Nghe chị và mẹ tôi đề cập đến việc phải ra cơ sở sản xuất khô cá muối là tôi sợ lắm rồi.
– Đến lúc cô cũng phải phụ giúp chị Hà Minh chứ?
Gật đầu tán thành, Hà Tiên tâm sự:
– Tội nghiệp chị! Lúc cha tôi qua đời, chị ấy phải thay cha tôi quản lý cơ sở ấy.
– Cô biết vậy là tốt rồi.
Dừng lại Hà Tiên vân vê tà áo, cô ngập ngừng nói:
– Tôi cám ơn anh đã đi cùng tôi.
Nở nụ cười thân thiện, Bảo Triều nói một câu dễ dãi:
– Không sao! Dù sao tôi cũng làm công mà, phải làm vui lòng cô chủ chứ.
– Anh...
Hà Tiên không nói hết câu vội chạy vào cổng nhà mình, Bảo Triều đứng nhìn theo lắc đầu khó hiểu.
Chủ nhật thật là buồn và Thơ Thơ và Lan Thảo đã theo gia đình về thành phố. Hà Tiên nảy ra một ý đến cơ sở xem chị làm ăn thế nào. Nghĩ là hành động ngay, Hà Tiên dẫn chiếc Chaly của mình ra để đến tìm chị.... Thấy Hà Tiên xuất hiện, Hà Minh đang tiếp khách cũng phải ngừng câu chuyện.
– Hà Tiên! Em tìm chị ư? Mẹ sao rồi?
Mỉm cười để chị an tâm, Hà Tiên lắc đầu:
– Không có gì đâu? Em muốn tìm hiểu xem chị làm ăn sao thôi.
Thở phào nhẹ nhõm. Hà Minh nói:
– Thường khi em chỉ tìm chị qua điện thoại, thấy em chị vô cùng lo lắng.
Thấy xắp hồ sơ hợp đồng các cơ sở khác dày cộm, Hà Tiên nhíu mày hỏi chị:
– Mình làm ăn hợp đồng với nhiều cơ sở vậy sao chị?
Hà Minh phải trả lời em:
– Mười mấy chiếc tàu đánh cá, mình đâu sản xuất hết được, phải ký hợp đồng bán cho người ta.
Nhìn vào hồ sơ như mớ bòng bong, Hà Tiên rùng mình:
– Em chẳng biết gì cả.
Hà Minh động viên:
– Em cố gắng chịu khó một chút sẽ biết thôi.
– Em rất sợ những con số.
– Em từ nay tập tành đi là vừa.
– Bộ chị định giao cho em thật sao?
– Chị đang cho em học Anh văn và vi tính đó là gì.
– Nhưng mà em..... – Hãy cố gắng đi em, đừng để mẹ phải lo lắng.
Hà Tiên đành phải gật đầu:
– Vâng!
Bảo Bảo từ ngoài chạy vào văn phòng nơi làm việc của Hà Minh:
– Chị Minh ơi! Thuyền đánh cá số tám vừa về.
Hà Minh nhìn nó gật đầu:
– Tố rồi! Em thông báo khách hàng đi nhé.
Nó lanh lẹ, gật đầu:
– Vâng ạ.
Hơi nhíu mày, Hà Tiên thắc mắc:
– Cậu ấy là ai vậy chị Hai?
– Ừ, chị mới nhận vào mấy tháng nay.
– Coi bộ thông minh và lanh lợi hả chị Hai.
Hà Minh ca ngợi:
– Cậu ấy là học sinh lớp mười hai như em đấy.
– Vậy sao!
– Nhà nghèo, không cha không mẹ, sống chỉ có hai anh em thôi.
Hà Tiên lảm nhảm:
– Hai anh em thôi cơ? Sao đời còn có nhiều người bất hạnh đến như vậy?
– Em nói gì vậy?
– Cậu ấy dễ thương quá hả chị Hai.
– Người ta bằng tuổi em đó. Em nên đối xử tốt với công nhân.
Hà Tiên lần mò ra bờ biển để xem thuyền đánh cá là như thế nào. Thấy cô, mọi người vui vẻ:
– Có Ba!
– Cô chủ!
Hà Tiên đứng ngây người nhìn. Người cho cá vào giỏ, người thì vác cá lên xe. Việc làm của họ thật vất vả. Mồ hôi hòa với nước cá chảy dài xuống khắp thân, tanh tưởi. Chắc có lẽ họ cũng khó chịu lắm, nhưng vì cuộc sống họ phải cắn răng chịu đựng.
