Anh xẩm

Từ chiều, lại bắt đầu trở rét.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Đường vắng ngắt. Chưa đến 8 giờ mà đường đã vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao-su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải tia ra hai bên cánh gà hai dòng khói thuốc lá. Lại thỉnh thoảng một người đi lén dưới mái hiên, run rẩy, vội vàng. Thật là cả một đụn vải chỉ hở có cái mặt. Trên đầu một cái mũ tủm hum xuống đến mi, quanh cổ, một cuộn khăn len dầy cộm.
Rồi áo, quần, giầy, bít tất, găng tay, có bao nhiêu thứ để chống nhau với rét, đều quện cả vào người xù xù.
Mưa như rây bột, như chăng lưới. Phố xá lờ mờ trắng ra. Xung quanh ngọn lửa điện đẫm lệ rây nước loáng sáng thành một quầng vàng tròn. Đường bòng nhoáng như mặt hồ lặng sóng, chiếu lộn những vệt ánh đèn dài.
Gió giật từng hồi. Lá vàng trút xuống mặt đường lăn theo nhau rào rào. Hơi lạnh thấm buốt đến tận xương.
Cây và cột đèn rú lên.
Nhưng một giọng hát ảo não xen lẫn vào tiếng gió.
Hội Chùa Thầy anh em ơi còn đương lúc đua chen,
Hễ nhanh chân thì tới, chứ ươn hèn thì í xa.
Dưới mái hàng nước đầu ngã ba, một anh xẩm đương lắc lư, nghêu cổ lên mà hát.
Anh ngồi trên manh chiếu, trước cái xoong sắt tây thủng, một đùi ghếch lên mặt đàn. Tay nắm cần, tay bật dây, anh uốn cung đàn trầm bổng theo tiếng hát khàn khàn. Cái mũ dạ, trơn từ đỉnh đến rìa, mềm oặt theo khuôn đầu, che cho anh khỏi lạnh gáy. Nhưng cái áo tây vàng rộng thùng thình không giữ nổi hơi rét cắt da. Mặt anh xám lại.
Hết bài xẩm chợ, anh quay ra cải lương. Anh ngâm:
Hai năm i i mới rõ la à mười i,
Hễ mà hai sáu ú ú, tôi i thời mười i hai ai...
Mà chứ tôi cảm tạ các à ngài...
Điệu hành vân bắt đầu.
Anh ngửa đầu, dúm gân mặt, há mồm ra mà hát. Tiếng đàn từng tưng hoà theo, lúc khoan, lúc nhặt.
- Nào các ông các bà cho nhà cháu kiếm bữa.
Anh nhăn răng ra cười.
Nhưng mà...
Gió vẫn giật từng hồi. Lá vàng trút xuống mặt đường lăn theo nhau rào rào. Ho lạnh thấm buốt đến tận xương. Cây và cột đèn rú lên.
Mưa vẫn như rây bột, như chăng lưới. Phố xá lờ mờ, trắng ra. Xung quanh ngọn lửa điện đẫm lệ, rây nước loáng sáng thành một quầng vàng tròn. Đương bóng nhoáng như mặt hồ lặng sóng, chiếu lộn những vệt ánh đèn dài.
Đường vẫn vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao-su kín mít như bưng, lép nhép, chạy uể oải, tia ra hai bên cánh gà hai dòng khói thuốc lá lại thỉnh thoảng một người đi lén dưới mái hiên, run rầy, vội vàng.
Thế mà anh xẩm vẫn hát. Anh kể sa mạc:
Mà chứ anh khoá ơi, em tiễn chân anh xuống tận bến tàu,
Hai tay sém xách cái khăn giầu em lấy đưa anh.
Và đến Ma-đơ lông:
Là bá i a phố rrề.
Thau anh vẫn không một tiếng vang động. Một xu cũng chẳng có. Một chinh to cũng chẳng có. Một chinh con cũng chẳng có. Anh càng hết sức để hát, để đàn, và để... không ai nghe.
Bởi vì...
Đường càng vắng ngắt. Thỉnh thoảng, những chiếc xe cao-su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải, lại thỉnh thoảng một người đi lén dưới mái hiên, run rẩy, vội vàng.
Bởi vì...
Mưa càng như rây bột, như chăng lưới. Phố xá lờ mờ trắng xoá. Xung quanh ngọn lửa điện đẫm lệ, rây nước loáng sáng thành một quầng vàng tròn. Đường bóng nhoáng như mặt hồ lặng sóng, chiếu lộn những vệt ánh đèn dài.
Bởi vì...
Gió vẫn giật từng hồi. Lá vàng trút xuống mặt đường lăn theo nhau rào rào. Hơi lạnh thấu buốt đến xương. Cây và cột đèn rú lên.
Nhưng anh xầm có trông thấy đâu cảnh ấy.
Anh lại nói:
- Các ông các bà bớt chút ít cho cháu kiếm bữa gạo.
Ông nào? Bà nào? Quanh anh nào có ai?
Song anh vẫn cứ hát, hát một mình.
Anh, anh cùng em, có giời có giời xui khiến
Cho chúng ta dịp này.
Rồi lại kể chuyện Sài Gòn:
Anh tiếc cho cô mình mơn mởn đương tơ,
Buồng không lạnh ngắt đương chờ đợi ai.
Và thỉnh thoảng lại giục:
- Các ông các bà thương kẻ khó, các ông các bà ơi.
Anh tưởng đông người đứng nghe lắm.
Chứ biết đâu, xung quanh anh, gió giật từng hồi, lá vàng trút xuống mặt đường, lăn theo nhau rào rào.
Mưa như rây bột, như chăng lưới. Đường bóng nhoáng như mặt hồ lặng sóng, chiếu lộn những vệt ánh đèn dài.
Đường vắng ngắt. Thỉnh thoảng những chiếc xe cao-su kín mít như bưng, lép nhép chạy uể oải. Lại thỉnh thoảng, một người đi lén dưới mái hiên, run rẩy, vội vàng.
Anh cứ hát. Hết sức hát. Gò ngực mà hát. Há miệng to mà hát. Hát như con cuốc kêu thương.
Ông giăng lên cao, ông giăng xuống thấp, ông giăng lẩn bóng chuối, chứ ông giăng lại i a mờ.
Và khi đã đến hết tất cả các bài anh thuộc, anh ngồi im lặng để chờ và để nghe. Sau hết, sờ tay vào lòng thau không để vét.
Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đành cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi.
Gió.
e='height:10px;'>
Nhưng mà đã có thói đa tình, thì dù có mắc bệnh gần chết cũng vẫn ngứa, cái đó chó cũng như người.
Kìa, vết thương hồ lành, người ta đã bắt gặp nó đi mò gái; mà lần này quái làm sao, nó đánh hơi biết ngay là trong nhà kia, mới có cô chó tây rất sộp!
Con Tớp vừa thoạt trộm liếc dung nhan của cô bạn mẫu quốc đã đâm ra mê đặc, chờn vờn ngay đến gần.
Muốn chừng nó cũng như ta, thấy món lạ thì thích nếm cho rộng kiến-văn, nên ngày nào nó cũng đến tán tỉnh hai ba dạo? Chẳng biết mắt xanh nàng có lọt chàng anh-đi-dền hay không nhưng dù có chim được mà cứ phải phó-mát hão huyền như thế thì thá gì, cho nên xin. chàng trước hết nghĩ đến vấn đề phụ nữ giải phóng.
Cô ả chó tây đây thật đáng gọi là một trang thiếu nữ tân thời, đủ làm cho chim sa cá lặn. Này, hươu cốt cách, vượn tinh thần, mà gấu ghen thua mõm, cọp hờn kém nanh, mỗi khi hoa gầu ngọc ẳng, tiếng oanh như rung động, dây đàn tim của Tớp như oán như thanh. Không những thế, chiếc vòng da đeo quanh cổ, bộ lông nhẫy chét vào mình trông đặc Lemur, lại như tăng cái nét yêu kiều của tấm thân mơn mởn. Nói tóm lại, con chó tây đáng gọi là một đoá hoa khôi, một ngôi sao sáng, khiến cho mỗi khi chàng Tớp loanh quanh ngửi ngửi bên chốn khuê cũi, cũng không muôn về nhà nữa. Rồi thế quái nào, chẳng biết ngôn ngữ của hai giống chó ấy có đồng hay không, nhưng chắc Tớp ta sinh trưởng ở đất Hà Nội, thì cũng nói được dăm ba tiếng bồi, nên đông tây gặp nhau ngay.
Có một hôm, con Tớp cũng diện bộ cánh mọi khi đương bắt chước hệt như cái mốt ngoáy ba-toong công tử bột mà ngoe nguẩy cái đuôi, lượn xung quanh cũi nàng, thì có một đứa bé con ra phang cho một que củi vào lưng. Sợ xấu hổ với nhân ngãi, vả tức vì bị ngăn trở trong cuộc vui vẻ trẻ trung, Tớp ta ngoạm ngay cho một miếng vào đùi thằng bé, rồi đi bài tẩu-mã.
Đứa bé kêu rầm, cả nhà xô ra đuổi Tớp, nhưng không kịp. Thế là con Tớp có một một bọn thù nhân.
Họ bàn với nhau, rồi sẽ đánh Tớp chết, mà người anh em thì kệch, ba bốn hôm không dám thò mõm ra ngoài.
Nhưng ngọn lửa dục bao giờ cũng cướp hết ánh sáng của sự suy xét; người cũng vậy mà chó cũng vậy. Rồi chắc rằng Tớp ta nhớ người yêu ở nơi cao tương kín cổng, suốt ngày bị cấm cung trong cửa buồng khuê. Ừ tội gì không lẽ cá đã cắn câu lại chịu vứt cần đó để phí hoài mất cái bò lạc, rồi đứa khác nó nước trước bẻ hoa thì dại hơn cầy, cho nên anh ta lại mon men đến đứng ở bờ giậu nhìn vào để thăm tin tức. Khi tít mù nào thấy bóng hồng vào ra, anh ta mới lách qua hàng rào, có lẽ định bàn với cô em cái chước xổ lồng tháo cũi.