Bảo Bảo chạy lăng xăng hết chỗ này đến chỗ khác. Thấy vậy, Hà Tiên nói đùa:
– Trông Bảo Bảo chẳng khác gì con thoi cả.
Bảo Bảo cười khì khì:
– Chỉ có ngày chủ nhật là vất vả thôi chị ạ.
– Bảo Bảo sinh năm nào?
– Một chín tám mươi.
– Vậy Bảo Bảo nhỏ hơn chị một tuổi.
Bảo Bảo lại hỏi:
– Mấy lâu nay chị làm gì mà em không thấy?
– Chị đang học lớp mười hai.
Nói mà chẳng cần suy nghĩ, Bảo Bảo buột miệng:
– Chị bị lưu ban một năm à?
Lắc đầu, Hà Tiên tỏ ra tiếc lắm:
– Mẹ chị khai trật năm sinh.
– Thì ra là như vậy! Chắc chị học giỏi lắm.
– Cũng thường thôi.
Hà Tiên cảm thấy thích nói chuyện với cậu bé này, cô có cảm giác như mình quen biết với Bảo Bảo từ lầu rồi.
Hà Tiên còn định nói chuyện với Bảo Bảo thêm nữa, nhưng chị Hai sai người ra tận nơi đây tìm cô. Hà Tiên bước đi và lòng thấy vui vui.
Mấy tháng nay, Bảo Triều không còn bực mình về sự trái chứng trái nết của Hà Tiên nữa. Cô ấy có cố gắng thật sự. Hà Tiên rất thông minh, bộ nhớ của cô rất chuẩn. Đang mãi suy nghĩ, Hà Tiên đến bên cạnh mà anh vẫn chẳng hay tí nào:
– Anh đang nghĩ gì thế?
– À, không! Tôi chỉ mừng thôi.
Nhìn anh đăm đăm, Hà Tiên ngạc nhiên:
– Anh mới trúng số à?
– Còn hơn thế nữa.
– Anh nhặt được tiền ư?
– Của người ta mà mừng nỗi gì.
– Vậy chứ anh mừng cái gì?
– Tôi mừng cô sắp thành công rồi.
Thở dài, Hà Tiên đáp nhỏ:
– Chỉ có vậy thôi sao?
– Và tôi sắp kết thúc việc học ở đây.
Ngó anh trân trân, Hà Tiên vội hỏi:
– Anh chán nơi này lắm sao?
– Sao cô hỏi vậy?
– Nơi này đáng ghét đến như vậy sao?
Mỉm cười, Bảo Triều lắc đầu giãi bày:
– Cô hiểu lầm ý của tôi rồi.
Hà Tiên ấm ức:
– Ý của anh thì sao?
– Tôi mừng ở đây là cô có thể giúp chị mình được rồi.
– Anh muốn nói đến chị Hai tôi.
– Phải, dù sao chị ấy cũng đã lớn và đã hy sinh cho cô ngần ấy năm cũng đủ lắm rồi.
Nhăn mặt Hà Tiên xua tay:
– Nhưng mà tôi đâu có biết chuyện gì ở ngoài đó.
– Từ từ rồi cô sẽ biết thôi mà.
Cảm thấy lo vì biết rồi đây sẽ đương đầu với những khó khăn mà mình chưa từng gặp, Hà Tiên than:
– Tôi rất ngại những con số li ti.
Bà Hà Trân bước ra. Thấy mẹ, Hà Tiên nũng nịu:
– Mẹ lại đi nữa ư?
Nhẹ nhàng, bà trả lời con gái:
– Phải, nhưng hôm nay mẹ sẽ về sớm. Con lo học đi nhé.
Hà Tiên nhìn theo mẹ thở dài:
– Từ ngày cha tôi mất, mẹ tôi cứ đi mãi.
Bảo Triều đi ngay vào vấn đề:
– Vì vậy cô phải cần học tốt hơn.
Gật đầu, Hà Tiên tỏ ra thông suốt:
– Tôi biết rồi!
– Vậy thì mình học nhé.
Gần cuối buổi thì xuất hiện một chàng trai lạ. Hà Tiên nhớ là chưa gặp anh ta lần nào:
– Anh tìm ai?
– Anh xin tự giới thiệu anh tên là Trần Phong.
Lắc đầu Hà Tiên bảo?
– Lạ hoắc, tôi chẳng cần biết làm gì?
Trần Phong nhìn xung quanh căn nhà rồi nói:
– Nhưng cha mẹ anh và gia đình này không xa lạ đâu.
Thấy ghét cách nói chuyện của anh ta, Hà Tiên vẫn lắc đầu:
– Nhưng mẹ tôi không có ở nhà.
– Vậy thì em tiếp anh vẫn được mà.
Trần Phong! Hắn là con của bác Trần Chưởng đây sao? Trước đây Hà Tiên có loáng thoáng nghe, cha mình và ông ấy kết sui gia. Đó chỉ là lúc bên chén trà ly rượu thôi mà.
Hà Tiên ngước lên nhìn Trần Phong, cô nghiêm chỉnh nói:
– Mẹ tôi không có ở nhà, còn tôi thì bận học.
Hơi nghiêng đầu nhìn Hà Tiên, Trần Phong bật cười:
– Em đang học ư? Đôi trai gái như vậy mà học à?
Quắc mắt nhìn anh ta, Hà Tiên gay gắt:
– Đó là chuyện của tôi. Anh là ai mà dám xen vào chứ?
Anh ta dương dương tự đắc:
– Là gì chắc em đã hiểu rồi.
Nhìn cách kiểu ăn mặc của Trần Phong, rồi đầu tóc bù xùm, Hà Tiên rùng mình, cô làu bàu:
– Người với ngợm, ăn vởi mặc, giống người cõi trên.
Trần Phong cười khẩy:
– Mode đó nghe.
Hà Tiên chợt dịu xuống, cô nói như ra lệnh:
– Tôi bận phải học, anh nên về đi là vừa.
– Hà Tiên! Em đuổi anh sao? Em đâu cần học nữa làm gì? Về với anh, anh sẽ nuôi em sung sướng cả cuộc đời.
Hà Tiên bực bội nói:
– Ai cần anh phải nuôi, tôi còn tay chân mà.
Vẫn dai dẳng, Trần Phong nói tiếp:
– Anh có học cao đâu mà vẫn làm việc được vẫn có xe hơi, nhà lâu đây.
Thấy ở đây thêm chướng mắt gai tai, Bảo Triều đứng lên, anh nói với Hà Tiên:
– Hôm khác mình học tiếp nghe Hà Tiên!
Hà Tiên điếng cả hồn khi biết Bảo Triều bỏ ra về trong lúc này. Ở lại một mình, cô sẽ chết khiếp mất. Nghĩ như vậy trong đầu, nhưng cô chẳng tiện nói ra.
Hà Tiên ngước nhìn anh đầy ngụ ý:
– Bài còn đang dỡ dang, học tiếp đi anh.
Trần Phong xen vào giữa hai người:
– Anh ta nói phải đó em, hôm nay học như vậy là đủ lắm rồi.
Hà Tiên tức muốn điên lên nhưng vẫn cố giữ thái độ bình thản:
– Chuyện của tôi, xin anh đừng cố xen vào. Học hay nghỉ đó là quyền của tôi.
Bảo Triều tuy có tức giận nhưng anh cũng chẳng làm gì được:
Hiểu ý của Hà Tiên, anh mở máy vi tính và nói:
– Vậy thì chúng ta học tiếp, cô hãy đánh tiếp văn bản này đi.
Quá ngán ngẩm những con chữ trong màn hình, nhưng nghỉ học cũng không xong, Hà Tiên đành ấm ức học, và chẳng thèm đếm xỉa gì đến hắn. Hai người chỉ lo vào công việc của mình. Đến giờ nghi thì bà Hà Trân mới về. Nhìn thấy Trần Phong bà vui vẻ ra mặt:
– Trần Phong! Cháu đến lâu chưa?
Anh ta tỏ ra là người lễ phép lịch sự:
– Dạ, cháu đến cũng gần nửa tiếng rồi ạ.
Bà Trân nhìn con gái quở trách:
– Hà Tiên! Sao con chẳng mời nước anh vậy?
Mím môi vì giận, Hà Tiên cố nén lại:
– Dạ, con đang dở tay đây mẹ.
Bà cằn nhằn:
– Vậy thì gọi người làm mang ra.
Trần Phong cười dễ dãi:
– Được rồi bác, cháu cũng không thấy khát đâu.
Bảo Triều đứng lên:
– Xin phép bác cháu về. Anh ở chơi nhé.
Trần Phong gục gặc cái đầu bờm xờm, nhếch nụ cười nửa miệng:
– Xin cám ơn!
Bảo Triều ra về, Hà Tiên kiếm cớ chạy tọt vào phòng mình. Cô nguyền rủa tự dưng ở đâu mà lại xuất hiện một con người khó ưa như vậy...