Nhưng mà khốn nạn cho con Tớp. Người ta biết tính quan viên mê gái hay liều, nên đã quyết với nhau rằng thể nào rồi Tớp ta cũng còn đến nữa: Vì vậy họ không thả con chó cái ra vội, để dùng kế mỹ-nhân, thì mới dử được con Tớp vào tròng để đánh chết.
Cái số con Tớp đến ngày hôm nay là hết, hẳn các ngài cũng đoán như vậy chứ gì! Phải, nhưng nó chết một cách thảm thiết, một cách đau đớn, khiến cho ai được mắt trông thấy cái phứt sau cùng của đời nó, cũng phải rùng mình ghê sợ cái bả tình, cũng phải thương xót những con người đương đắm đuối trong bể ái.
Con Tớp nhìn trước nhìn sau, lững thững đến bên cạnh cũi. Khi nó tưởng rằng được bình yên như mọi ngày, nó bèn ngoe nguẩy đuôi như phất cờ thắng trận chạy xung quanh cũi như điên như cuồng, rít ầm lên rồi thò mõm vào hít lấy hít để. Nó hôn chán như thế rồi nó thè lười ra liếm, liếm mặt, liếm lưng, liếm cả chỗ không đáng liếm. Con chó cái thây tình lang ân ái hình như sóng tình cũng xiêu xiêu nên nằm yên. Con Tớp thừa cơ, tiến đến gần, cố chui lách cái đầu vào khe cũi Giữa lúc ấy, người ta thò dây thưng thòng lọng vào cổ nó và dòng buộc vào cột.
Nó không biết rằng đã mắc vào tròng, nó cứ tuân theo mệnh lệnh của nữ thần Vénus. Lách đầu vào khe không ăn thua, nó mới nhẩy hai chân trước lên mặt cũi như lối mọi khi của nó. Nhưng cũng không thấy công hiệu gì, nó lại đành nằm ẹp xuống đất, liếm lấp liếm để, rồi lại cố lấy đầu, muốn hẩy cho đổ cái cũi.
Rành là nó muốn đạp tiêu phòng để vớt người trầm luân. Nhưng sức nó không sao làm chuyển được cả cái cũi nặng trong nhốt một con chó phốp pháp, nó đành chịu phép. Lúc này người ta thò dây vào hai chân trước nó, thiết chặt lại, và trói ghì ra đắng lưng. Lạ cho con Tớp chẳng thấy cái tình thế nghiêm trọng, hình như nó chỉ nghĩ làm sao cho đạt tới mục đích là được cọ xát vào người yêu, còn ngoài ra, nó chẳng trông thấy, chẳng để ý cái gì cả.
Con chó cái ở trong cũi, thấy sự nguy hiểm, cắn rống lên mấy tiếng để ra hiệu cho bạn biết vụ bắt bớ quan trọng, nhưng con Tớp thì như bị mù mắt, cứ rít, cứ liếm, cứ cố nhắc đầu lên cho vừa tầm. Thỉnh thoảng nó thấy vướng víu khó chịu, thì cũng hục hặc cựa cạy nhưng hễ cái lưỡi nó còn được gần bên mông con chó cái, thì nó lại yên ngay. Ấy thế rồi người ta cột nốt hai chân sau nó lại.
Bây giờ thì nó chỉ còn cựa cạy được cái đuôi và cái lưỡi mà thôi, mà thật là nó mê gái đến nỗi chết đến đít mà không biết? Chẳng thế, bị trói mất cựa mà đầu nó còn hục vào bẹn con kia, đuôi còn ve vẩy ra dáng khoái trí lắm. Con chó cái thấy tấn bi kịch bên cạnh, lồng lên và cắn rầm rầm, rồi cựa mình sang chỗ khác. Con Tớp cũng lăn lộn theo đến gần, nhưng chân bị trói không đi được vậy mà nó mặc kệ, nó cố lê bằng bụng để được đến gần chỗ la liếm cho thoả dục tình, rồi nó rít lên mấy tiếng đắc thắng!
Nếu ai chú ý nhìn cái chết của con Tớp mới thấy động tâm! Trói xong, người ta dốc ngược nó lên xà nhà nhưng ác quá, họ tinh nghịch để cho cái, mõm nó vừa đúng với bạn gái nó...
Bị đau đớn, nó cũng cựa cạy, cũng giẫy giụa. Nhưng khi mắt nó trông thấy con chó cái, thì như nó lại quên hết mọi sự để cố chịu đựng nỗi khổ thống về vật chất mà ngoe nguẩy đuôi và thè dài lưỡi ra, làm cái việc sung sướng về tinh thần.
Lúc ấy, người ta bắt đầu xử tội nó. Người ta chằng hai đầu dây buộc cổ nó, thiết thậtMưa...
Não nùng.
1936